Bài dự thi “Áng tem thư kể chuyện Bác Hồ”
Bộ tem “ Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh vĩ đại” –
(19/ 5/ 1890 - 19/ 5/ 1990) là bộ tem mang ý nghĩa trọng đại nhất, vì chính năm này, tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc ( UNESCO) đã công nhận Chủ Tịch Hồ Chí Minh là “ Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà Văn hóa kiệt xuất Việt Nam”. Bộ tem gồm 5 mẫu: “ Đường cách mạng – nhà yêu nước – nhà thơ”; “ Hồ Chí Minh- Người dẫn dắt mọi thắng lợi của cách mạng Việt nam”; Miền Nam đang ở trong trái tim tôi”; “ Đoàn kết là sức mạnh”; “ Vì lợi ích trăm năm trồng người” và 1 bloc “ Việt Nam- Hồ Chí Minh, lãnh tụ, nhà thơ”.
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN PHÚ LƯƠNG TRƯỜNG THCS PHẤN MỄ I BÀI DỰ THI “ÁNG TEM THƯ KỂ CHUYỆN BÁC HỒ” Họ và tên: Đặng Đăng Trung Sinh ngày: 06/ 06/ 2000 Trường: Trung học cơ sở Phấn Mễ 1 Lớp: 9B Địa chỉ trường: Xóm Mỹ Khánh – Xã Phấn Mễ - Huyện Phú Lương – Tỉnh Thái Nguyên Phấn Mễ, tháng 4 năm 2015 BÀI DỰ THI “Áng tem thư kể chuyện Bác Hồ” - Năm 2015 Câu 1 : Em hãy cho biết tới nay, Bưu Điện Việt Nam đã có bao nhiêu lần phát hành tem để kỷ niệm ngày sinh của Bác Hồ? Trả lời: “ Bác Hồ là vị cha chung Là sao Bắc Đẩu, là vầng Thái Dương” Để bày tỏ lòng biết ơn của nhân dân đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, Bưu chính Việt Nam đã phát hành những bộ tem đặc biệt về Bác. Tới nay, Bưu Điện Việt Nam đã 21 lần phát hành tem để kỷ niệm ngày sinh của Bác Hồ. Sau đây, em xin giới thiệu bộ sưu tập tem về Bác: Năm 1949, Bưu chính Việt Nam đã phát hành bộ tem đầu tiên mừng thọ Bác Hồ: “Kỷ niệm lần thứ 59 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” gồm 2 mẫu do họa sĩ Nguyễn Sáng thiết kế. Năm 1951, Bưu chính Việt Nam đã phát hành bộ tem: “: “Kỷ niệm lần thứ 61 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” gồm 3 mẫu do họa sĩ Bùi Trang Chước thiết kế. Sáu năm sau, ngày 19/ 5/ 1957, là bộ tem gồm 4 mẫu: “Kỷ niệm lần thứ 67 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Chúng ta có thể nhìn thấy vầng trán cao cùng đôi mắt và nét mặt ẩn chứa đầy niềm trăn trở đầy suy tư của Bác trước vận mệnh của đất nước. Ngày 19/ 5/ 1960, là bộ tem: “Kỷ niệm 70 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” gồm 3 mẫu và 2 bloc. Trong tem hình ảnh Bác trong bộ Ka-ki quen thuộc tươi cười, ôm các cháu thiếu nhi đang dâng lên những đóa sen hồng thơm ngát. Trong bloc còn in chữ ký của Người bên dưới. Ngày 19/ 5/ 1965, là bộ tem: “Kỷ niệm 75 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” gồm 2 mẫu do họa sĩ Trịnh Quốc Thụ thiết kế. Cũng trong năm 1965, mẫu tem “ Chủ tịch Hồ Chí Minh” nằm trong bộ tem “ Lãnh tụ” cũng được phát hành để mừng thọ Bác 75 tuổi, là mẫu tem được in khắc thép đầu tiên và duy nhất. Ngày 19/ 5/ 1970, là bộ tem: “Kỷ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” gồm 3 mẫu và 2 bloc cũng do họa sĩ Trịnh Quốc Thu thiết kế. Đây là bộ tem phát hành khi Bác đã đi xa trong niềm tiếc thương vô hạn của cả dân tộc. Một năm sau, ngày 19/ 5/ 1971 là bộ tem: “Kỷ niệm 81 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” ” gồm 4 mẫu và 1 bloc do họa sĩ Bùi Trang Chước thiết kế, mang hình huy hiệu “ Hồ Chủ Tịch” với chân dung Bác nhìn nghiêng, phía dưới đề 4 chữ: “ Người tốt, việc tốt” Ngày 19/ 5/ 1972 là bộ tem: “Kỷ niệm 82 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” gồm 2 mẫu do họa sĩ Trịnh Quốc Thụ thiết kế, trên tem có hình ảnh Làng Sen, Kim Liên – nơi Bác được sinh ra và lớn lên và ngôi nhà sàn bình dị trong vườn Phủ Chủ Tịch – nơi Bác sống và làm việc. Sau ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 19/ 5/ 1975, bộ tem: “Kỷ niệm 85 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” gồm 2 mẫu do họa sĩ Trịnh Quốc Thụ thiết kế, trên tem có hình ảnh Bác Hồ tươi cười trong bộ Ka-ki vàng tranh, đưa tay vẫy chào đồng bào cả nước, gợi cho chúng ta nghĩ đến lời bài hát “ Như có Bác trong ngày vui đại thắng” Ngày 19/ 5/ 1978, là bộ tem: “Kỷ niệm 88 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” gồm 2 mẫu do các họa sĩ Trần Lương, Đặng Quý Quyền, Đỗ Việt Tuấn thiết kế, thể hiện hình ảnh “ Bác bắt nhịp bài ca kết đoàn” và hình ảnh Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, nơi Bác yên giấc đời đời. Ngày 19/ 5/ 1980, là bộ tem: “Kỷ niệm 90 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” gồm 2 mẫu. Chân dung người thanh niên yêu nước Nguyễn ái Quốc hoạt động ở Liên Xô những năm 20 và chân dung Hồ Chủ Tịch những năm cuối đời do họa sĩ Trịnh Quốc Thụ thiết kế. Ngày 19/ 5/ 1985, là bộ tem: “Kỷ niệm 95 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” gồm 4 mẫu và 1 bloc được in ở Cuba do họa sĩ Nguyễn Hiệp thiết kế thể hiện các hình ảnh: “ Hồ Chủ Tịch quan sát trận địa Đông Khê 1950; “ Bác Hồ đọc sách”; “ Chân dung Hồ Chủ Tịch”; và “ Bác Hồ làm việc ở vườn Phủ Chủ Tịch”. Bộ tem “ Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh vĩ đại” – (19/ 5/ 1890 - 19/ 5/ 1990) là bộ tem mang ý nghĩa trọng đại nhất, vì chính năm này, tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc ( UNESCO) đã công nhận Chủ Tịch Hồ Chí Minh là “ Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà Văn hóa kiệt xuất Việt Nam”. Bộ tem gồm 5 mẫu: “ Đường cách mạng – nhà yêu nước – nhà thơ”; “ Hồ Chí Minh- Người dẫn dắt mọi thắng lợi của cách mạng Việt nam”; Miền Nam đang ở trong trái tim tôi”; “ Đoàn kết là sức mạnh”; “ Vì lợi ích trăm năm trồng người” và 1 bloc “ Việt Nam- Hồ Chí Minh, lãnh tụ, nhà thơ”. Ngày 14/ 8/ 1995, là mẫu tem: “Kỷ niệm 105 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” gồm 4 mẫu và 1 bloc được in ở Cuba do họa sĩ Đỗ Lệnh Tuấn thiết kế, với hình ảnh Bác Hồ đang bế cháu thiếu nhi, thể hiện tình cảm dạt dào của Bác Hồ với thiếu nhi. Ngày 19/ 5/ 2000, là bộ tem: “Kỷ niệm 110 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” gồm 1 mẫu do họa sĩ Hoàng Thúy Liệu thiết kế, thể hiện chân dung Hồ Chủ Tịch và ngôi nhà thân thương ở Làng Sen – quê nội và nơi ở của Người lúc nhỏ. Ngày 19/ 5/ 2001, mẫu tem mang hình ảnh Bác được phat hành mang tên “ Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Mặt Trận Việt Minh – 19/ 5/ 1941 – 19/ 5/ 2001) - Năm 2010 là dịp kỷ niệm 120 năm ngày sinh Bác Hồ và kỷ niệm 20 năm UNESCO công nhận Người là “Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam” (1990 - 2010), ngày 16-05, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức phát hành đặc biệt tại Nghệ An bộ tem “Kỷ niệm 120 năm sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” gồm 1 mẫu do họa sĩ Đỗ Lệnh Tuấn thiết kế với hình ảnh trung tâm là chân dung Bác Hồ với nét mặt đôn hậu, bao dung; đôi mắt sáng hiền từ, nhân áilà nét đẹp bình dị nhưng vô cùng thanh cao trong tâm hồn của Người; vầng hào quang tỏa ánh hồng rực rỡ tượng trưng cho tư tưởng của Người, là kim chỉ nam soi đường chỉ lối cho Cách mạng Việt Nam. Bên dưới chân dung Bác là hình ảnh hoa sen, loài hoa tượng trưng cho những giá trị đạo đức cao đẹp của Người, thuần khiết, thánh thiện và tươi sáng. Hình ảnh thân thương gần gũi và kính yêu của Bác Hồ xuất hiện rất rất nhiều trên tem Bưu chính nước ta và cả trên tem nước ngoài, đó cũng chính là một kho tàng văn hóa quý báu mà chúng ta cần phải biết trân trọng, giữ gìn truyền lưu cho muôn đời sau, để đúng với nguyện vọng của hàng chục triệu người Việt Nam: "Hồ Chủ tịch vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta". Câu 2 : Em hãy sắp xếp các mẫu tem sau đây theo trình tự thời gian diễn ra các sự kiện lịch sử được thể hiện trên đó: Tem số 1 Tem số 2 Tem số 3 Tem số 1: Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập vào ngày Quốc Khánh 2 - 9 - 1945 Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình lịch sử, thay mặt Chính phủ lâm thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc Lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa – Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Tem số 2: Hồ Chủ Tịch quan sát trận địa (Đông Khê 1950) – Mở đầu cho Chiến dịch Biên giới toàn thắng Cuối tháng 8/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên Cao Bằng để cùng Bộ chỉ huy trực tiếp chỉ đạo chiến dịch. Đến 16/ 9/ 1950, quân ta nổ súng đánh đồn Đông Khê, cũng là lúc Bác Hồ ra sở chỉ huy tiền phương, trực tiếp quan sát đồn Đông Khê, điều đó đã gây xúc động mạnh mẽ trong lòng cán bộ chiến sỹ, đặc biệt là với nhân dân các dân tộc Cao Bằng, khắp mặt trận nô nức thi đua lập chiến công. Lúc 10 giờ sáng ngày 18/ 9/1950 ta hoàn toàn thắng lợi, làm chủ mặt trận Đông Khê. Tem số 3: Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/ 5/ 1954 17h30 ngày 7/ 5/ 1954, những trận pháo kích của bộ đội ta nhắm thẳng vào sở chỉ huy địch. Tướng Đờ-cat-tơ-ri và toàn bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm của địch bị bắt sống. Sau 56 ngày đêm chiến đấu cực kỳ anh dũng, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến chống Pháp xâm lược. Đã được ghi vào lịch sử như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa ở thế kỷ 20 và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi, đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Cờ quyết chiến, quyết thắng tung Giây phút Đờ Cát run rẩy xin hàng bay trên nắp hầm Đờ Cát Câu 3 : Em hãy kể những gì em biết về các hình ảnh trên bloc tem kỷ niệm dưới đây: Trả lời: Hình ảnh trên bloc là Bộ tem “Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại” (19/ 05/ 1890 – 19/ 05/ 1990) là bộ tem mang ý nghĩa trọng đại nhất, vì chính năm này, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã công nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam”. Bưu chính nước ta phát hành bộ tem đặc biệt này vào ngày 11/ 05/ 1990, sớm hơn ngày sinh của Bác 8 ngày. Bộ tem này do họa sĩ Trần Thế Vinh thiết kế, đoạt giải cao nhất trong cuộc thi vẽ tem do Tổng cục Bưu điện Việt Nam tổ chức. Bộ tem gồm 5 mẫu: "Đường cách mạng - nhà yêu nước - nhà thơ", "Hồ Chí Minh - Người dẫn dắt mọi thắng lợi của Cách mạng Việt Nam", "Miền Nam đang ở trong trái tim tôi", "Đoàn kết là sức mạnh", "Vì lợi ích trăm năm trồng người" và 1 bloc "Việt Nam - Hồ Chí Minh, lãnh tụ - nhà thơ" được trình bày rất đẹp và trang trọng, có chữ ký của Bác Hồ và biểu trưng UNESCO. Câu 4 : Em hãy cho biết bộ tem do Bưu Điện Việt Nam phát hành gần đây nhất có hình ảnh Bác Hồ là bộ tem nào ? Em biết gì về bộ tem đó ? Là bộ tem “Kỷ niệm 120 năm sinh Chủ tịch Hồ ChíMinh” - Năm 2010 là dịp kỷ niệm 120 năm ngày sinh Bác Hồ và kỷ niệm 20 năm UNESCO công nhận Người là “Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam” (1990 - 2010), ngày 16-05, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức phát hành đặc biệt tại Nghệ An bộ tem “Kỷ niệm 120 năm sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” gồm 1 mẫu do họa sĩ Đỗ Lệnh Tuấn thiết kế với hình ảnh trung tâm là chân dung Bác Hồ với nét mặt đôn hậu, bao dung; đôi mắt sáng hiền từ, nhân áilà nét đẹp bình dị nhưng vô cùng thanh cao trong tâm hồn của Người; vầng hào quang tỏa ánh hồng rực rỡ tượng trưng cho tư tưởng của Người, là kim chỉ nam soi đường chỉ lối cho Cách mạng Việt Nam. Bên dưới chân dung Bác là hình ảnh hoa sen, loài hoa tượng trưng cho những giá trị đạo đức cao đẹp của Người, thuần khiết, thánh thiện và tươi sáng. Câu 5 : Em hãy kể lại một câu chuyện về việc học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy của em hoặc của người mà em biết. Từ khi chúng em bắt đầu đi học, các thầy cô đã dạy cho chúng em “ Năm điều Bác Hồ dạy” và những lời dạy đó luôn được treo trang trọng tại phòng học để hàng ngày chúng em tự nhủ phải thực hiện tốt những lời dạy đó. Trong những năm gần đây, phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được triển khai rộng khắp cả nước. Với chúng em, tư tưởng của Người được chúng em tìm hiểu trong các giờ chào cờ đầu tuần, trong các giờ Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và trong các giờ sinh hoạt lớp. Vì vậy, ở trường em có rất nhiều tấm gương tốt trong học tập, lao động và làm theo lời Bác Hồ dạy. Nhưng em xin kể lại một câu chuyện đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. Anh Dương Xuân Chí - học sinh lớp 9B (Năm học: 2013- 2014) trường THCS Phấn Mễ I sinh ra trong một gia đình làm nông nghiệp còn nhiều khó khăn ở xóm Tân Bình, xã Vô Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Do công việc làm ăn nên bố mẹ anh thường xuyên phải đi làm xa nhà không có điều kiện thường xuyên chăm sóc cho hai anh em Chí. Anh Chí phải ở nhà cùng với bà nội và một em nhỏ. Là anh lớn trong gia đình ngoài việc học tập ở trường, về nhà Anh Chí phải chăm sóc cho em và giúp bà nội làm việc nhà. Ngày 25/ 3/ 2013, trong khi cùng cả lớp lao động dọn hội trường UBND xã Phấn Mễ chuẩn bị cho ngày sinh hoạt Câu lạc bộ "Em yêu sử học" của liên đội, Anh Chí đã thấy một xấp tiền 100.000đ trong ngăn bàn rơi ra. Mặc dù chưa bao giờ được nhìn thấy số tiền nhiều như vậy nhưng Anh Chí đã không đắn đo báo cáo với Ban giám hiệu nhà trường và đem số tiền 1.200.000đ lên nộp cho phòng hành chính của UBND xã Phấn Mễ để trả lại cho người bị mất. Tấm gương trung thực, thật thà của anh đã gây xúc động cho cán bộ UBND xã và nhân dân chứng kiến sự việc. Trong buổi chào cờ đầu tuần ở trường anh đã được tuyên dương trước cờ và là tấm gương cho tất cả các bạn trong liên đội học tập. Người bị mất số tiền xúc động nhận lại số tiền bị rơi, cùng có mặt tại nhà trường có đại diện BGH và đại diện UBND xã Phấn Mễ cảm ơn và trao quà khen việc làm tốt của anh Dương Xuân Chí ( Ảnh được chụp tại phòng Hiệu trưởng)
File đính kèm:
- Bai_van_Ang_tem_thu_ke_chuyen_Bac_Ho_20150725_033210.doc