Bài dự thi dạy học tích hợp theo chủ đề - Cảm nhận phần một bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng qua cái nhìn đa chiều - Năm học 2015-2016

*Nhóm 1: Tích hợp kiến thức VĂN HÓA.

Trình bày hiểu biết của em về nhà thơ Quang Dũng?

* Cuộc đời

* Sáng tác:

- Quê hương Đan Phượng - Hà Tây có ảnh hưởng gì tới hồn thơ Quang Dũng?

+ Sưu tầm những câu thơ viết về xứ Đoài

+ Sưu tầm Lễ hội ở Hà Tây, Văn hóa xứ Đoài

+ Nhận xét yếu tố quê hương ảnh hưởng như thế nào tới con người và hồn thơ Quang Dũng?

- Các sáng tác của Quang Dũng: Sưu tầm tranh, nhạc, các bài thơ của Quang Dũng.

- Bước 2: Nhóm 1 cử đại diện trình bày. Cả lớp theo dõi, thảo luận theo nhóm, đưa câu hỏi phản biện, bổ sung.

- Bước 3: Học sinh rút ra kiến thức cần nhớ.

- Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung, chỉnh sửa, chốt lại kiến thức và giới thiệu những tư liệu, hình ảnh minh họa.

 

doc12 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 850 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi dạy học tích hợp theo chủ đề - Cảm nhận phần một bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng qua cái nhìn đa chiều - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIẾU THÔNG TIN VỀ NHÓM GIÁO VIÊN DỰ THI 
	- Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố: Bắc Giang
	- Trường: THPT Ngô Sĩ Liên
	- Địa chỉ: 143 Ngô Gia Tự - Phường Ngô Quyền – Thành phố Bắc Giang
	 Điện thoại: 0240.3854.212 
 Email: ptngosilien@bacgiang.edu.vn
	- Họ và tên giáo viên:
	1. Trưởng nhóm: Đinh Thị Loan	
	 Ngày sinh: 13/11/1977 
 Môn: Ngữ văn
	Điện thoại: 0974303386 
 Email: dinhloan77@gmail.com
	2. Cộng sự: Lâm Thị Thành Chung	
	Ngày sinh: 11/9/1972 
 Môn: Ngữ văn
	Điện thoại: 0982.395.111 
 Email: thanhchunghh1@gmail.com
Tiết 19 - Đọc văn
 TÂY TIẾN 
 Quang Dũng (tiết 1)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 Giúp HS nắm được:
Kiến thức
* Học sinh cần nắm được:
- Vài nét về tác giả Quang Dũng.
- Về bài thơ Tây Tiến:
+ Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội nhưng mĩ lệ, trữ tình và hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa.
+ Những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh và giọng điệu.
* Học sinh vận dụng được các kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề trong bài học, cụ thể:
+ Địa lý: Nắm được đặc điểm địa hình Tây Bắc và vị trí địa lý của Tây Bắc. Thuỷ trình của Sông Mã trên dải đất Tây Bắc.
+ Lịch sử: Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 đến 1954. Tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Pháp, đặc biệt sau lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946.
+ Tiếng Việt: Nhạc điệu, nhịp điệu trong thơ.
+ Hội hoạ: Nghệ thuật phối hợp màu sắc, mảng khối và nguyên tắc của nó trong nghệ thuật vẽ tranh thuỷ mặc.
+ Giáo dục Công dân: Truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc.
+ Tin học: Vận dụng kiến thức khai thác mạng internet và trình bày văn bản trên word và Power point.
2. Kĩ năng: 
- Biết thu thập và xử lý các thông tin (đặc biệt trên mạng internet), viết và trình bày báo cáo về nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến. Từ đó cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ, mĩ lệ của thiên nhiên Tây Bắc và nét hào hùng, hào hoa, bi tráng của người lính Tây Tiến cùng những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
- Sử dụng các lược đồ, bản đồ địa lí để hiểu rõ hơn thiên nhiên Tây Bắc trong bài thơ, kiến thức lịch sử thấy được lòng yêu nước và quyết tâm chiến đấu của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp. 
- Hình thành được các kĩ năng phân tích và cảm thụ văn bản văn học.
- Bước đầu biết tổ chức và báo cáo khoa học. 
c. Thái độ: 
- Văn chương vốn là một bộ môn nghệ thuật ngôn từ, để cảm nhận sâu sắc một tác phẩm văn chương đòi hỏi học sinh phải biết huy động kiến thức ở nhiều bộ môn khác nhau. Do đó qua bài học cụ thể học sinh cần có ý thức rõ ràng và thái độ đúng đắn về giá trị, ý nghĩa của từng môn học, biết huy động linh hoạt kiến thức của các môn học trong nhà trường để tìm hiểu sâu sắc hơn một tác phẩm văn chương.
- Qua bài học các em có thêm niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú tìm hiểu các tác phẩm văn chương.
- Khâm phục, biết ơn, trân trọng những anh hùng đã có những đóng góp cho Tổ quốc.
- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước, lòng dũng cảm, tình đoàn kết quân - dân.
- Trách nhiệm của nhân dân ta nói chung và các thế hệ học sinh nói riêng trong việc bảo tồn các di sản văn học của dân tộc.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của Giáo viên:
- Máy chiếu, máy tính, loa đài, sách giáo khoa, sách tham khảo, giáo án và một số tư liệu liên quan.
- Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12.
- Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12, tập một.
- Sách giáo viên Ngữ văn lớp 12, tập một.
- Tranh ảnh liên quan tới nhà thơ Quang Dũng và đoàn quân Tây Tiến.
- Những hình ảnh về Văn hóa xứ Đoài - Sơn Tây.
- Lược đồ miền Tây Bắc.
- Clip đoàn vệ quốc quân.
- Các bài viết về đoàn quân Tây Tiến, những câu chuyện về đoàn quân Tây Tiến về nhà thơ quang Dũng.
- Phiếu giao việc cho học sinh.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12, tập một.
- Tìm tòi nghiên cứu, sử dụng sách giáo khoa, trang mạng internet, tài liệu tham khảo để hoàn thành các bài tập.
- Các sản phẩm do học sinh tự thiết kế (bản word hoặc power point). 
Lĩnh vực bài học và các môn tích hợp:
- Môn Địa lí lớp 12- Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa – Phần sông ngòi. Vị trí địa lí của con sông Mã, địa bàn miền Tây Bắc.
- Môn Lịch sử lớp 12- Bài 18 + 19 + 20: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1946 - 1954.
- Bài Tiếng Việt (Tiết 31): Thực hành một số phép tu từ ngữ âm - Lớp 12 tập một.
- Môn Giáo dục công dân lớp 10 - Bài: Lòng yêu nước - Truyền thống yêu nước của dân tộc.
- Môn Tin học lớp 10- Bài 22: Một số dịch vụ của internet. Cách khai thác các thông tin trên mạng.
- Môn Mĩ thuật lớp 9: Bài 16: Sơ lược về một số nền Mĩ thuật Châu Á.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp:
 - Trước khi diễn ra tiết học 5 ngày: Chia lớp thành 4 nhóm, giao việc cụ thể cho từng nhóm thông qua phiếu giao việc. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tòi nghiên cứu, sử dụng sách giáo khoa, mạng internet, tài kiệu tham khảo để hoàn thành các bài tập được giao.
- Trong tiết học: Hướng dẫn học sinh hoạt động theo tiến trình bài học: Học sinh trao đổi thảo luận, thuyết trình, phản biện và tự rút ra kiến thức cần nhớ trên từng đơn vị kiến thức dưới sự hướng dẫn của Giáo viên.
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Nhắc đến thơ ca kháng chiến chống Pháp chúng ta không thể không nhắc tới bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng. Bài thơ không chỉ là một tác phẩm xuất sắc nhất trong đời thơ Quang Dũng mà còn là tác phẩm xuất sắc của thơ ca Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Đi tìm hiểu bài học này các em có thể vận dụng kiến thức của nhiều môn học để khám phá vẻ đẹp riêng của tác phẩm và tài năng nghệ thuật của nhà thơ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
*Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm. 
- Bước 1: Giáo viên trên cơ sở đã giao việc cho học sinh cụ thể các nhóm, yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm của mình.
*Nhóm 1: Tích hợp kiến thức VĂN HÓA.
Trình bày hiểu biết của em về nhà thơ Quang Dũng?
* Cuộc đời
* Sáng tác:
- Quê hương Đan Phượng - Hà Tây có ảnh hưởng gì tới hồn thơ Quang Dũng? 
+ Sưu tầm những câu thơ viết về xứ Đoài 
+ Sưu tầm Lễ hội ở Hà Tây, Văn hóa xứ Đoài
+ Nhận xét yếu tố quê hương ảnh hưởng như thế nào tới con người và hồn thơ Quang Dũng?
- Các sáng tác của Quang Dũng: Sưu tầm tranh, nhạc, các bài thơ của Quang Dũng.
- Bước 2: Nhóm 1 cử đại diện trình bày. Cả lớp theo dõi, thảo luận theo nhóm, đưa câu hỏi phản biện, bổ sung.
- Bước 3: Học sinh rút ra kiến thức cần nhớ.
- Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung, chỉnh sửa, chốt lại kiến thức và giới thiệu những tư liệu, hình ảnh minh họa.
 (Bài giảng power point)
- Bước 5: Giáo viên yêu cầu nhóm 2 trình bày sản phẩm. 
*Nhóm 2: Tích hợp kiến thức LỊCH SỬ, ĐỊA LÝ, ÂM NHẠC.
Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến? Giới thiệu về đoàn quân Tây Tiến?
- Tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử Việt Nam giai đoạn 1946 – 1954. 
- Sưu tầm những câu chuyện, những hình ảnh về đoàn quân Tây Tiến.
- Liên hệ thêm một số bài thơ viết về người lính trong kháng chiến chống Pháp: Nhớ của Hồng Nguyên; Đồng chí của Chính Hữu và Hoan hô chiến sỹ Điện Biên của Tố Hữu để thấy điểm tương đồng và sự khác biệt. 
- Bước 6: Nhóm 2 cử đại diện trình bày. Cả lớp theo dõi, thảo luận theo nhóm, đưa câu hỏi phản biện, bổ sung.
- Bước 7: Học sinh rút ra kiến thức cần nhớ.
- Bước 8: Giáo viên nhận xét, bổ sung, chỉnh sửa, chốt lại kiến thức, cho học sinh nghe và xem 1 số đoạn Clip, hình ảnh minh hoạ.
 (Bài giảng power point và báo cáo của học sinh)
- Giáo viên phát vấn: Dựa vào mạnh cảm xúc mà Quang Dũng đã thể hiện, em hãy chia bố cục của bài thơ?
- Học sinh: Trao đổi, thảo luận và trả lời.
- Giáo viên: Nhận xét, chốt ý.
*Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc-hiểu văn bản.
- Bước 1: Giáo viên dẫn dắt học sinh tìm hiểu đoạn 1 bài thơ.
- Bước 2: Gọi đại diện Nhóm 3 báo cáo: Tích hợp kiến thức ĐỊA LÝ:
- Giới thiệu về địa hình núi rừng Tây Bắc? 
+ Sưu tầm tranh ảnh, lược đồ về núi rừng Tây Bắc.
+ Sử dụng lược đồ miền Tây Bắc để tìm hiểu con sông Mã (vị trí địa lí, dòng chảy, đặc điểm của con sông). Các địa danh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, Thanh Hóa nơi đoàn quân Tây Tiến đã sống, chiến đấu và gắn bó trong những năm kháng chiến chống Pháp.
+ Tìm hiểu về các địa danh mà bài thơ đã nhắc tới: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch ... 
- Bước 3: Nhóm 3 cử đại diện trình bày (địa hình, lược đồ miền Tây và thuỷ trình sông Mã). Cả lớp theo dõi, đưa câu hỏi phản biện, bổ sung.
- Bước 4: Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào 2 câu thơ đầu và đặt câu hỏi cho học sinh thảo luận trên cơ sở sản phẩm của nhóm.
- Câu hỏi thảo luận: Nhận xét về không gian thiên nhiên núi rừng Tây Bắc? Lí giải vì sao khi nhớ về Tây Tiến trước tiên nhà thơ lại gợi nhớ về sông Mã?
- Giáo viên sử dụng lược đồ miền Tây để dẫn dắt: Tây Bắc là vùng rừng núi hoang vu, hiểm trở. Dòng sông Mã chảy suốt dọc chiều dài Tây Bắc, nó như một chứng nhân lịch sử chứng kiến một thời Tây Tiến.
- Câu hỏi thảo luận: Tích hợp kiến thức TIẾNG VIỆT, nhận xét về cách gieo vần và nêu tác dụng về nghệ thuật của 2 câu thơ đầu?
- Học sinh: Trao đổi, thảo luận và trả lời.
- Giáo viên: Khái quát và chốt kiến thức.
 (Bài giảng power point)
- Giáo viên dẫn dắt: Theo mạch cảm xúc, hình ảnh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc và những kỷ niệm về đoàn quân Tây Tiến lần lượt hiện ra một cách cụ thể hơn trong những câu thơ tiếp theo.
- Bước 4: Giáo viên gọi đại diện nhóm 3 tiếp tục báo cáo về những địa danh mà đoàn quân Tây Tiến đã đi qua. Những kỉ niệm khó quên.
- Giáo viên chốt lại kiến thức và giới thiệu một số hình ảnh minh họa.
- Giáo viên gọi đại diện Nhóm 4 Tích hợp kiến thức TIẾNG VIỆT, ÂM NHẠC, HỘI HỌA: Dựng lại bức tranh thiên nhiên Tây Bắc - con đường hành quân mà người lính đã đi qua trong khổ thơ thứ nhất?
- Tìm hiểu về nghệ thuật phối màu sắc, đường nét, mảng khối trong hội họa.
- Tìm hiểu về các biện pháp tu từ ngữ âm 
- Tìm hiểu về cách thể hiện các tiết tấu, giai điệu của âm nhạc trong đoạn thơ
-> Từ đó thấy được thiên nhiên núi rừng Tây Bắc vừa hoang vu dữ dội, hiểm trở vừa thơ mộng trữ tình hiện lên qua tài năng nghệ thuật của nhà thơ.
- Bước 6: Nhóm 4 cử đại diện nhóm báo cáo. HS cả lớp thảo luận, rút ra kiến thức cần nhớ.
- Bước 7: Giáo viên chốt lại kiến thức và gợi ý cho học sinh qua tư liệu và hình ảnh minh họa.
- Học sinh: Quan sát, tưởng tượng.
- Bước 8: Trên cơ sở báo cáo của nhóm 4, giáo viên cho học sinh tiếp tục thảo luận và cảm nhận vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của thiên nhiên Tây Bắc.
- Câu hỏi thảo luận: Dựa vào đặc điểm thiên nhiên Tây Bắc, kết hợp với cảm xúc thực của tác giả trong bài thơ hãy chỉ ra thiên nhiên thơ mộng, trữ tình?
- Học sinh: Trao đổi thảo luận và trình bày.
- Giáo viên: Nhận xét, khái quát 
qua tư liệu và hình ảnh minh họa. (Bài giảng power point và báo cáo của học sinh)
- Câu hỏi thảo luận: Dựa trên báo cáo của nhóm 4 và kết quả thảo luận ở trên – sử dụng kiến thức HỘI HỌA nhận xét về nghệ thuật tả cảnh, tả người của nhà thơ ở đoạn 1?
- Học sinh: Trao đổi thảo luận và trả lời.
- Giáo viên: Nhận xét, khái quát và chốt ý.
I. TÌM HIỂU CHUNG 
1.Tác giả: 
a. Tiểu sử:
- Tên thật: Bùi Đình Diệm (1921-1988).
- Quê hương: Phượng Trì - Đan Phượng, Hà Tây.
- Bản thân: 
+ Là một trí thức Tiểu tư sản, sớm tham gia hoạt động Cách mạng.
+ Được lớn lên trên quê hương "Xứ Đoài mây trắng lắm" - nơi "đất đá ong khô nhiều ngấn lệ” -> Quang Dũng gắn bó sâu sắc với quê hương tâm hồn hồn hậu, phóng khoáng, nhạy cảm với thiên nhiên quê hương: 
 “Cách biệt bao lần quê Bất Bạt, 
 Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì 
 Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
 Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng ...”
+ Là một nghệ sĩ đa tài: Làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc vv lĩnh vực nào cũng thành công nhưng thành công nhất vẫn là thơ.
b. Sáng tác:
- Sáng tác chính: Mây đầu ô (1968), Thơ văn Quang Dũng (1988).
 MÂY ĐẦU Ô
 Mây ở đầu ô mây lang thang
 Ôi Chật làm sao
 Góc phố phường
 Mây ở đầu ô
 Hẹn những chân trời xa lạ...
- Đặc điểm thơ: Hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – Đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình. 
2. Văn bản:
a. Hoàn cảnh sáng tác: 
- Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập năm 1947 (Đây là giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, theo tiếng gọi của Đảng nhiều học sinh sinh viên đã lên đường tham gia kháng chiến với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”).
+ Nhiệm vụ: Phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt - Lào.
+ Địa bàn hoạt động: Rộng. Bao gồm các tỉnh Sơn la, Lai Châu, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa và cả Sầm Nưa - Thượng Lào.
+ Thành phần: Phần đông là thanh niên Hà Nội (nhiều sinh viên, học sinh).
+ Điều kiện sống và chiến đấu: Gian khổ, thiếu thốn, bệnh tật.
+ Tinh thần: Hào hùng, lãng mạn, lạc quan, yêu đời.
- Quang Dũng ra nhập đoàn quân Tây Tiến và làm đại đội trưởng ở đó. Cuối năm 1948 ở Phù Lưu Chanh (Hà Tây), khi Ông đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ ông đã viết bài thơ này. Bài thơ được in trong tập thơ “Mây đầu ô” (1986).
b. Bố cục: 4 đoạn 
- Đoạn 1: Từ đầu đến ... thơm nếp xôi.
=>Nỗi nhớ của tác giả về thiên nhiên Tây Bắc - con đường hành quân mà người lính Tây Tiến đã đi qua.
- Đoạn 2: Tiếp cho đến ... hoa đong đưa.
=>Nỗi nhớ của tác giả về đêm liên hoan văn nghệ của bộ đội và cảnh sông nước trong buổi chiều sương.
- Đoạn 3: Tiếp cho đến ... khúc độc hành.
=>Nỗi nhớ của tác giả về người lính Tây Tiến.
- Đoạn 4: Còn lại.
=> Cảm xúc của nhà thơ khi rời xa Tây Tiến. 
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN.
1. Đoạn 1: Nỗi nhớ của tác giả về thiên nhiên Tây Bắc - con đường hành quân mà người lính Tây Tiến đã đi qua.
a. Hai câu thơ đầu: 
 "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
 Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi".
- Mở đầu bài thơ, tiếng gọi “Tây Tiến ơi!” vang lên tha thiết. Tác giả đã biến tên một đơn vị bộ đội thành tên của một con người để chia sẻ nỗi niềm, để giãi bày nỗi nhớ: 
+ Gọi nhớ về sông Mã. 
+ Nhớ về núi rừng Tây Bắc.
+ Nhớ đoàn quân Tây Tiến.
- Nghệ thuật:
+ Điệp từ "nhớ" được lặp lại 2 lần đã diễn tả nỗi nhớ cồn cào đang ùa vào tâm trí Quang Dũng.
+ Gieo vần "ơi"-> tiếng gọi tha thiết kéo dài, vang xa va vào vách núi, dội lại thành nhiều tiếng khác.
+ Từ láy: “chơi vơi” -> một sáng tạo độc đáo của tác giả, chỉ tính chất của nỗi nhớ như bồng bềnh , lơ lửng
Hai câu thơ là nỗi nhớ khái quát, nỗi nhớ bao trùm bồi hồi, thiết tha, sâu lắng mà mãnh liệt của nhà thơ khi nhớ về Tây Tiến và núi rừng Tây Bắc.
b. Những câu thơ tiếp.
* Nhớ những địa danh Tây Bắc:
- Sài Khao 
- Mường Lát 
- Pha luông
- Mường Hịch
- Mai Châu
- Những câu chuyện liên quan tới đoàn quân Tây Tiến.
àCác địa danh: gợi lên sự xa ngái đối với chàng trai Hà Nội. Kỉ niệm cuộc sống nơi Tây Bắc gian khổ của người lính trên đường hành quân.
Những địa danh ấy hiện lên với những vẻ đẹp riêng: vừa dữ dội, khắc nghiệt, vừa thơ mộng, trữ tình để lại những kỉ niệm không thể nào quên cho người lính Hà Thành.
 * Nhớ thiên nhiên Tây Bắc - Con đường hành quân của người lính:
- Thiên nhiên Tây Bắc hiểm trở, dữ dội:
 "Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
 Heo hút cồn mây súng ngửi trời
 Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
 Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi".
- Sử dụng từ láy giàu tính gợi hình và biểu cảm : “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút” , những nét vẽ gân guốc, khoẻ khoắn gợi được nét hùng vĩ, hoang sơ của núi rừng Tây Bắc ” -> Biểu hiện thi trung hữu hoạ trong thơ Quang Dũng .
- Thủ pháp đối lập : "Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống" -> nhịp điệu câu thơ như bị bẻ đôi, gợi độ cao đến ngạt thở của con dốc. 
- Điệp từ "dốc": con đường hành quân vất vả.
- Từ ngữ độc đáo : “cồn mây”, “súng ngửi trời”, “bỏ quên đời”-> Nét hóm hỉnh, tài hoa của Quang Dũng. 
- Diễn đạt lạ hoá: đưa vào trong thơ một loạt địa danh: Sài Khao, Mường Lát, Mường Hịch, Pha Luông ... -> Gợi nét xa lạ, hoang vu, huyền bí của núi rừng Tây Bắc.
- Phối thanh: Sự đan xen giữa thanh trắc và thanh bằng một cách nghệ thuật-> Một bức tranh hài hoà về đường nét, đó cũng là đặc trưng về nghệ thuật hội hoạ.
- Nhạc điệu trầm hùng: được tạo ra từ nhịp thơ và sự phối hợp thanh điệu à Bước chân leo núi chậm, chắc, vất vả, cùng tiếng thở dốc của người lính.
Thiên nhiên dữ dội, hoang vu, hiểm trở đã gián tiếp thể hiện người lính Tây Tiến dũng cảm kiên cường cho dù có những mất mát hi sinh.
- Thiên nhiên Tây Bắc hoang vu, bí ẩn:
 "Chiều chiều oai linh thác gầm thét
 Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người"
+ Từ láy chỉ thời gian “Chiều chiều”, “đêm đêm” à gợi sự bí ẩn của đại ngàn.
+ Nghệ thuật dùng từ "trêu" à sự tinh nghịch của người lính.
Điều kiện chiến đấu vô cùng khắc nghiệt nhưng người lính Tây Tiến vẫn trẻ trung, hóm hỉnh, tinh nghịch -> các anh vượt lên hoàn cảnh để hoàn thành nhiệm vụ.
- Thiên nhiên Tây Bắc thơ mộng, trữ tình: 
+ Hình ảnh "hoa về trong đêm hơi" -> đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc.
+ Những nếp nhà nơi Pha Luông bồng bềnh trong sương rừng mưa núi, như trôi nổi giữa biển khơi.
à Những câu thơ nhiều thanh bằng khi nói đến nét thơ mộng, mềm mại của thiên nhiên: "hoa về trong đêm hơi", "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi", "Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” -> vẻ đẹp lãng mạn hào hoa của người lính Tây Tiến.
* Nhớ tình Quân - dân ấm áp: 
+ Sau chặng đường hành quân vất vả họ trở về và được sống trong tình cảm quân dân, được quây quần bên nồi "cơm lên khói", được tiếp xúc với “em” - cô sơn nữ, khiến bao nỗi mệt nhọc như bỗng chốc tiêu tan.
+ Từ “Nhớ ôi” đã bộc lộ nỗi nhớ da diết, cồn cào và trở thành kỷ niệm không thể nào quên.
à Những câu thơ vừa thể hiện tâm hồn hào hoa lãng mạn, vừa thể hiện tình cảm gắn bó tha thiết của người lính với nhân dân. 
Bằng bút pháp hiện thực và trữ tình đan xen, đoạn thơ đã dựng lại con đường hành quân giữa núi rừng Tây Bắc hiểm trở. Ở đó đoàn quân Tây Tiến đã trải qua cuộc hành quân đầy gian khổ nhưng cũng ấm áp tình người.
*Tóm lại: Đoạn thơ là bức tranh chân thực, sinh động được vẽ bằng ngôn ngữ giàu chất tạo hình, giàu nhạc điệu cùng với bút pháp tả thực và lãng mạn đã dựng lên bức tranh sinh động, có chiều sâu về cảnh hành quân của đoàn quân Tây Tiến trên cái nền thiên nhiên rừng núi hùng vĩ thơ mộng miền Tây. Trên nền thiên nhiên đó, nổi bật lên là hình ảnh đoàn quân Tây Tiến với những người lính trẻ trung tinh nghịch, trong gian khổ vẫn yêu đời, lãng mạn và rất mực hào hoa.
Qua đó ta cảm nhận được sự gắn bó sâu sắc, nỗi nhớ tha thiết của nhà thơ Quang Dũng về những ngày tháng chiến đấu trong đoàn quân Tây Tiến một thời, mãi mãi để nhớ và tự hào.
*Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò
- Hiểu biết của em về nhà thơ Quang Dũng?
- Nỗi nhớ của tác giả về thiên nhiên Tây Bắc - con đường hành quân mà người lính Tây Tiến đã đi qua.
- Tiếp tục tìm hiểu thêm về nhà thơ Quang Dũng, về đoàn quân Tây Tiến về vẻ đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ trong những năm kháng chiến.
- Chuẩn bị cho giờ sau (đoạn 2, 3, 4 của bài thơ Tây Tiến):
 + Sưu tầm tài liệu, những câu chuyện về người lính Tây Tiến.
 + Tích hợp kiến thức lịch sử, Tiếng việt để tìm hiểu những đoạn thơ còn lại.

File đính kèm:

  • docTuan_7_Tay_Tien.doc
Giáo án liên quan