Bài dự thi tìm hiểu lịch sử - Tỉnh Hòa Bình - 130 năm xây dựng và phát triển 1886-2016 - Bùi Thị Sinh

Câu 3. Hiện nay, tỉnh Hòa Bình có bao nhiêu Di tích lịch sử cách mạng, Di tích lịch sử văn hóa, Di tích lịch sử - danh thắng cấp quốc gia và cấp tỉnh? Hãy nêu sơ lược về các di tích lịch sử - danh thắng cấp quốc gia ?

Trả lời

• Di tích lịch sử cách mạng ở Hòa Bình

 Hoà Bình có 168 di tích các loại, trong đó có 34 di tích lịch sử văn hoá và danh thắng đã được Bộ Văn hoá, Thông tin công nhận di tích cấp Quốc gia; Uỷ ban nhân dân tỉnh xếp hạng 9 di tích cấp tỉnh. Ngoài hệ thống các di tích lịch sử văn hoá, Hoà Bình còn có hàng vạn hiện vật, tài liệu được sưu tầm, bảo quản tại Bảo tàng tỉnh và trưng bày ở một số nhà truyền thống cấp huyện. Trong đó có những sưu tập hiện vật quý giá của gần 100 chiếc trống đồng cổ, sưu tập trang phục các dân tộc Mường, Thái, Dao, Mông.

 Trong quá trình cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, ở tỉnh Hoà Bình đã lần lượt hình thành 4 khu căn cứ địa cách mạng, nằm trong hệ thống chiến khu Hoà - Ninh - Thanh, bao gồm:

- Khu căn cứ mường Khói và “Trường Sơn du kích kháng Nhật học hiệu” tại huyện Lạc Sơn.

- Khu căn cứ Cao Phong - Thạch Yên ở huyện Kỳ Sơn (cũ) nay thuộc huyện Cao Phong.

- Khu căn cứ Tu Lý - Hiền Lương ở huyện Đà Bắc.

- Khu căn cứ Mường Diềm ở huyện Đà Bắc.

 

doc7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi tìm hiểu lịch sử - Tỉnh Hòa Bình - 130 năm xây dựng và phát triển 1886-2016 - Bùi Thị Sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI DỰ THI TÌM HIỂU LỊCH SỬ 
“Tỉnh Hòa Bình - 130 năm xây dựng và phát triển 1886-2016”
Họ và tên: BÙI THỊ SINH Giới tính: Nữ
Địa chỉ: Lớp: 12A6 Trường THPT Mường Bi – Tân Lạc – Hòa Bình	
Số điện thoại :
Câu 1. Bạn hiểu nền "Văn hoá Hoà Bình" như thế nào? Phân biệt sự khác nhau giữa nền "Văn hoá Hoà Bình" với "Văn hoá các dân tộc tỉnh Hoà Bình". Những giá trị tiêu biểu của "Văn hoá Mo Mường" đối với người Mường ở tỉnh Hoà Bình là gì?
Trả lời
"Văn hóa Hòa Bình"
"Văn hóa Hòa Bình" thời khởi thủy, được dùng để nói đến nền văn hóa cuội 
Tại hội nghị "60 năm sau Hoabinhian" tổ chức tại Hà Nội, các nhà khảo cổ học thống nhất quan điểm về thuật ngữ Văn hóa Hòa Bình được xem như một khái niệm để chỉ một nền văn hóa có cùng một kỹ thuật chế tác mà không xem như là nguồn gốc.
"Văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình"
Văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình là một nền văn hoá đa dân tộc, trong đó dân tộc Mường chiếm tỉ lệ khá lớn với hơn 60% dân số. Văn hóa Mường và những nền văn hóa khác đã tập hợp lại và làm nên những nét riêng của văn hóa Hòa Bình. Bản sắc văn hóa Hòa Bình bao gồm: Văn hóa Trống Đồng, văn hóa Cồng Chiêng, các truờng ca, văn hóa ăn, ở, mặc cùng các loại hình văn hóa khác.
Những giá trị tiêu biểu của "Văn hoá Mo Mường" đối với người Mường ở tỉnh Hoà Bình 
Mo Mường là một hiện tượng văn hóa đặc sắc của người Mường đã được bồi đắp, gìn giữ từ lâu đời. Mo Mường được truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác, đồng thời được sáng tạo không ngừng cùng với tiến trình phát triển của dân tộc. Trên thực tế, Mo Mường được coi là di sản văn hóa phi vật thể “đang sống” và là biểu đạt sống do tổ tiên ông cha truyền lại cho con cháu.
Câu 2. Bạn hãy nêu những thay đổi về địa giới hành chính tỉnh Hòa Bình từ năm 1886 đến nay (đơn vị hành chính cấp huyện, cấp tỉnh)? Tên gọi tỉnh "Hòa Bình" có nguồn gốc xuất xứ như thế nào?
Trả lời
Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng tây bắc Việt Nam, có vị trí ở phía nam Bắc Bộ, giới hạn ở tọa độ 20°19' - 21°08' vĩ độ Bắc, 104°48' - 105°40' kinh độ Đông, tỉnh lỵ là thành phố Hòa Bình nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 73 km. 
	Hòa Bình hiện có 1 thành phố và 10 Huyện, Trong đó có với 210 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 11 thị trấn, 8 phường và 191 xã:
Tỉnh lỵ: Thành phố Hòa Bình
Huyện Lương Sơn, huyện lỵ thị trấn Lương Sơn
Huyện Cao Phong, huyện lỵ thị trấn Cao Phong
Huyện Đà Bắc, huyện lỵ thị trấn Đà Bắc
Huyện Kim Bôi, huyện lỵ thị trấn Bo
Huyện Kỳ Sơn, huyện lỵ thị trấn Kỳ Sơn
Huyện Lạc Sơn, huyện lỵ thị trấn Vụ Bản
Huyện Lạc Thủy, huyện lỵ thị trấn Chi Nê
Huyện Mai Châu, huyện lỵ thị trấn Mai Châu
Huyện Tân Lạc, huyện lỵ thị trấn Mường Khến
Huyện Yên Thủy, huyện lỵ thị trấn Hàng Trạm
	Theo Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ 9 ngày 12 tháng 8 năm 1991, từ ngày 01/10/1991 tỉnh Hà Sơn Bình tách ra thành 2 tỉnh Hòa Bình và Hà Tây. Khi đó tỉnh có diện tích là 4.697 km², với dân số 670.000 người, gồm thị xã Hòa Bình và 9 huyện: Đà Bắc, Mai Châu,Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Kim Bôi, Tân Lạc, Yên Thủy. 
Câu 3. Hiện nay, tỉnh Hòa Bình có bao nhiêu Di tích lịch sử cách mạng, Di tích lịch sử văn hóa, Di tích lịch sử - danh thắng cấp quốc gia và cấp tỉnh? Hãy nêu sơ lược về các di tích lịch sử - danh thắng cấp quốc gia ?
Trả lời
Di tích lịch sử cách mạng ở Hòa Bình
	Hoà Bình có 168 di tích các loại, trong đó có 34 di tích lịch sử văn hoá và danh thắng đã được Bộ Văn hoá, Thông tin công nhận di tích cấp Quốc gia; Uỷ ban nhân dân tỉnh xếp hạng 9 di tích cấp tỉnh. Ngoài hệ thống các di tích lịch sử văn hoá, Hoà Bình còn có hàng vạn hiện vật, tài liệu được sưu tầm, bảo quản tại Bảo tàng tỉnh và trưng bày ở một số nhà truyền thống cấp huyện. Trong đó có những sưu tập hiện vật quý giá của gần 100 chiếc trống đồng cổ, sưu tập trang phục các dân tộc Mường, Thái, Dao, Mông...
	Trong quá trình cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, ở tỉnh Hoà Bình đã lần lượt hình thành 4 khu căn cứ địa cách mạng, nằm trong hệ thống chiến khu Hoà - Ninh - Thanh, bao gồm:
- Khu căn cứ mường Khói và “Trường Sơn du kích kháng Nhật học hiệu” tại huyện Lạc Sơn.
- Khu căn cứ Cao Phong - Thạch Yên ở huyện Kỳ Sơn (cũ) nay thuộc huyện Cao Phong.
- Khu căn cứ Tu Lý - Hiền Lương ở huyện Đà Bắc.
- Khu căn cứ Mường Diềm ở huyện Đà Bắc.
Cùng với hoạt động ở các khu căn cứ là phong trào đấu tranh cách mạng mà dấu ấn còn để lại đến ngày nay, gồm các di tích lịch sử cách mạng.
 	Nhà tù Hoà Bình:
 	Tượng đài Anh hùng Cù Chính Lan
	Tượng đài Triệu Phúc Lịch
	Tượng đài Tây Tiến
 Di tích và danh thắng Hòa Bình
	Bia Lê Lợi:
	Đền thác Bờ:
	Hang Bụt:
. 	Hang Chùa và chùa Hang.
 	 	Đền và miếu Trung Báo
	 	Đền Thượng
Di tích văn hóa – lịch sử 
	Thủy điện Hòa Bình: 
	Khu Du lịch Suối Ngọc – Vua Bà 
	Động Đá Bạc 
 Động Thác Bờ
	Khu du lịch nước khoáng Kim Bôi
.
Lễ hội truyền thống
	Quần thể Di tích Chùa Tiên - Phú Lão
	Lễ Mụ Thố của người Mường 
	Lễ cơm mới của người Mường 
	Hội chùa Kè 
	Hội Cầu Phúc 
Câu 4. Hãy nêu những đóng góp, thành tích tiêu biểu của nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình trong khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945 và trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ? Nêu khái quát một số trận đánh tiêu biểu của quân dân tỉnh Hòa Bình trong thời kỳ này?
Trả lời
	Những đóng góp, thành tích tiêu biêu của nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ.
	Từ tháng 3-1951, Hòa Bình được Liên khu ủy giao nhiệm vụ góp phần chuẩn bị phục vụ chiến dịch Quang Trung (Hà - Nam - Ninh). Với tinh thần trách nhiệm của hậu phương đối với tiền tuyến, Tỉnh ủy đã chỉ đạo các ngành, các địa phương một mặt vẫn bảo đảm các mặt công tác xây dựng, bảo vệ địa phương, một mặt phải huy động cao độ sức người,sức của để hoàn thành nhiệm vụ do Liên khu ủy đã giao. Vận động nhân dân đóng góp lương thực thực phẩm, vận chuyển và bảo quản lương thực, vũ khí từ các nơi khác về Hòa Bình, sẵn sàng chuyển ra mặt trận khi có lệnh của cấp trên, chuẩn bị lực lượng dân công đi phục vụ chiến trường
	Cuối tháng 5-1951, Liên khu ủy III giao cho Đảng bộ, quân dân Hòa Bình nhiệm vụ phục vụ chiến trường. Ngày 11-5-1951, Thường vụ Tỉnh ủy đã họp với đại diện một số ban ngành, đoàn thể như Ty Tài chính, Ban Tuyên truyền, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh bàn kế hoạch động viên, tổ chức quân dân địa phương đóng góp sức người sức của cho chiến dịch. Trong 2-5 và 6-1951, toàn tỉnh đã huy động trên 30 vạn lượt dân công, đóng góp 120m3 gỗ, 6.500 cây bương, 120.000m dây song... để sửa chữa đường sá, làm cầu phà, bè mảng bảo đảm bộ đội hành quân; dân công vận chuyển tiếp tế, tải thương, làm nhà kho, trạm đón tiếp cứu chữa thương binh v.v.. Nhân dân trong tỉnh còn ủng hộ, bán hàng chục tấn gạo, nhiều trâu bò, gia súc gia cầm khác. 
	Với tinh thần nỗ lực, khắc phục khó khăn rất cao, Đảng bộ, quân dân Hòa Bình góp phần tích cực chuẩn bị một bước cho kế hoạch đông xuân 1953-1954 ở hướng Tây Bắc.
	Tháng 11-1953, bộ đội chủ lực bắt đầu tiến quân lên Tây Bắc, giải phóng Lai Châu, uy hiếp Thượng Lào. Đồng thời trên các hướng khác, quân dân ta cũng đẩy mạnh tiến công và giành thắng lợi lớn buộc thực dân Pháp phải bị động đối phó ở nhiều nơi. Trên hướng Tây Bắc, Nava đổ quân tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Bộ Chính trị quyết định đập tan tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của địch ở Đông Dương này. Đầu tháng 12-1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”. Hòa Bình là địa bàn tiếp nhận, tập kết nguồn chi viện sức của, sức người từ đồng bằng Liên khu III, Liên khu IV rồi từ đây tổ chức vận chuyển qua Sơn La lên mặt trận. Vì vậy, công tác phục vụ chiến trường càng khẩn trương và khối lượng công việc ngày càng nhiều. Nhưng địch cũng ngày càng tăng cường uy hiếp, phá hoại, quấy rối Hòa Bình, đặc biệt là dùng máy bay bắn phá ác liệt các tuyến đường giao thông vận tải nhằn gây mất ổn định hậu phương, chặt đứt con đường vận chuyển của ta lên chiến trường Tây Bắc - Điện Biên Phủ.
	Câu 5. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình mấy lần? Thời gian, địa điểm, nội dung chủ yếu của các lần Bác về thăm tỉnh).
Trả lời
	Chủ Tịch Hồ Chí Minh người cha già của dân tộc. Người luôn luôn quan tâm đến đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam. Đối với nhân dân các dân tộc Hòa Bình, Người đã dành thời gian đến thăm và khích lệ nhân dân tỉnh nhà nhiều lần. Ngay từ khi cách mạng còn đang trong thời kỳ trứng nước, Bác đã đến Đầm Đa–Lạc Thủy vào một ngày tháng 2/1946.
	Ngày 19-10-1958, Bác Hồ về thăm Hòa Bình, đây là một vinh dự lớn đối với nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
	 	Mấy năm sau, đến ngày 17/8/1962 Bác lại về thăm Hòa Bình. 
Câu 
6. Tính đến năm 2016, tỉnh Hoà Bình đã có bao nhiêu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, có bao nhiêu cá nhân và tập thể Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động được Nhà nước phong tặng (hoặc truy tặng)? Hãy giới thiệu về một tập thể hoặc cá nhân Anh hùng mà bạn tâm đắc nhất.
Trả lời
Đến nay, tỉnh ta vinh dự có 179 bà mẹ đã được Đảng, Nhà nước phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” (65 bà mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu theo Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”  ngày 29/8/1994 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; 48 bà mẹ được phong tặng, truy tặng đợt 1 ngày 25/9/2014). Trong đợt II năm 2014, tỉnh ta có 66 bà mẹ được Chủ tịch nước phong tặng và truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”, có 5 mẹ được phong tặng và 61 mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”.
Đảng và Nhà nước đã phong tặng cho Đảng bộ, quân và dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân; 61 tập thể và 10 cá nhân được tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân và Anh hùng lao động.
Anh hùng mà cá nhân tôi tâm đắc
Đó là Anh hùng Bùi Văn Nê sinh năm 1947, dân tộc Mường, quê ở xã Hưng Thị, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình, nhập ngũ tháng 9 năm 1965. Khi hy sinh, đồng chí là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 7 bộ binh trung đoàn 3 sư đoàn 5 Bộ chỉ huy Miền.
           Câu 7. Từ năm 1945 đến nay, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã tổ chức bao nhiêu kỳ đại hội, các kỳ đại hội diễn ra vào ngày, tháng, năm nào? Nêu mục tiêu tổng quát, nhiệm vụ trọng tâm của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020?
Trả lời
	Đại hội I: Họp từ ngày 21- 25/5/1948 tại xóm Lập, xã Hạ Bì, huyện Lương Sơn (nay thuộc huyện Kim Bôi). 
 	Đại hội II: Họp từ ngày 10 - 12/4/1951 tại xóm Đồng Lốc, xã Nật Sơn (cũ), huyện Lương Sơn (nay thuộc xã Sơn Thuỷ, huyện Kim Bôi
 	Đại hội III: Họp tại phố Đúng, thị xã Hòa Bình từ ngày 19 -  25/11/1959. 
 	Đại hội IV: Họp từ ngày 20 - 30/1/1961 tại phường Đồng Tiến, thị xã Hòa Bình.  	Đại hội V: Họp từ ngày 24/5 - 1/6/ 1963 tại phường Phương Lâm, thị xã Hòa Bình.  	Đại hội VI: Họp từ ngày 12 - 15/3/ 1970 tại phường Chăm Mát, thị xã Hòa Bình.  	Đại hội VII: Họp từ ngày 21-30/4/ 1977 tại thị xã Hà Đông. Dự Đại hội có 597 đại biểu. 
 	Đại hội VIII: Họp từ ngày 7 - 12/10/1979 tại thị xã Hà Đông. Dự đại hội có 411/419 đại biểu. 
 	Đại hội IX (vòng 2): Họp từ ngày 14 - 19/1/1983 tại thị xã Hà Đông. Dự Đại hội có 433 đại biểu. 
 	Đại hội X: Được tiến hành từ ngày 14 - 20/10/1986 tại thị xã Hà Đông. Dự Đại hội có 444 đại biểu. 
 	Đại hội XI: (Sau khi tái lập tỉnh Hòa Bình): Họp từ ngày 18 - 20/3/1992 tại Nhà văn hóa trung tâm thị xã Hòa Bình. 
 	Đại hội XII: Họp từ ngày 7 - 9/5/1996 tại Nhà văn hóa trung tâm thị xã Hòa Bình.  	Đại hội XIII: Họp từ ngày 2 - 4/1/2001 tại Cung Văn hóa tỉnh, 298 đại biểu thay mặt cho 32.370 đảng viên trên toàn tỉnh về dự đại hội
 	Đại hội XIV: Họp từ ngày 19 - 21/12/2005 tại Cung Văn hóa tỉnh. 
 	Đại hội XV: Họp từ ngày 17 - 19/10/2010. 
	Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 diễn ra từ ngày 14 - 16/9/2015 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 gồm 54 đồng chí
Câu 8. Trong 130 năm xây dựng và phát triển của tỉnh Hòa Bình, sự kiện tiêu biểu nào mà bạn tâm đắc nhất? Vì sao? Hãy nêu cảm nghĩ của bản thân về sự phát triển, đổi mới của quê hương Hòa Bình? (Phần cảm nghĩ của bản thân dài không quá 3.000 từ)./.
Trả lời
Trong 130 năm xây dựng và phát triển tỉnh Hòa Bình tôi thấy sự kiện tiêu biểu nhất là: Phong trào xây dựng nông thôn mới đã tạo sự chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn. UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM và công tác thi đua - khen thưởng giai đoạn 2011- 2015. Thành công lớn nhất của phong trào là sự đồng lòng, quyết tâm của các tầng lớp nhân dân thực hiện các tiêu chí như quy hoạch, phát triển sản xuất, văn hóa, xây dựng hệ thống chính trị. Đã có 31 xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới, bình quân mỗi xã đạt 11,58 tiêu chí.
Do đó kinh tế cơ bản phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng ước đạt 8,5%. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực, an ninh lương thực bảo đảm vững chắc. Kim ngạch xuất khẩu đạt 282 triệu USD, vượt 56,7% kế hoạch. Thu ngân sách Nhà nước ước đạt 2.435 tỷ đồng, vượt 8% kế hoạch. Thu nhập bình quân đầu người đạt 36,5 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn khoảng 12%.
Hòa Bình là một tỉnh có truyền thống lịch sử lâu đời. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn chưa phát triển. Tôi hi vọng rằng, từ cuộc thi này, tất cả mọi ngời thêm yêu quý và tự hào về quê hương Hòa Bình, luôn cố gắng để xây dựng một tỉnh Hòa Bình ngày một vững mạnh.

File đính kèm:

  • doctim_hieu_tinh_hoa_binh.doc
Giáo án liên quan