Bài dự thi cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học - Chủ đề: Tích hợp kiến thức khoa học giảng dạy bài “ Bài tập một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận - Phạm Thị Diệu

Tiết 14: BÀI TẬP

MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Qua bài học sinh nắm được

- Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận, biết áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau vào giải toán.

- Biết vận dụng kiến thức các môn: Vật lý, hình học vào giải toán, biết vận dụng linh hoạt sáng tạo để giải các bài toán có tính thực tiễn về tự nhiên và xã hội trong giai đoạn hiện nay.

2. Kỹ năng:

- Biết vận dụng kiến thức liên môn để giải một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận.

- Trình bày tốt các dạng bài tập về đại lượng tỉ lệ thuận.

- Biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo để giải các bài toán có tính thực tiễn về tự nhiên xã hội trong giai đoạn hiện nay.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức tự giác học tập và lòng say mê môn học.

- Có ý thức bảo vệ rừng.

- Có ý thức tốt khi tham gia giao thông.

4. Định hướng phát triển năng lực:

Thông qua bài học học sinh phát triển năng lực sau: Năng lực hợp tác, giao tiếp, tự học, năng lực tự quản lí, năng lực tư duy, sáng tạo tự giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH:

1. Giáo viên:

- Bài soạn

- Máy chiếu, máy tính, phiếu học tập.

- Sưu tập nội dung các bài toán sử dụng kiến thức liên môn và hiểu biết xã hội.

- Tìm hiểu về thực trạng xã hội hiện nay trên các lĩnh vực: Vật lý, hình học, giao thông, thiên nhiên, môi trường,

- Các hình ảnh minh họa các nội dung trên.

2. Học sinh:

- Kiến thức liên quan đến các bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận như tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, kiến thức của một số môn: Vật lý, hình học,

- Tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay những vấn đề thời sự nóng bỏng trong cả nước và trên toàn cầu.

III. PHƯƠNG PHÁP:

Gợi mở, vấn đáp, đan xen các họat động nhóm

IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên cho học sinh đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi sau:

 

doc15 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 801 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học - Chủ đề: Tích hợp kiến thức khoa học giảng dạy bài “ Bài tập một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận - Phạm Thị Diệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI DỰ THI CUỘC THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
CHỦ ĐỀ DỰ THI
TÍCH HỢP KIẾN THỨC KHOA HỌC GIẢNG DẠY BÀI
“ BÀI TẬP MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN ”
Lĩnh vực: Toán học
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN 
TRƯỜNG THPT TRẠI CAU
ĐỊA CHỈ: Thị trấn Trại Cau – Đồng Hỷ - Thái Nguyên
	ĐIỆN THOẠI: 0280.3821111 
 EMAIL: c3traicau@thainguyen.edu.vn
 	Họ và tên giáo viên:
	 Phạm Thị Diệu
	Điện thoại: 0975 382 114
Email: phamdieubk@gmail.com
Năm 2015
Nă
BÀI DỰ THI: DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
PHIẾU MIÊU TẢ GIÁO ÁN DỰ THI:
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
1. Chủ đề: 
Dạy học tích hợp các môn: Đại số, Hình học, Vật lý, Giáo dục công dân,. Thông qua chủ đề: “Bài tập một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận”
2. Mục tiêu dạy học:
- Kiến thức, kĩ năng, thái độ của các môn học sẽ đạt được trong bài này là: Môn đại số, hình học, môn vật lí, giáo dục công dân.
- Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn: Đại số - Hình học, Đại số - Vật lý, lồng ghép giữa Toán học với việc giáo dục ý thức tham gia giao thong, bảo vệ rừng.
- Thông qua bài học học sinh phát triển năng lực sau: Năng lực hợp tác, giao tiếp, tự học, năng lực tự quản lí, năng lực tư duy, sáng tạo tự giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học.
3. Đối tượng dạy học:
Học sinh khối 7
4. Ý nghĩa của bài học:
Gắn kết kiến thức, kĩ năng, thái độ các môn học với nhau, với thực tiễn đời sống xã hội, làm cho học sinh yêu thích môn học hơn và yêu cuộc sống hơn, có ý thức trong việc tham gia giao thông và bảo vệ rừng.
5. Thiết bị dạy học:
- Đèn chiếu
- Phiếu học tập
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
Do thời gian hạn chế sau đây Tôi chỉ giới thiệu sản phẩm Tôi đã thiết kế đó là mô tả hoạt động dạy và học qua giáo án toán 7 - Tự chọn tiết 14: Bài tập một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận.
Để dạy học theo chủ đề tích hợp các môn học đối với chủ đề Bài tập một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận cụ thể là đối với Tự chọn 7, tiết 14: Bài tập một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận. Tôi đã sưu tầm một số bài tập có liên quan đến các môn học khác như: Môn Vật lý, môn hình học. Để giải quyết được các bài toán này các em cần nắm được các kiến thức liên môn nói trên. Ngoài ra, Tôi còn đưa thêm bài toán liên quân đến tình trạng an toàn giao thông ở nước ta hiện nay và bài toán về rừng bị tàn phá trên thế giới qua đó liên hệ với viêc trồng và bảo vệ rừng ở nước ta.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh:
* Nội dung:
1. Vê kiến thức: Đánh giá ở 3 cấp độ
- Nhận biết
- Thông hiểu
- Vận dụng
2. Về kĩ năng: Đánh giá kĩ năng ở các cấp độ:
- Rèn kĩ năng giải bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận;
- Kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận.
3. Về thái độ: Đánh giá thái độ học sinh:
- Ý thức, tinh thần tham gia học tập;
- Tình cảm của học sinh đối với môn học và các môn học khác có liên quan.
* Cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập, sản phẩm của học sinh:
- GV đánh giá kết quả, sản phẩm của HS;
- HS tự đánh giá kết quả, sản phẩm của nhau (các nhóm)
Từ kết quả học tập của các em Tôi nhận thấy việc kết hợp kiến thức liên môn vào một môn học nào đó là một việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh. Giúp các em học sinh không những giỏi một môn mà cần biết cách kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau để trở thành một con người phát triển toàn diện, nâng cao năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh. Đồng thời, việc thực hiện những dự án này sẽ giúp người giáo viên dạy bộ môn không ngừng trau rồi kiến thức của các môn học khác để dạy bộ môn của mình tốt hơn, đạt kết quả cao hơn.
8. Các sản phẩm của HS:
- Phiếu học tập của HS vào giấy A4;
Bài giải trong vở của HS:
Tiết 14: BÀI TẬP
MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Qua bài học sinh nắm được
- Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận, biết áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau vào giải toán.
- Biết vận dụng kiến thức các môn: Vật lý, hình học vào giải toán, biết vận dụng linh hoạt sáng tạo để giải các bài toán có tính thực tiễn về tự nhiên và xã hội trong giai đoạn hiện nay.
2. Kỹ năng:
- Biết vận dụng kiến thức liên môn để giải một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận.
- Trình bày tốt các dạng bài tập về đại lượng tỉ lệ thuận.
- Biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo để giải các bài toán có tính thực tiễn về tự nhiên xã hội trong giai đoạn hiện nay.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tự giác học tập và lòng say mê môn học.
- Có ý thức bảo vệ rừng.
- Có ý thức tốt khi tham gia giao thông.
4. Định hướng phát triển năng lực: 
Thông qua bài học học sinh phát triển năng lực sau: Năng lực hợp tác, giao tiếp, tự học, năng lực tự quản lí, năng lực tư duy, sáng tạo tự giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH:
1. Giáo viên:
- Bài soạn
- Máy chiếu, máy tính, phiếu học tập.
- Sưu tập nội dung các bài toán sử dụng kiến thức liên môn và hiểu biết xã hội.
- Tìm hiểu về thực trạng xã hội hiện nay trên các lĩnh vực: Vật lý, hình học, giao thông, thiên nhiên, môi trường,
- Các hình ảnh minh họa các nội dung trên.
2. Học sinh:
- Kiến thức liên quan đến các bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận như tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, kiến thức của một số môn: Vật lý, hình học,
- Tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay những vấn đề thời sự nóng bỏng trong cả nước và trên toàn cầu.
III. PHƯƠNG PHÁP:
Gợi mở, vấn đáp, đan xen các họat động nhóm
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên cho học sinh đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi
Đáp án
Câu 1: Điền vào chỗ trống để được kết luận đúng:
Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức:(1).(với (2)), thì ta nói y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k.
(1):
(2): k là hằng số khác không
Câu 2 : Tìm chỗ sai và sửa lại cho đúng
Nếu và lần lượt là các giá trị tương ứng của hai đại lượng tỉ lệ thuận ta có : 
Sửa: 
hoặc 
Câu 3: Hãy nêu tính chất của dãy tỉ số bằng nhau?
Câu 4: Với V là thể tích của vật có khối lượng riêng là D thì khối lượng m của vật được tính bằng công thức:........
Câu 5: Hãy nêu công thức tính chu vi của một tam giác có độ dài ba cạnh lần lượt là a, b, c?
3. Bài mới: 
Đặt vấn đề: Vận dụng những kiến thức đã học của bài và một số kiến thức các môn vật lý, hình học,Trong giờ học hôm nay chúng ta sẽ cùng làm một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận có kiến thức liên quan đến một số môn khác như: Hình học, vật lý, xã hội,.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Bài toán có nội dung hình học.
GV chiếu đề bài toán lên màn chiếu.
Bài toán 1: Chu vi của một tam giác là 36m. Tính độ dài các cạnh của tam giác biết rằng chúng tỉ lệ với 3; 4; 5.
- GV cho HS tìm hiểu bài toán.
+ Bài toán cho biết điều gì?
+ Bài toán yêu câu gì?
+ GV: Nếu gọi độ dài các cạnh của tam giác lần lượt là x, y, z (m) thì điều kiện của x, y, z là gì?
+ Biết chu vi của tam giác là 36m thì ta có điều gì?
( Sử dụng kiến thức hình học)
+ Theo bài ba cạnh của tam giác tỉ lệ với 3; 4; 5 nghĩa là như thế nào?
+ Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có điều gì?
+ Hãy tìm x, y, z?
+ Hãy kết luận bài toán? 
+ GV trong bài toán trên chúng ta đã sử dụng những kiến thức hình học nào để giải bài toán?
GV liên hê: Như vậy hai môn hình học và đại số có quan hệ rất chặt chẽ vì vậy để học tốt môn toán các em cần học tốt cả hai môn hình học và đại số. Vậy để giải bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận có nội dung lồng ghép với các vấn đề xã hội ta làm thế nào? Ta cùng tìm hiểu trong bài toán sau:
HS: Tìm hiểu bài toán.
+ HS: Cho biết:
Chu vi của một tam giác là 36m,độ dài các cạnh của tam giác tỉ lệ với 3; 4; 5.
 + HS: Tính độ dài các cạnh của tam giác.
+ HS: 
+ HS: 
+ HS: 
+ HS: Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
+ HS: Suy ra: 
(Thỏa mãn điều kiện)
+ HS: Vậy độ dài các cạnh của tam giác lần lượt là: 9m, 12m, 15m.
+ HS: Sử dụng công thức tính chu vi của tam giác.
1. Bài toán có nôi dung hình học.
Bài toán 1:
Giải
Gọi độ dài các cạnh của tam giác lần lượt là x, y, z (m) 
Theo đề bài ta có: và
Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
Suy ra: 
(Thỏa mãn điều kiện)
Vậy độ dài các cạnh của tam giác lần lượt là: 9m, 12m, 15m.
Điều chỉnh, bổ sung:
Hoạt động 2: Bài toán có nội dung tự nhiên – xã hội
GV chiếu nội dung bài 2 và bài 3 lên màn chiếu
Bài toán 2: Số vụ tai nạn giao thông ở nước ta vào năm 2009, 2011, và 2013 lần lượt tỉ lệ với 2; 3;5. Tính số vụ tai nạn giao thông đã xảy ra trong những năm trên. Biết rằng số vụ tai nan giao thông của năm 2013 nhiều hơn năm 2009 là 6240 vụ.
Hãy điền vào phiếu sau để được lời giải hoàn chỉnh
 Giải
Gọi số vụ tai nạn giao thông đã xảy ra trong những năm 2009, 2011 và 2013 lần lượt là x, y, z (vụ) 
Theo bài ta có:
 và 
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
Suy ra: ..	
Vậy số vụ tai nạn giao thông trong những năm trên lần lượt là: .
Bài toán 3: Diện tích rừng trên thế giới bị chặt phá vào các năm 2002, 2007 và 2012 lần lượt tỉ lệ với 8, 9, 10. Tính diện tích rừng bị chặt phá vào các năm đó biết rằng tổng của diện tích rừng bị chặt phá vào các năm đó là 54 triệu ha.
Hãy điền vào phiếu sau để được lời giải hoàn chỉnh
Giải
Gọi diện tích rừng bị chặt phá vào các năm 2002, 2007, 2012 lần lượt là x, y, z (ha) 
Theo bài ta có:
 và 
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
Suy ra: ..	
Vậy diện tích rừng bị chặt phá vào các năm 2002, 2007, 2012 lần lượt là là: .
- GV yêu cầu học sinh đọc kĩ yêu cầu bài toán. Cho học sinh thảo luận theo nhóm và điền vào phiếu học tập.
- GV chia lớp làm 4 nhóm:
Nhóm 1+3: Làm PHT số 1
Nhóm 2+4: Làm PHT số 2
- GV cho học sinh trao đổi phiếu giữa các nhóm, học sinh chấm chéo lẫn nhau.
- GV nhận xét lời giải của các nhóm và chiếu lời giải chính xác.
+ GV em có nhận xét gì về tỉ lệ số vụ tại nạn giao thông ở nước ta trong những năm gần đây?
GV liên hệ: Như vậy trong những năm gần đây tỉ lệ những vụ tai nạn giao thông ở nước ta ngày càng tăng. Năm 2013 có khoảng 10400 vụ tức là bình quân mỗi ngày xảy ra khoảng gần 30 vụ tai nạn.
Có rất nhiều nguyên nhân gây tai nạn giao thông như : Do cơ sở hạ tầng, do chất lượng phương tiện tham gia giao thông, do sự thiếu hiểu biết và ý thức của người tham gia giao thôngVì vậy, để phòng tránh tai nạn giao thông xảy ra chúng ta cần tuân thủ các nguyên tắc an toàn khi tham gia giao thông.
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh vi phạm giao thông 
Dàn hang ngang khi đi trên đường.
Lái xe khi chưa đủ tuổi, không đội mũ bảo hiểm, đèo ba khi đi trên đường.
Đu bám nhau khi đi trên đường.
GV: Em có nhận xét gì về diện tích rừng ở nước ta hiện nay?
GV liên hệ: Hiện nay rừng của nước ta đang ngày càng thu hẹp. Nguyên nhân do: Nguồn lợi mà rừng đem lại rất lớn người dân khai thác rừng lấy gỗ để phục vụ lợi ích kinh doanh của mình, do sự thiếu hiểu biết của một số cá nhân, do quá trình đô thị hóa,.Rừng bị thu hẹp sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng như: Thiên tai, lũ lụt, biến đổi khí hậu, mất cân bằng sinh thái,Rừng có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người. Do vậy chúng ta cần phải có biện pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục ý thức bảo vệ rừng, khai thác một cách hợp lí,
GV cho HS quan sát một số hình ảnh rừng bị tàn phá và hậu quả của việc tàn phá rừng
Như vậy, chúng ta vừa làm bài toán có kiến thức liên quan đến môn hình học và sử dụng kiến thức về đại lượng tỉ lệ thuận để giải quyết bài toán thực tế. Vậy có bài toán nào về đại lượng tỉ lệ thuận mà có kiến thức liên quan đến môn vật lí không ta sang phần 3. Bài toán 3
- HS đọc kĩ đề bài và thảo luận theo nhóm
- HS kiểm tra chéo lẫn nhau
HS trả lời theo ý hiểu
HS chú ý nghe và quan sát
HS: Trả lời theo ý hiểu 
HS chú ý nghe và quan sát
2. Bài toán 2: Bài toán có nội dung tự nhiên - xã hội.
Bài toán 2:
Giải
Gọi số vụ tai nạn giao thông đã xảy ra trong những năm 2009, 2011 và 2013 lần lượt là x, y, z (vụ) 
Theo bài ta có:
 và 
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
Suy ra: 
( Thỏa mãn điều kiện)
Vậy số vụ tai nạn giao thông trong những năm trên lần lượt là: 4160,6240,10400 vụ
Bài toán 3:
Giải
Gọi diện tích rừng bị chặt phá vào các năm 2002, 2007, 2012 lần lượt là x, y, z (ha) 
Theo bài ta có:
 và 
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
Suy ra: 
( Thỏa mãn điều kiện) 
Vậy diện tích rừng bị chặt phá vào các năm 2002, 2007, 2012 lần lượt là là: 16, 18, 20 triệu ha. 
Điều chỉnh, bổ sung:
Hoạt đông 3: Bài toán có nội dung vật lý.
GV chiếu nội dung bài toán lên màn chiếu 
Bài toán 4: Hai thanh kim loại nhôm và sắt có thể tích bằng nhau, khối lượng riêng của chúng lần lượt là và .Hỏi mỗi thanh nặng bao nhiêu gam. Biết rằng tổng khối lượng của chúng là 1050g.
- GV cho HS tìm hiểu bài toán.
+ Bài toán cho biết điều gì?
+ Bài toán yêu cầu gì?
- Giáo viên nói: Nếu kí hiệu khối lượng và khối lượng riêng của thanh nhôm là , , khối lượng và khối lượng riêng của thanh sắt là , .
+ Khi biết tổng khối lượng của chúng là 1050g thì ta có phép toán giữa chúng như thế nào?
+ Hãy tóm tắt bài toán?
+ Trong bài toán thì hai đại lượng nào là hai đại lượng tỉ lệ thuận? Vì sao? ( Sử dụng kết hợp với kiến thức vật lý để giải thích)
+ Khối lượng có mấy giá tri, khối lượng riêng có mấy giá trị?
+ Nêu tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận cần áp dụng vào bài?
- GV gọi 1 học sinh lên bàng trình bày bài toán, các học sinh khác làm vào vở.
- GV cho học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, cho điểm, chiếu lời giải lên màn chiếu.
+ Để giải bài tập này ta đã sử dụng kiến thức nào của môn vật lý?
GV liên hệ: Vậy để học tốt môn toán ta cần phải nắm được kiến thức của môn vật lý và ngược lại.
- HS: Tìm hiểu bài toán.
+ Cho biết: Hai thanh kim loại nhôm và sắt có thể tích bằng nhau, khối lượng riêng của chúng lần lượt là và ,tổng khối lượng của chúng là 1050g.
+ HS: Yêu cầu:
Tìm khối lượng của mỗi thanh.
+ HS: 
+ HS: 
Tóm tắt: Cho biết
Tìm: , 
+ HS: Vì , là hằng số
 (Hai thanh có thể tích bằng nhau) nên và là hai đại lượng tỉ lệ thuận.
+ HS: 
Khối lượng có 2 giá tri,
khối lượng riêng có 2 giá trị.
+ HS: Tỉ số hai giá trị tương ứng của chúng luôn không đổi ( bằng hệ số tỉ lệ).
- 1 học sinh lên bàng trình bày bài toán các học sinh khác làm vào vở.
- HS: Nhận xét, bổ sung 
- HS: Chú ý và ghi nhận kết quả.
+ HS: Công thức tính khối lượng của vật để tìm ra hai đại lượng tỉ lệ thuận là khối lượng và khối lượng riêng.
3. Bài toán có nội dung vật lí
Bài toán 4:
Tóm tắt: Cho biết
Tìm: , 
Giải
Gọi khối lượng của hai thanh nhôm và sắt lần lượt là: và , .
Vì khối lượng và khối lượng riêng là hai đai lượng tỉ lệ thuận với nhau nên: 
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
Suy ra:
 Vậy: Khối lượng của hai thanh nhôm và sắt lần lượt là: 270g, 780g.
Điều chỉnh, bổ sung:
4. Củng cố: 
GV cho HS hệ thống lại các dang bài tập đã làm nhấn mạnh cách xác định các đai lượng tỉ lệ thuân và vận dụng các tính chất của dãy tỉ số bằng nhau vào giải toán. Qua đó giáo dục, tuyên truyền ý thức cho HS khi tham gia giao thong và bảo vệ rừng
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ghi nhớ cách xác định hai đại lượng tỉ lệ thuận.
- Ghi nhớ cách vận dụng tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận.
- Biết vận dụng kiến thức các môn khác vào giải toán.
- Xem và làm lại những bài đã giải.
- Làm các bài tập còn lại trong SGK + SBT
V. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT TRẠI CAU
PHIẾU CHẤM ĐIỂM
CUỘC THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC NĂM HỌC 2014-2015
Họ và tên người đánh giá xếp loại:.	
Đơn vị công tác:	.	
GV/nhóm GV được đánh giá:	.....
Tên chủ đề:	.....
Các mặt
Các yêu cầu
Điểm
Điểm chấm
Mục tiêu
1
Mục tiêu của dự án dạy học được xác định rõ ràng, gắn liền với yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ của Chương trình giáo dục phổ thông. 
2
2
Chỉ rõ được các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng (năng lực) cần đạt được
2
Tính
thực tiễn
3
Dự án gắn liền với thực tiễn cuộc sống.
4
4
Dự án gắn liền với thực tiễn dạy học.
4
Tổ chức
dạy học
5
Các hoạt động dạy học được thiết kế hướng tới người học
2
6
Các hoạt động dạy học được thiết kế thúc đẩy sự tìm tòi, khám phá, tự học của học sinh
2
Phương pháp DH, phương pháp KTĐG
7
Vận dụng phương pháp dạy học tích cực, hình thành và phát triển năng lực của người học.
2
8
Phương pháp kiểm tra đánh giá học làm người học học tập tích cực, hình thành và phát triển năng lực của người học
2
Ứng dụng
CNTT
9
CNTT được sử dụng một cách hợp lí, sáng tạo để hỗ trợ các hoạt động dạy, học
2
10
CNTT giúp nâng cao hiệu quả dạy học
2
Kết quả
dạy học
11
Phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 
3
12
Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh. 
3
Điểm tổng:./30
Nhận xét chung:.................................................................................
Xếp loại: 
A: 27 - 30;
B: 24 - 26,75;
C: 21 - 23,75;
D: 18 - 20,75.
KXL: Không xếp loại
 Người đánh giá xếp loại
 (Ký ghi rõ họ tên)

File đính kèm:

  • docmot_so_bai_toan_ve_dai_luong_ti_le_thuan.doc