Bài dự thi Cuộc thi tìm hiểu 85 năm truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Trường THPT Cửa ông

Câu 3: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã trải qua bao nhiêu lần Đại hội, hãy nêu các nhiệm kỳ Đại hội Đoàn? Kể tên các đồng chí nguyên là Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh từ khi thành lập tới nay?

Trả lời:

 Trong 85 năm xây dựng và trưởng thành, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức thành công 09 lần kỳ đại hội đại biểu toàn quốc.

• Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ I ( nhiệm kỳ 1950 – 1956 ): Tên gọi khi đó là Đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam , diễn ra từ ngày 7 đến ngày 14/2/1950 tại xã Cao Văn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Dự đại hội có hơn 400 đại biểu đại diện cho đoàn viên, thanh niên trên khắp mọi miền đất nước. Đại hội đã bầu ra BCH Trung ương Đoàn gồm 05 đồng chí, đồng chí Nguyễn Lam được bầu làm Bí thư Đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam.

• Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ II ( nhiệm kỳ 1956 – 1961 ) diễn ra từ ngày 25/10 đến 4/11/1956 tại Hà Nội, với sự tham dự của 479 đại biểu đại diện cho gần 500 nghìn đoàn viên, thanh niên trong cả nước. Đại hội đã bầu ra BCH Trung ương Đoàn gồm 30 đồng chí, đồng chí Nguyễn Lam được bầu lại làm Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn.

• Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ III ( nhiệm kỳ 1961 – 1980 ) diễn ra từ ngày 22 đến ngày 25/3/1961 tại Hà Nội, với sự tham dự của 677 đại biểu đại diện cho một triệu đoàn viên, thanh niên trong cả nước. Đại hội đã bầu ra BCH Trung ương Đoàn gồm 71 đồng chí. Được sự đồng ý của Bộ Chính trị và Bác Hồ, đại hội đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 là Ngày thành lập Đoàn. Sau đại hội, đồng chí Nguyễn Lam được Đảng điều động nhận nhiệm vụ mới, đồng chí Vũ Quang được cử làm Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn.

 

doc7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi Cuộc thi tìm hiểu 85 năm truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Trường THPT Cửa ông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI DỰ THI:
CUỘC THI TÌM HIỂU 85 NĂM TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
Họ và tên :.................................................................................
Lớp :..........................................................................................
Trường : THPT Cửa Ông
Câu 1: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành lập vào ngày, tháng, năm nào? Do ai sáng lập? Bạn hãy nêu tên 8 Đoàn viên TNCS đầu tiên?
Trả lời:
 Mùa xuân năm 1931, từ ngày 20 đến ngày 26/3, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2, Trung ương Đảng đã giành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn.
 Trước sự phát triển lớn mạnh của Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng 1.5000 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành tổ chức Đoàn từ xã, huyện đến cơ sở. Sự phát triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta. Đó là sự vận động khách quan phù hợp với cách mạng nước ta; đồng thời, phản ánh công lao trời biển của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng kính yêu – Người đã sáng lập và rèn luyện tổ chức Đoàn. Được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 – 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày sáng lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh.
 Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành lập ngày 26/3/1931 do Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập.
Tám đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh đầu tiên gồm:
Đ.c Lê Hữu Trọng, với bí danh là Lý Tự Trọng
Đ.c Đinh Chương Long, với bí danh là Lý Văn Minh
Đ.c Vương Thúc Thoại, với bí danh là Lý Thúc Chất
Đ.c Hoàng Tự, với bí danh là Lý Anh Tự
Đ.c Ngô Trí Thông, với bí danh là Lý Trí Thông
Đ.c Ngô Đức Hậu, với bí danh là Lý Phương Đức
Đ.c Nguyễn Thị Tích, với bí danh là Lý Phương Thuận
Đ.c Nguyễn Sinh Thản, với bí danh là Lý Nam Thanh
Câu 2: Hãy nêu những truyền thống vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh qua 85 năm phát triển và trưởng thành?
Trả lời:
 Trải qua 85 năm phát triển và trưởng thành dưới ngọn cờ của Đảng quang vinh và Bác Hồ kính yêu, tổ chức Đoàn đã xây đắp nên những truyền thống vẻ vang, đó là:
Truyền thống yêu nước nồng nàn, gắn bó thiết tha, trung thành tuyệt đối với Đảng, với nhân dân, với chế độ XHCN.
Truyền thống của đội quân xung kích cách mạng, dám đón lấy những nhiệm vụ nặng nề, dám đi đến những nơi khó khăn, gian khổ, dám suy nghĩ sáng tạo để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Truyền thống gắn bó đoàn kết trong lớp người cùng lứa tuổi, trong các tổ chức Đoàn và Hội; đoàn kết gắn bó với nhân dân; thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn, đặc biệt là vào những thời điểm phải đối mặt với kẻ thù hay thiên tai.
Truyền thống hiếu học, ham hiểu biết để tự mình nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật, quản lý và quân sự ... say mê sáng tạo trong hoạt động thực tiễn, để cống hiến cho sự nghiệp của dân tộc và của Đảng.
Câu 3: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã trải qua bao nhiêu lần Đại hội, hãy nêu các nhiệm kỳ Đại hội Đoàn? Kể tên các đồng chí nguyên là Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh từ khi thành lập tới nay?
Trả lời:
 Trong 85 năm xây dựng và trưởng thành, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức thành công 09 lần kỳ đại hội đại biểu toàn quốc.
Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ I ( nhiệm kỳ 1950 – 1956 ): Tên gọi khi đó là Đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam , diễn ra từ ngày 7 đến ngày 14/2/1950 tại xã Cao Văn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Dự đại hội có hơn 400 đại biểu đại diện cho đoàn viên, thanh niên trên khắp mọi miền đất nước. Đại hội đã bầu ra BCH Trung ương Đoàn gồm 05 đồng chí, đồng chí Nguyễn Lam được bầu làm Bí thư Đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam. 
Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ II ( nhiệm kỳ 1956 – 1961 ) diễn ra từ ngày 25/10 đến 4/11/1956 tại Hà Nội, với sự tham dự của 479 đại biểu đại diện cho gần 500 nghìn đoàn viên, thanh niên trong cả nước. Đại hội đã bầu ra BCH Trung ương Đoàn gồm 30 đồng chí, đồng chí Nguyễn Lam được bầu lại làm Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn.
Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ III ( nhiệm kỳ 1961 – 1980 ) diễn ra từ ngày 22 đến ngày 25/3/1961 tại Hà Nội, với sự tham dự của 677 đại biểu đại diện cho một triệu đoàn viên, thanh niên trong cả nước. Đại hội đã bầu ra BCH Trung ương Đoàn gồm 71 đồng chí. Được sự đồng ý của Bộ Chính trị và Bác Hồ, đại hội đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 là Ngày thành lập Đoàn. Sau đại hội, đồng chí Nguyễn Lam được Đảng điều động nhận nhiệm vụ mới, đồng chí Vũ Quang được cử làm Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn.
Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ IV (1976) đã ra quyết định Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh mang tên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ IV ( nhiệm kỳ 1980 – 1987 ) diễn ra từ ngày 20 đến ngày 22/11/1980 tại Hà Nội với sự tham dự của 623 đại biểu đại diện cho 4,3 triệu đoàn viên, thanh niên trong cả nước đã về dự đại hội. Đại hội đã bầu ra BCH Trung ương Đoàn gồm 113 đồng chí, đồng chí Đặng Quốc Bảo, Ủy viên BCH Trung ương Đảng được bầu làm Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn.
Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ V ( nhiệm kỳ 1987 – 1991 ) diễn ra từ ngày 27 đến ngày 30/11/1987 tại Hà Nội. Dự đại hội có 750 đại biểu đại diện cho 17 triệu đoàn viên, thanh niên trong cả nước. Đại hội đã bầu BCH Trung ương Đoàn gồm 150 đồng chí, đồng chí Hà Quang Dự được bầu làm Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn.
Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ VI ( nhiệm kỳ 1992 – 1997 ) diễn ra từ ngày 15 đến ngày 18/10/1992 tại Hà Nội. Dự đại hội có 797 đại biểu. Đại hội đã bầu BCH Trung ương Đoàn gồm 91 đồng chí, đồng chí Hồ Đức Việt được bầu làm Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn. Sau đại hội, tháng 2/1993 Hội nghị BCH Trung ương Đoàn lần thứ 2 (khóa VI) đã phát động hai phong trào lớn là: “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước”. 
 Tại Hội nghị BCH Trung ương Đoàn lần thứ 9, khóa VI, đồng chí Vũ Trọng Kim được bầu làm Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn thay đồng chí Hồ Đức Việt được Đảng điều động nhận nhiệm vụ mới.
Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ VII ( nhiệm kỳ 1997 – 2002) diễn ra từ ngày 26 đến 29/11/1997 tại Hà Nội. Dự đại hội có 899 đại biểu. Đại hội đã bầu BCH Trung ương Đoàn gồm 125 đồng chí, đồng chí Vũ Trọng Kim được bầu làm Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn. Đại hội đã quyết định tiếp tục phát triển hai phong trào “ Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước” lên một tầm cao mới.
 Tại Hội nghị BCH Trung ương Đoàn lần thứ 9, khóa VII (6/2001), đồng chí Hoàng Bình Quân được bầu làm Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn thay đồng chí Vũ Trọng Kim được Đảng phân công nhiệm vụ mới. 
Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ VIII ( nhiệm kỳ 2002 – 2007 ) diễn ra từ ngày 8 đến 11/12/2002, tại Hà Nội, với sự tham gia của 898 đại biểu. Đại hội đã bầu BCH Đoàn gồm 134 đồng chí, đồng chí Hoàng Bình Quân được bầu làm Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn. 
Ngày 1/4/2005, Bộ Chính trị ra Quyết định cử đồng chí Đào Ngọc Dung giữ trách nhiệm Quyền Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn. Tại Hội nghị BCH Trung ương Đoàn lần thứ 11, khóa VIII, ngày 13/1/2007, đồng chí Võ Văn Thưởng được bầu làm Bí thứ nhất BCH Trung ương Đoàn thay đồng chí Đào Ngọc Dung được Đảng phân công nhiệm vụ mới. 
Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ IX ( nhiệm kỳ 2007 – 2012) diễn ra từ ngày 17 đến ngày 21/12/2007 tại Hà Nội. Dự đại hội có 1033 đại biểu. Đại hội đã bầu BCH Trung ương Đoàn gồm 145 đồng chí, đồng chí Võ Văn Thưởng được bầu làm Bí thư thứ nhất. Đại hội đã phát động hai phong trào “Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”. 
Ngày 5/10/2011, tại Hội nghị BCH Trung ương Đoàn lần thứ 11, khóa IX, đồng chí Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Dự khuyết BCH Trung ương Đảng được bầu làm Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn ( khóa IX) thay đồng chí Võ Văn Thưởng được Đảng phân công nhiệm vụ mới.
Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ X ( nhiệm kỳ 2012 – 2017 ) diễn ra từ ngày 11 đến 14/12, tại Hà Nội, với sự tham gia của 1000 đại biểu đoàn viên ưu tú. Đại hội đã bầu BCH Trung ương Đoàn gồm 151 đồng chí, đồng chí Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Dự khuyết BCH Trung ương Đảng được bầu lại làm Bí thư thứ nhất. 
Câu 4: Hãy nêu tóm tắt nội dung 2 phong trào lớn: “Xung kích phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc” và “ Đồng hành với thanh niên lập thân lập nghiêp” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động?
Trả lời:
Xung kích phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc:
Xung kích phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế;
Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng;
Xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội;
Xung kích lao động, sáng tạo làm chủ khoa học cộng nghệ;
Xung kích bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đồng hành với thanh niên lập thân lập nghiệp:
Đồng hành với thanh niên trong học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ;
Đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp và việc làm;
Đồng hành với thanh niên trong nâng cao sức khỏe thể chất và đời sống văn hóa tinh thần;
Đồng hành với thanh niên trong phát triển kĩ năng xã hội.
Câu 5: Từ khi thành lập đến nay Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Ninh đã trải qua mấy kỳ Đại hội? Kể tên các đồng chí là Bí thư Tỉnh đoàn qua các thời kỳ?
Trả lời:
Tháng 9/1970, Đoàn thanh niên lao động Hồ Chí Minh ( nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ) tỉnh Quảng Ninh tiến hành đại hội lần thứ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (nhiệm kỳ 1970 – 1977) . Đại hội đã bầu BCH gồm 36 đồng chí, đồng chí Vũ Cẩm được bầu làm Bí thư Tỉnh đoàn. Năm 1975, đồng chí Vũ Cẩm chuyển công tác, đồng chí Nguyễn Tiến Thụ được bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh đoàn. Cuối năm 1976, đồng chí Nguyễn Tiến Thụ chuyển công tác, đồng chí Nguyễn Bình Giang được bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh đoàn.
Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Ninh lần thứ II (nhiệm kỳ 1977 – 1979) diễn ra trong tháng 7/1977. Dự đại hội có 197 đại biểu đại diện cho 54.733 đoàn viên, thanh niên trong toàn tỉnh. Đại hội đã bầu BCH Tỉnh đoàn gòm 39 đồng chí,đồng chí Nguyễn Bình Giang được bầu làm Bí thư Tỉnh đoàn.
Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Ninh lần thứ III (nhiệm kỳ 1979 – 1982) diễn ra trong tháng 10/1979. Dự đại hội có 242 đại biểu đại diễn cho 98.543 đoàn viên, thanh niên trong toàn tỉnh. Đại hội đã bầu ra BCH Tỉnh đoàn gồm 43 đồng chí,đồng chí Trương Thanh Hòe được bầu làm Bí thư Tỉnh đoàn. Sau Đại hội, đồng chí Vũ Mão được chỉ định thay đồng chí Trương Thanh Hòe làm Bí thư Tỉnh đoàn. Sau khi đồng chí Vũ Mão chuyển công tác, đồng chí Nguyễn Danh Ký được bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh đoàn.
Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV (nhiệm kỳ 1983 – 1987) diễn ra trong tháng 5/1983. Dự đại hội có 253 đại biểu đại diện cho 75.853 đoàn viên, thanh niên trong toàn tỉnh. Đại hội đã bầu ra BCH Tỉnh đoàn gồm 41 đồng chí, đồng chí Nguyễn Danh Ký được bầu làm Bí thư Tỉnh đoàn.
Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Ninh lần thứ V (nhiệm kỳ 1987 – 1992) diễn ra từ ngày 10 đến 12/11/1987. Dự đại hội có 246 đại biểu đại diện cho 80.853 đoàn viên, thanh niên trong toàn tỉnh. Đại hội đã bầu ra BCH Tỉnh đoàn gồm 43 đồng chí, đồng chí Hà Văn Hiền được bầu làm Bí thư Tỉnh đoàn. Năm 1990, đồng chí Hà Văn Hiền chuyển công tác, đồng chí Nguyễn Hồng Quân được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh đoàn.
Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Ninh lần thứ VI (nhiệm kỳ 1992 – 1997) diễn ra từ ngày 15 đến ngày 17/4/1992 tại thị xã Hồng Gai. Dự đại hội gồm có 251 đại biểu đại diện cho 56.181 đoàn viên, thanh niên trong toàn tỉnh. Đại hội đã bầu BCH Tỉnh đoàn gồm 39 đồng chí, đồng chí Nguyễn Hồng Quân được bầu làm Bí thư Tỉnh đoàn. Năm 1994, đồng chí Hà Minh Sơn, được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh đoàn thay đồng chí Nguyễn Hồng Quân chuyển công tác. Năm 1996, đồng chí Đặng huy Hậu được bầu làm Bí thư Tỉnh đoàn thay đồng chí Hà Minh Sơn chuyển công tác.
Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII (nhiệm kỳ 1997 – 2002) diễn ra từ ngày 08 đến ngày 10/10/1997 tại thành phố Hạ Long. Dự đại hội có 289 đại biểu đại diện cho 56.262 đoàn viên, thanh niên trong toàn tỉnh. Đại hội đã bầu ra BCH Tỉnh đoàn gồm 39 đồng chí, đồng chí Đặng Huy Hậu làm Bí thư Tỉnh đoàn. Tháng 9/2000, đồng chí Đặng Huy Hậu chuyển công tác, đồng chí Ngô Thị Minh được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh đoàn.
Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Ninh lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2002 – 2007) diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16/8/2002 tại thành phố Hạ Long. Dự đại hội gồm có 248 đại biểu đại diện cho 364.000 đoàn viên, thanh niên trong toàn tỉnh. Đại hội đã bầu ra BCH Tỉnh đoàn gồm 39 đồng chí, đồng chí Nguyễn Đức Thành được bầu làm Bí thư Tỉnh đoàn.
Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Ninh lần thứ IX (nhiệm kỳ 2007 – 2012 diễn ra từ ngày 27 đến ngày 29/8/2007 tại thành phố Hạ Long. Dự đại hội có 247/250 đại biểu chính thức đại diện cho 100.000 đoàn viên, thanh niên trong toàn tỉnh. Đại hội đã bầu ra BCH Tỉnh đoàn gồm 39 đồng chí, đồng chí Nguyễn Đức Thành được bầu làm Bí thư Tỉnh đoàn. Tháng 12/2009, đồng chí Nguyễn Đức Thành chuyển công tác, ngày 15/01/2010, Hội nghị Ban Chấp Hành Tỉnh đoàn lần thứ X ( khóa IX) nhiệm kỳ 2007-2012 đã bầu đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Phó Bí thư Thường trực giữ chức Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Ninh khóa IX.
Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Ninh lần thứ X diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16/8/2012 tại thành phố Hạ Long. Dự đại hội có 299 đại biểu đại diện cho hơn 140.000 đoàn viên, thanh niên trong toàn tỉnh. Đại hội đã bầu ra BCH Tỉnh đoàn gồm 45 đồng chí, đồng chí Hoàng Bá Nam được bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Ninh khóa X.
Câu 6: Từ thực tế quá trình lao động, học tập và công tác, đồng chí có đề xuất, đóng góp, sáng kiến để phong trào tuổi trẻ Quảng Ninh ngày càng phát triển, lớn mạnh và thật sự là người bạn đồng hành của giới trẻ?
Trả lời:
 Theo những gì được tiếp xúc, và hoạt động chung với những bạn đoàn viên, thanh niên khác trong cùng lứa tuổi, tôi thấy việc đưa mạng xã hội (Facebook, Twitter,...) làm một trong những cổng thông tin giúp các bạn nắm bắt tình hình cũng như các hoạt động đoàn nhanh hơn, gần gũi hơn. Bên cạnh đó, Tỉnh đoàn nên tổ chức thêm những cuộc thi trực tuyến và có sự tương tác giữa Ban tổ chức và người tham dự theo từng khung giờ để các bạn dễ dàng hiểu rõ cách thức tham gia, cơ cấu giải thưởng,... 

File đính kèm:

  • docbai_du_thi_85_nam_truyen_thong_ve_vang_cua_Doan_TNCS_Ho_Chi_Minh.doc
Giáo án liên quan