503 câu trắc nghiệm khách quan môn Ngữ văn THCS (Phần 2)
Câu văn “Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà . Tôi xồng xộc chạy vào . Lão Hạc đang vật vã ở trên giường , đầu tóc rũ rượi , quần áo xộc xệch , hai mắt long sòng sọc .” (Lão Hạc - Nam Cao ) có mấy từ tượng thanh ?
1. Một
2. Hai
3. Ba
4. Bốn
PA. A
294.VA0805CSH
Trong các dòng sau,dòng nào toàn biệt ngữ xã hội ?
1. Cớm (công an) , thầy , ăn lươn (ăn đòn)
2. Mít ướt (hay khóc) , má , trẫm (vua)
3. Cớm (công an) , ăn lươn (ăn đòn) , mít ướt (hay khóc)
4. Trái (quả) , mít ướt (hay khóc) , đậu phộng (lạc)
PA.C
295.VA0805CSH
Từ ngữ địa phương có đặc điểm gì ?
1. Dùng ở một tầng lớp xã hội nhất định
2. Dùng ở một địa phương nhất định
3. Dùng ở mọi lúc, mọi nơi
4. Dùng cho người nước ngoài
PA. B
296.VA0805CSH
Trình tự nào nói đúng , đủ các bước khi tóm tắt văn bản tự sự ?
1. Đọc kĩ văn bản ; xác định nội dung chính ; sắp xếp nội dung chính theo một trình tự; viết thành văn bản tóm tắt
2. Xác định nội dung chính ; sắp xếp nội dung chính theo một trình tự hợp lí
3. Đọc kĩ văn bản ; sắp xếp nội dung chính theo một trình tự hợp lí ; viết thành văn bản tóm tắt
4. Sắp xếp nội dung chính theo một trình tự hợp lí ; viết thành văn bản tóm tắt
PA. A
iện vẻ oai phong lẫm liệt của con hổ giữa chốn rừng xanh trong bài thơ “ Nhớ rừng” ( Thế Lữ ) ? 1. Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa 2. Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng 3. Trong hang tối mắt thần khi đã quắc 4. Lượn tấm than như sóng cuộn nhịp nhàng PA. A 358.VA0818CSH Dòng nào nói đúng cảm hứng chủ đạo của bài thơ “Ông đồ” ( Vũ Đình Liên ) ? 1. Niềm hoài cổ sâu sắc 2. Nỗi nhớ cảnh cũ người xưa 3. Lòng thương người 4. Lòng thương người và nỗi niềm hoài cổ PA. D 359.VA0818CSH Dòng nào nói đúng điểm giống nhau giữa hai bài thơ “Nhớ rừng” ( Thế Lữ ) và “Ông đồ” ( Vũ Đình Liên ) ? 1. Đều thể hiện sự bất hòa sâu sắc với cuộc sống hiện tại 2. Đều thể hiện sự hoài niệm về quá khứ 3. Đều thể hiện sự khao khát tự do 4. Đều thể hiện sự thương cảm lớp người xưa cũ PA. B 360.VA0818CSH Khi viết , đặc điểm chính để nhận biết câu nghi vấn là gì ? 1. Phải có từ nghi vấn 2. Phải có ngữ điệu hỏi 3. Phải có dấu chấm hỏi ở cuối câu 4. Phải có từ nghi vấn và có dấu chấm hỏi ở cuối câu PA. D 361.VA0818CSH Trong các câu sau , câu nào không phải là câu nghi vấn ? 1. Bạn có đi chơi không ? 2. Anh có biết bơi không ? 3. Bạn làm bài đi chứ ! 4. Anh không biết nó đi đâu à ? PA. C 362.VA0818CSH Trong những câu nghi vấn sau , câu nào đã đưa ra một giả thiết có tính khẳng định ít nhiều ? 1. Cái áo dài này chị tự cắt có phải không ? 2. Chị có thích tự mình cắt áo dài cho mình không ? 3. Chị thích cắt áo dài hay áo sơ mi ? 4. Chị thích tự mình cắt lấy áo dài lắm à ? PA. D 363.VA0819CSB Bài thơ “Quê hương” (Tế Hanh ) lúc đầu được rút ra từ tập thơ nào của ông ? 1. Nghẹn ngào 2. Hoa niên 3. Gửi miền Bắc 4. Hai nửa yêu thương PA. A 364.VA0819CSH Từ “nghe” trong câu thơ “Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” ( Quê hương – Tế Hanh ) được hiểu theo nghĩa như thế nào ? 1. Nghĩa hoán dụ 2. Nghĩa ẩn dụ 3. Nghĩa thực 4. Nghĩa vừa tả thực vừa hoán dụ PA. B 365.VA0819CSH Dòng nào nói đúng nhất về nội dung bài thơ “Khi con tu hú” ( Tố Hữu ) ? 1. Thể hiện lòng yêu cuộc sống của nhà thơ 2. Thể hiện lòng yêu thiên nhiên của nhà thơ 3. Thể hiện niềm khát khao tự do cháy bỏng của nhà thơ 4. Thể hiện lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của nhà thơ PA. D 366.VA0820CSB Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Bác được viết theo thể thơ gì ? 1. Ngũ ngôn tứ tuyệt 2. Thất ngôn tứ tuyệt 3. Thất ngôn bát cú 4. Lục bát PA. B 367.VA0820CSH Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Bác cho ta hiểu thấy : 1. Bác là người yêu thiên nhiên 2. Bác là người biết chấp nhận cuộc sống gian khó 3. Bác là người có phong thái ung dung , lạc quan 4. Cả A , B , C PA. D 368.VA0820CSH Trong các câu sau , câu nào là câu cầu khiến ? 1. Anh mà đào giúp em một cái ngách thì tuyệt biết bao ! 2. Anh đào giúp em một cái ngách được không ? 3. Anh mà dám đào cho em một cái ngách à ? 4. Anh đào giúp em một cái ngách với nhé ! PA. D 369.VA0820CSH “Gõ đầu roi xuống đất , cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ : - Thằng kia ! Ông tưởng mày chết đêm qua , còn sống đấy à ? Nộp tiền sưu ! Mau ! Hoảng quá , anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó , không nói được câu gì . Người nhà lí trưởng cười một cách mỉa mai : - Anh ta lại sắp phải gió đấy !” Đoạn văn trên có mấy câu cầu khiến ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn PA. B 370.VA0821CSH Trong tù khong rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ . ( “Ngắm trăng” - Hồ Chí Minh ) Dòng thơ nào trong bài thơ trên thể hiện được sự bối rối xốn xang của Bác trước cảnh trăng đẹp ? 1. Câu thơ thứ nhất 2. Câu thơ thứ hai 3. Câu thơ thứ ba 4. Câu thơ thứ tư PA. B 371.VA0821CSH Mục đích sáng tác bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh là gì ? 1. Miêu tả việc đi đường núi 2. Kể chuyện việc đi đường núi 3. Bày tỏ cảm xúc về việc đi đường 4. Triết lí về đường đời và đường Cách mạng PA. D 372.VA0821CSH Hai câu thơ sau có ý nghĩa giống với bài thơ nào của Bác mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn THCS ? Nghĩ mình trong bước gian truân Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng ( Tự khuyên mình- Hồ Chí Minh) 1. Ngắm trăng 2. Cảnh khuya 3. Đi đường 4. Rằm tháng giêng PA. C 373.VA0821CSH Câu văn: “ Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này !” ( Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài ) thuộc kiểu câu gì? 1. Câu cảm thán 2. Câu trần thuật 3. Câu nghi vấn 4. Câu cầu khiến PA. B 374.VA0822CSH Văn bản “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt nào? 1. Nghị luận , miêu tả , biểu cảm 2. Tự sự , biểu cảm , miêu tả 3. Thuyết minh , biểu cảm , miêu tả 4. Biểu cảm , thuyết minh , tự sự PA. A 375.VA0822CSH Dòng nào nói đúng về nghệ thuật của văn bản “ Chiếu dời đô” ( Lí Công Uẩn ) ? 1. Văn bản sử dụng rất thành công loại văn biền ngẫu , lập luận chặt chẽ 2. Văn bản chính luận nhưng lại mang tính đối thoại tâm tình 3. Văn bản lập luận giàu sức thuyết phục , có kết cấu chặt chẽ 4. Cả A , B , C PA. D 376.VA0822CSH Dòng nào nói đúng nhất nội dung phản ánh của “Chiếu dời đô”( Lí Công Uẩn ) ? 1. Phản ánh khát vọng của nhân dân Đại Việt về một đất nước độc lập , tự cường và thống nhất 2. Phản ánh ý chí tự cường của nhân dân Đại Việt và của một ông vua yêu nước 3. Phản ánh ý chí của một ông vua yêu nước , có tầm nhìn xa trông rộng 4. Phản ánh ý chí của một ông vua yêu nước , có tài lãnh đạo đất nước PA. A 377.VA0822CSH “ Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay” ( Ông đồ- Vũ Đình Liên) Câu thơ trên thuộc kiểu câu gì ? 1. Câu trần thuật 2. Câu cầu khiến 3. Câu cảm thán 4. Câu phủ định PA. D 378.VA0823CSB Bài “ Hịch tướng sĩ ” của Trần Quốc Tuấn được viết vào thời gian nào ? 1. Trước năm 1285 2. Đầu năm 1285 3. Giữa năm 1285 4. Cuối năm 1285 PA. A 379.VA0823CSH “ Ta thường tới bữa quên ăn , nửa đêm vỗ gối ; ruột đau như cắt , nước mắt đầm đìa ; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da , nuốt gan uống máu quân thù . Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ , nghìn xác này gói trong da ngựa , ta cũng vui lòng .” Trần Quốc Tuấn muốn thể hiện điều gì qua đoạn văn trên ? 1. Thể hiện nỗi đau xót và căm giận kẻ thù của Trần Quốc Tuấn 2. Thể hiện nỗi đau xót của Trần Quốc Tuấn trước tội ác tày trời của kẻ thù 3. Thể hiện lòng yêu nước , nỗi căm giận kẻ thù và quyết tâm tiêu giệt chúng của Trần Quốc Tuấn 4. Thể hiện sự căm hờn ngùn ngụt trước tội ác kẻ thù PA. C 380.VA0823CSH Xác định hành động nói trong câu văn : “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ , nghìn xác này gói trong da ngựa , ta cũng vui lòng .” ( Hịch tưỡng sĩ – Trần Quốc Tuấn ) ? 1. Trình bày 2. Bộc lộ cảm xúc 3. Cầu khiến 4. Hứa hẹn PA. A 381.VA0824CSH Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong văn bản “Nước Đại Việt ta” là gì ? 1. Yêu nước , đánh kẻ bạo ngược 2. Diệt trừ các thế lực tàn bạo , ngang ngược ngoài xã hội 3. Yên dân , trừ kẻ bạo ngược 4. Làm cho cuộc sống của nhân dân được yên ổn PA. C 382.VA0824CSH Câu nào dưới đây thực hiện hành động nói bộc lộ cảm xúc ? 1. Lúc bấy giờ , dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không ? 2. Lúc bấy giờ , ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào ! 3. Có đồng nào , cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn ? 4. U nhất định bán con đấy ư ? PA. B 383.VA0824CSH Dòng nào nói không đúng về mối liên hệ giữa các luận điểm trong một bài văn nghị luận ? 1. Sắp xếp theo một trình tự hợp lí 2. Có sự liên kết chặt chẽ với nhau 3. Không bao giờ được chồng chéo , trùng lặp 4. Luận điểm sau bao giờ cũng phải làm sáng tỏ luận điểm trước PA. D 384.VA0825CSH Mục đích chân chính của việc học mà Nguyễn Thiếp đề cập trong văn bản “ Bàn luận về phép học” là gì ? 1. Học theo lối hình thức 2. Học đạo làm người 3. Học để cầu danh lợi 4. Học cần cù như người thợ mài ngọc PA. B 385.VA0825CSH Trong bài “Bàn luận về phép học” Nguyễn Thiếp đã bàn về vấn đề gì là chính ? 1. Bàn về lối học hình thức 2. Bàn về việc mở rộng trường học 3. Bàn về đối tượng người đi học 4. Bàn về mục đích , phương pháp và tác dụng của việc học chân chính PA. D 386.VA0825CSH Dòng nào sau đây không dùng để làm luận điểm triển khai đề văn : Từ bài “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp , hãy nêu suy nghĩ về mối qua hệ giữa học và hành.? 1. Hành mà không có học thì hành kém hiệu quả 2. Học luôn phải đi đôi với hành 3. Học là việc quan trọng hơn hành 4. Học mà không hành thì học chỉ là hình thức PA. C 387.VA0826CSH Nội dung chính của văn bản “Thuế máu”( Nguyễn Ái Quốc ) là gì ? 1. Thể hiện sự bất bình của người An Nam đối với cuộc chiến tranh phi nghĩa 2. Tố cáo thủ đoạn lừa bịp , giả dối của thực dân Pháp khi đưa người dân An Nam đi làm lính đánh thuê 3. Phản ánh tình cảnh khổ cực của người dân thuộc địa trên đất Pháp 4. Lên án , tố cáo sự bóc lột trắng trợn của thực dân Pháp với người lao động trên đất thuộc địa PA. B 388.VA0826CSH Vai xã hội trong hội thoại là gì ? 1. Tình cảm của những người tham gia hội thoại 2. Vị thế của những người tham gia hội thoại 3. Lượt lời của những người tham gia hội thoại 4. Quan hệ thân – sơ của những người tham gia hội thoại PA. B 389.VA0826CSH Tại sao trong bài văn nghị luận lại cần thêm yếu tố biểu cảm ? 1. Vì nó giúp bài văn nghị luận thể hiện luận điểm được rõ ràng hơn 2. Vì nó giúp người đọc dễ hình dung được vấn đề nghị luận 3. Vì nó giúp người viết hiểu được vấn đề nghị luận 4. Vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc PA. D 390.VA0827CSH Văn bản “Đi bộ ngao du”( Ru- xô ) ? bàn về vấn đề gì ? 1. Về vấn đề giáo dục 2. Về chuyện đi bộ ngao du 3. Về lợi ích của việc đi bộ ngao du 4. Vấn đề thể dục, thể thao PA. C 391.VA0827CSH Nhận định nào nêu chính xác nhất về nghệ thuật của văn bản “Đi bộ ngao du”( Ru- xô ) ? 1. Lập luận và lí lẽ chặt chẽ , sinh động và thuyết phục 2. Có giọng văn tình cảm , thuyết phục 3. Các dẫn chứng gắn với thực tiễn rất sinh động 4. Các luận điểm được nêu ở dầu mỗi đoạn nên dẽ hiểu và hấp dẫn PA. A 392.VA0827CSH Dòng nào nêu không đúng nguyên tắc đảm bảo của lượt lời ? 1. Trong hội thoại , có thể im lặng khi đến lượt lời của mình 2. Trong hội thoại , có thể cắt ngang lời của người khác đang nói 3. Trong hội thoại , không được tranh lượt lời của người khác 4. Trong hội thoại , không được chêm lời của người khác khi đang nói PA. B 393.VA0827CSH Khi mẹ em đang nói chuyện với khách , em lại nói xen vào câu chuyện của mẹ . Trong hội thoại , hành vi âý được gọi là gì ? 1. Nói cướp lời 2. Nói leo 3. Nói hỗn 4. Chêm lời PA. B 394.VA0828CSH Trật tự từ ở câu nào sau đây có tác dụng thể hiện sự nhấn mạnh đặc điểm của sự vật được nói đến ? 1. Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều 2. Hình anh lúc nắng chiều rất đẹp 3. Lúc nắng chiều hình anh rất đẹp 4. Hình anh rất đẹp lúc nắng chiều PA. A 395.VA0828CSH Câu nào trong bài ca dao sau có sử dụng hiện tượng đảo trật từ từ ? 1. Trong đầm gì đẹp bằng sen 2. Lá xanh , bông trắng lại chen nhị vàng 3. Nhị vàng , bông trắng , lá xanh, 4. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn PA. C 396.VA0829CSH Trong văn bản “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”, nhân vật bác phó may đã dựa vào thói xấu nào của ông Giuốc-đanh để moi tiền của ông ta ? A. Sự quê kệch B. Thói trưởng giả học đòi làm sang C. Thói ưa phỉnh nịnh D. Thói tiêu tiền vung tay quá trán PA. B 397.VA0829CSH Ông Giuốc –đanh trong văn bản “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” là người như thế nào ? A. Dốt nát nhưng lại thích học đòi làm sang B. Kém hiểu biết những lại cầu kì trong ăn mặc C. Quê mùa nhưng lại thích học đòi làm sang D. Dốt nát nhưng lại tỏ ra là mình có hiểu biết PA. A 398.VA0829CSH Xanh om cổ thụ tròn xoe tán Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ ( Hồ Xuân Hương) Cách sắp xếp trật tự từ trong hai câu thơ trên thể hiện điều gì ? 1. Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật 2. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng 3. Liên kết các câu thơ với nhau 4. Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của câu thơ PA. B 399.VA0830CSH Văn bản dưới đây là văn bản nhật dụng ? 1. Bàn luận về phép học 2. Nước đại Việt ta 3. Thông tin về Ngày trái đất năm 2000 4. Chiểu dời đô PA. C 400.VA0830CSH Trong các câu sau, câu nào không mắc lỗi lô gíc ? 1. Bà già lật đật chạy xuống bếp nhanh như cắt . 2. Các nhà thơ nữ có nhiều đóng góp cho thơ ca hiện đại là Bà Huyện Thanh Quan, Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn 3. “ Khi con tu hú” là một bài thơ hay của Tố Hữu . 4. Nhà thơ Tế Hanh đã để lại nhiều bài văn hay về quê hương . PA. C 401.VA0831CSB Văn bản nào sau đây được viết theo thể loại hồi kí ? 1. Tôi đi học 2. Trong lòng mẹ 3. Lão Hạc 4. Tức nước vỡ bờ PA. B 402.VA0831CSH Dòng nào dưới đây không cần thiết khi viết văn bản tường trình ? 1. Trình bày phải hấp dẫn và phải có sáng tạo 2. Trình bày theo mẫu qui định 3. Trình bày chi tiết , cụ thể 4. Trình bày chính xác , trung thực PA. A 403.VA0832CSH Mục đích viết văn bản thông báo để làm gì ? 1. Tổng kết về những việc đã làm 2. Trình bày tình hình công việc và kết quả của một cá nhân hay tập thể 3. Truyền đạt nội dung một công việc , hoạt động nào đó 4. Đề đạt một ý kiến hoặc nguyện vọng của một cá nhân hay tập thể PA. C 404.VA0832CSH Trong các tình huống sau đây , tình huống nào nên viết văn bản thông báo ? 1. Thầy hiệu trưởng muốn biết về vụ hai bạn cãi nhau trong giờ ra chơi 2. Cô tổng phụ trách muốn thông tin kế hoạch công tác Đội trong đợt thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11 3. Nhà em xảy ra một vụ trộm ban đêm , mất rất nhiều tài sản 4. Em muốn nghỉ học để đi nghỉ mát cùng gia đình PA. B 405.VA0833CSH Dòng nào sau đây chỉ gồm những văn bản viết theo thể truyện ngắn ? A. Tôi đi học , Chiếc lá cuối cùng , Hai cây phong , Lão Hạc B. Tôi đi học , Chiếc lá cuối cùng , Tức nước vỡ bờ , Trong lòng mẹ C. Chiếc lá cuối cùng , Tức nước vỡ bờ , Đôn-ki-hô-tê , Lão Hạc D. Tức nước vỡ bờ , Đôn-ki-hô-tê , Lão Hạc , Cô bé bán diêm PA. A 406.VA0901CSH Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà đề cập đến vấn đề gì ? A. Phong cách làm việc và phong cách sống của chủ tịch Hồ Chí Minh. B. Lối sống giản dị và sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của chủ tịch Hồ Chí Minh. C.Lối sống giản dị , thanh cao và phong cách làm việc của chủ tịch Hồ Chí Minh. D. Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và phong cách làm việc của chủ tịch Hồ Chí Minh PA. B 407.VA0901CSH Thành ngữ nào dưới đây vi phạm phương châm về lượng trong hội thoại ? A. Dây cà ra dây muống B. Nói nhăng nói cuội C. Ông nói gà , bà nói vịt D. Ăn ốc nói mò PA. A 408.VA0901CSH Thành ngữ nào dưới đây vi phạm phương châm về chất trong hội thoại ? 1. Dây cà ra dây muống 2. Khua môi múa mép 3. Nói có sách, mách có chứng 4. Ông nói gà , bà nói vịt PA. B 409.VA0902CSH Trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”, Mác-két đã đưa ra đề nghị gì ? A. Đề nghị cả thế giới phải hợp tác để đẩy lùi chiến tranh hạt nhân. B. Đề nghị ứng dụng năng lượng nguyên tử vào đời sống của con người C. Đề nghị không sản xuất vũ khi hạt nhân D. Đề nghị mở một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân PA. D 410.VA0902CSH “-Được ạ ! Tôi đã liệu đâu vào đấy Thế nào rồi cũng xong .”( Lão Hạc- Nam Cao) Câu nói trên ứng với thành ngữ nào dưới đây ? A. Nói nửa kín nửa hở B. Nói nước đôi C. Đánh trống lảng D. Nói úp nói mở PA. A 411.VA0902CSH Câu nói “ Thế nào rồi cũng xong.” của lão Hạc ( Lão Hạc- Nam Cao) đã vi phạm phương châm hội thoại nào ? 1. Phương châm về lượng 2. Phương châm về chất 3. Phương châm về quan hệ 4. Phương châm cách thức PA. D 412.VA0903CSH Văn bản “ Tuyên bố thế giới về sự sống còn , quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” đã khẳng định điều gì ? 1. Cộng đồng thế giới phải hành động vì trẻ em 2. Cộng đồng thế giới phải đưa ra nhiệm vụ cụ thể để bảo vệ trẻ em 3. Việc bảo vệ quyền lợi , chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng và cấp bách , có ý nghĩa toàn cầu 4. Cộng đồng thế giới phải có những hành động cụ thể để bảo vệ trẻ em PA. C 413.VA0903CSH Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần chú ý đến yếu tố nào ? 1. Người giao tiếp 2. Lời nói của người đối thoại 3. Đặc điểm của tình huống giao tiếp 4. Không cần chú ý đến yếu tố nào PA. C 414.VA0904CSH Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” , Nguyễn Dữ muốn thể hiện điều gì ? 1. Phê phán chế độ nam quyền bất công 2. Niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến , đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ 3. Phê phán chiến tranh phong kiến đã gây nên sự đau khổ của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến 4. Cả A , B , C PA. B 415.VA0904CSH Trong “Chuyện người con gái Nam Xương” ( Nguyễn Dữ ) có sử dụng những phương thức biểu đạt chủ yếu nào ? 1. Thuyết minh 2. Tự sự 3. Nghị luận 4. Biểu cảm PA. B 416.A0904CSH Sự đan xen giữa yếu tố thực với yếu tố truyền kì trong “Chuyện người con gái Nam Xương” ( Nguyễn Dữ ) có tác dụng gì ? 1. Chỉ làm cho câu chuyện về nàng Vũ Nương hấp dẫn hơn 2. Tạo cơ sở tin cậy, có thực cho câu chuyện 3. Làm cho chốn cung nước trở nên gần gũi với đời thực hơn 4. Làm cho chốn cung nước trở nên lung linh , huyền ảo , kì lạ PA. B 417.VA0904CSH Những lời than của Vũ Nương trong đoạn văn : “ Thiếp nếu đoan trang giữ tiết , trinh bạch gìn lòng , vào nước xin làm ngọc Mị Nương , xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ . Nhược bằng lòng chim dạ cá , lừa chồng dối con , dưới xin làm mồi cho cá tôm , trên xin làm cơm cho diều quạ , và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ .”( Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ) có mấy điển cố ? 1. Một 2. Hai 3. Ba 4. Bốn PA. B 418.VA0904CSH Đoạn văn sau sử dụng cách dẫn nào ? Sau khi tắm gội chay sạch , Vũ Nương ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng : - Thiếp nếu đoan trang giữ tiết , trinh bạch gìn lòng , vào nước xin làm ngọc Mị Nương , xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ . Nhược bằng lòng chim dạ cá , lừa chồng dối con , dưới xin làm mồi cho cá tôm , trên xin làm cơm cho diều quạ , và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ .”( Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ) 1. Cách dẫn gián tiếp 2. Cách dẫn trực tiếp 3. Nửa gián tiếp, nửa trực tiếp 4. Cả A, B, C đều sai PA. B 419.VA0904CSH Ý nào nói đúng nghĩa của từ “bay” trong câu “Mây nhởn nhơ bay .”? A. Chuyển động theo làn gió B. Phai mất , biến mất C. Biểu thị hành động nhanh , dễ dàng D. Di chuyển trên không PA. D 420.VA0905CSH Dòng nào nói đúng nhất nội dung của văn bản “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” ( Phạm Đình Hổ ) ? 1. Về đời sống xa hoa của vua chúa 2. Về sự nhũng nhiễu của bọn quan lại 3. Về đời sống xa hoa của vua chúa , về sự nhũng nhiễu của bọn quan lại 4. Về nỗi khổ của nhân dân PA. C 421.VA0905CSH Phần cuối văn bản “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” , Phạm Đình Hổ đã kể về sự việc gì ? 1. Nhà nhân vật “tôi” có trồng hai cây lựu 2. Nhà nhân vật “tôi” có trồng một cây lê 3. Nhà nhân vật “tôi” có trồng một cây lê và hai cây lựu 4. Bà mẹ nhân vật “tôi” phải sai người chặt đi để khỏi tai vạ PA. D 422.VA0905CSH Trong văn bản “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”, tác giả kể lại sự việc bà mẹ nhân vật “tôi” phải sai người chặt một cây lê và hai cây lựu quí có ý nghĩa như thế nào ? 1. Để cho câu chuyện thêm phần sinh động 2. Để bày tỏ cảm xúc của mình trước sự việc đó 3. Để làm cho lời kể thêm chân thực 4. Để làm rõ nỗi lo sợ, bất an của người dân lúc đó PA. C 423.VA0905CSH Nội dung chính hồi thứ 14 của tác phẩm “ Hoàng Lê nhất thống chí” là gì ? 1. Tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh 2. Tái hiện chân thực sự thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh trong cuộc tấn công thần tốc của quân Tây Sơn 3. Tái hiện chân thực sự thất bại thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống trong cuộc tấn công thần tốc của quân Tây Sơn 4. Tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh , sự thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống PA. D 424.VA0906CSB “Truyện Ki
File đính kèm:
- 503 Cau hoi trac nghiem mon van THCS Phan 2_12704699.docx