Áp dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân tại cộng đồng thông Kon Tum Kow Nâm, Phường Thống Nhất, Thành phố Kon Tum

Học hỏi trực tiếp từ người dân địa phương về kiến thức, kinh nghiệm, điều kiện sống và lao động của họ. Học hỏi nhanh và tích cực bằng sự khám phá, sử dụng mềm dẻo các kỷ thuật PRA, tạo cơ hội tham gia, tạo môi quan hệ tương tác và kiểm tra chéo.

 Loại bỏ thành kiến bằng sự lắng nghe chứ không giảng dạy, bằng sự thăm dò thay cho sự bất cần, quan tâm đến người nghèo, người bị thiệt thòi, phụ nữ và học hỏi từ họ về những quan tâm và ưu tiên. Sử dụng tối ưu các kỷ thuật và công cụ trức là phải cân nhắc giữa số lượng, sự hợp lý, sự chính xác và thời gian. Sử dụng phép kiểm tra chéo các thông tin. Bắt đầu từ cái tổng quát đến chi tiết.

Hãy để cho dân tự làm, nghĩa là tạo điều kiện cho người dân tự điều tra, tự đánh giá, tự phân tích, trình bày và học hỏi từ đó họ tự đưa ra kết quả và là chủ sở hữu của các kết quả đó. Vai trò của tác viên chỉ là hướng dẫn người dân cách làm, thúc đẫy và tạo điều kiện cho họ tự làm, tự phân tích

Hãy luôn tự vấn mình, nghĩa là tác viên cộng đồng hãy luôn tự kiểm tra mình và tự phê bình về thái độ, phong cách, cách ứng xử khi cùng làm việc với người dân.

Hãy chịu trách nhiệm cá nhân, nghĩa là mỗi tác viên cộng đồng phải tự chịu chịu trách nhiệm với chính công việc của mình làm, không đổ lỗi cho người khác. Cùng chia sẻ, nghĩa là tạo cơ hội cùng làm việc, cùng chung sống, chia sẻ suy nghĩ, tình cảm, tâm tư giữa người dân với nhau, giữa người dân với tác viên cộng đồng.

Sử dụng các công cụ PRA một cách mềm dẻo, linh hoạt và sáng tạo, nghĩa là không lựa chọn, sử dụng một cách máy móc tùy theo bối cảnh, điều kiện, đặc tính con người của địa phương.

 

docx43 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 809 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Áp dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân tại cộng đồng thông Kon Tum Kow Nâm, Phường Thống Nhất, Thành phố Kon Tum, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á trình phát triển .
Xem người dân như một công dân của cộng đồng, một chủ thể, một người sở hữu, một nhà sản xuất
Tóm lại: Qua bảng so sánh phương pháp PRA và phương pháp truyền thống ta có thể thấy được phương pháp PRA được sử dụng linh hoạt và ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực xã hội. PRA tạo điều kiện cho người dân tham gia tự nguyên, sáng tạo vào mọi quá trình thông qua sự nỗ lực của chính cộng đồng và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
1.5 Nguyên tắc phương pháp PRA
Trong phương pháp có sự tham gia, mọi phương pháp, kỹ thuật đều phải hướng đến việc tăng cường cơ hội, điều kiện để người dân có thể tham gia nhiều nhất vào các hoạt động tìm hiểu và giải quyết các vấn đề của cộng đồng. 
Tôn trọng người dân (ý kiến, quan điểm, cách nhìn nhận, lý giải vấn đề, kinh nghiệm và kiến thức của họ) vì họ là người biết nhiều nhất về cộng đồng của họ cần tránh phê bình, bình luận, chê bai người dân.
Học hỏi trực tiếp từ người dân địa phương về kiến thức, kinh nghiệm, điều kiện sống và lao động của họ. Học hỏi nhanh và tích cực bằng sự khám phá, sử dụng mềm dẻo các kỷ thuật PRA, tạo cơ hội tham gia, tạo môi quan hệ tương tác và kiểm tra chéo.
	Loại bỏ thành kiến bằng sự lắng nghe chứ không giảng dạy, bằng sự thăm dò thay cho sự bất cần, quan tâm đến người nghèo, người bị thiệt thòi, phụ nữ và học hỏi từ họ về những quan tâm và ưu tiên. Sử dụng tối ưu các kỷ thuật và công cụ trức là phải cân nhắc giữa số lượng, sự hợp lý, sự chính xác và thời gian. Sử dụng phép kiểm tra chéo các thông tin. Bắt đầu từ cái tổng quát đến chi tiết.
Hãy để cho dân tự làm, nghĩa là tạo điều kiện cho người dân tự điều tra, tự đánh giá, tự phân tích, trình bày và học hỏi từ đó họ tự đưa ra kết quả và là chủ sở hữu của các kết quả đó. Vai trò của tác viên chỉ là hướng dẫn người dân cách làm, thúc đẫy và tạo điều kiện cho họ tự làm, tự phân tích 
Hãy luôn tự vấn mình, nghĩa là tác viên cộng đồng hãy luôn tự kiểm tra mình và tự phê bình về thái độ, phong cách, cách ứng xử khi cùng làm việc với người dân. 
Hãy chịu trách nhiệm cá nhân, nghĩa là mỗi tác viên cộng đồng phải tự chịu chịu trách nhiệm với chính công việc của mình làm, không đổ lỗi cho người khác. Cùng chia sẻ, nghĩa là tạo cơ hội cùng làm việc, cùng chung sống, chia sẻ suy nghĩ, tình cảm, tâm tư giữa người dân với nhau, giữa người dân với tác viên cộng đồng. 
Sử dụng các công cụ PRA một cách mềm dẻo, linh hoạt và sáng tạo, nghĩa là không lựa chọn, sử dụng một cách máy móc tùy theo bối cảnh, điều kiện, đặc tính con người của địa phương.
	1.6 Bộ công cụ của PRA
1. 6.1 Công cụ phân tích không gian.
1.6.1.1 Vẽ sơ đồ thônbản.
- Mục đích và ý nghĩa
Vẽ sơ đồ thôn bản là công cụ quan trọng của PRA, nhằm phân tích đánh giá tình hình chung của thôn, đặc biệt là hiện trạng sử dụng đất đai, vật nuôi cây trồng, Để đưa ra được những khó khăn, giải pháp trong từng lĩnh vực của thôn. Từ đó phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch thôn bản trong sử dụng đất đai.
Là tài liệu quan trọng làm cơ sở thảo luận trong hội nghị của thôn.
- Nội dung
	Người dân được cán bộ PRA hướng dẫn để phác họa hiện trạng thôn bản. Sơ đồ này mô tả đầy đủ hiện trạng sử dụng đất đai, vật nuôi cây trồng, điều kiện cơ sở vật chất và kinh tế xã hội của thôn, để họ cùng nhau thảo luận phân tích những thuận lợi, khó khăn để có thể đề ra các giải pháp cho thôn bản trong tương lai.
	- Các bước thực hiện công cụ
Thành lập các nhóm nông dân từ 5 – 7 người gồm cả nam và nữ.
	Địa điểm thực hiện nên chọn ở nơi cao trong thôn đi lại thuận tiện để nhiều người tham gia và quan sát toàn thôn dễ dàng.
	Các vật liệu như phấn viết, giấy khổ lớn, bút viết và các vật liệu khác cần được chuẩn bị đầy đủ.
	Cán bộ PRA giải thích thật rõ mục đích ý nghĩa và các bước tiến hành thực hiện công cụ như sau:
	+ Đề nghị nông dân phác họa sơ đồ lên mặt đất.
	+ Tạo điều kiện thúc đẩy người dân trao đổi thảo luận, tranh luận trong quá trình vẽ sơ đồ.
	+ Chuyển sơ đồ đã được phác họa trên mặt đất vào giấy khổ lớn.
	+ Tiến hành thảo luận khó khăn, giải pháp chung cho cả thôn bản.
	Công cụ này thường được tiến hành ở ngày thứ nhất và thời gian từ 2 đến 3 giờ.
- Vai trò của cộng tác viên cộng đồng
Nhóm cộng tác PRA gồm 2 – 3 người được phân công nhiệm vụ cụ thể, với vai trò chính là giải thích mục đích yêu cầu của vẽ sơ đồ, cách tiến hành và thúc đẩy quá trình vẽ, thảo luận của nông dân, ghi chép đầy đủ những ý kiến của nông dân. Trong trường hợp cần thiết cán bộ có thể làm mẫu. Nếu nông dân gặp khó khăn trong việc chuyển sơ đồ lên giấy khổ lớn, cán bộ có thể làm giúp. 
1.6.1.2 Điều tra theo tuyến và xây dựng sơ đồ mặt cắt.
	- Mục đích và ý nghĩa
 Là một công cụ dùng để đánh giá tiềm năng sử dụng tài nguyên thiên nhiên của thôn bản.
Xây dựng các tuyến lát cắt sẽ cung cấp hình ảnh sâu sắc về đất đai, cộng đồng dân cư và hướng sử dụng trong kế hoạch phát triển thôn bản.
Đây là kĩ thuật điều tra nhằm đánh giá chi tiết tại từng khu vực về đất đai, cây trồng, vật nuôi và tiềm năng nội bộ cộng đồng từ đó lập kế hoạch cho các hoạt động trong tương lai.
- Nội dung
Đi lát cắt là công cụ khảo sát thị trường ở từng khu vực đặc trưng của thôn, bản được sử dụng các kỹ thuật phỏng vấn, thảo luận, quan sát trực tiếp và điều tra.
Xây dựng sơ đồ mặt cắt hiện tại của thôn bản.
Thông tin từ các tuyến lát cắt được tập hợp lại để lên sơ đồ mặt cắt. Sơ đồ gồm 2 phần chính:
	+ Mô tả hiện trạng bề mặt theo độ cao trong đó mô tả các hình ảnh chung về các phương thức canh tác, sử dụng đất và vật nuôi cây trồng.
	+ Phần dưới mô tả trong các ô vuông ứng với từng khu vực như: Điều kiện tự nhiên, các phương thức canh tác, vật nuôi cây trồng, tổ chức sản xuất, khó khăn và giải pháp
 + Xây dựng sơ đồ mặt cắt trong tương lai: đây là sơ đồ mặt cắt thể hiện mong muốn cũng như giải pháp của thôn, bản trong thời gian tới. 
- Thời gian và phương pháp tiến hành
Tiến hành đi từ vùng thấp đến vùng cao, đến nỗi vùng đặc trưng cho cả khu vực, dừng lại và thảo luận, cán bộ PRA vẽ phác nhanh địa hình và đặc điểm của vùng. Tạo điều kiện cho nông dân trao đổi thảo luận với nhau hoặc tiến hành phỏng vấn.
Trong trường hợp cần thiết cán bộ PRA cùng với nông dân khảo sát kỹ, đo đếm hoặc lấy vật mẫu. Nên tập trung trao đổi và phỏng vấn vào những nội dung sau:
	+ Đặc điểm tự nhiên: đất đai, nguồn nước, lịch sử sử dụng đất,...
	+ Các loại cây trồng, vật nuôi chính, kỹ thuật canh tác và năng suất,...
	+ Tình hình tổ chức quản lý
	+ Những khó khăn đang gặp phải.
	+ Những định hướng và giải pháp khắc phục.
Vẽ sơ đồ mặt cắt hiện tại của thôn, bản: sau khi đi lát cắt, kết quả của các nhóm được củng cố lại, thống nhất đưa ra được một sơ đồ mặt cắt đặc trưng cho thôn, bản.
- Vai trò của cộng tác viên cộng đồng
Nhóm công tác PRA có chuyên môn khác nhau có nhiệm vụ giải thích cho nông dân về mục đích, ý nghĩa và phương pháp tiến hành.
Kết hợp sử dụng nhiều kỹ thuật PRA như phỏng vấn linh hoạt, quan sát lắng nghe tích cực, ghi chép và tổng hợp,... để thúc đẩy người dân thảo luận phân tích, đánh giá và đề ra được những giải pháp trong tương lai.
1.6.2 Công cụ phân tích thời gian
1.6.2.1 Lược sử thôn bản
- Mục đích và ý nghĩa
	Lược sử thôn, bản là công cụ thường dùng phổ biến trong PRA. Đây là 1 trong những công cụ để tìm hiểu chung về thôn bản. Thông qua công cụ này người dân tự nhìn nhận được những sự kiện xảy ra trong qua khứ và ảnh hưởng của nó đến đời sống, tình hình sản xuất, sử dụng các nguồn nhân tài vật lực,... Từ đó có thể đề xuất các giải pháp trong tương lai phù hợp với địa phương mình.
	- Nội dung
Người dân được cán bộ PRA hướng dẫn liệt kê các sự kiện đã từng xảy ra ở thôn, bản theo cột thời gian. Họ tự trao đổi, phân tích đánh giá các sự kiện đó, cuối cùng đưa ra một bản lược sử thôn, bản.
- Thời gian và phương pháp tiến hành
Xây dựng biểu đồ lược sử thôn bản do một nhóm nông dân thực hiện dưới sự hướng dẫn của cán bộ PRA. Quá trình thực hiện công cụ này gồm các bước sau:
- Thành lập nhóm nông dân từ 5 – 7 người, họ là nông dân sống trong thôn bản có sự hiểu biết sâu sắc về địa phương.
- Địa điểm thực hiện nên chọn ở một nơi trong thôn đi lại thuận tiện có khả năng nhiều người tham gia.
- Các vật liệu như phấn viết, giấy khổ lớn, bút viết và các vật liệu khác cần được chuẩn bị đầy đủ.
- Cán bộ PRA giải thích rõ mục đích, ý nghĩa và các bước tiến hành thực hiện công cụ như sau:
+ Cán bộ PRA hướng dẫn khung mô tả lược sử thôn bản.
+ Người dân tự tiến hành liệt kê từng sự kiện, trao đổi, thảo luận, phân tích và đánh giá để đưa ra những thuận lợi, khó khăn, ảnh hưởng ở từng sự kiện đó.
+ Cán bộ PRA có thể tiến hành phỏng vấn hoặc yêu cầu nông dân làm rõ những điểm cần thiết và ghi chép.
+ Kết quả của công cụ này được sao chép trên giấy khổ to.
	Công cụ này thường được tiến hành ở ngày thứ nhất và kéo dài từ 1.5 đến 2 giờ.
	- Vai trò của cộng tác viên cộng đồng.
 Nhóm công tác PRA gồm 2 – 3 người được phân công nhiệm vụ cụ thể, với vai trò chính là hướng dẫn nông dân cách làm, thúc đẩy và tạo điều kiện cho nông dân tự đánh giá và ghi chép đầy đủ những ý kiến của nông dân sau đó hệ thống hóa lại.
 1.6.2.2 Công cụ phân tích nội dung, cơ cấu. 
	- Mục Đích: Công cụ phân tích tổ chức và xây dựng sơ đồ quan hệ của các tổ chức tạo điều kiện thuận lợi, định hướng cho việc thảo luận của người dân nói lên tầm quan trọng khác nhau và ảnh hưởng của các tổ chức địa phương với những hoạt động của thôn bản. 
Thông qua đó có thể phát hiện những thay đổi cần thiết trong hoạt động của các tổ chức,cơ quan để đóng góp nhiều hơn, có hiệu quả hơn cho sự phát triển của địa phương. Đặc biệt là yêu cầu của người dân đối với sự phát triển của địa phương, những hoạt động của tổ chức nhằm hỗ trợ, giúp đỡ họ phát triển. 
	- Nội dung
Liệt kê các tổ chức mà người dân quan tâm, xác định chức năng nhiệm vụ của từng tổ, đánh giá tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của các tổ chức đối với thôn bản.
	Xây dựng sơ đồ quan hệ của các tổ chức còn gọi là sơ đồ VENN để mô tả tầm quan trọng và ảnh hưởng của các tổ chức đối với thôn bản.
 - Phương pháp thực hiện công cụ.
Thành lập nhóm :một nhóm nông dân từ 5-7 người bao gồm nhiều thành phần đại diện nông dân và các tổ chức đoàn thể của thôn bản ,một nhóm cán bộ PRA ít nhất 2 người hướng dẫn nông dân thực hiện công cụ và cộng tác viên thôn bản .
- Chuẩn bị địa điểm thực hiện .
 Các vật tư ,vật dụng sẵn sàng ,báo dân tham gia,....
- Thời gian và cách tiến hành :
	Công cụ phân tích tổ chức và xây dựng sơ đồ VENN được thực hiện vào các đợi thực tế tại địa phương được thực hiện theo các bước như sau.
	 + Chào hỏi giới thiệu và làm quen 
	+ Nêu rõ mục đích của cuộc gặp và đề nghị giúp đỡ 
	+ Cán bộ hướng dẫn nông dân thực hiện công cụ :
 Bước 1.Liệt kê các tổ chức và xác định nhiệm vụ ,tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của tổ chức hiện nay.
 Bước 2. Cán bộ hướng dẫn nông dân thực hiện , xây dựng sơ đồ VENN .Bản thân mỗi tổ chức cá nhân tạo ra các mối quan hệ trên một lĩnh vực nào đó trong thôn bản .
 Xác định được tầm quan trọng trong sự phát triển chung của thôn bản,như nông nghiệp ,chăn nuôi,lâm nghiệp,...
1.6.2.3 Công cụ phân tích lịch mùa vụ
- Mục đích và ý nghĩa
 Nhằm đánh giá tiềm năng và kinh nghiệm canh tác của thôn, bản để lập kế hoạch các hoạt động sản xuất của thôn, bản trong tương lai. Công cụ này được phép xác định mùa vụ gieo trồng, thu hoạch từng nơi và có quan hệ chặt chẽ với các điều kiện thời tiết, khí hậu nơi đó. Là cơ sở để xác định mức độ sử dụng và huy động các nguồn lực của thôn, bản trong mối quan hệ với thời gian, thời tiết trong năm cho các hoạt động sản xuất.
	- Nội dung
 Lịch mùa vụ được chính người dân trong thôn bản phân tích, thông qua đó, người dân xây dựng biểu đồ lịch mùa vụ cho các lĩnh vực:
+ Trồng trọt
+ Chăn nuôi
+ Lâm nghiệp
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng
+ Tín dụng,...
- Có thể tổ chức các nhóm cả nam và nữ hoặc nhóm nam, nhóm nữ để xem xét mối quan tâm của mỗi nhóm đối với các yếu tố trong quan hệ với thời tiết khí hậu.
- Biểu đồ lịch mùa vụ gồm trục thời gian được mô tả 12 tháng theo năm âm lịch. Phần trên của trục thời gian được mô tả các nhân tố chủ yếu của thời tiết và khí hậu: Ví dụ như nhiệt độ, lượng mưa. Phần dưới trục mô thời gian được mô tả các nhân tố mà họ quan tâm như: Lịch gieo trồng các loại cây chính, các hoạt đọng sản xuất Lâm nghiệp xã hội, lịch sử dụng lao động, sâu bệnh hại, v.v...
- Thời gian và phương pháp tiến hành
Công cụ phân tích lịch mùa vụ thường được thực hiện vào ngày thứ 2 tại thôn trong đợt PRA. Thời gian cần thiết để thực hiện công cụ này thường kéo dài từ 2,5 đến 3 giờ. Quá trình phân tích lịch mùa vụ bao gồm các bước sau:
+ Thành lập nhóm nông dân tiến hành phân tích lịch mùa vụ. Tùy theo mục đích có thể thành lập 1 nhóm hỗn hợp cả nam và nữ hoặc nhóm nam, nhóm nữ. Một nhóm từ 5 đến 7 nông dân có kinh nghiệm trong sản xuất.
+ Địa điểm thực hiện nên chọn tại một nơi rộng rãi đi lại thuận tiện để có nhiều người có khả năng tham gia.
+ Chuẩn bị vật liệu: Phấn, giấy A0, bút viết và các vật liệu khác được chuẩn bị đầy đủ. Huy động nông dân thu lượm các vật liệu có sẵn như các viên sỏi, đá, hạt cây, các que nhỏ,... để phục vụ cho đánh giá. 
- Vai trò của cộng tác viên cộng đồng
Cán bộ PRA giải thích rõ mục đích, ý nghĩa và các bước tiến hành thực hiện như sau:
- Cán bộ PRA mô tả và giải thích trên nền khung của biểu đồ lịch mùa vụ (nếu cần thiết cán bộ PRA vẽ giúp).
- Cán bộ PRA đặt câu hỏi mở về nhân tố thời tiết, khí hậu ở thôn bản.
 Hướng dẫn hoặc làm mẫu việc xác định các nhân tố thời gian theo tháng, cách sử dụng các vật liệu đơn giản bằng phương pháp so sánh.
- Tạo điều kiện cho nông dân tự xác định các nhân tố và tranh luận, cán bộ PRA lắng nghe ghi chép.
- Đề nghị nông dân phân tích các hoạt động theo mùa vụ trong năm. Cán bộ PRA có thể làm mẫu phân tích và xác định thời gian thực hiện các hoạt động. 
- Trong quá trình phân tích luôn đặt câu hỏi vì sao và tạo điều kiện cho nông dân suy nghĩ liên hệ với các hoạt động khác. Cán bộ PRA phải ghi chép tất cả ý kiến tranh luận của nông dân.
- Cán bộ PRA tạo điều kiện để nông dân nêu lên những khó khăn và cách khắc phục.
- Tổng hợp phân tích kết quả và vẽ biểu đồ lịch mùa vụ lên giấy khổ to. 
1.6.3 Họp dân
Đây là công cụ có tính quyết định trong việc phân tích bên cạnh phương pháp phỏng vấn linh hoạt. Họp dân thể hiện sự tham gia, đóng góp đầy đủ nhấtcủa người dân trong quá trình thực hiện các đợt đánh giá PRA.
- Mục đích, ý nghĩa
Kiểm tra lại và bổ sung thông tin và nhu cầu của người dân
Bổ sung và thống nhất các giải pháp cho thôn bản
Thống nhất chương trình hành động và cam kết thực hiện
Hiểu được tâm lý của người dân trong cộng đồng đáp ứng hoặc giải quyết nhu cầu.
- Nội dung:
Mời tất cả người dân thuộc các từng khác nhau trong thôn bản cùng tham gia
Giới thiệu mục, chương trình làm việc của đoàn
Hãy để người dân nói, cán bộ đặt sẽ ra câu hỏi gợi mở làm rõ ý của dân
Tổng hợp các ý kiến thống nhất các vấn đề, các kết luận
- Thời gian và phương pháp tiến hành
Trong một đợt PRA phải tổ chức nhiều cuộc họp dân. Có thể tổ chức các cuộc họp sau: Họp dân lần 1
Cuộc họp này thường được tổ chức vào tối ngày thứ nhất của đợt PRA dưới thôn bản nhằm mục đích:
+ Giới thiệu chung về đợt đánh giá tại thôn, bản: Lý do, mục đích, kế hoạch làm việc phương pháp và kêu gọi sự tham gia.
+ Trình bày và thảo luận kết quả làm việc của ngày 1.
+ Thông báo kế hoạch làm việc ngày 2.
Họp dân lần 2 (có thể bao gồm 2 đến 3 cuộc họp), Cuộc họp này thường được tổ chức vào tối ngày thứ 2 hoặc ngày thứ 3 của đợt. PRA nhằm mục đích:
+ Trình bày và thảo luận kết quả làm việc hàng ngày.
+ Thống nhất kế hoạch hành động.
Họp dân lần 3: Cuộc họp được tổ chức vào ngày cuối của đợt PRA nhằm mục đích:
+ Trình bày dự thảo kết quả PRA.
+ Đóng góp bổ sung và thảo luận.
+ Thống nhất kế hoạch hành động.
- Để tổ chức cuộc họp dân thành công cần thực hiên các bước như sau:
+ Chuẩn bị: Xác định mục tiêu cuộc họp; Chuẩn bị nội dung: Các kết quả đánh giá cần viết lên giấy khổ to, chữ to, chữ to rõ ràng để mọi người có thể đọc; Chuẩn bị địa điểm và ánh sáng; Thông báo rõ thời gian hợp cho mọi người.
+ Tiến hành cuộchọp: Giới thiệu, nêu mục đích cuộc họp, giới hạn nội dung thảo luận; Tạo điều kiện cho người dân thảo luận, đóng góp,bổ sung ý kiến; Tổng hợp các ý kiến, thống nhất các kết luận và chốt lại các vấn đề trước dân; Kết thúc cuộc họp.
Cuộc họp dân lần 1 và 2 không kéo dài quá 2 giờ.
Cuộc họp dân thông qua kế hoạch hành động có thể kéo dài 2-3 giờ.
- Vai trò của tác viên cộng đồng
+Xác định xem những ai sẽ tham gia/ dự họp và ai sẽ là người chủ trì cuộc họp.
+ Xác nhận ngày tháng, thời gian và địa điểm diễn ra cuộc họp.
+ Chuẩn bị một bản dự thảo chương trình và gửi 
1.7 Đánh giá phương pháp PRA
1.7.1 Ưu điểm
- PRA giúp mỗi nhóm sống trong cộng đồng đề ra cac giải pháp phù hợp với chính khả năng và tài nguyên của họ để có thể thực hiện và đạt được lợi ích.
- Tạo ra quá trình cùng học hỏi của cả hai phía tác viên cộng đồng và người dân.
- Cả người dân và tác viên cộng đồng đều được thử thách để cùng phát triển cộng đồng đó
- Mỗi thành viên trong cộng đồng nhận thấy tiếng nói của mình được lắng nghe và ghi nhận để cùng thúc đẩy sự đóng góp chung, tạo ra sự công bằng dân chủ trong việc tham gia phát triển nông thôn.
- Những người nghèo, người bị thiệt thòi ít được học hành trong cộng đồng được thu hút một cách tích cực tham gia vào việc lập kế hoạch thực hiện giám sát và đánh giá – tạo ra sự công bằng dân chủ trong việc tham gia lấy quyết định và phát triển cộng đồng.
1.7.2 Hạn chế
- Mất nhiều thời gian, công sức, số lượng người tham gia nhiều.
- Nếu sử dụng không linh hoạt sẽ mang lại hiệu quả thấp, độ tin cậy yếu.
CHƯƠNG 2. ÁP DỤNG BỘ CỘNG CỤ PRA TRONG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TẠI THÔN KON TUM KƠ NÂM, PHƯỜNG THỐNG NHẤT, 
THÀNH PHỐ KON TUM
	2.1 Khái quát về cộng đồng.
2.1.1 Khái quát cộng đồng phường Thống Nhất
Phường Thống Nhất là một phường nằm trên trục đường Nguyễn Huệ địa bàn trung tâm thành phố Kon Tum thành lập ngày 3 tháng 2 năm 1991.
- Vị trí địa lí:
+ Phía Đông giáp: Xã Đăkrơva.
+ Phía Tây giáp: Phường Quyết Thắng.
+ Phía Nam giáp: xã Chư Hreng.
+ Phía bắc giáp: Phường Thắng Lợi.
- Dân số:
	Theo thống kê của phường trên địa bàn Toàn phường có 2941 hộ với 11.538 nhân khẩu. Người dân tộc thiểu số chiếm 25% (Chủ yếu là người Ba Na) 100% người dân tộc thiểu số có 2 thôn theo đạo Thiên Chúa Giáo.
- Văn hóa – Xã hội
+ Phường có các chế độ chính sách cho người nghèo, người tàn tật, người già trên 85 tuổi 
+ 7 tổ trên địa bàn phường đạt tổn, khối văn hóa và 5 tổ dân phố và 2 thôn đạt khu dân cư tiên tiến 5 năm liền.
+ Thương binh: 25 người chiếm 0,22% dân số, gia đình liệt sĩ: 22 người chiếm 0,19% dân số.
+ Về giáo dục: Toàn phường có hai trường tiểu học, một trường THCS và một trường mầm non.
- Tình hình chính trị khá ổn định , không có trẻ em lang thang, thanh thiếu niên vi phạm ít.
- Kinh tế
Cơ cấu kinh tế của phường được xác định là nông nghiệp và dịch vụ phát triển chậm, buôn bán nhỏ như: Tạp hóa, quán ăn, nhà hàng nhỏ, công nghiệp chưa được chú trọng.
Cơ cấu nghành nghề như sau:
+ Công nghiệp - giao thông vận tải : Chiếm 34%- 40%.
+ Thương mại – dịch vụ: Chiếm 38%.
+ Nông nghiệp: Chiếm 22%.
2.1.2 Khái quát cộng đồng thôn Kon Tum Kơ Nâm, phường Thống Nhất
	- Điều kiện tự nhiên: Vị trí tiếp giáp của thôn như sau:
+ Phía Đông giáp: Đường Bắc Cạn
+ Phía Tây giáp: Phường Thống Nhất
+ Phía Nam giáp: Đất sản xuất và Đắk Bla
+ Phía Bắc Giáp: Phường Thắng Lợi
	Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, có hai mùa khô và mưa rõ rệt, nhiệt độ trung bình từ 15- 30 độc c, khá thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 hàng năm. Mưa, bão tập trung vào từ tháng 9 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.747-1800 mm; Các hiện tượng lũ lớn trong năm thường xuất hiện vào tháng 10 đến tháng 11(trung bình một tháng có khoảng 10 ngày lũ). Các hiện tượng gió lốc, mưa đá thường xảy ra vào đầu mùa mưa (tháng 4 đến tháng 5) với khoảng 2 đến 3 cơn gió lốc và mưa đá. Nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất 38,70 độ c, thấp nhất 6

File đính kèm:

  • docxde_tai_nghien_cuu_khoa_hoc.docx