5 Đề ôn luyện môn Ngữ văn Lớp 9
ĐỀ 3 :
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
(Ngữ văn 9, Tập một)
Câu 1. (1,0 điểm)
Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào, của tác giả nào? Nêu thể loại và thể thơ của tác phẩm đó.
Câu 2. (0,5 điểm)
Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng những từ láy nào?
Câu 3. (1,5 điểm)
Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong đoạn thơ trên.
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Trong cuộc sống, ai cũng cần có tình bạn. Nếu không có tình bạn cuộc sống thật buồn chán biết bao. Hãy viết đoạn văn (khoảng 15 câu) phát biểu suy nghĩ của em về một tình bạn đẹp.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về tình yêu làng của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân.
ĐỀ LUYỆN TRONG THỜI GIAN NGHĨ CHỐNG DỊCH. ĐỀ 1: Câu 1. Thế nào là một cuộc sống có ý nghĩa? Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em. Trong đoạn văn có ít nhất một câu chứa thành phần biệt lập tình thái (gạch chân dưới thành phần biệt lập tình thái đó). Câu 2. Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng, Ra đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng. Cá nhụ cá chim cùng cá đé, Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe. Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long. Ta hát bài ca gọi cá vào, Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao. Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. (Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữ văn 9, tập 1, Nxb Giáo dục, 2009, tr.140) ĐỀ 2: Câu 1 (2,0 điểm). Đọc bài thơ sau và trả lời những câu hỏi ở dưới: Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi. Nhà em vẫn tiếng ạ ời Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru. Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về. Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời bình, NXB Giáo dục, 2002, tr. 28 - 29) a. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? b. Trong bài thơ, những âm thanh nào được tác giả nhắc đến? c. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. Câu 2 (3,0 điểm). Em hãy viết một bài văn (khoảng 300 chữ) bàn về lòng hiếu thảo. Câu 3 (5,0 điểm). Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau: Cổ ông lão nghẹn ắng hằn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: - Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại [...] Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng [...] Ông Hai củi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến vụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sặm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Ông lão năm chặt hai tay lại mà rít lên: - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này. Ông lão bỗng ngừng lại, ngơ ngơ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!... Nhưng sao lại nẩy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích thị là người làng không sai rồi. Không có lửa thì sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa? (Trích Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo Dục, 2014, tr 165 - 166) ĐỀ 3 : I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. (Ngữ văn 9, Tập một) Câu 1. (1,0 điểm) Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào, của tác giả nào? Nêu thể loại và thể thơ của tác phẩm đó. Câu 2. (0,5 điểm) Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng những từ láy nào? Câu 3. (1,5 điểm) Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong đoạn thơ trên. II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Trong cuộc sống, ai cũng cần có tình bạn. Nếu không có tình bạn cuộc sống thật buồn chán biết bao. Hãy viết đoạn văn (khoảng 15 câu) phát biểu suy nghĩ của em về một tình bạn đẹp. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của em về tình yêu làng của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân. ĐỀ 4 : Câu 1. (2,0 điểm) Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông hãy lắng nghe tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre,... “Tre già măng mọc". Măng mọc trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi Việt Nam, lứa măng non của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Các em, các em rồi đây lớn lên, sẽ quen dần với sắt, thép và xi măng cốt sắt. Nhưng, nứa, tre sẽ còn mãi với các em, còn mãi với dân tộc Việt Nam,... (Trích Cây tre Việt Nam, Thép Mới, Ngữ văn 6, Tập hai) a) Đọc đoạn trích trên, hãy xác định: - Từ láy. (0,5 điểm) - Thành ngữ. (0,5 điểm) - Khởi ngữ. (0,5 điểm) b) Từ măng trong lứa măng non được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? (0,5 điểm) Câu 2. (3,0 điểm) "Con chim sẻ nhỏ chết rồi Chết trong đêm cơn bão về gần sáng. Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão vơi." (Trích Tiếng vọng, Nguyễn Quang Thiều, Tiếng Việt 5, Tập một) Trong đoạn thơ trên, tác giả nói về sự việc gì? Em hãy viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự việc đó. Câu 3. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn trích sau: - Trời ơi, chỉ còn có năm phút! Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già. - Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này! Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi. - Chào anh. - Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. - Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ? Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh - những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy. - Chào anh. Lần đầu, chính là anh thanh niên quay mặt đi. Anh ấn cái làn vào tay bác già và nói vội vã: - Cái này để ăn trưa cho bác, cho cô và bác lái xe. Cháu có bao nhiêu là trứng, ăn không xuể. Cháu không tiễn bác và cô ra xe được, vì gần tới giờ “ốp” rồi. Thôi chào bác, chào cô. Bác sẽ trở lại nhé. Hai ông con theo bậc cấp bước xuống đồi, đến mặt đường nhìn lên, không thấy người con trai đứng đấy nữa. Anh ta đã vào nhà trong. Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to. Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo. Hai người lững thững đi về phía chiếc xe đỗ, im lặng rất lâu. Bỗng bác già nhìn chiếc đồng hồ nói một mình: - Thanh niên bây giờ lạ thật! Các anh chị cứ như con bướm. Mà đã mười một giờ, đến giờ “ốp” đâu? Tại sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ? Cô gái liếc nhìn bác già một cái rất nhanh, tự nhiên hồi hộp, nhưng vẫn im lặng. (Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, Tập một) ĐỀ 5: Câu 1. (2,0 điểm) a) Xác định lời dẫn trong đoạn thơ sau. Cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp? Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!". (Trích Bếp lửa - Bằng Việt, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.144) b) Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau: Ngoài cửa sổ bây giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt - cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt. (Trich Bến quê - Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.100) c) Đặt câu trong đó có sử dụng một thành phần biệt lập. Câu 2. (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then, đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi. (Trích Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.139) a) Đoạn thơ trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? b) Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ. c) Chỉ ra và nêu tác dụng của các phép tu từ trong hai câu thơ sau: Mặt trời xuống biển như hòn lửa, Sóng đã cài then, đêm sập cửa. d) Từ nội dung đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về biển đảo quê hương. Câu 3. (5,0 điểm) Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Qua đó làm nổi bật được tình cảm của nhà văn đối với những người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc. - Hết –
File đính kèm:
- 5_de_on_luyen_mon_ngu_van_lop_9.doc