Bài dự thi Tìm hiểu về tư tưởng, tấm gường đạo đức Hồ Chí Minh năm 2014

Phần II Tự luận:

Với chuyên đề năm 2014 "Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm" Mỗi cán bộ, đảng viên cần phải làm gì? Đồng chí hãy nêu quan điểm của mình và rút ra ý nghĩa của chuyên đề học tập năm 2014.

*/ Với chuyên đề năm 2014 "Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm" Mỗi cán bộ, đảng viên cần phải:

 Trong phong cách Hồ Chí Minh, một trong những nội dung đặc sắc nhất là phong cách quần chúng. Phong cách này xuất phát từ quan niệm: Nước ta là nước dân chủ, dân là chủ và làm chủ, cán bộ, đảng viên là “công bộc” của dân. Do vậy, trong mọi hoạt động của người cán bộ, đảng viên phải luôn dựa vào sức mạnh của dân, xuất phát từ lợi ích của nhân dân.

 

doc9 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1073 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi Tìm hiểu về tư tưởng, tấm gường đạo đức Hồ Chí Minh năm 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch của nhân dân An Nam" gửi đến hội nghị Versailles đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền do dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam thì tên gọi này mới được biết đến rộng rãi.
Trong bài thơ "Người đi tìm hình của nước" của nhà thơ Chế Lan Viên có đoạn : 
"... Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin 
Bác reo lên một mình nhưng nói cùng dân tộc
Cơm áo là đây ! Hạnh phúc đây rồi!"
Đoạn thơ trên nói đến sự kiện: Trước Nguyễn Tất Thành cũng đã có nhiều chí sĩ ra đi tìm đường cứu nước như: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh Phan Bội Châu làm cuộc Đông du sang Nhật, muốn học người Nhật để làm cuộc Duy tân, còn Phan Chu Trinh thì muốn dựa vào Pháp để làm cách mạng. Nguyễn Tất Thành không có ý định dựa vào thế lực bên ngoài, mà lần tìm một học thuyết cách mạng và người đã gặp Luận cương của Lê-nin. Đó là ngày 18-7-1920, Người đọc “Bản sơ thảo lần thứ nhất” luận cương về “vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lê-nin được Đại hội II Quốc tế Cộng sản thông qua và đăng trên Báo Nhân Đạo Pháp (L’ Humanite), Người đã phát khóc và kêu lên: “Đồng bào ơi! Đây là cái chúng ta cần, đây chính là con đường giải phóng chúng ta”! “Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê-nin” là thế! Có lẽ đó là nguyên nhân chính để sau đó một thời gian, Người tìm sang Liên Xô, về Trung Quốc hoạt động rồi “Luận cương theo Người về nước Việt” cùng Người gây dựng phong trào Cách mạng.
 Câu hỏi: 
	Câu 2: Trong Di chúc của Bác được công bố năm 1969, khi nói về Đảng Người đã căn dặn cán bộ, đảng viên những gì?
Trả lời: 
	Trong Di chúc của Bác được công bố năm 1969, khi nói về Đảng Người đã căn dặn cán bộ, đảng viên " Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân."
Câu hỏi: 
	Câu 3: Đồng chí hãy cho biết, nội dung thực hện chuyên đề 2014 và nhiệm vụ trọng tâm của chuyên đề 2014 là gì?
Trả lời: 
Nội dung thực hiện chuyên đề 2014 là 
 "Nêu cao tinh thần trách nhiệm,
chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm"
 Nhiệm vụ trọng tâm của chuyên đề 2014 là:
1. Tiếp tục đẩy mạnh việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, giáo viên nhân viên nhất là cán bộ chủ chốt về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; về mục đích, yêu cầu Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI; tiếp tục nâng cao nhận thức và tổ chức thực hiện làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách của Bác trong cán bộ, đảng viên gắn với việc thực hiện chủ đề học tập xuyên suốt đó là “Suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị” và chủ đề năm 2013 “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương, nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”.
          2. Tiếp tục đẩy mạnh đưa nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác trở thành thường xuyên, nền nếp, gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI về xây dựng Đảng với thực hiện nhiệm vụ chính trị tại cơ quan, đơn vị và mỗi cán bộ, đảng viên.
3. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác; thúc đẩy mạnh mẽ việc làm theo tấm gương đạo đức của Người, đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành nhiệm vụ thường xuyên, tự giác trong mỗi cán bộ, đảng viên; biểu dương kịp thời những điển hình về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Câu hỏi: 
	Câu 4: Đồng chí hãy tìm một bài viết hoặc một bài nói của Bác về "Chống chủ nghĩa cá nhân". Nêu xuất xứ của bài viết hoặc bài nói đó và rút ra ý nghĩa của bài viets hoặc nói đó.
Trả lời: 
	*/ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”
	*/ Xuất xứ của bài viết. Ý nghĩa của bài viết: Đầu năm 1969, nhân dịp toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta chuẩn bị kỷ niệm 39 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/1969), lần kỷ niệm đầu tiên sau mấy năm chiến đấu chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt của đế quốc Mỹ trên miền Bắc, nhận rõ tính cấp thiết của công tác tư tưởng chính trị ở thời điểm có ý nghĩa bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, xác định đây là một nhiệm vụ hết sức rất quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, để Đảng ta hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Câu hỏi: 
	Câu 5: Đồng chí hãy tìm một bài viết hoặc một bài nói của Bác có nội dung về "Nói đi đôi với làm": Nêu xuất xứ của bài viết hoặc bài nói đó và rút ra ý nghĩa của bài nói đó.
Trả lời: 
	*/ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài
 Trong các bài viết, bài nói của mình, rất nhiều lần Bác Hồ đề cập đến vấn đề chống các hiện tượng tiêu cực để nhắc nhở cán bộ, đảng viên và nhân dân thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Những bài viết của Bác phân tích nhẹ nhàng, dể hiểu và rất gần gũi với đời sống thường nhật của mỗi chúng ta, mà Bác là điển hình của việc thực hiện những ý kiến đó. Tôi xin giới thiệu một bức thư Bác Hồ đã viết cách đây gần 70 năm, trong đó Bác đã chỉ ra các hiện tượng tiêu cực trong cán bộ, đảng viên .
	Tháng 10 năm 1945, ngay sau khi Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền, tuy phải dồn tâm sức lãnh đạo nhà nước còn non trẻ, với biết bao thử thách “thù trong, giặc ngoài”, đất nước như “ngàn cân treo sợi tóc”, nhưng trước những biểu hiện tiêu cực xuất hiện trong một số cán bộ, đảng viên, Bác Hồ đã viết bức thư “Gởi các ủy ban Nhân dân cán bộ, tỉnh, huyện và làng”. Sau khi khẳng định nhờ Chính phủ lãnh đạo khôn khéo mà chúng ta đã bẻ gãy xiềng xích nô lệ, giành được độc lập tự do, Bác viết: “Nếu không có nhân dân thì không đủ lực lượng; nếu không có Chính phủ thì không ai dẫn đường. Vậy nên Chính phủ với nhân dân phải đoàn kết một khối . Ngày nay chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu nước độc lập, mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì. Chính phủ ta đã hứa với nhân dân sẽ cố gắng làm cho ai nấy đều có phần hạnh phúc. Trong việc thiết kế nước nhà, sửa sang mọi việc phải làm dần dần, không thể một tháng, một năm mà làm được hết. Song, ngay từ bước đầu, chúng ta phải theo đúng phương châm. Tất cả phải hiểu rằng các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng đều là đầy tớ của dân, nghĩa là để giành việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân”. Và Bác dạy: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân, ta phải hết sức tránh”. 
 Sau đó Bác đã chỉ ra những lỗi lầm chính, rất nặng nề ở một số người. Đó là: Trái phép: Những tên việt gian phản quốc chứng cứ rõ ràng thì phải trị đã đành, không ai trách được. Nhưng cũng có lúc vì tư thù, tư oán mà bắt bớ, tịch thu gia sản, làm dân oán thán. Cậy thế: Cậy mình ở trong ban này, ban nọ, rồi ngang tàng phóng túng, muốn sao làm vậy, coi khinh dư luận, không nghĩ đến dân, quên rằng dân bầu mình ra để làm việc cho dân, chứ không phải để cậy thế với dân.Hủ hóa: ăn uống cho ngon, mặc muốn cho đẹp, ngày càng xa xỉ, ngày càng lảng mạn, tự hỏi tiền bạc ở đâu mà ra ?, thậm chí lấy của công làm việc tư, quên cả thanh liêm đạo đức. Ông ủy viên đi xe hơi, rồi bà ủy viên cho đến các cô, các cậu ủy viên cũng dùng xe hơi của công. Thử hỏi, những hao phí đó ai chịu ?. Tư túng: Kéo bè, kéo cánh, bà con, bạn hữu mình không tài năng gì cũng chức này, chức nọ. Người có tài có đức nhưng không vừa lòng mình thì đẩy ra ngoài. Quên rằng, việc là việc công, chứ không phải việc riêng gì của ai. Chia rẽ: Bên vực lớp này, chống lại lớp khác, không biết làm cho các tầng lớp nhân dân nhượng với nhau, hòa thuận với nhau. Thậm chí có đôi nơi ruộng đất bỏ hoang, nông gia ta thán. Quên rằng lúc này ta phải toàn dân đoàn kết. Không chia già trẻ, giàu nghèo để giữ nền độc lập, chống kẻ thù chung.Kiêu ngạo: Tưởng mình ở cơ quan của Chính phủ là thần thánh rồi, coi khinh nhân dân, cử chỉ lúc nào cũng vác mặt “quan cách mệnh” lên. Không biết thái độ kiêu ngạo đó sẽ làm mất lòng tin cậy của dân, sẽ hại đến oai tín của Chính phủ. 
Rồi Bác kết luận: “Chúng ta không sợ sai lầm, nhưng đã nhận biết sai lầm thì phải ra sức sửa chữa. Vậy nếu ai không phạm những lỗi lầm trên thì chú ý tránh đi và gắng sức cho thêm tiến bộ. Ai đã phạm những sai lầm trên này thì phải hết sức sửa chữa, nếu không tự sửa chữa thì Chính phủ sẽ không khoan dung.
Vì hạnh phúc của dân tộc, vì lợi ích của nước nhà mà tôi phải nói. Chúng ta phải ghi sâu những chữ công minh, chính trực vào lòng. Mong các bạn tiến bộ”.(1)
*/ Xuất xứ của bài viết. Ý nghĩa của bài viết: Bức thư này được Bác viết vào tháng 10 năm 1945 . Với những ngôn từ rất gần gũi, dễ hiểu Bác muốn nhắn nhủ tới lớp lớp cán bộ, đảng viên phải thực sự coi hành động, suy nghĩ việc làm của mình phải luôn luôn đặt lợi ích của đất nước, của dân tộc, của nhân dân lên trên hết.
Phần II Tự luận:
Với chuyên đề năm 2014 "Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm" Mỗi cán bộ, đảng viên cần phải làm gì? Đồng chí hãy nêu quan điểm của mình và rút ra ý nghĩa của chuyên đề học tập năm 2014.
*/ Với chuyên đề năm 2014 "Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm" Mỗi cán bộ, đảng viên cần phải:
 Trong phong cách Hồ Chí Minh, một trong những nội dung đặc sắc nhất là phong cách quần chúng. Phong cách này xuất phát từ quan niệm: Nước ta là nước dân chủ, dân là chủ và làm chủ, cán bộ, đảng viên là “công bộc” của dân. Do vậy, trong mọi hoạt động của người cán bộ, đảng viên phải luôn dựa vào sức mạnh của dân, xuất phát từ lợi ích của nhân dân.
Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh của đội ngũ cán bộ, đảng viên là một việc làm rất quan trọng và cần thiết với sự nghiệp cách mạng của nước ta hiện nay. Đây là trách nhiệm, đồng thời cũng là vinh dự của người cán bộ cách mạng. Do vậy. Với chuyên đề năm 2014 "Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm" Mỗi cán bộ, đảng viên cần phải: 
Một là, trong mọi hoạt động lãnh đạo và quản lý, cán bộ, đảng viên phải luôn luôn phát huy vai trò độc lập, tự chủ, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, lấy lợi ích của Đảng, của nhân dân làm cơ sở cho hoạt động của mình.
Đây là một yêu cầu rất quan trọng đối với người cán bộ, đảng viên, thể hiện vai trò tiền phong gương mẫu của mình đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc. “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, người đảng viên không sợ khó, không sợ khổ mà phải đi tiên phong trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, phải làm gương trong mọi công việc từ nhỏ đến lớn, thể hiện thường xuyên, về mọi mặt, phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, nói phải đi đôi với làm, trong đó chủ yếu trên ba mối quan hệ đối với mình, đối với người, đối với việc. Đối với mình, phải không tự cao, tự đại, tự mãn, kiêu ngạo mà luôn học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm, tự phê bình để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân; đối với người, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết; đối với việc, dù trong hoàn cảnh nào phải giữ nguyên tắc để việc công lên trên, lên trước việc tư, đã phụ trách việc gì phải tận tâm, tận lực làm cho kỳ được, không sợ khó khăn, gian khổ, việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh.
Hai là, cán bộ, đảng viên phải luôn gần dân, sâu sát với dân, nắm bắt được nguyện vọng của quần chúng nhân dân.
Đảng ta là đảng cầm quyền, vì vậy, nhiều cán bộ, đảng viên là những người lãnh đạo, quản lý. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đội ngũ cán bộ muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ thì phương pháp lãnh đạo, phong cách quản lý, cách tổ chức, cách đặt kế hoạch phải phù hợp với quần chúng. “Bất cứ việc to việc nhỏ, chúng ta phải xét rõ và làm cho hợp trình độ văn hoá, thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lòng ham, ý muốn, tình hình thiết thực của quần chúng. Do đó mà định cách làm việc, cách tổ chức. Có như thế, mới có thể kéo được quần chúng”. “Bao nhiêu cách tổ chức và cách làm việc, đều vì lợi ích của quần chúng, vì cần cho quần chúng. Vì vậy, cách tổ chức và cách làm việc nào không phù hợp với quần chúng thì ta phải có gan đề nghị lên cấp trên để bỏ đi hoặc sửa lại. Cách nào hợp với quần chúng, quần chúng cần, thì dù chưa có sẵn, ta phải đề nghị lên cấp trên mà đặt ra. Nếu cần làm thì cứ đặt ra, rồi báo cáo sau, miễn là được việc”. Trong chế độ xã hội mới, “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”, do vậy, đội ngũ cán bộ phải luôn sâu sát quần chúng, xuất phát từ quần chúng để rèn luyện, điều chỉnh tác phong, phương pháp làm việc. Bên cạnh đó, phải luôn luôn chống thói làm việc tuỳ tiện, chủ quan, coi thường quần chúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảnh báo rằng: “nếu cứ làm theo ý muốn, theo tư tưởng, theo chủ quan của mình, rồi đem cột vào cho quần chúng, thì khác nào “khoét chân cho vừa giày”
Ba là, cán bộ, đảng viên phải rèn luyện, điều chỉnh cách nói, cách viết, cách làm việc, cách lãnh đạo cho phù hợp, biết phát huy vai trò của dân để làm lợi cho dân.
Cán bộ, đảng viên là cầu nối giữa Đảng với quần chúng, là người đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng đến với quần chúng, là người tổ chức quần chúng thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Đối với đội ngũ cán bộ, hiểu sâu sắc đường lối, chủ trương, chính sách là điều quan trọng, nhưng quan trọng hơn là phải làm cho đông đảo quần chúng hiểu đúng, tổ chức cho quần chúng thực hiện đúng và hiệu quả. Muốn vậy, cán bộ phải luôn sâu sát quần chúng, để học cách nói, cách viết, cách làm việc sao cho phù hợp với quần chúng. Người yêu cầu đội ngũ cán bộ trong mọi công tác phải luôn ghi nhớ phương châm “Sát quần chúng, hợp quần chúng”. Người nhấn mạnh: “cách làm việc, cách tổ chức, nói chuyện, tuyên truyền, khẩu hiệu, viết báo,v.v. của chúng ta, đều phải lấy câu này làm khuôn phép: “Từ trong quần chúng ra. Về sâu trong quần chúng”
Người cho rằng: Đội ngũ cán bộ thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc với quần chúng; nói và viết cho phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lý, văn hoá của quần chúng là những điều quan trọng. Nhưng quan trọng hơn, phải nói, phải viết, phải giải quyết những vấn đề thiết thực có liên quan cụ thể tới đời sống của quần chúng – đó mới là một người cán bộ thực sự sâu sát quần chúng, thực sự hiểu dân, yêu dân.
Để làm được điều đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc nhở đội ngũ cán bộ phải chống thói ba hoa, chủ quan, chống bệnh hình thức, khuôn sáo. Người cho rằng, cách nói, cách viết ba hoa, sáo rỗng là hệ quả của tác phong quan liêu, thái độ làm việc chủ quan, phương pháp làm việc tuỳ tiện. Những căn bệnh này phá hoại mối quan hệ cán bộ với quần chúng, làm cho quần chúng mất lòng tin, chán ghét cán bộ.
Bốn là, quá trình xây dựng và thực hiện mọi kế hoạch công tác, cán bộ đảng viên phải điều tra, nghiên cứu cụ thể, tỉ mỉ, phải động viên và phát huy mọi tiềm năng, sức mạnh của quần chúng.
Cán bộ là người tổ chức quần chúng thực hiện mọi kế hoạch. Hiệu quả của các quá trình tuỳ thuộc vào phương pháp, cách thức xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch của học. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu: “Phải chống bệnh chủ quan, tác phong quan liêu, đại khái. Phải xây dựng tác phong điều tra, nghiên cứu trong mọi công tác cũng như trong khi định ra mọi chính sách của Đảng và Nhà nước”. Thực tế đã chứng tỏ, trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, nếu không sâu sát thực tế, hiểu dân, bám sát dân, đội ngũ cán bộ sẽ không thể hiểu biết được tình hình mọi mặt của địa phương, cơ quan, đơn vị mình phụ trách; từ đó tất yếu dẫn đến việc đánh giá thiếu chính xác, xây dựng chương trình, kế hoạch hành động không phù hợp, không khả thi, không hiệu quả. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu trong mọi công việc “Phải nắm vững quy luật phát triển của cách mạng, phải tính toán cẩn thận những điều kiện cụ thể, những biện pháp cụ thể. Kế hoạch phải chắc chắn, cân đối. Chớ xem chủ quan của mình thay thực tế”. Một người cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, không chỉ biết dựa vào quần chúng để xây dựng kế hoạch cho sát, cho đúng mà phải biết dựa vào quần chúng để tổ chức thực hiện thắng lợi kế hoạch, phải là người biết tổ chức, động viên, huy động được tiềm năng, sức mạnh của quần chúng. Để làm được điều đó, đội ngũ cán bộ phải thành tâm học hỏi quần chúng, kiên trì trong việc giáo dục, giác ngộ, lãnh đạo quần chúng. “Muốn dân chúng thành thật bày tỏ ý kiến, cán bộ phải thành tâm, phải chịu khó, phải khéo khơi cho họ nói. Do ý kiến và đề nghị lẻ tẻ của quần chúng, ta phải gom góp lại, sắp đặt lại cho nó ngăn nắp, thứ tự rồi cùng dân chúng ra sức thi hành. Như vậy, vừa nâng cao trình độ của dân chúng, mà cũng vừa nâng cao kinh nghiệm của mình”, “bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh của địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành”.
Năm là, cán bộ, đảng viên phải luôn luôn gương mẫu trong công tác cũng như trong đời sống hằng ngày.
Cán bộ, đảng viên với tư cách là những người lãnh đạo, quản lý, ví như “cái đầu”, “bộ óc” của quần chúng nhân dân, do vậy, cán bộ, đảng viên phải là người tiên phong, gương mẫu trong mọi hoàn cảnh. Tiên phong, gương mẫu đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải miệng nói, tay làm, thống nhất lời nói với hành động, thực hiện lý luận gắn với thực tiễn. Đây là những biểu hiện không thể thiếu của tác phong sâu sát thực tế, là yếu tố tạo nên niềm tin của quần chúng, cơ sở tạo nên sự bền vững của mối quan hệ cán bộ - nhân dân. Mỗi người cán bộ phải hết sức nghiêm túc thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, kiên quyết đấu tranh với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí Bởi lẽ, cần, kiệm, liêm, chính là những giá trị chuẩn mực cốt lõi nhất của đạo đức cách mạng. Trong thực tế, có thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, người cán bộ mới được dân mến, dân tin, dân phục, mới có thể công tâm, sâu sát, gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân. Mặt khác, danh dự và uy tín của người cán bộ cách mạng biểu hiện tập trung nhất trong hiệu quả hành động của cách mạng. Bởi vậy, lãng phí xa hoa, phô trương hình thức luôn luôn xa lạ với những người có tác phong sâu sát quần chúng.
*/ Quan điểm của mình và rút ra ý nghĩa của chuyên đề học tập năm 2014.
Qua tiếp thu chuyên đề năm 2014 học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về “Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm”. mang một ý nghĩa to lớn:
 Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng Giải phóng Dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới, tuy Bác đã đi xa, nhưng đã để lại cho chúng ta di sản tinh thần to lớn, những tư tưởng vô giá, những giá trị nhân văn cao cả, trong đó đặc biệt là tư tưởng đạo đức cách mạng.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm cơ bản và toàn diện về đạo đức. Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức là gốc của người cách mạng. Người viết: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” và “Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. 
Trong quá trình xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, đại đa số cán bộ đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân đang hết sức mình để thực hiện các mục tiêu cách mạng.
 Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, đã làm giảm sự thống nhất và niềm tin trong Đảng, gây ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước và gây bức xúc trong dư luận xã hội. Do đó, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh về “Nêu

File đính kèm:

  • docbai_thi_tim_hieu_phap_luat.doc