29 Câu trắc nghiệm môn Hóa học Lớp 9 - Bài 44: Rượu Etylic - Năm học 2019-2020 - Hồ Hữu Phước

Câu 10: Để phân biệt hai chất lỏng không màu là benzen và rượu etylic ta dùng

A. sắt.

B. đồng.

C. natri.

D. kẽm.

Câu 11: Vì sao rượu etylic có khả năng tan vô hạn trong nước?

A. Vì rượu etylic là một dẫn xuất hiđrocacbon.

B. Vì rượu etylic chứa liên kết -OH.

C. Vì rượu etylic là hợp chất hữu cơ.

D. Vì phân tử rượu etylic chứa nguyên tử oxi.

Câu 12: Cho một mẩu natri vào ống nghiệm đựng rượu etylic. Hiện tượng quan sát được là

A. mẩu natri tan dần, có bọt khí thoát ra.

B. mẩu natri tan dần, không có bọt khí thoát ra.

C. mẩu natri không tan, chìm xuống đáy ống nghiệm.

D. mẩu natri không tan, nổi trên bề mặt chất lỏng.

 

docx4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 29 Câu trắc nghiệm môn Hóa học Lớp 9 - Bài 44: Rượu Etylic - Năm học 2019-2020 - Hồ Hữu Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Có một hỗn hợp chứa rượu etylic và nước. Sử dụng phương pháp nào để tách rượu etylic ra khỏi nước?
Lọc dung dịch bằng giấy lọc, rượu bị mắc lại trên giấy lọc.
Cho vào phễu chiết, rượu có khối lượng mol lớn hơn nên ở dưới đáy phễu chiết.
Đun đến 100oC để nước bay hơi hết, chất lỏng còn lại là rượu. 
Chưng cất rượu etylic ở nhiệt độ khoảng 80oC.
Câu 2: Độ rượu là 
số ml rượu etylic được pha trong 100 ml nước nguyên chất.
số gam rượu etylic pha trong 100 gam nước nguyên chất.
số ml rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.
số gam rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.
Câu 3: Trong 100 ml rượu 45o có chứa 
45 gam rượu etylic và 55 gam nước.
45 ml rượu etylic và 55 ml nước.
45 gam nước và 55 gam rượu etylic.
45 ml nước và 55 ml rượu etylic.
Câu 4: Công thức cấu tạo của rượu etylic là 
CH2– CH2– OH2.
CH3– O – CH3.
CH2– CH3– OH.                         
CH3– CH2– OH.
Câu 5: Rượu etylic cháy trong không khí, hiện tượng quan sát được là  
ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt.                                 
ngọn lửa màu vàng, tỏa nhiều nhiệt.
ngọn lửa màu xanh, không tỏa nhiệt.
ngọn lửa màu đỏ, tỏa nhiều nhiệt.                                     
Câu 6: Rượu etylic là   
chất lỏng không màu, không tan trong nước, hòa tan được nhiều chất như: iot, benzen,
chất lỏng không màu, nặng hơn nước, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như: iot, benzen,
chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như iot, benzen,
chất lỏng màu hồng , nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như: iot, benzen,
Câu 7: Trên nhãn của một chai rượu ghi 18o có nghĩa là  
trong 100 ml dung dịch rượu có 18ml nước.
trong 100 ml dung dịch rượu có 18 ml rượu etylic nguyên chất.
nhiệt độ đông đặc của rượu etylic là 18oC.
nhiệt độ sôi của rượu etylic là 18oC.
Câu 8: Rượu etylic tác dụng được với natri vì 
trong phân tử có nguyên tử hiđro và nguyên tử oxi.
trong phân tử có nguyên tử oxi.
trong phân tử có nhóm – OH.
trong phân tử có nguyên tử cacbon, hiđro và nguyên tử oxi.
Câu 9: Cho 11,2 lít khí etilen ( đktc) tác dụng với nước có axit sunfuric (H2SO4) làm xúc tác, thu được 9,2 gam rượu etylic. Hiệu suất phản ứng là 
55%.
40%.                                                  
50%.                                                  
45%.                      
Câu 10: Để phân biệt hai chất lỏng không màu là benzen và rượu etylic ta dùng 
sắt.                                                 
đồng.
natri.                                              
kẽm.
Câu 11: Vì sao rượu etylic có khả năng tan vô hạn trong nước?
Vì rượu etylic là một dẫn xuất hiđrocacbon.
Vì rượu etylic chứa liên kết -OH.
Vì rượu etylic là hợp chất hữu cơ.
Vì phân tử rượu etylic chứa nguyên tử oxi.
Câu 12: Cho một mẩu natri vào ống nghiệm đựng rượu etylic. Hiện tượng quan sát được là 
mẩu natri tan dần, có bọt khí thoát ra.
mẩu natri tan dần, không có bọt khí thoát ra.
mẩu natri không tan, chìm xuống đáy ống nghiệm.
mẩu natri không tan, nổi trên bề mặt chất lỏng.
Câu 13: Rượu etylic tác dụng được với dãy hóa chất là
Na; KOH; CH3COOH.
Na; K; CH3COOH; O2.
K; NaOH CH3COOH; O2.
KOH; NaOH ; CH3COOH.
Câu 14: Một hợp chất hữu cơ X có PTHH biểu diễn phản ứng cháy như sau  X +  3O2   2CO2 + 3H2O. Chất X là chất nào?
C2H4.                                                      
C2H6O.   
CH4.                                                      
C6H6.
Câu 15: Biết tỉ khối hơi của X so với khí metan là 2,875. Công thức phân tử của X là
C2H6O.
C2H4O2.                                               
CH4O.                                                 
C3H8O
Câu 16: Cho 23 gam rượu etylic nguyên chất tác dụng với natri dư. Thể tích khí H2 thoát ra ( đktc) là
8,4 lít.     
11,2 lít.
5,6 lít.                    
2,8 lít.
Câu 17: Thể tích khí oxi ( đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 13,8 gam rượu etylic nguyên chất là  
16,20 lít. 
20,16 lít.  
22,16 lít.
18,20 lít
Câu 18: Hòa tan 30 ml rượu etylic nguyên chất vào 90 ml nước cất. Tính độ rượu của dung dịch thu được, coi như thể tích dung dịch bằng tổng thể tích rượu và nước. 
rượu etylic có độ rượu là 25o.
rượu etylic có độ rượu là 20o.       
rượu etylic có độ rượu là 30o.       
rượu etylic có độ rượu là 35o.
Câu 19: Hòa tan một mẫu kali dư vào rượu etylic nguyên chất thu được 2,24 lít khí H2 ( đktc). Thể tích rượu etylic đã dùng là (Biết khối lượng riêng của rượu etylic là D= 0,8g/ml) 
12,5 ml.
12,0 ml.    
11,0 ml.
11,5 ml.   
Câu 20: Thể tích không khí (đktc) (chứa 20 % thể tích oxi) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 9,2 gam rượu etylic nguyên chất là  
1,344 lít.
13,44 lít.
67,2 lít.
6,72 lít
Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 57,5 ml rượu etylic. Biết D = 0,8g/ml. Thể tích khí CO2 (đktc) thu được là 
44,8 lít.
22,4 lít.
4,48 lít.
2,24 lít.
Câu 22: Muốn điều chế 20 ml rượu etylic 60o số ml rượu etylic và số ml nước cần dùng là
10 ml rượu etylic và 10 ml nước.
8 ml rượu etylic và 12 ml nước.
14 ml rượu etylic và 6 ml nước.
12 ml rượu etylic và 8 ml nước.
Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 20 ml rượu etylic ao, dẫn sản phẩm khí thu được qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 60 gam kết tủa ( biết D = 0,8g/ml). Giá trị của a là 
25,86.
25,68.
86,25.
68,25
Câu 24: Tên gọi nào không phải là tên gọi khác của rượu etylic ? 
etanol.
axit axetic.
ancol etylic.
cồn.
Câu 25: Trước khi tiêm, các y tá thường sử dụng bông tẩm cồn xoa lên da bệnh nhân. Việc đó có tác dụng gì?
Giúp thuốc tiêm được hấp thụ tốt hơn vào cơ thể.
Loại sạch bụi bẩn trên da.
Tiêu diệt vi khuẩn.
Làm mềm da bệnh nhân.
Câu 26: Rượu vang là một loại rượu nổi tiếng có nguồn gốc từ nước Pháp. Rượu vang được ủ và lên men từ một loại quả. Loại quả này khi chín chứa một hàm lượng đường cao nên dễ dàng bị lên mem tạo thành rượu. Rượu vang thường được ủ từ một năm đến vài chục năm trong các thùng chứa. Loại quả được dùng để sản xuất rượu vang là
cam.
đào.
nho.
táo.
Câu 27: Tại sao các loại quả như mơ, sấu, dâu,...khi ngâm trong nước đường lâu ngày thì thường có mùi rượu ?
Vì đường bị lên men từ từ thành rượu etylic.
Vì trong các loại quả ấy chứa sẵn một lượng nhỏ rượu etylic.
Vì hoa quả chín sinh ra khí etilen, khí etilen sẽ kết hợp với nước tạo thành rượu etylic.
Không xác định được nguyên nhân.
Câu 28: Trong các chất sau, chất nào có thể tác dụng với Na ?
CH3-O-CH3.
C6H6.
CH3-CH2-CH2-OH.
CH4.
Câu 29: Rượu etylic phản ứng được với natri vì
trong phân tử có nguyên tử cacbon, hiđro và oxi.
trong phân tử có nguyên tử hiđro và nguyên tử oxi.
trong phân tử có nguyên tử oxi.
trong phân tử có nhóm-OH.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
D
D
B
D
A
C
B
C
B
C
B
A
B
B
A
C
B
A
D
C
A
D
C
B
C
C
A
C
D

File đính kèm:

  • docx29_cau_trac_nghiem_mon_hoa_hoc_lop_9_bai_44_ruou_etylic_nam.docx