88 đề văn cảm thụ lớp 5

Đề 41: Trong bài Cô giáo lớp em, nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh có viết:

Cô dạy em tập viết

Gió đưa thoảng hương nhài

Nắng ghé vào cửa lớp

Xem chúng em học bài.

Em hãy cho biết: khổ thơ trên đã sử dụng biẹn pháp nghệ thuật gì nổi bật? Biện pháp nghệ thuật đó giúp em thấy được điều gì đẹp đẽ của các bạn học sinh?

Gợi ý

-Khổ thơ trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá.

-Tác dụng của biện pháp nghệ thuật nhân hoá là: cho thấy được tinh thần học tập rất chăm chỉ của các bạn học sinh (làm cho nắng như đứa trẻ nhỏ đang tung tăng chạy nhả cũng muốn dừng lại ghé vào cửa lớp để xem các bạn học bài).

 

doc27 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2953 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu 88 đề văn cảm thụ lớp 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợi ý
-Những hình ảnh nhân hoá: Cửa sông dù giáp mặt cùng biển rộng nhưng chẳng dứt được cội nguồn; lá xanh trôi xuống đến cửa sông bỗng nhớ một vùng núi non.
-ý nghĩa: Qua những hình ảnh trên, tác giả muốn ca ngợi tình cảm (tấm lòng) luôn gắn bó, thuỷ chung, không quên cội nguồn (nơi đã sinh ra) của mỗi con người.
Câu 26: Trong bài Nhớ Việt Bắc (TV3-tập1) nỗi nhớ của người cán bộ về xuôi được nhà thơ Tố Hữu gợi tả như sau:
Ta về mính có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Em hãy cho biết: Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở chiến khu Việt Bắc? Nỗi nhớ ấy bộc lộ tình cảm gì ở người cán bộ?
Gợi ý
-Người cán bộ về xuôi nhớ “những hoa cùng người” (cảnh và người) ở chiến khu Việt Bắc:
+Cảnh: Hoa chuối rừng đỏ tươi nổi bật trên nền lá xanh (“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”), hoa mơ nở trắng khắp cánh rừng khi mùa xuân về (“Ngày xuân mơ nở trắng rừng”).
+Người: Người đi rừng trên nương (“Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”), người đan nón cần cù, chăm chỉ “chuốt từng sợi giang”.
-Nỗi nhớ ấy bộc lộ tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng của người cán bộ với mảnh đất và con người Việt Bắc-“cái nôi” của cách mạng Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Pháp.
Câu 27: Trong bài Đất nước, nhà thơ nguyễn Đình Thi có viết:
Nước chúng ta,
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
Em hiểu những câu thơ trên như thế nào? Hai dòng thơ cuối muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?
Gợi ý
-Đất nước Việt Nam là đất nước của những người dũng cảm, kiên cường chưa bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù xâm lược. Đêm đêm, “rì rầm trong tiếng đất” là lời nói của cha ông từ nghìn xưa vọng về nhắn nhủ con cháu.
-Hai dòng thơ cuối muốn nhắc nhở ta hãy ghi nhớ và phát huy truyền thống bất khuất của cha ông từ “những buổi ngày xưa” (những ngày tháng đầy vẻ vang và đáng tự hào về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc).
Câu 28: Đọc hai khổ thơ sau trong bài Hương nhãn của tác giả Trần Kim Dũng:
Ngày ông trồng nhãn
Cháu còn bé thơ
Vâng lời ông dặn
Cháu tưới cháu che.
Nay mùa quả chín
Thơm hương nhãn lồng
Cháu ăn nhãn ngọt
Nhớ ông vun trồng.
Em có nhận xét gì về hình ảnh người cháu qua hai khổ thơ trên?
Gợi ý
-“Cháu còn bé thơ” nhưng biết nghe lời ông dặn, ngoan ngoãn, chịu khó chăm sóc cây nhãn do tay ông trồng (“Vâng lời ông dặn. Cháu tưới cháu che”).
-Cháu tuy còn nhỏ nhưng đã có tình cảm đẹp đẽ, biết nUống nước nhớ nguồn- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: được ăn nhãn ngọt nhưng luôn nhớ đến công ơn của ông- người đã vun trồng cây nhãn.
Câu 29: Trong bài Nghệ nhân Bát tràng, nhà thơ Hồ Minh Hà tả nét vẽ của cô gái làm đồ gốm như sau:
Bút nghiêng lất phất hạt mưa
Bút chao gợn nước Tây Hồ lăn tăn
Hài hoà đường nét hoa văn
Dáng em, dáng của nghệ nhân Bát Tràng.
Đoạn thơ giúp em cảm nhận được nét bút tài hoa của người nghệ nhân Bát Tràng như thế nào?
Gợi ý
Nét bút trên tay người nghệ nhân Bát Tràng thật tài hoa:
-Khi “bút nghiêng” (phẩy nhanh nhanh từ trên xuống), những hạt mưa bỗng hiện ra như đang bay lất phất ngoài trời.
-Khi “bút chao” (đưa qua đưa lại nhẹ nhàng), những gợn nước (làn sóng nhẹ) Tây Hồ như đang chuyển động lăn tăn trước mắt ta.
Những “đường nét hoa văn” rất “hài hoà” cũng được tạo nên từ cây bút ấy- cây bút làm cho vẻ đẹp của cuộc sống hiện ra một cách sinh động trên đồ gốm Bát Tràng.
Câu 30: Viết về người mẹ, nhà thơ Trương Nam Hương có những câu thơ sau:
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
Mẹ ơi, trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa.
 (Trích trong Lời mẹ hát)
Theo em, đoạn thơ trên đã bộc lộ những cảm xúc và suy nghĩ gì của tác giả?
Gợi ý
Đoạn thơ bộc lộ những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về người mẹ. Hình ảnh mái tóc mẹ bạc trắng vì thời gian làm cho tác giả xúc động đến nôn nao. ý đối lập trong hai câu thơ “Lưng mẹ cứ còng dần xuống/ Cho con ngày một thêm cao.” Như muốn bộc lộ suy nghĩ về lòng biết ơn của tác giả đối với mẹ. Mẹ đem đến cho con cả cuộc đời trong lời hát, mẹ chắp cho con “đôi cánh” để rồi lớn lên con sẽ bay xa. Những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về người mẹ thật đẹp đẽ biết bao nhiêu.
Câu 31: Trong bài Thợ rèn, nhà thơ Khánh Nguyên viết:
Làm thợ rèn mùa hè có nực
Quai một trận, nước tu ừng ực
Hai vai trần bóng nhẫy mồ hôi
Cũng có khi thấy thở qua tai.
Làm thợ rèn vui như diễn kịch
Râu bằng than mọc lên bằng thích
Nghịch ở đây già trẻ như nhau
Nên nụ cười nào có tắt đâu.
Đoạn thơ trên giúp em hiểu về người thợ rèn và công việc của họ ra sao?
Gợi ý
-Công việc của người thợ rèn thật nặng nhọc và vất vả, thể hiện qua các chi tiết: làm việc trong mùa hè thì “Quai một trận, nước tu ừng ực” (quai búa nặng nhọc), “Hai vai trần, bóng nhẫy mồ hôi”, có những lúc mệt đến mức “thở qua tai” (ý nói rất mệt).
-Mặc dù công việc nặng nhọc và vất vả nhưng những người thợ rèn vẫn lạc quan, yêu đời vì họ rất yêu công việc của mình. Họ vui như “diễn kịch” vì thấy mặt mũi ai nom cũng ngộ (“Râu bằng than, mọc lên bằng thích”), tính tình ai cũng hồn nhiên, vui nhộn (“Nghịch ở đây già trẻ như nhau”). Cho nên “nụ cười” luôn nở trên môi những người thợ rèn (“Nên nụ cười nào có tắt đâu”), khiến họ thêm đẹp đẽ, đáng yêu.
Câu 32: Nói về nhân vật chị Sứ (người phụ nữ anh hùng trong kháng chiến chống Mĩ), trong tác phẩm Hòn đất của nhà văn Anh Đức có đoạn viết:
Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt, trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. Chính tại nơi này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ. Và đến lúc làm mẹ, chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa
Đọc đoạn văn trên, em hiểu được vì sao chị Sứ rất yêu quý và gắn bó với quê hương?
Gợi ý
Đọc đoạn văn, ta thấy chị Sứ rất yêu quý và gắn bó với quê hương bởi vì: quê hương là nơi chị sinh ra “nơi chị oa oa cất tiếng khóc chào đời”, được nuôi dưỡng để trưởng thành và có vẻ đẹp quý giá “nơi quả ngọt, trái sai đã thắm hồng da dẻ chị”. Cũng chính tại mảnh đất của que hương, chị được ngủ ngon và lớn lên trong tiếng ru của người mẹ thân yêu; đến khi làm mẹ, “chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa”, lại nuôi con lớn khôn bằng cả tình yêu thương sâu nặng của người mẹ.
Câu 33: Trong bài Sang năm con lên bảy, nhà thơ Vũ Đình Minh có viết:
Đi qua thời ấu thơ
Bao điều bay đi mất
Chỉ còn trong đời thật
Tiếng người nói với con
Hạnh phúc khó khăn hơn
Mọi điều con đã thấy
Nhưng là con giành lấy
Từ hai bàn tay con.
Qua đoạn thơ, tác giả muốn nói với con điều gì khi con lớn lên và từ giã tuổi ấu thơ:
Gợi ý
Qua đoạn thơ, người cha muốn nói với con: khi lớn lênvà từ giã thời thơ ấu, con sẽ bước vào cuộc đời thực có nhiều thử thách nhưng cũng đáng tự hào. Để có được hạnh phúc, con phải rất vất vả, khó khăn vì phải giành lấy hạnh phúc bằng lao động, bằng đôi tay và khối óc của chính bản thân mình (không giống như hạnh phúc tìm thấy dễ dàng trong các truyện đời xưa, nhờ sự giúp đỡ của Ông Bụt, Bà Tiên). Nhưng hạnh phúc mà con tìm được trong đời thực sẽ thật sự là của con (do chính bàn tay và khối óc của con làm ra), sẽ đem đến cho con niềm tự hào kiêu hãnh.
Câu 34: Trong bài Con cò, nhà thơ Chế Lan Viên viết về lời ru của người mẹ như sau:
Mai khôn lớn con theo cò đi học,
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân.
Lớn lên, lớn lên, lớn lên
Con làm gì?
Con làm thi sĩ.
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ,
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn.
Hãy nêu những suy nghĩ của em về hình ảnh con cò trong đoạn thơ trên.
Gợi ý
-Hình ảnh con cò thân thương luôn gắn bó với tuổi học trò ngây thơ, trong sáng của con (“Mai khôn lớn con theo cò đi học/ Cánh trắng cò bay theo gót chân”).
-Khi con lớn lên trở thành thi sĩ, hình ảnh con cò vẫn luôn gần gũi bên con (“I”), hiện ra ngay trước hiên nhà và “trong hơi mát câu văn”(ý nói câu văn có chất thơ đẹp đẽ, bay bổng như cánh cò trắng thân thương).
Câu 35: Đọc những khổ thơ sau trong bài Ngưỡng cửa của nhà thơ Vũ Quần Phương:
Nơi này ai cũng quen
Ngay từ thời tấm bé
Khi tay bà, tay mẹ
Còn dắt vòng đi men.
Nơi bố mẹ ngày đêm
Lúc nào qua cũng vội,
Nơi bạn bè chạy tới
Thường lúc nào cũng vui.
Nơi này đã đưa tôi
Buổi đầu tiên đến lớp
Nay con đường xa tắp,
Vẫn đang chờ tôi đi.
Hình ảnh ngưỡng cửa của ngôi nhà trong mỗi khổ thơ trên gợi cho em nghĩ đến những điều gì đẹp đẽ và sâu sắc?
Gợi ý
Hình ảnh ngưỡng cửa qua mỗi khổ thơ gợi những điều đẹp đẽ và sâu sắc:
-Khổ thơ 1: Ngưỡng cửa thân quen với em ngay từ thời ấu thơ, chập chững bước đi trong tay bà, tay mẹ “dắt đi vòng men”.
Khổ thơ 2: Ngưỡng cửa là nơi chứng kiến sự vất vả, lo toan của bố mẹ nuôi con khôn lớn (“Nơi bố mẹ ngày đêm/ Lúc nào qua cũng vội”); là nơi em gặp gỡ bạn bè trong niềm vui gặp mặt (“Nơi bạn bè chạy tới/ Thường lúc nào cũng vui”).
-Khổ thơ 3: Ngưỡng cửa còn là nơi đưa em “Buổi đầu đến lớp” để học được bao nhiêu điều hay, gần gũi với bao thầy cô, bạn bè mến thương.
Khi em lớn lên, ngưỡng cửa thân quen cũng là nơi dưa em đến với “những con đường xa tắp” đằy ước mơ và hi vọng đón chờ.
-----------------------------------------
Tuyển tập đề thi học sinh giỏi
Đề 36: Trong bài Dừa ơi, nhà thơ Lê Anh xuân có viết:
Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút,
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng,
Rễ dừa bám sâu vào lòng đất,
Như dân làng bám chặt quê hương.
Em hãy cho biết: hình ảnh cây dừa trong đoạn thơ trên nói lên những đIều gì đẹp đẽ của người dân mièn Nam trong kháng chiến chống Mĩ?
Gợi ý
-Câu Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút có ý ca ngợi phẩm chất kiên cường, anh dũng, hiên ngang, tự hào trong chiến đấu.
-Câu Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng ý nói phẩm chất vô cùng trong sáng, thuỷ chung, dịu dàng, đẹp đẽ trong cuộc sống.
-Các câu: Rễ dừa bám sâu vào lòng đất/ Như dân làng bám chặt quê hương ýnói phẩm chất kiên cường bám trụ, gắn bó chặt che xvới mảnh đất quê hương miền Nam.
Đề 37 Tả cảnh đẹp ở Sa Pa nhà văn Nguyễn Phan Hách đã viết:
Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cá, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
Em có nhận xét gì về cách dùng từ, đặt câu ở đoạn văn trên? Nêu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu đó?
Gợi ý
-Nhận xét: Dùng 3 làn từ ngữ “thoắt cái” (điệp ngữ) ở đầu câu; câu 1 đảo bổ ngữ “lác đác” lên trước; câu 2 đảo vị ngữ “trắng long lanh” lên trước.
-Tác dụng: Điệp ngữ “Thoắt cái” gợi tả cảm xúc đột ngột ngỡ ngàng, nhấn mạnh sự thay đổi nhanh chóng của thời gian, đến mức gây bất ngờ; dùng đảo ngữ để nhấn mạnh, làm nổi bật vẻ đẹp nên thơ của sự biến đổi về cảnh sắc thiên nhiên ở Sa Pa.
Đề 38: Trong bài Bóc lịch, nhà thơ Bùi Kiến Quốc có viết:
Ngày hôm qua ở lại
Trong vở hồng của con
Con học hành chăm chỉ
Là ngày qua vẫn còn.
Nhà thơ muốn nói với em điều gì qua đoạn thơ trên:
Gợi ý
Nhà thơ muốn nói: Kết quả học tập chăm chỉ của ngày hôm qua được thể hiện rõ trên trang vở hồng đẹp đẽ của tuổi thơ;’ nó sẽ được lưu giữ mãi mãi cùng với thời gian. Vì vậy có thể nói ngày hôm qua sẽ không bao giờ bị mất đi.
Đề 39: Bóng mây
Hôm nay trời nắng như nung
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
Ước gì em hoá đám mây
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm.
Đọc bài thơ trên, em thấy được những nét gì đẹp về tình cảm của người con đối với người mẹ?
Gợi ý
Những nét đẹp về tình cảm của người con đối với mẹ qua bài thơ Bóng mây là:
-Thương mẹ phải làm việc vất vả: phơi lưng đi cấy cả ngày dưới trời nắng nóng (nóng như nung).
-Ước mong được góp phần làm cho mẹ đỡ vất vả trong công việc: hoá thành bóng mấy để che cho mẹ suốt ngày bóng râm, giúp mẹ làm việc trên đồng mát mẻ, khỏi bị nắng nóng. Đó là tình thương vừa sâu sắc vừa rất cụ thể và thiết thực của người con đối với mẹ.
Đề 40: Trong bài Vàm cỏ đông, nhà thơ Hoài Vũ có viết:
Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa vườn cây.
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày.
Đọc đoạn thơ trên, em cảm nhận được vẻ đẹp đáng quý của dòng sông quê hương như thế nào?
Gợi ý
-Dòng sông quê hương đưa nước về làm cho những ruộng lúa, vườn cây xanh tươi, đầy sức sống. Vì vậy, nó được ví như dòng sữa mẹ nuôi dưỡng các con khôn lớn.
-Nước sông ăm ắp đầy như tấm lòng người mẹ tràn đầy tình thương yêu, luôn sẵn sàng chia sẻ (trang trải đêm ngày) cho những đứa con, cho cả mọi người.
Những vẻ đẹp ấm áp tình người đó làm cho ta thêm yêu quý và gắn bó với dòng sông quê hương.
Đề 41: Trong bài Cô giáo lớp em, nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh có viết:
Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài.
Em hãy cho biết: khổ thơ trên đã sử dụng biẹn pháp nghệ thuật gì nổi bật? Biện pháp nghệ thuật đó giúp em thấy được điều gì đẹp đẽ của các bạn học sinh?
Gợi ý
-Khổ thơ trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá.
-Tác dụng của biện pháp nghệ thuật nhân hoá là: cho thấy được tinh thần học tập rất chăm chỉ của các bạn học sinh (làm cho nắng như đứa trẻ nhỏ đang tung tăng chạy nhả cũng muốn dừng lại ghé vào cửa lớp để xem các bạn học bài).
Đề 42: Trong bài Việt Nam thân yêu, nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết:
Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
Đọc đoạn thơ trên, em cảm nhận được điều gì về đất nước Việt Nam?
Gợi ý
Đọc đoạn thơ trên em cảm nhận được:
-Đất nước Việt Nam thật giàu đẹp, đáng yêu, thể hiện qua hình ảnh: biển lúa rộng mênh mông (hứa hẹn sự no ấm), cánh cò bay lả rập rờn (gợi nét giản dị đáng yêu).
-Đất nước Việt Nam thật đáng tự hào với cảnh hùng vĩ mà nên thơ, thẻ hiện qua hình ảnh đỉnh Trường Sơn cao vời cợi sớm chiều mây phủ.
Đề 43: Kết thúc bài Tre Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Duy viết:
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.
Em hãy cho biết những câu thơ trên nhằm khẳng định điều gì? Cách diễn đạt của nhà thơ có những gì độc đáo, góp phần khẳng định điều đó?
Gợi ý
-Những câu thơ kết thúc của bài Tre Việt Nam nhằm khẳng định một màu xanh vĩnh cửu của tre Việt Nam, sức sống bất diệt của con người Việt Nam, truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
-Cách diễn đạt độc đáo của nhà thơ góp phần khẳng định điều đó:
+Thay đổi cách ngắt nhịp và ngắt dòng (Mai sau, / Mai sau, /Mai sau) với biệnpháp sử dụng đIệp ngữ “Mai sau” góp phần gợi cảm xúc về thời gian và không gian như mở ra vô tận, tạo cho ý thơ âm vang bay bổng và đem đến cho người đọc những liên tưởng thú vị.
+Dùng từ “xanh” ba lần trong một dòng thơ với những sự kết hợp khác nhau (xanh tre, xanh màu, tre xanh) tạo ra những nét nghĩa đa dạng, phong phú và khẳng định sự trường tồn của màu sắc, của sức sống dân tộc.
Đề 44: Trong bài Về thăm nhà Bác, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu có viết:
Ngôi nhà thuở Bác thiếu thời
Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa
Chiếc giường tre quá đơn sơ
Võng gai ru mát những trưa nắng hè.
Em hãy cho biết: đoạn thơ giúp ta cảm nhận được đIều gì đẹp đẽ, thân thương?
Gợi ý
-Hình ảnh ngôi nhà của Bác lúc thiếu thời thật đơn sơ, giản dị như bao ngôi nhà của làng quê Việt Nam: Mái nhà tranh nghiêng nghiêng từng trải bao mưa nắng, chiếc giường tre đơn sơ, chiếc võng gai ru mát những trưa nắng hè.
-Sống trong ngôi nhà đó, Bác Hồ được lớn lên trong tình thương yêu của gia đình: võng gai ru mát những trưa nắng hè.
Đề 45: Trong bài thơ Con cò, nhà thơ Chế Lan Viên có viết:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
Hai dòng thơ trên đã giúp em cảm nhận được ý nghĩa gì đẹp đẽ?
Gợi ý
Tình cảm yêu thương của mẹ dành cho con thật to lớn và không bao giờ vơi cạn. Dù con đã khôn lớn, dù có đi hết đời (sống trọn đời), tình thương của mẹ đối với con như vẫn còn sống mãi, vẫn theo con để quan tâm lo lắng, giúp đỡ con, tiếp cho con thêm sức mạnh vươn lên trong cuộc sống. Có thể nói tình thương của mẹ là tình thương bất tử!
Đề 46:
Quê hương là cánh diều biếc
Tuổi hơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông.
(Quê hương của Đỗ Trung Quân)
Đọc đoạn thơ trên, em thấy được những ý nghĩ và tình cảm của nhà thơ đối với quê hương như thế nào?
Gợi ý
Tác giả bộc lộ những suy nghĩ về quê hương thông qua những hình ảnh rất cụ thể:
-Cánh diều biếc thả trên đồng đã từng in đậm dấu ấn tuổi thơ đẹp dẽ thơ mộng trên quê hương.
-Con đò nhỏ khua nước trên dòng sông quê hương với âm thanh nhẹ nhàng, êm đềm mà lắng đọng;
Có thể nói, những sự vật đơn sơ, giản dị trên quê hương luôn có sự gắn bó với con người và đã trở thành những kỉ niệm không thể nào quên. Nghĩ về quê hương như vậy, chứng tỏ tình cảm của tác giả đối với quê hương thật sâu sắc và đẹp đẽ.
Đề 47: Hãy ghi lại vài dòng cảm nhận của em về vẻ đẹp của rừng mơ Hương Sơn được gợi tả qua đoạn thơ sau:
Rừng mơ ôm lấy núi
Mây trắng đọng thành hoa
Gió chiều đông gờn gợn
Hương bay gần bay xa
(Rừng mơ của Trần Lê Văn).
Gợi ý
-Rừng mơ bao quanh núi được nhân hoá (ôm lấy núi) cho thấy sự gắn bó gần gũi, thân thiết và thắm đượm tình cảm của cảnh vật thiên nhiên.
-Hoa mơ nở trắng như mây trên trời đọng (kết) lại.
-Gió chiều đông nhẹ nhàng (gờn gợn) đưa hương hoa mơ lan toả đi khắp nơi.
Có thể nói: đoạn thơ đã vẽ ra bức tranh mang vẻ đẹp của đất trời hoà quyện trong rừng mơ Hương Sơn.
Đề 48: Trong bai Tiếng hát mùa gặt, nhà thơ Nguyễn Duy có viết:
Gió nâng tiếng hát chói chang
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật ở hai câu thơ trên? Nhờ biện pháp nghệ thuật nổi bật đó, em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa gì đẹp đẽ?
Gợi ý
-Biện pháp nghệ thuật nổi bật ở hai câu thơ là biện pháp nhân hóa (thể hiẹn rõ những từ gnữ chỉ đặc điểm của người: nâng, liếm).
-Nội dung, ý nghĩa đẹp đẽ: cảnh mùa gặt ở nông thôn Việt Nam thật vui tươI, náo nức (Gió nâng tiếng hát chói chang); cánh đồng lúa tốt mênh mông hứa hẹn một cuộc sống ấm no (Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời). Những cảnh đó gợi cho ta thấy không khí đầm ấm, thanh bình nơi thôn quê khi mùa gặt đến.
Đề 49: Trong bài Phong cảnh Hòn Đất, nhà văn Nguyễn Anh Đức mieu tả cảnh Hòn Đất như sau:
Xa quá khỏi Hòn một đỗi là bãi Tre. Thấp thoáng những cây tre đằng ngà cao vút, vàng óng, những cây tre lâu nay vẫn đứng đấy, bình yên và thanh thản, mặc cho bao nhiêu năm tháng đã qua đi, mặc cho bao nhiêu gió mưa đã thổi tới. Sau rặng tre ấy, biển cả còn lâu đời hơn, vẫn đang giỡn sóng, mang một màu xanh lục.
Theo em, ngoài vẻ đẹp của cảnh vật (tre đằng ngàa, biển cả), đoạn văn còn cho ta thấy vẻ đẹp gì của cảnh vật quê hương? Biện pháp nghệ thuật nào giúp cho em nhận biết được điều đó?
Gợi ý
-Ngoài vẻ đẹp của cảnh vật (tre đằng ngà, biển cả), đoạn văn còn cho ta thấy vẻ đẹp của con người trên quê hương.
-Biện pháp nghệ thuật nhân hoá giúp ta nhận thắy được điều đó: cây tre vẫn đứng đấy bình yên và thanh thản, biển cả vẫn đang giỡn sóng (tre và biển mang những đặc điểm của con người). Nói đến cây tre hay nói đến biển cả cũng là nói đến con người với vẻ đẹp nổi bật: sự bền bỉ, anh dũng, kiên cường trước mọi thử thách của thời gian (mặc cho bao nhiêu năm tháng đã đi qua, mặc cho bao nhiêu gió mưa đã thổi tới, biển cả còn lâu đời hơn,).
Đề 50: Trong bài Hạt gạo làng ta, nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôI sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
Đoạn thơ giúp em hiểu được ý nghĩa gì của hạt gạo? Hãy nêu rõ tác dụng của điệp ngữ và hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ trên?
Gợi ý -ý nghĩa của hạt gạo: Hạt gạo phải trải qua biết bao thử thách khó khăn của thiên nhiên với những cơn bão tháng báy (thường là bão to), những trận mưa tháng ba ( thường là mưa lớn). Nhưng điều quan trọng hơn là hạt gạo còn có những giọt mồ hôi của con người lao động cần cù trong những ngày nắng nóng (Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy).
-Đoạn thơ sử dụng điệp ngữ có nhằm nhấn mạnh khó khăn của thiên nhiên; sử dụng hình ảnh đối lập Cua ngoi lên bờ nhưng Mẹ em xuống cấy. Nhằm gợi tả hình ảnh lao động vất vả của người mẹ, đồng th

File đính kèm:

  • docDang_de_cam_thu_van_hoc_lop_5_20150727_034412.doc