Bài dự thi 70 năm lịch sử vẻ vang lực lượng vũ trang tỉnh Đồng Nai

3. Giai đoạn 1951 - 7/1954:

3.1. Tổ chức lực lượng vũ trang:

- Theo yêu cầu tổ chức chiến trường Thủ Dầu Một - Biên Hòa hợp nhất thành tỉnh Thủ Biên. Đ/c Huỳnh Văn Nghệ từ khu trưởng về làm tỉnh đội trưởng Thủ Biên. Đơn vị vũ trang chủ lực của tỉnh là tiểu đoàn 303, mỗi huyện đều có đại đội địa phương, hoặc đội vũ trang tuyên truyền (với những vùng địch tạm chiếm như Xuân Lộc hay đô thị như thị xã Biên Hòa). Tỉnh Thủ Biên còn có đội biệt động tỉnh có hoạt động ở các thị xã, thị trấn.

3.2 Hoạt động và chiến công của LLVT địa phương:

- Phát huy sở trường đánh giao thông đường bộ, đường sắt - Chiều 15/7/1951 Tiểu đoàn 303 phối hợp với đại đội Lam sơn của Vĩnh Cửu và lực lượng vũ trang tuyên truyền huyện Xuân Lộc tổ chức đánh Chi khu Trảng Bom. Tỉnh đội trưởng Huỳnh Văn Nghệ trực tiếp chỉ huy trận đánh. Kết quả ta tiêu diệt 50 lính Âu Phi, bắt sống 50 tên khác phá hủy một xe tăng, thu 200 súng các loại (trong đó có 3 đại liên, sáu trung liên, hai súng cối 81 ly) hàng chục tấn đạn dược, thực phẩm và năm ngàn đồng tiền Đông Dương ngân hàng. Chiến thắng Trảng Bom gây tiếng vang lớn trên chiến trường Biên Hòa và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Tiểu đoàn 303 chỉ sau một thời gian ngắn củng cố, đã lập một chiến công xuất sắc diệt yếu khu quân sự Trảng Bom một yếu khu quân sự đầu tiên của thực dân Pháp ở miền Đông Nam Bộ. Đây là trận đánh lớn của bộ đội tập trung của tỉnh kể từ sau chiến thắng La Ngà năm 1948. Chiến thắng Trảng Bom gây tiếng vang lớn trên chiến trường Biên Hòa và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Sau trận Trảng Bom, Tiểu đoàn 303 tiếp tục tổ chức nhiều trận đánh khác trên khắp các chiến trường. Tính đến hết năm 1951, Tiểu đoàn 303 đã đánh tổng cộng ba cứ điểm của địch (Nhà Thờ, Nhà Cơ, Kỹ Vĩnh), bốn tháp canh (Cầu Định, Trà Vũ, Máy Nước, Bộng Dâu), sáu trận chống càn (Giáp Lạc, Nhà Nai, Tân Dân, Mả Trắng, Cộng Hòa, Phú Thọ), một trận giao thông (Cây Gáo - Trảng Bom). Kết quả tiểu đoàn diệt 216 tên địch, bắt sống 17 tên khác thu 8 súng đại liên và trung liên, 107 súng khác và 15 tấn đạn.

- Đặc biệt lực lượng vũ trang làm nòng cốt cứu dân trong bão lụt tháng 10/1952, đồng thời đánh bại trận càn liên tục 1 tháng trời của quân Pháp vào chiến khu Đ (tháng 12/1952 và 1/1953)

- Tăng cường kết hợp vũ trang tuyên truyền với xây dựng cơ sở kháng chiến trong thị xã, thị trấn.

- Đánh đồn, bót, tháp canh, làm nòng cốt khôi phục phát triển du kích chiến tranh, phối hợp với chiến dịch Điện Biên Phủ (đông xuân 1953 - 1954) góp phần đánh bại thực dân Pháp buộc chúng ký hiệp định Giơnevơ (20/7/1954)

 

doc20 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 889 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi 70 năm lịch sử vẻ vang lực lượng vũ trang tỉnh Đồng Nai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àn áp, khủng bố phong trào do cộng sản lãnh đạo.
- Điểm nổi bật ở Biên Hòa là đã biết lợi dụng mâu thuẫn nội bộ và mâu thuẫn chính trị ở Sài Gòn để xây dựng cơ sở, trong đó có việc đưa tiểu đoàn 3 do Võ Văn Môn chỉ huy (thuộc Bình Xuyên chống Diệm) bị Diệm lùng quét từ rừng Sác về chiến khu Đ để từng bước bổ sung và chuyển hóa thành lực lượng vũ trang cách mạng.
- Bí mật xây dựng LLVT, dùng danh nghĩa Bình Xuyên để vũ trang tuyên truyền hỗ trợ phong trào quần chúng đấu tranh chính trị (chống bầu cử quốc hội)
- Từ tháng 7/1957, Tỉnh ủy Biên Hòa bí mật xây dựng đại đội 250 (C250) sau chuyển về liên tỉnh Miền Đông. Cùng lúc vùng Chiến Khu Đ hình thành nhiều đơn vị vũ trang như c50, c9hoạt động cùng với danh nghĩa lực lượng Bình Xuyên. Các lực lượng vũ trang đã tổ chức đánh Minh Thạch, Lò Than..., chống địch phá rừng, phá chiến khu Đ.
- 19 giờ tối ngày 7/7/1959 cán bộ, chiến sỹ đại đội 250 (Đây là đơn vị vũ trang chủ lực của Ban Quân sự miền Đông, phần lớn cán bộ, chiến sỹ của đơn vị là con em của tỉnh Biên Hòa) tổ chức đánh phái đoàn cố vấn quân sự Mỹ (MAAG) đóng tại nhà máy cưa BIF - thị xã Biên Hòa. Trận đánh này ta đã tiêu diệt 2 tên cố vấn Mỹ và bắn bị thương một số tên khác. Đây là hai quân nhân Mỹ được coi là những người lính chết trận đầu tiên, trong chiến tranh Việt Nam (sau năm 1954). Trận đánh Mỹ ở nhà máy cưa BIF (Biên Hòa) là trận đánh Mỹ đầu tiên của quân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, gây tiếng vang lớn, dư luận trong và ngoài nước, tố cáo hành động xâm lược của Đế quốc Mỹ, là tiếng chuông báo hiệu sự chuyển mình của phong trào đấu tranh cách mạng ở miền Nam từ đấu tranh chính trị thuần túy sang đấu tranh kết hợp vũ trang.
- Điểm nổi bật thời kỳ này là một bộ phận vốn là lực lượng vũ trang của Biên Hòa tham gia đoàn c200 (Đồng chí Nguyễn Trọng Tâm chỉ huy) từ cuối năm 1959 đầu năm 1960 xoi đường từ chiến khu Đ theo hướng Bắc để nối thông liên lạc với đoàn B90 mở đường từ miền Bắc vào theo đường bộ. Hai đoàn gặp nhau ngày 31/10/1960 tại suối Đạt Rờ tì - đường Nam Bắc, đường trường sơn mở ra nối từ miền Bắc xã hội chủ nghĩa đến chiến khu Đ.
2. Giai đoạn từ Đồng Khởi 1960 - 1965
Giai đoạn này về tổ chức chiến trường có tỉnh Biên Hòa và tỉnh Long Khánh (địch có tỉnh Phước Thành)
Tỉnh Biên Hòa (tỉnh đội Biên Hòa) có đại đội địa phương 240 (c240), tỉnh Long Khánh có bộ đội địa phương, một đại đội du kích cao su sau Đồng Khởi 1960 đến thành lập.
Trên địa bàn 2/1961, thành lập tiểu đoàn 800 Quân khu (chủ lực đầu tiên Miền Đông) hoạt động ở chiến khu Đ, Biên Hòa, Bà Rịa. Sau đó đến 1964 có 2 trung đoàn chủ lực Miền đứng chân là Q761 và Q762.
- Nhiệm vụ của lực lượng vũ trang giai đoạn này là: Mở rộng căn cứ chiến khu Đ; đánh phá ấp chiến lược, mở vùng giải phóng (đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt).
- Mở rộng căn cứ chiến khu Đ: Một hoạt động vũ trang của d800 cùng địa phương đánh địch ở Tân Uyên, Vĩnh Cửu. Trong đó phải kể đến trận đánh diệt tiểu khu Phước Thành (19/8/1961) mở rộng chiến khu Đ, đánh bại âm mưu chia cắt đánh phá căn cứ của địch; Trận đánh diệt chi khu Hiếu Liêm (1964), trận dùng 3 mũi bao vây bức rút đồn Trị An, mở rộng chiến khu Đ về phía nam, mở hành lang giao liên từ chiến khu Đ vượt sông Đồng Nai về Biên Hòa xuống Bà Rịa - Long Khánh.
- Phong trào chiến tranh nhân dân phát triển trong toàn tỉnh, mà lực lượng vũ trang địa phương làm nòng cốt để kết hợp 3 mũi. Nắm thời cơ địch làm đảo chính Diệm, nội bộ rối ren, ta mở đợt tiến công đánh phá ấp chiến lược, giải phóng nhiều xã, ấp dọc lộ 24, lộ 16, quốc lộ 15, lộ 17, 19 (Long Thành - Nhơn Trạch) và liên tỉnh lộ 2, lộ 1 (Xuân Lộc).
- Trận tập kích bằng pháo đầu tiên vào sân bay chiến lược quân sự Biên Hòa của đoàn pháo binh U80, phá hủy nhiều máy bay phương tiện chiến tranh Mỹ, Ngụy 31/10/1964.
- Phối hợp chiến dịch Đông Xuân 1964 - 1965 chiến dịch Bình Giã: tiểu đoàn 800 Quân khu, đại đội 240 Biên Hòa mở một loạt trận đánh giao thông trên quốc lộ 15 (QL 15 ngày nay) thu hút địch để chiến dịch Bình Giã giành thắng lợi lớn.
3. Giai đoạn 1965 - 1968:
- Tình hình đặc điểm: Mỹ thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, quân viễn chinh Mỹ vào trực tiếp làm nhiệm vụ tìm diệt, hỗ trợ quân Ngụy bình định. Mỹ mở rộng sân bay Biên Hòa, mở rộng kho Thành Tuy Hạ, xây dựng tổng kho Long Bình, căn cứ Hốc Bà Thức
- Về ta tháng 9/1965, TW Cục lập tỉnh Biên Hòa (U1) gồm huyện Vĩnh Cửu, thị xã Biên Hòa (10/1967 thêm huyện Trảng Bom). Tỉnh đội U1 do Trần Công An tỉnh đội trưởng. LLVT có hai đại đội đặc công, đại đội 238 đứng chân đồi Giang Tói (Đại An - Vĩnh Cửu). Các huyện đều có đại đội vũ trang, nhiệm vụ U1 là đánh diệt các phương tiện chiến tranh Mỹ, Ngụy các cơ quan đầu não, diệt sinh lực địch hỗ trợ chiến trường chung và phong trào đô thị.
Do Biên Hòa, Long Khánh là chiến trường quan trọng, lực lượng vũ trang khu tăng cường có Trung đoàn 4.
- Năm 1966 (tháng 4), TW Cục, Bộ Tư lệnh Miền thành lập đặc khu Rừng Sác gồm 10 xã của Nhơn Trạch, Cần Giờ với nhiệm vụ chặn sông Lòng Tàu, cửa ngõ địch từ Biển Đông vào Miền Nam, vào Sài Gòn. Tư Lệnh là đồng chí Lương Văn Nho. LLVT Đặc Khu rừng Sác sau chuyển thành đoàn 10 đặc công.
Về hoạt động-kết quả thắng lợi vũ trang:
- 10/6/1966: Đặc công U1 (Biên Hòa) làm nổ tung khu kho đồi 53 Tổng kho Long Bình.
- Liên tục 30 tháng 10, 11, 12/1966, đặc công U1 ba lần làm nổ tung kho Long Bình tiêu diệt khối lượng bom đạn lớn ở đây - phối hợp nhịp nhàng các chiến trường khi mỹ thực hiện phản công chiến lược mùa khô 1966 - 1967
- Trận đánh Mỹ của c238 Biên Hòa (Lữ dù 173 Mỹ) tháng 11/1965 đồi Giang Tói (Đại An)
- Trận đánh giao thông quốc lộ 20 (1965) được xem như trận La Ngà II. Cắt đứt quốc lộ 20 buộc địch phải làm cầu không vận tiếp tế cho Đà Lạt, Tây Nguyên.
- Cuộc tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân ở Biên Hòa, Long Khánh. Biên Hòa có sự tham gia của Sư 5, đặc công Biên Hòa, pháo tên lửa 274. Ta đánh sân bay Biên Hòa, tổng kho Long Bình, Bộ Tư lệnh quân đoàn 3. Thực hiện tiến công nổi dậy làm chủ nhiều nơi dài ngày như Công Thanh (Vĩnh Cửu), Bình Sơn (Long Thành). Long Thành ngoài d 445 có thêm d 440, tấn công tiểu khu Long Thành và nhiều điểm trong thị trấn.
Đặc biệt cuộc tiến công nổi dậy 1968 ở Biên Hòa có ý nghĩa lớn, chia lửa với Sài Gòn và các đô thị lớn. Cuộc tiến công nổi dậy Xuân 1968 góp phần buộc Mỹ ngồi vào bàn đàm phán Pa ri, làm thất bại chiến lược “Chiến Tranh cục bộ” và từng bước xuống thang chiến tranh. 
4. Giai đoạn từ 1969 - 1972
Đây là thời kỳ sau Mậu Thân, Mỹ bắt đầu xuống thang, thực hiện càn quét, đẩy lực lượng cách mạng ra xa đô thị, tiến hánh bình định cấp tốc.
Biên Hòa mở đầu năm Kỷ Dậu bằng cuộc tiến công Xuân 1969. LLVT Biên Hòa gồm đặc công, biệt động phối hợp Sư 5 tiến công vào các mục tiêu trong thành phố Biên Hòa; ty cảnh sát, ga xe lửa, kho Long Bình. Biên Hòa là tỉnh gần như duy nhất ở miền Đông thực hiện đúng chỉ đạo của TW và Bộ Tư lệnh Miền về tiến công Xuân Kỷ dậu 1969.
Địch càn quét ác liệt các vùng căn cứ đặc biệt khu vực Long Thành, Nhơn Trạch, rừng Sác. Điểm nổi bật là lực lượng vũ trang địa phương tỉnh, huyện, xã đều bám trụ đánh địch, không chạy dạt.
18/3/1970, Mỹ bật đèn xanh cho Lonol lật đổ Sihanuc, mở rộng chiến tranh ra Đông Dương. Đây là thời cơ để phong trào cách mạng Miền Nam khôi phục và phát triển.
Miền Đông mở chiến dịch CD1970, đánh địch ở lộ 3, lộ 2 thu hồi vùng giải phóng. Đồng thời đẩy mạnh hoạt động võ trang biệt động ở thị xã, thị trấn, tập kích vào các căn cứ quân sự, trại huấn luyện của địch
Từ tháng 3/1972, các lực lượng vũ trang tham gia chiến dịch Nguyễn Huệ. Đặc biệt ở Long Thành, Bình Sơn, Trung đoàn 4 cùng tiểu đoàn 240 Biên Hòa đánh tiêu diệt nhiều đơn vị bảo an, Sư 18 ở Bình Sơn - Long Thành, hỗ trợ phong trào phát triển, khôi phục vùng giải phóng và làm chủ.
Ngày 3/6/1972, thành lập Đoàn đặc công 113 Mã Đà, trên cơ sở hai tiểu đoàn đặc công của Biên Hòa (U1). Nguyễn Thanh Tùng làm đoàn trưởng. tổ chức tập kích sân bay chiến lược Biên Hòa và tổng kho Long Bình, gây cho địch thiệt hại nặng, hỗ trợ chiến trường toàn miền, góp phần thắng lợi quân sự buộc Mỹ ký hiệp định Pari 27/1/1973
5. Giai đoạn 1973 - 1975
- Giai đoạn đầu 1973 tuy có lựng xựng sau Hiệp định nhưng khi có Nghị quyết 21 TW, Nghị quyết 12 TW Cục miền Nam (1/1974), phong trào cách mạng nói chung, hoạt động lực lượng võ trang có bước phát triển mới.
- Về tổ chức tháng 10/1973, TW Cục Miền Nam thành lập tỉnh căn cứ Tân Phú nối liền với chiến khu Đ mở rộng nhằm chuẩn bị một bước có cơ sở xây dựng hành lang, tuyến hậu cần bảo đảm cho các binh đoàn chủ lực Miền hoạt động ở miền Đông. Tháng 7/1974 thành lập Quân đoàn 4 (gồm sư 341 - tức Sư 1, Sư 7 và Sư đoàn 6 Quân khu 7 phối thuộc và Trung đoàn 95b)
- Đánh địch bình định, lấn chiếm khôi phục vùng làm chủ trước ngày ký hiệp định Pari. Đặc biệt phong trào đánh địch trong thị xã phát triển, nhất là ở thị xã Long Khánh của biệt động.
Năm 1974, mở chiến dịch Lộ 2 thu hồi vùng giải phóng.
Mùa khô 1973 - 1974 và mùa mưa 1974 chiến sự diễn ra hết sức ác liệt, lực lượng vũ trang địa phương có sự hỗ trợ đắc lực của bộ đội Quân khu đã mở được vùng đứng chân tương đối vững chắc, giữ được hành lang quan trọng nối liền từ chiến khu Đ qua lộ 20 về lộ 1, lộ 15; xây dựng phát triển cơ sở, mở vùng làm chủ cho quần chúng, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho bước phát triển trong mùa khô 1974 - 1975. 
Mùa khô 1974 - 1975, chuẩn bị cho kế hoạch giải phóng theo chỉ đạo TW. LLVT tăng cường hoạt động đánh địch trên Lộ 1, lộ 20. Ta đánh bức rút địch từ căn cứ 1 đến căn cứ 5 (từ Rừng lá Xuân Lộc ra Hàm Tân), giải phóng Lộ 1. xuất hiện nhiều điển hình dùng 3 mũi bức rút, buộc địch đầu hàng, tiêu biểu là bức đồn Bảo Thành đầu năm 1975.
Bước vào chiến dịch Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy, tỉnh đội Biên Hòa đã tiến hành nhanh việc quán triệt tình hình, nhiệm vụ quan trong trước mắt. Yêu cầu chung là “nắm lấy thời cơ địch đang tan rã, khẩn trương tập trung mọi lực lượng vũ trang, bán vũ trang và quần chúng tấn công quét sạch địch trong các chi khu, căn cứ: Long Thành, Nhơn Trạch, Khu kho Thành Tuy Hạ, căn cứ nước trong, kho Long Bình, yếu Khu Trảng Bom, Chi khu Công Thanh và toàn bộ bộ máy kìm kẹp của địch từ ấp, xã, huyện tỉnh”. Trong chiến dịch Mùa Xuân năm 1975, Biên Hòa là chiến trường nóng bỏng. Xuân Lộc được địch xây dựng thành cánh cửa thép án ngữ hướng đông bắc Sài Gòn. Sau 12 ngày đêm (từ 9/4 đến 21/4/1975) quyết chiến, quân cách mạng đã mở tung cánh cửa này ngày 21 tháng 4 năm 1975 để đại quân tiến vào giải phóng Sài Gòn thủ phủ cuối cùng của lũ bán nước, hại dân làm tay sai cho giặc ngoại bang, kết thúc cuộc chiến đấu vĩ đại ròng rã hơn 30 năm vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 lịch sử, lá cờ Tổ quốc được treo cao ở Tòa hành chính Ngụy tại thị xã Biên Hòa. Từ đây, nhân dân Biên Hòa - Đồng Nai cùng cả nước sống trong hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Một số chiến công tiêu biểu
- Đợt 1 chiến cuộc mùa khô năm 1974 - 1975 LLVT tỉnh đã tiêu diệt được một số sinh lực địch, phá lỏng sự kềm kẹp của địch trên các quốc lộ 20, lộ 1, lộ 15, liên tỉnh lộ 2, tỉnh lộ 17, 19; ngăn chặn và đẩy lùi âm mưu ủi phá lấn chiếm của địch; giải phóng các xã quan trọng như 110, 114, 125 (Định quán), Bình Sơn (Long Thành), Bảo Chánh (Xuân Lộc), nâng mức làm chủ các xã Đại An, Tân Định, Túc Trưng, La Ngà Đặc biệt trong đợt, việc kết hợp ba mũi bao bó bức rút, bức hàng đồn bót địch đã thực hiện có kết quả như Bảo Chánh, Ông Quế, góp phần quan trọng cho chỉ đạo của tỉnh và Quân khu. Tổng kết hoạt động vũ trang trong sáu tháng đầu năm 1974, các lực lượng vũ trang tỉnh Biên Hòa đã đánh 293 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 601 tên (chết 363 tên, bị thương 238 tên); phân ra lực lượng tỉnh đánh 58 trận, loại 221 tên, lực lượng huyện đánh 50 trận loại 197 tên; du kích xã đánh 76 trận, loại 114 tên; du kích mật đánh sáu trận loại 13 tên. 
- Chiến dịch Xuân Lộc 1975 (từ 9 - 21/4/1975) trước khi chiến dịch nổ ra, lực lượng vũ trang địa phương đã làm chủ quanh thị xã Long Khánh, chuẩn bị địa bàn cho Quân đoàn 4.
- Đặc biệt từ 14/4 đến 17/4/1975, Sư đoàn 6 cùng lực lượng địa phương diệt chiến đoàn 52 sư 18 ở Dầu Dây cùng với LLVT tỉnh Tân Phú giải phóng Tân Phú, Định Quán, cắt đứt Lộ 20, Lộ 1, cắt sự chi viện của địch từ Quân đoàn 3 (Biên Hòa) lên, đánh chiếm các cao điểm Núi Thị, Con Rắnbuộc địch ở Xuân Lộc rút chạy theo đường Lộ 2. 
Trong thành phố Biên Hòa, từ ngày 9/4/1975, đồng chí Phan Văn Trang, Bí thư Thành ủy Biên Hòa đã theo đường giao liên công khai vào nội thành triển khai kế hoạch tiến công và nổi dậy giải phóng thành phố. Thành ủy chỉ đạo thành lập các Ủy ban khởi nghĩa ở nội ô và các xã ven khu kỹ nghệ Biên Hòa, chuẩn bị băng cờ, khẩu hiệu, loa phát thanh; tổ chức cơ sở nắm được chín đội phòng vệ dân sự, biến tổ chức này thành lực lượng cùng với nhân dân nổi dậy giành chính quyền khi thời cơ đến. Đêm 29/4, Ủy ban khởi nghĩa Bình Trước đã vận động quần chúng, tự vệ mật phá nhà lao tỉnh Biên Hòa, giải thoát hàng trăm tù nhân. 6 giờ sáng 30/4 đảng viên mật của chi bộ chợ Biên Hòa là Trương Thị Sáu được cơ sở mật là nội tuyến của ta trong biệt động quân bảo vệ đã hạ cờ ba que, kéo cờ mặt trận ở cột cờ dinh tỉnh trưởng Biên Hòa. Cùng thời gian, các cơ sở mật bên trong đã thượng cờ mặt trận ở dinh tư lệnh Quân đoàn 3 (Nay là nhà thiếu nhi tỉnh), Chi khu Đức Tu, giải phóng hoàn toàn Khu kỹ nghệ Biên Hòa. 10 giờ 30 phút, Ủy ban khởi nghĩa tỉnh Biên Hòa cùng Trung đoàn 5 - Sư đoàn 6 tiến vào tòa hành chánh Biên Hòa trước rừng người và cờ hoa chào đón hai bên đường Trịnh Hoài Đức (nay là đường 30/4)
Lực lượng vũ trang Biên Hòa, Đồng Nai ra đời sau Cách mạng tháng 8/1945, là lực lượng vũ trang nhân dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo trực tiếp toàn diện; luôn trung thành tuyệt đối với Đảng và nhân dân; là lực lượng nòng cốt của du kích chiến tranh (chống Pháp) và phong trào chiến tranh nhân dân (chống Mỹ), góp phần to lớn vào thắng lợi chung của dân tộc, Miền Nam.
Trong cả hai cuộc kháng chiến, LLVT địa phương góp phần xây dựng, bảo vệ căn cứ kháng chiến (chiến khu Đ, rừng Sác) và một hệ thống căn cứ du kích; đảm bảo hành lang chiến lược; giành nhiều chiến công to lớn có ý nghĩa hỗ trợ toàn Miền (nhất là đánh vào cơ quan đầu não, quân sự địch, tàu, bè trên sông Lòng Tàu, giao thông đường bộ); hình thành kỹ thuật đánh đặc công. Trên những chặng đường phát triển, lực lượng vũ trang Đồng Nai đã trải qua muôn ngàn khó khăn ác liệt, đối đầu không cân sức với nhiều đơn vị sừng sỏ của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, đã giành thắng lợi vẻ vang. Lực lượng vũ trang Đồng Nai vừa chiến đấu, vừa xây dựng trưởng thành vững chắc trong sự thương yêu đùm bọc của nhân dân từ rừng núi, nông thôn, đồng bằng đến các đô thị. Con số tổng kết (chưa đầy đủ) với 314 Bà mẹ Việt nam Anh hùng, hơn 8.000 liệt sỹ, hơn 6.000 thương bệnh binh trên địa bàn là những minh chứng của sự hy sinh cao cả, của ý chí quyết tâm cao vì độc lập dân tộc của Đảng bộ, lực lượng vũ trang và nhân dân Đồng Nai. Trong suốt cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam, trong từng trận đánh lớn, nhỏ, trong từng đợt hoạt động, từng chiến dịch của lực lượng vũ trang cấp trên luôn luôn có sự tham gia trinh sát, dẫn đường, phối hợp hiệp đồng tác chiến của lực lượng quân sự địa phương, của các cơ sở cách mạng nằm trong các ấp chiến lược, trong lòng địch, góp phần tạo nên sức mạnh, tạo nên chiến công cho đến ngày toàn thắng. Trong những năm bị địch phản kích ác liệt, nhất là thời kỳ 1969 – 1971, trên chiến trường Biên Hòa, lực lượng vũ trang và nhân dân Đồng Nai đã phải chịu đựng sự đánh phá khốc liệt của kẻ thù: Bom B52 đánh phá rải thảm liên tục, pháo bầy, trực thăng, phản lực ném bom, bắn phá, chất độc hóa học, bom đạn của kẻ thù hủy diệt môi trường, địa hình, cùng những cuộc hành quân càn quét của bộ binh, biệt kích Mỹ, ngụy, Úc, Thái Lan, làm cho chiến trường Đồng Nai bị chia cắt, không còn một nơi nào được gọi là an toàn. Cán bộ, chiến sỹ các lực lượng vũ trang khi trú quân phải đào hầm, ngủ hầm, hành quân thường bị địch phục kích gây thương vong, tổn thất
Nhưng với quyết tâm không để mất dân, mất đất, các lực lượng vũ trang Đồng Nai đã hình thành phương thức bám trụ, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, sáng tạo gắn chặt với quần chúng. Nhờ bám trụ mà tấn công được giặc, nhờ bám trụ mà bảo toàn được lược lượng và chiến trường Đồng Nai thời kỳ nào, lúc nào cũng vang tiếng súng tấn công. Bám trụ đã trở thành một khái niệm khoa học quân sự độc đáo, thể hiện ý chí, nghệ thuật quân sự của Đảng bộ, quân dân Đồng Nai trong chiến tranh giải phóng dân tộc, nhất là trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Lực lượng Vũ trang Đồng Nai là lực lượng nòng cốt cho phong trào nhân dân chiến tranh, chỗ dựa đáng tin cậy của phong trào cách mạng địa phương. Từ những đội du kích trong phong trào cách mạng Đồng Khởi, lực lượng vũ trang Đồng Nai từng bước phát triển. Chiến trường tỉnh gồm có ba thứ quân, đứng chân tác chiến cả ở vùng rừng núi, nông thôn, đô thị, gắn bó chặt chẽ cùng nhân dân liên tục tiến công địch, lập nên nhiều chiến công, góp phần cùng toàn miền đập tan các chiến lược chiến tranh của địch, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng địa phương, đập tan tuyến phòng thủ cuối cùng của địch ở Xuân Lộc - Long Khánh, góp phần vào sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Câu 4: Một số thành tích nổi bật của LLVT tỉnh Đồng Nai trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế?
Sau ngày miền nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất Tổ quốc, đất nước hòa bình đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhận rõ chức năng, nhiệm vụ là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị ở địa phương; lực lượng vũ trang tỉnh luôn đi đầu trong việc đấu tranh triệt phá nhiều băng, nhóm, tổ chức phản động, tổ chức rà phá bom, mìn; tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống mới; chủ động củng cố lực lượng tổ chức huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu. Năm 1977 cuộc chiến tranh biên giới Tây nam bùng nổ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các thế hệ cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang không quản hy sinh, gian khổ, hăng hái lên đường cùng với quân dân miền Đông nam bộ và cả nước chiến đấu bảo vệ biên giới và làm tròn nhiệm vụ quốc tế.
1. Truy quét tàn quân địch, triệt phá tổ chức FULRO và tiêu diệt các nhen nhóm phản động, bảo vệ thành quả cách mạng, góp phần xây dựng cuộc sống mới.
Sau ngày giải phóng địch ra trình diện 94.307 tên trong đó có khoảng 4000 sỹ quan cấp úy, tá và tướng. Còn lại 86.749 tên chiếm khoảng 45% chưa ra trình diện. Lực lượng địch chưa ra trình diện chủ yếu là bọn sỹ quan ác ôn có nhiều nợ máu với nhân dân, các sắc lính nguy hiểm, cảnh sát đặc biệt. Địch lợi dụng vùng tôn giáo phức tạp để dễ ẩn náu, trọng điểm là khu vực Hố Nai, Dầu Dây, Kiệm Tân, Phương Lâm; các khu rừng rậm ở Định Quán, Xuyên Mộc, Gia Ray cũng là những địa bàn tốt để co cụm xây dựng căn cứ, tổ chức lực lượng để chống phá cách mạng. Bước sang năm 1977 sau nhiều nỗ lực truy quét tình hình an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định lúc này tổ chức địch nổi lên ba lực lượng chính: 
- Lực lượng FULRO bao gồm vài chục sỹ quan và binh lính ngụy cũ, bị đánh dạt từ Lâm Đồng xuống Đồng Nai.
- Lực lượng tàn quân Ngụy, do tên Lý Phá Sáng cầm đầu.
- Lực lượng tàn quân ngụy do tên Vinh Sơn cầm đầu.
Cả ba lực lượng địch nói trên đều nằm trên địa bàn Định Quán, Tân Phú, Long Khánh (phía đông và tây lộ 20). Riêng huyện trọng điểm Tân Phú có 15 toán vũ trang khoảng 310 tên. Lực lượng FULRO đầu năm 1977 bị lực lượng vũ trang ta ở Lâm Đồng truy quét mạnh đã dạt xuống Đồng Nai, hoạt động chủ yếu ở địa bàn Tân Phú, nổi bật là các xã Phú Túc, Phú Hoa, Phú Lâm. Từ cuối năm 1976 chúng đã hình thành “mặt trận giải phóng FULRO”, đã vẽ cả mẫu cờ mặt trận. Bị lực lượng của ta truy quét gay gắt đến cuối thập niên 80, những toán tàn quân địch ẩn náu trong rừng kể cả lực lượng FULRO đều bị ta phá rã.
Về ta đã có những nỗ lực lớn trong công tác quân sự, an ninh, quốc phòng. Ngoài việc phải duy trì một lực lượng lớn quân thường trực , tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật làm nghĩa vụ quốc

File đính kèm:

  • doc70_nam_LLVT_DN.doc
Giáo án liên quan