Bài dạy Vật lý 7 tiết 2: Sự truyền ánh sáng
Tia sáng và chùm sáng:
* Qui ước: Biểu diễn tia sáng:
Biểu diễn bằng đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.
Có 3 loại chùm sáng:
a/ Chùm sáng song song: gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
b/ Chùm sáng hội tụ: gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG I/ Mục tiêu: 1/Kiến thức: -Phát biểu được định luật truyền thẳng ánh sáng. -Nhận biết được 3 loại chùm ánh sáng:song song, hội tụ, phân kỳ. 2/Kĩ năng: -Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng bằng đoạn thẳng có mũi tên. -Giải thích được ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế: ngắm đường thẳng. 3/Thái độ: Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống. II/Chuẩn bị: 1. GV: Đèn pin, ống trụ thẳng, ống trụ cong, 3 màn chắn, 3 kim ghim 2. HS: Mỗi nhóm đem một miếng mút nhỏ. III/ Phương pháp: IV/ Tiến trình: 1) Ổn định: KTSS 2) Kiểm tra bài cũ: * HS1: Ta nhận biết ánh sáng khi nào ? Ta nhìn thấy một vật khi nào ? (5đ).Nguồn sáng , vật sáng là gì? (3đ).Sửa BT1.2/SBT (2 đ) * Đáp án: Ta nhận biết ánh sáng Khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. - Nguồn sáng: vật tự nó phát ra ánh sáng, vật sáng gồm nguồn sáng và vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. - Bài tập 1.2/SBT: B. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng. 3) Giảng bài mới: Hoạt động của thầy- trò Nội dung bài học * Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập + GV: cho HS đọc phần mở bài trong SGK. - Em có suy nghĩ gì về thắc mắc của Hải? + GV: ghi lại ý kiến của HS lên bảng. * Hoạt động 2: Nghiên cứu tìm quy luật đường truyền của ánh sáng - Dự đoán xem ánh sáng đi theo đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc? - HS: sẽ nêu được ánh sáng truyền qua khe hở hẹp đi thẳng hoặc ánh sáng từ đèn phát ra đi thẳng. + GV: yêu cầu HS chuẩn bị TN kiểm chứng. - HS: quan sát dây tóc đèn qua ống thẳng, ống cong và thảo luận câu C1. - Không có ống thẳng thì ánh sáng có truyền theo đường thẳng không? Ta làm TN như H 2.2 SGK/6 + GV: kiểm tra việc bố trí TN, HS làm TN như hình 2.2/SGK - Anh sáng truyền theo đường nào ? + GV:Hãy ghi đầy đủ phần kết luận? HS:Trả lời cá nhân & thống nhất ở lớp. * Qua nhiều TN cho biết môi trường không khí, nước, thủy tinh, là môi trường trong suốt và đồng tính ( cùng KLR, có tính chất như nhau). Tuy nhiên không khí trong khí quyển là môi trường không đồng tính ). + GV: nêu định luật truyền thẳng của ánh sáng. * Hoạt động 3: Nghiên cứu thế nào là tia sáng, chùm sáng. +GV: Qui ước biểu diễn tia sáng như thế nào? -HS: Biểu diễn bằng đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng. + GV:Thông báo thông tin trong phần ba loại chùm sáng. +GV: yêu cầu HS đọc và trả lời câu C3. -HS: Trả lời cá nhân câu C3 &thống nhất toàn lớp. 4) Củng cố: +GV:Y/C HS trả lời câu C4,C5? -HS:trả lời cá nhân C4, C5& thống nhất toàn lớp. +GV: gọi vài hs đọc ghi nhớ SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG I/ Đường truyền của ánh sáng: C1:ánh sáng từ dây tóc đèn qua ống thẳng tới mắt. C2:Dùng một dây chỉ luồn qua 3 lỗ A,B,C rồi căng thẳng dây hay luồn một que nhỏthẳng qua 3 lỗ để xác định 3 lỗ thẳng hàng. * Kết luận: Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường(thẳng) * Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. II/Tia sáng và chùm sáng: * Qui ước: Biểu diễn tia sáng: Biểu diễn bằng đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng. Có 3 loại chùm sáng: a/ Chùm sáng song song: gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng. b/ Chùm sáng hội tụ: gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng. c/ Chùm sáng phân kỳ: gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng. III.Vận dụng: C4: Anh sáng từ đèn phát ra đã truyền đến mắt ta theo đường thẳng (TN h2.1, 2.2/SGK). C5: Đặt mắt sao cho chỉ nhìn thấy kim gần nhất mà không nhìn thấy 2 kim còn lại. Kim 1 là vật chắn sáng kim 2, kim 2 là vật chắn sáng kim 3. Do ánh sáng truyền theo đường thẳng nên ánh sáng từ kim 2,3 bị chắn không tới mắt. 5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - HS học thuộc ghi nhớ. Đọc phần có thể em chưa biết, ánh sáng truyền đi trong không khí gần bằng 300.000 km/s. Hướng dẫn HS biết được quãng đường " Tính được thời gian ánh sáng truyền đi. - Hoàn chỉnh lại từ C1 " C5 vào vở bài tập. - Làm bài tập 2.1 " 2.4 / SBT - Chuẩn bị bài mới - HS tìm hiểu: Tại sao có nhật thực, nguyệt thực?
File đính kèm:
- Bai_2_Su_truyen_anh_sang_20150725_092043.doc