Bài ghi Giáo dục công dân Lớp 6 - Ôn tập bài 12 đến 14
II.NỘI DUNG BÀI HỌC
1/ Công dân là gì?
Công dân là người dân của một nước.
2/ Quốc tịch là gì?
- Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước
- Thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân ấy.
3/ Những điều kiện để có quốc tịch Việt Nam
- Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch.
- Mọi công dân thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền có quốc tịch Việt Nam.
ÔN TẬP MÔN GDCD 6 NỘI DUNG GHI BÀI 12 BÀI 12: CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VẾ QUYỀN TRẺ EM ( tiết 2) NỘI DUNG BÀI HỌC 2/ Ý nghĩa của công ước Công ước thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em Công ước là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm. 3/ Bổn phận của trẻ em : - Biết bảo vệ quyền của mình - Thực hiện tốt bổn phận và nghĩa vụ của mình - Tôn trọng quyền của người khác Lưu ý: Học sinh đọc trước phần tình huống bài 13 trả lời câu hỏi gợi ý sgk trang 32 vào tập. Học sinh làm các bài tập SGK trang 31 đến trang 32 vào tập Viết nội dung ghi bài vào tập ------------------------------------------------------------------- ÔN TẬP MÔN GDCD 6 BÀI 12 Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm nào? A. 1989. B. 1998. C. 1986. D. 1987. Câu 2: Quyền cơ bản của trẻ em bao gồm các nhóm quyền nào? A. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, phát triển và tham gia. B. Nhóm quyền : sống còn, học tập, phát triển và vui chơi. C. Nhóm quyền : sống còn, bảo vệ, vui chơi và phát triển. D. Nhóm quyền : sống còn, vui chơi, giải trí và phát triển. Câu 3: Trẻ em khi sinh ra được tiêm vacxin viêm gan B miễn phí nói đến nhóm quyền nào? A. Nhóm quyền bảo vệ. B. Nhóm quyền sống còn. C. Nhóm quyền phát triển. D. Nhóm quyền tham gia. Câu 4: Người sử dụng lao động thuê học sinh D 12 tuổi để làm bốc vác hàng hóa. Người sử dụng lao động vi phạm nhóm quyền nào? A. Nhóm quyền phát triển. B. Nhóm quyền sống còn. C. Nhóm quyền bảo vệ. D. Nhóm quyền tham gia. Câu 5: Tại trường học em được tham gia các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ chào mừng các ngày kỉ niệm : 20/11, 26/3, 8/3. Các hoạt động đó nói đến nhóm quyền nào ? A. Nhóm quyền phát triển. B. Nhóm quyền sống còn. C. Nhóm quyền bảo vệ. D. Nhóm quyền tham gia. Câu 6: Tại buổi sinh hoạt lớp, em đứng lên phát biểu quan điểm của mình về việc tổ chức cắm trại nhân dịp kỉ niệm 26/3. Trong tình huống này em đã sử dụng nhóm quyền nào? A. Nhóm quyền phát triển. B. Nhóm quyền sống còn. C. Nhóm quyền bảo vệ. D. Nhóm quyền tham gia. Câu 7: Đối với Châu Á, Việt Nam là nước thứ mấy ký Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. NỘI DUNG GHI BÀI 13 BÀI 13: CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ( tiết 1 ) I.TÌNH HUỐNG Tình huống (sgk trang 32) Ø A – li – a là công dân Việt Nam vì có bố là người Việt Nam (nếu bố, mẹ chọn quốc tịch Việt Nam cho A – li – a). II.NỘI DUNG BÀI HỌC 1/ Công dân là gì? Công dân là người dân của một nước. 2/ Quốc tịch là gì? Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước Thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân ấy. 3/ Những điều kiện để có quốc tịch Việt Nam Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch. Mọi công dân thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền có quốc tịch Việt Nam. Ghi chú: Học sinh đọc trước phần truyện đọc SGK trang 33 trả lời câu hỏi gợi ý sgk trang 33 vào tập Làm bài tập a sgk trang 32 vào tập Viết nội dung ghi bài vào tập BÀI 13: CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ( tiết 2) TRUYỆN ĐỌC Cô gái vàng của thể thao Việt Nam (sgk trang 33) Ø Vận động viên Nguyễn Thúy Hiền đã cố gắng thi đấu đem lại vinh quang cho Tổ quốc. NỘI DUNG BÀI HỌC 4/ Mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân. Công dân Việt Nam có quyền và nghĩa vụ với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ và đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của pháp luật. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo điều kiện cho mọi trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam có quốc tịch Việt Nam. Ghi chú: Học sinh đọc trước phần thông tin, sự kiện SGK trang 35 trả lời câu hỏi gợi ý sgk trang 36 vào tập Làm bài tập c, d, đ sgk trang 35 vào tập Viết nội dung ghi bài vào tập. ---- ------------------------------------------------------------------------------- ÔN TẬP MÔN GDCD 6 BÀI 13 Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1: Thế nào là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A.Là người có quốc tịch Việt Nam. B. Là người nước ngoài tới Việt Nam đi du lịch Câu 2: Căn cứ vào yếu tố nào dưới đây để xác định công dân của một nước ? A. Tiếng nói B. Quốc tịch C. Màu da D. Nơi sinh sống Câu 3: Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là A. Tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam B. Những người nước ngoài sinh sống ở Việt Nam lâu năm C. Tất cả những người có quốc tịch Việt Nam D. Tất cả những người Việt Nam, dù đang sinh sống ở nước nào Câu 4: Trường hợp nào dưới đây không phải là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ? A. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng chưa đủ 18 tuổi. B. Trẻ em được tìm thấy ở Việt Nam nhưng không rõ cha mẹ là ai C. Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch nước ngoài. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng phạm tội bị phạt tù giam. NỘI DUNG GHI BÀI 14 BÀI 14: THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ( tiết 1) I.THÔNG TIN, SỰ KIỆN (SGK trang 35) II.NỘI DUNG BÀI HỌC 1/ Làm thế nào để đảm bảo an toàn khi đi đường? Tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông gồm: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông Tín hiệu đèn giao thông Biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, hàng rào chắn, tường bảo vệ. 2/ Các loại biển báo thông dụng Biển báo cấm: hình tròn, nền màu trắng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều cấm Biển báo nguy hiểm: hình tam giác đều, nền màu vàng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm cần đề phòng Biển hiệu lệnh: hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo điều phải thi hành. Ghi chú: Học sinh vẽ hình và tô màu các biển báo sau vào tập: biển báo 101, biển baó 222, biển báo 301b ( sgk trang 36 – 37) Làm bài tập a, b sgk trang 38 vào tập Viết nội dung ghi bài vào tập BÀI 14: THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ( tiết 2) II.NỘI DUNG BÀI HỌC 3/ Một số quy định về đi đường Người đi bộ Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường. Trường hợp không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường. Nơi có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường thì người đi bộ phải tuân thủ đúng. Người đi xe đạp Không đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng, buông cả 2 tay hoặc đi xe bằng 1 bánh. Không đi vào phần đường dành cho người đi bộ và các phương tiện khác. Không sử dụng xe để đẩy, kéo xe khác. Không mang vác và chở vật cồng kềnh. Quy định về an toàn đường sắt Cấm thả trâu, bò, gia súc trên đường sắt. Thò đầu, chân tay ra ngoài khi tàu đang chạy Ném đất đá và các vật nguy hiểm lên tàu và từ trên tàu xuống. Ghi chú: Học sinh đọc trước phần truyện đọc sgk trang 39. Trả lời câu hỏi gợi ý a, b, c,d sgk trang 39 vào tập. Làm bài tập c, d, đ sgk trang 38 vào tập Viết nội dung ghi bài vào tập -------------------------------------------------------------------------------------------------------- ÔN TẬP MÔN GDCD 6 BÀI 14 Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1: Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tai nạn giao thông ? A. Đường hẹp và xấu B. Người tham gia giao thông không tuân thủ quy định của pháp luật C. Phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh và không bảo đảm an toàn D. Pháp luật xử lí vi phạm chưa nghiêm Câu 2: Biển báo nào dưới đây là biển báo nguy hiểm ? A. Hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, hình vẽ màu đen B. Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng c. Hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, hình vẽ màu đen D. Hình vuông hoặc chữ nhật, nền màu xanh lam Câu 3. Người trong độ tuổi nào dưới đây được phép lái xe gắn máy? A. Dưới 15 tuổi B. Dưới 16 tuổi C. Đủ 15 tuổi D. Đủ 16 tuổi trở lên Câu 4. Những ý kiến dưới đây là đúng hay sai ? Ý kiến Đúng Sai A. Tất cả những người đủ 18 tuổi trở lên được phép lái xe mô tô B. Để hạn chế tai nạn giao thông, điều quan trọng nhất là phải hạn chế sự phát triển của các phương tiện cơ giới. C. Người tham gia giao thông phải đi về bên phải theo chiều đi của mình. D. Người ngồi sau xe đạp, xe mô tô không được sử dụng điện thoại di động D. Người điều khiển xe đạp không được sử dụng ô. Câu 5: Hành vi nào dưới đây là vi phạm pháp luật về an toàn giao thông ? A. Tú điều khiển xe đạp không có chuông B. Tân điều khiển xe đạp chở em trai 9 tuổi phía sau C. Hoàng sử dụng ô khi ngồi sau xe đạp của Tuấn D. Bình điều khiển xe đạp vượt xe phía trước về bên trái Câu 6: Những hành vi nào dưới đây là không an toàn khi tham gia giao thông ? A. Đi bộ chéo qua ngã tư đường B. Đi xe đạp vào phần đường bên phải trong cùng , c. Đá bóng, thả diểu dưới lòng đường D. Bám nhảy tàu xe E. Đi bộ sát mép đường G. Rẽ bất ngờ, không xin đường, không quan sát kĩ H. Đứng túm tụm dưới lòng đường
File đính kèm:
- bai_ghi_giao_duc_cong_dan_lop_6_on_tap_bai_12_den_14.docx