Bài dự thi kiến thức liên môn môn Ngữ văn 9 - Tình huống: Tại sao thổ cẩm lại trở thành nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Việt?

Khi thu hoạch cây bông người ta đem phơi khô rồi tách lấy vỏ, sao cho vỏ cây mảnh đều nhau không bị đứt giữa chừng. Những bó vỏ được cuộn chặt lại rồi cho vào cối giã, đánh bong hết bột chỉ, còn trơ lại sợi dai, sẽ cuộn lại thành những con sợi lớn. Qua vài lần luộc nước tro bếp và một lần luộc nước sáp ong, sợi cây đã trắng và mềm hơn, lúc này mới đưa vào dệt thành vải thổ cẩm. Những người phụ nữ ở đây thường dệt bằng khung cửi đai lưng, chứ không phải kiểu khung cửi của người miền xuôi. Tấm vải được dệt xong còn phải giặt đi giặt lại nhiều lần cho thật trắng, Sau đó, tấm vải được trải lên khúc gỗ tròn đun nóng lên hoặc đặt trên bếp than, không được để lửa to để tránh lúc chấm sáp sẽ không được đẹp, rồi dùng một phiến đá chà sáp ong trượt đi, trượt lại cho đến khi tấm vải thật phẳng trước khi đem nhuộm chàm.

doc12 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1091 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi kiến thức liên môn môn Ngữ văn 9 - Tình huống: Tại sao thổ cẩm lại trở thành nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Việt?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẢO THẮNG
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ SỐ 1 GIA PHÚ
Địa chỉ: Thôn Bến Phà - Gia Phú -Bảo Thắng – Lào Cai 
Điện thoại: 0203859344 . Email: truongthcsso1gp@gmail.com
BÀI DỰ THI KIẾN THỨC LIÊN MÔN
MÔN : NGỮ VĂN 9
NĂM HỌC: 2014-2015
 Giáo viên hướng dẫn Học sinh thực hiện
 Nguyễn Thị Sáu Phạm Thị Lan Hương 
TÌNH HUỐNG
 TẠI SAO THỔ CẨM LẠI TRỞ THÀNH NÉT VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐẶC SẮC CỦA DÂN TỘC VIỆT?
TÌNH HUỐNG
 TẠI SAO THỔ CẨM LẠI TRỞ THÀNH NÉT VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐẶC SẮC CỦA DÂN TỘC VIỆT?
I. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
	- Thông qua tình huống em hiểu biết sâu hơn về thổ cẩm – nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Từ đó có ý thức bảo tồn và phát huy giá trị, lưu giữ truyền thống văn hóa dân tộc Việt. 
	- Hiểu được ý nghĩa sâu sắc về việc sử dụng loại sản phẩm từ thổ cẩm trong đời sống của con người nhất là đối với đồng bào dân tộc Việt trong các dịp lễ hội, lễ tết.
- Biết vận dụng kiến thức liên môn để giải thích và hiểu sâu hơn về thổ cẩm - nét tinh hoa văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Việt Nam.
II. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Thổ cẩm là loại hàng vải dệt thủ công giàu họa tiết và các họa tiết này thường nổi lên mặt vải giống như được thêu. Ở Việt Nam thổ cẩm thường để chỉ loại vải tự dệt, có hoa văn dệt theo phương pháp truyền thống của các dân tộc ít người. Các hoa văn trên vải thổ cẩm thường thể hiện theo nét truyền thống của từng dân tộc chủ yếu hình chim thú, hoa lá được kí họa trong từng ô vuông nhỏ, cân đối. Hoa văn tỉ mỉ và cách phối màu tạo cảm giác hoang sơ huyền bí, mỗi hoa văn là biểu tượng của dân tộc đó. Các mặt hàng thổ cẩm hiện là những món quà lưu niệm rất được ưa chuộng đối với du khách khi đi du lịch đến các vùng cao. Qua sự khám phá đó, em đã biết vận dụng kiến thức từ nhiều môn học để hiểu biết sâu sắc về thổ cẩm- Nét tinh hoa văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam.
Kiến thức môn văn học: giúp em biết làm một bài văn thuyết minh thổ cẩm – nét đẹp truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Việt.
Kiến thức môn lịch sử: giúp em hiểu về nguồn gốc của thổ cẩm
Kiến thức môn địa lí: hiểu được vị trí địa lí, địa hình, đặc điểm khí hậu thích nghi với cây sợi bông, trên rừng ( nguyên liệu chính để dệt thổ cẩm) 
 Kiến thức môn sinh học: giúp em biết cách chăn sóc, cho sự sinh trưởng và phát triển của cây bông.
 Kiến thức môn vật lí, môn hóa học và môn công nghệ: giúp em thấy được qui trình làm ra sản phẩm Thổ cẩm.
Kiến thức môn Mĩ Thuật: giúp em cảm nhận được vẻ đẹp và cách trang trí hoa văn thổ cẩm của dân tộc Việt.
Kiến thức môn toán học: giúp em biết được giá trị kinh tế và giá trị tinh thần của thổ cẩm trong đời sống con người. 
Kiến thức môn tin học: quảng bá tới người dùng và các du khách nước ngoài về các sản phẩm thổ cẩm lên Internet và các trang mạng xã hội.
 Kiến thức môn giáo dục công dân: giáo dục cho em có tình cảm, lòng tự hào về nét đẹp truyền thống văn hóa qua các sản phẩm thổ cẩm và biết cách bảo tồn, giữ gìn, phát huy những giá trị đặc sắc đó.
III. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
	Trước tình huống đặt ra và dưới sự hướng dẫn của cô giáo, em đã tiếp thu và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, vận dụng kiến thức hiểu biết qua các môn học để tìm hiểu về loại thổ cẩm - nét tinh hoa văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam.
IV. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Quá trình thực hiện tình huống diễn ra thuận lợi bởi em đã được tiếp cận với thực tế. Bên cạnh đó, em đã tìm hiểu thông tin trên báo, mạng Internet đồng thời biết kết hợp, vận dụng kiến thức môn Xã hội, Địa lí, Công nghệ, Lịch sử, Văn học, Sinh học, Mĩ thuật, Toán học, Tin học và Giáo dục công dân để hiểu vấn đề một cách sâu sắc hơn.
V. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
	Qua tình huống trên giúp em hiểu sâu sắc hơn kiến thức môn học. Đồng thời cảm nhận được nét đẹp truyền thống, tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt từ xưa của ông cha ta. Từ đó em được bồi đắp thêm những kiến thức, kĩ năng cho bản thân mình.
THUYẾT MINH VỀ THỔ CẨM
Nguồn gốc của thổ cẩm (Kiến thức môn Lịch sử)
 	Du khách đến vùng cao ai ai cũng chiêm ngưỡng về một vẻ đẹp của miền núi non trùng điệp hùng vĩ. Giữa màu trắng của mây hòa trong sắc xanh của đại ngàn là những mái nhà sàn chon von bên sườn núi, những thửa ruộng bậc thang như vân tay. Ở đó có những con người hồn hậu, chất phác trong bộ trang phục đầy sắc màu thổ cẩm của những vũ điệu dân gian sôi động, say đắm lòng người. Có lẽ ấn tượng khó quên trong lòng du khách đó là sắc màu văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số ở đây mà tiêu biểu được thể hiện trong những sản phẩm thổ cẩm đặc sắc và tinh tế. Nhắc đến nguồn gốc của thổ cẩm và nghề dệt thổ cẩm, không ai nhớ rõ có từ bao giờ, chỉ biết từ đời này sang đời khác, người người dệt thổ cẩm, nhà nhà dệt thổ cẩm. Theo lời kể của các bà, các chị đã có kinh niên dệt, thêu thổ cẩm thì các cô gái dân tộc từ khi còn nhỏ đã được thấy bà, mẹ miệt mài thêu, dệt thổ cẩm để làm nên những chiếc áo, mũ, khăn choàng và những bộ trang phục truyền thống. Rồi người con gái lớn lên trước khi đến trường học chữ đã được bà, mẹ, chị của mình dạy cho cách thêu, cách chọn sợi, chọn vải, cách tìm cây lấy mầu cũng như kỹ thuật pha mầu, phối mầu, cách thêu, dệt những sản phẩm thổ cẩm từ đơn giản đến phức tạp. Đối với đồng bào, sản phẩm thêu, dệt thổ cẩm chính là thước đo đánh giá sự khéo léo, cần cù của người phụ nữ đảm đang. Chả thế mà thổ cẩm không chỉ dùng để trang trí, tô điểm cho sắc đẹp mà còn là vật kỷ niệm của tình yêu hay trong ngày cưới của các đôi trai, gái. Cứ như thế từ đời này sang đời khác, không biết từ khi nào, dệt, thêu thổ cẩm trở thành nghề truyền thống, với những nét hoa văn, sắc màu mang đặc trưng của từng dân tộc, từng vùng miền. Đây là một loại nghề truyền thống, gắn với nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc. Các sản phẩm từ nghề dệt, thêu thổ cẩm chủ yếu do đồng bào sản xuất, để phục vụ nhu cầu sử dụng trong gia đình. Trong những năm gần đây, khi hoạt động kinh doanh của ngành du lịch phát triển, nhu cầu về sử dụng và tiêu dùng của khách du lịch đối với mặt hàng thổ cẩm sản xuất bằng phương pháp thủ công ngày một lớn. Thổ cẩm trở thành món quà không thể thiếu được cho mỗi du khách sau mỗi lần đặt chân tới những miền đất vùng cao. Từ đó, nghề dệt, thêu thổ cẩm được phục hồi và phát triển tương đối nhanh, với hàng chục ngàn mét vải thổ cẩm được sản xuất mỗi năm. Các mẫu mã được lấy cảm hứng từ cuộc sống và cách điệu tạo nên những sản phẩm công phu, giàu tính sáng tạo, với những họa tiết trong sáng, gần gũi với thiên nhiên, đời sống người dân bản địa, đó là hoa lá, chim muông, cây cỏ, trời mây. Bằng các nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên, như sợi bông, sợi lanh, lá trầu, củ nghệ, lá cơm xôi, cỏ phạy qua bàn tay khéo léo và óc thẩm mỹ tinh tế của người phụ nữ đã thêu, dệt nên những tấm vải đủ màu sắc, hoa văn mang đậm giá trị bản sắc dân tộc. Để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của thị trường, sản phẩm được làm từ thổ cẩm cũng trở nên đa dạng, phong phú hơn với những chiếc ba lô, túi khoác du lịch, những chiếc khăn tay, ví đựng tiền, túi xách tay, bao gối và các tấm áo choàng thổ cẩm đủ sắc màu rực rỡ.
Làng nghề truyền thống thêu dệt thổ cẩm
	2. Vị trí địa lí, địa hình, đặc điểm khí hậu thích nghi với cây bông - nguyên liệu chính để dệt thổ cẩm (Kiến thức môn Địa lí)
Ở vùng núi phía Bắc có quỹ đất đai phì nhiêu màu mỡ, thời tiết khí hậu có 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Do mùa mưa ở vùng này từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa tập trung, nhiệt độ trung bình cao vào đầu vụ và giảm dần vào cuối vụ, ngoài ra ở đây còn có những đợt gió Lào xen kẽ nóng khô, rất thuận lợi cho việc trồng bông nhờ nước trời. Cây bông cần được gieo sớm vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 để thu bông gọn trong tháng 9 hoặc sang đầu tháng 10 tránh được nhiệt độ thấp. Mấy năm gần đây, từ năm 2002 - 2005 đã được bà con các dân tộc tiếp thu trồng, mặc dù chăm sóc chưa đảm bảo kỹ thuật cũng vẫn thu được năng suất bình quân 1 tấn bông hạt/ha, cá biệt có hộ đạt 2,0 - 2,5 tấn/ha. Trồng bổng có hiệu quả hơn lúa và ngô, đậu trên cùng chân đất và mùa vụ. Cây bông đã trồng được 1500 ha (năm 2004) cho năng suất khá cao, giúp bà con các dân tộc có thu nhập cao góp phần xóa đói, giảm nghèo ở các vùng sâu vùng xa. Ở miền Bắc Việt Nam có lẽ vùng núi Tây Bắc là vùng “Thiên thời, địa lợi, nhân hoà” cho cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày nói chung và cây bông nói riêng. Chính vì vậy cần tập trung đầu tư phát triển cây bông ở đây để tạo vùng nguyên liệu hàng hóa lớn cho ngành dệt.
	3. Đặc điểm phát triển, và sinh trưởng của cây Cây bông (Kiến thức môn Sinh học)
Nguyên liệu chính của thổ cẩm đó là cây bông. Cây bông thuộc họ Malvaceae, chi Gossypium. Hạt bông có hình bầu dục, nhọn một đầu, hạt bống đã chín thì có màu đen hoặc màu nâu đen, rất cứng. Hạt bông chưa chín thì vỏ hạt có màu hồng, nâu, màu vàng, có khi màu trắng, vỏ hơi mềm. Cấu tạo hạt bông gồm có: lông áo, vỏ, nhân (nội nhũ phôi). Phần ngoài của vỏ hạt là xơ bông (có hai loại là xơ ngắn và xơ dài).  Hạt bông thường chứa 7% nước, với lượng nước này trong điều kiện 20 - 32°G thì sự nảy mầm có thể giữ được đến 28 tháng; trong điều kiện nhiệt độ dưới 20°c, ẩm độ không khí dưới 70% có thể giữ sự nảy mầm được 3 năm; nếu ẩm độ hạt 14%, nhiệt độ trên 20°c thì sau 18 tháng sẽ hoàn toàn mất khả năng nảy mầm. Ở nhiệt độ quá cao 32 - 35°c thì khả năng nảy mầm mất hoàn toàn sau 4 tháng. Hầu hết các loại đất thích hợp cho cây trồng cạn đều có thể trồng bông vải, tuy nhiên để đạt năng suất cao, hiệu quả kinh tế lớn cần chọn đất tốt, giàu dinh dưỡng, tơi xốp, thoát nước, giữ ẩm, ít chua (pHKCl > 5) và có độ mặn thấp dưới 0,4%. Cây bông là cây trồng có nguồn gốc vùng nhiệt đới do vậy nó đòi hỏi nhiệt độ cao. Khởi điểm phát dục của cây bông từ 10°c trở lên, thích hợp nhất là 25 - 30°G. Nhiệt độ dưới 25°c cây bông phát triển chậm lại và ở nhiệt độ dưới 17°c cây bông cằn lại. Nhiệt độ quá cao 37 - 40°c cây bông ngừng phát triển. Cây bông rất ưa ánh sáng. Cây bông lá cây chịu hạn tốt, song để cho cây bông sinh trưởng phát triển bình thường, cho năng suất cao, chất xơ tốt thì phải có chế độ nước thích hợp với từng thời kỳ sinh trưởng của cây bông. Và cần phải chăm sóc phân bón đầy đủ thì cây bông sẽ cho năng suất lớn.
 Kĩ thuật trồng cây bông
	3. Quy trình dệt thổ cẩm (Kiến thức môn Công nghệ, Hóa học, Vật lí)
	Khi thu hoạch cây bông người ta đem phơi khô rồi tách lấy vỏ, sao cho vỏ cây mảnh đều nhau không bị đứt giữa chừng. Những bó vỏ được cuộn chặt lại rồi cho vào cối giã, đánh bong hết bột chỉ, còn trơ lại sợi dai, sẽ cuộn lại thành những con sợi lớn. Qua vài lần luộc nước tro bếp và một lần luộc nước sáp ong, sợi cây đã trắng và mềm hơn, lúc này mới đưa vào dệt thành vải thổ cẩm. Những người phụ nữ ở đây thường dệt bằng khung cửi đai lưng, chứ không phải kiểu khung cửi của người miền xuôi. Tấm vải được dệt xong còn phải giặt đi giặt lại nhiều lần cho thật trắng, Sau đó, tấm vải được trải lên khúc gỗ tròn đun nóng lên hoặc đặt trên bếp than, không được để lửa to để tránh lúc chấm sáp sẽ không được đẹp, rồi dùng một phiến đá chà sáp ong trượt đi, trượt lại cho đến khi tấm vải thật phẳng trước khi đem nhuộm chàm. Trước khi nhuộm, vải cần ngâm vào nước lã. Để có được những sản phẩm thêu đẹp, người phụ nữ phải nhuộm màu bằng chàm. Họ sẽ ngâm chàm trong nước, qua quá trình lắng lọc sẽ cho ra cao chàm, muốn có nước chàm để nhuộm vải cần phải hòa cao chàm vào nước, rồi đun với lá ngải, cho thêm một ít nước tro và rượu vào lẫn nhau. Ngâm khoảng ba mươi phút rồi vắt bớt nước đem phơi nắng. Muốn có màu đen làm nền, phải nhuộm tấm thổ cẩm bằng lá chùm bầu, sau đó đem ngâm trong bùn non 7 ngày đêm liên tục; muốn có màu đỏ phải có mủ cây cánh kiến ở trên rừng cao; còn màu xanh thì phải chọn lá, vỏ cây chàm...”. Việc này đòi hỏi sự khéo léo và rất kì công. Có được những tấm vải ấy, các chị em lại phải tiếp tục tìm kiếm các mẫu thêu được lấy cảm hứng từ cuộc sống để tạo nên những sản phẩm công phu, sáng tạo với những họa tiết gần gũi, thân thiện, có ý nghĩa nhất.
Kĩ thuật nhuộm, dệt thổ cẩm
	4. Trang trí hoa văn, họa tiết trên thổ cẩm (Kiến thức môn Mĩ Thuật)
Công đoạn chọn màu đã khó, nhưng công đoạn phối màu còn khó hơn. Để tạo được những hoa văn tinh xảo, độc đáo, người thợ dệt phải có hoa tay, óc thẩm mỹ cùng sự am tường về đường nét, màu sắc, hình khối như những họa sĩ thực thụ, có như vậy mới tạo nên sự hài hòa, cân đối cho tấm vải. Mỗi nghệ nhân lại sáng tạo theo một phong cách khác nhau, tạo nên những sản phẩm thổ cẩm vô cùng phong phú. Đến với chợ phiên vùng ao, du khách sẽ thực sự bị cuốn hút bởi những tấm thổ cẩm sống động đầy màu sắc lạ, vừa chân phương, vừa mộc mạc, bởi chất liệu và cách thể hiện đường nét, hoa văn mang đậm dấu ấn văn hóa của từng dân tộc. Du khách cũng có dịp chiêm ngưỡng những chồng chăn đệm sặc sỡ, trang trí bằng thổ cẩm được dệt hoàn toàn bằng tay nên độ chặt, lỏng, mềm, cứng của sản phẩm đều có thể theo ý muốn của người làm ra nó. Họ có thể dệt nên những miếng thổ cẩm để trang trí cho từng loại sản phẩm mà họ cần. Cầm trên tay mảnh vải thổ cẩm bạn sẽ cảm nhận được màu xanh của cây cối, màu vàng, trắng, hồng, đỏ của hoa rừng, màu vàng rực rỡ của ánh nắng mặt trời. Những đường nét hoa văn trên mảnh vải thổ cẩm thể hiện nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ dân tộc. Tính cách và tuổi tác được thể hiện rất rõ trên những sản phẩm thổ cẩm của họ. Với những cô gái đang yêu thì không thể giấu nổi tình cảm của mình bằng những gam màu sáng chủ đạo. Còn những người phụ nữ lớn tuổi thì thiên về những gam màu trầm, với những đường nét rắn rỏi. Những vuông thổ cẩm độc đáo ấy được tạo ra bởi bàn tay người phụ nữ, rất đẹp, rất tinh tế. Phổ biến là các hình thoi như quả trám chạy viền, hình thác ghềnh,Thế giới động vật được phản ánh trên thổ cẩm cũng đa dạng và đều có ý nghĩa riêng. Con khỉ lanh lợi, hiếu động tượng trưng cho trẻ thơ; con rái cá tượng trưng cho tình yêu son sắt, thủy chung,Về màu sắc họ thường chọn các màu đỏ,vàng, xanh lá cây,Và những hình ảnh hoa văn độc đáo, hình khối, đường nét tươi tắn sắc màu đó đã tô đậm vẻ đẹp truyền thống văn hóa dân tộc Việt. Chính vì vậy thổ cẩm đã đi vào lòng người, đi vào thi, ca, nhạc, họa và trở thành đề tài sáng tác cho biết bao văn nghệ sĩ. Và đó cũng là một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống của các dân tộc Việt Nam. Có rất nhiều tranh, ảnh, thơ văn phản ánh ngợi ca vẻ đẹp ấy- một vẻ đẹp ngây ngất trong lòng du khách khi đến với quê hương của đồng bào các dân tộc vùng cao Việt Nam.
Hình ảnh sắc màu thổ cẩm
	5. Giá trị của thổ cẩm (Kiến thức môn Toán học)
Từ những tấm thổ cẩm, người phụ nữ dân tộc đã khéo léo làm lên chất liệu phục vụ cho cuộc sống như: may thành chăn, khăn trải bàn, ga trải giường, rèm ..., trang trọng và lịch sự. Đặc biệt, các sản phẩm thổ cẩm được dùng trong đời sống tâm linh như những tấm trướng che bàn thờ, một số chi tiết cấu thành những tấm áo, mũ, khăn, túi đựng đồ nghề, đệm ngồi của các thầy cúng: Then, Tào, Bụt những năm gần đây, thị trường mở cửa, những sản phẩm thổ cẩm sản xuất theo quy trình dệt thủ công của làng nghề truyền thống được khách hàng ưa chuộng và tin dùng, không chỉ trong nước mà còn có một số lượng khách hàng ở nước ngoài rất ưa chuộng. Các sản phẩm thổ cẩm, như: vỏ chăn, khăn trải bàn, ga trải giường, đệm ghế, ri đô, túi xách, ba lô du lịch, bằng thổ cẩm được khách du lịch mua làm quà lưu niệm để tặng người thân, bạn bè. Những chiếc khăn quàng có giá từ 100.000 - 150.000 đồng, ga trải giường có giá từ 400.000-500.000 đồng cực kỳ độc đáo, không sợ bị “đụng hàng” với bất cứ sản phẩm công nghiệp nào. Những đồ nhỏ hơn như túi, ví, cà vạt bạn có thể mua được với giá dưới 100.000 đồng mà vô cùng độc đáo. Những tấm thổ cẩm thể hiện sự khéo léo tài hoa của người phụ nữ, là nơi gửi gắm ước mơ, khát vọng, cũng là nơi dệt nỗi nhớ thương. Thổ cẩm không chỉ quan trọng trong cuộc sống vật chất hàng ngày của bà con mà còn là linh hồn, là nét văn hoá không thể thiếu. Ngày nay, thổ cẩm đã đi vào đời sống của người Việt Nam khi nó trở thành chất liệu để làm đồ trang trí nội thất, những chiếc túi xách, ba lô, khăn choàng cổ, vòng đeo tay, lắc chân, ví, giày, quần áo, váy hay túi đựng điện thoại xinh xắn... Chất liệu này mặc rất thoáng, mát, thấm mồ hôi và đặc biệt là màu sắc vô cùng phong phú, thể hiện tính đa dạng trong văn hoá các dân tộc Việt. Thổ cẩm vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị văn hóa đậm nét. Thổ cẩm là một phần không thể thiếu trong đời sống vật chất - tinh thần của đồng bào dân tộc vùng cao Việt nam. Đó cũng là cơ sở để phát triển loại hình du lịch dân tộc học, du lịch văn hóa học, du lịch môi trường sinh thái. Để có thể đáp ứng được nhu cầu khai thác các tour du lịch về các làng nghề, đáp ứng nhu cầu tham quan, nghiên cứu và tìm kiếm cơ hội kinh doanh của khách du lịch. 
Thổ cẩm trong đời sống dân tộc Việt
	6. Bảo tồn và phát huy nét văn hóa đặc sắc thổ cẩm (Kiến thức Tin học, môn Giáo dục công dân)
 	Ngày nay thổ cẩm đã trở thành khái niệm dùng chung cho các loại hàng dệt có hoạ tiết trang trí rực rỡ được sản xuất không chỉ bằng tay mà còn bằng máy với số lượng áp đảo. Thổ cẩm hiện đại được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực từ thời trang đến đồ hoạ và cả trang trí nội thất Và tất nhiên không thể không kể đến vai trò của thổ cẩm như một mặt hàng lưu niệm đậm chất dân tộc có ý nghĩa quan trọng trong du lịch và kinh tế Việt Nam. Trong các dịp lễ tết thổ cẩm thể hiện một giá trị độc đáo, tô đậm bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Thật là không phụ công những người phụ nữ ngày đêm miệt mài bên khung cửi. Những du khách trong nước cũng như ngoài nước khi đến với đồng bào các dân tộc vùng cao đều chọn những món quà ý nghĩa từ thổ cẩm để tặng bạn bè, người thân. Nhiều du khách còn chia sẻ lên các trang mạng xã hội, trang báo về cách làm vải thổ cẩm để nhiều người biết đến và đặc biệt hơn nữa thổ cẩm đã đi vào thời trang của các nhà thiết kế nổi tiếng được trình diễn trên trường quốc tế. Đây là cơ hội để quảng bá sản phẩm từ chất liệu thổ cẩm và giới thiệu với họ về vẻ đẹp, tài năng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của con người Việt Nam. Chính vì vậy bảo tồn và phát triển văn hóa thổ cẩm không chỉ là đầu tư và giới thiệu sản phẩm truyền thống này ra thế giới, mà còn là tạo điều kiện cho ngành thổ cẩm  Việt Nam được giao lưu học hỏi với ngành thổ cẩm của các quốc gia khác, nhằm vươn tới những tiến bộ mới trong kỹ thuật và những tiềm năng mới trong sáng tạo. 
Vậy là từ câu chuyện mưu sinh đời thường, các thế hệ ở làng nghề đã gìn giữ truyền thống theo kiểu “cầm tay chỉ việc” như thế đã bao đời nay. Cùng với sự phát triển kinh tế du lịch trong những năm gần đây, làng nghề thổ cẩm đã dần đi lên, đời sống bà con dần phát triển. Những đôi tay khéo léo kéo từng sợi chỉ, uốn từng nét hoa tỉ mỉ của những phụ nữ Mông, Dao đang dệt nên những mơ ước về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn. Chính vì thế mà thổ cẩm đã trở thành nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Việt Nam ta.
Qua việc tìm hiểu về nghề dệt vải thổ cẩm của dân tộc mình, em hiểu được giá trị văn hóa, nét đẹp truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Em mong muốn nghề dệt vải thổ cẩm sẽ được giữ gìn và phát triển. Để các sản phẩm từ vải thổ cẩm được giới thiệu đông đảo tới mọi người, mọi vùng miền trên khắp đất nước và bạn bè quốc tế.
 Nét đẹp truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc

File đính kèm:

  • docBAI_DU_THI_KIEN_THUC_LIEN_MON_VAN_9_20150725_033011.doc