12 trò chơi dân gian Việt Nam kinh điển

5. Rồng rắn lên mây:

Tác dụng: Rèn luyện thể chất và tính nhanh nhẹn, linh hoạt Ngoài ra còn dạy các bé tinh thần đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.

Cách chơi: Bạn hoặc một bé đóng làm thầy thuốc, các bé còn lại sắp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi hát đồng dao:

Rồng rắn lên mây

Có cây xúc xắc

Có nhà hiển minh

Hỏi thăm thầy thuốc

Có nhà hay không?

“Thầy thuốc” trả lời: “Thấy thuốc đi chơi (hay đi chợ, đi câu cá , đi vắng nhà )”. Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời: “Có!”.

Khi thầy thuốc trả lời “có” thì người đầu đoàn “rồng rắn” bắt đầu cuộc đối đáp:

-Cho tôi xin ít lửa.

– Lửa làm gì? (Thầy thuốc hỏi)

– Lửa kho cá.

– Cá mấy khúc?

– Cá ba khúc.

 

doc10 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 12 trò chơi dân gian Việt Nam kinh điển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
12 trò chơi dân gian Việt Nam kinh điển
Đặc điểm chung của những trò chơi dân gian này là an toàn, gần gũi với con người Việt Nam và ích lợi cho việc phát triển thể chất cũng như trí tuệ của trẻ. Ngoài ra, một số trò chơi còn gắn liền với các bài đồng dao nên chơi cũng là một cách để chúng ta tiếp thu và trau dồi khả năng ngôn ngữ. Vì thế, bạn nên khuyến khích và tạo điều kiện để con trẻ được chơi những trò chơi này nhé!
1. Chi chi chành chành
Tác dụng: Trò chơi này rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn cho các bé và không đòi hỏi phải có sân chơi cũng như cần có quá nhiều người chơi. Bạn có thể biến tấu trò “Chi chi chành chành” thành trò chơi giữa hai người (bạn và con) để áp dụng cho bé khoảng 1 tuổi.
Cách chơi: Một người xòe bàn tay ra, người khác giơ một ngón tay trỏ ra đặt vào lòng bàn tay đó, người đó đọc nhanh:
“Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba vương ngũ đế
Bắt dế đi tìm
Ù à ù ập
Đóng sập cửa vào”.
Đến chữ “vào” thì người đó nắm tay lại, còn mọi người thì cố gắng rút tay thật nhanh. Ai rút không kịp bị nắm trúng thì bị thua cuộc, phải xòe tay và đọc câu đồng dao cho người khác chơi.
2. Oẳn tù tì 
Tác dụng: Rèn luyện tính phán đoán và khả năng phản xạ nhanh nhẹn
Cách chơi: Trò chơi có thể tiến hành khi có 2 người chơi trở lên cùng đứng hoặc ngồi, tay đung đưa theo nhịp câu hát:
Oẳn tù tì
Ra cái gì?
Ra cái này!
Kết thúc câu hát, tất cả người chơi cùng xòe tay theo các hình: nắm tay là búa, chĩa hai ngón trỏ và ngón giữa là kéo, ngón trỏ là dùi, xòe cả bàn tay là lá. Tìm ra người thắng theo quy tắc sau: búa nện được kéo, dùi nhưng bị lá bọc; kéo cắt được lá; dùi đâm thủng lá; dùi khoan được kéo.
3. Ô ăn quan
Tác dụng: giúp bé làm quen với cách thức tính toán và rèn luyện tư duy sáng tạo.
Cách chơi: Ô ăn quan có thể chơi ở trong nhà hay ngoài trời với các ô kẻ trên giấy, nền đất, miếng gỗ phẳng Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia hình chữ nhật đó thành mười ô vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau. Ở hai cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật, kẻ hai ô hình bán nguyệt hoặc hình vòng cung hướng ra phía ngoài. Các ô hình vuông gọi là ô dân còn hai ô hình bán nguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan.
Quân chơi gồm 2 loại quan và dân được thu thập từ những vật có kích thước dễ cầm nắm và không quá nhẹ để tránh gió thổi như: sỏi, đá, khuy áo, hạt một số loại quả (chú ý: quân quan phải to hơn hẳn quân dân). Số lượng “quan” luôn là 2, còn số lượng “dân” thay đổi tùy theo số ô ở hai bên, miễn là đảm bảo 5 “dân” trong một ô lúc bắt đầu chơi.
Hai bé ngồi hai bên cạnh của hình chữ nhật đã vẽ và lần lượt bốc quân ở ô bất kỳ để rải 1 quân ở tất cả các ô đi qua, rải đến khi nào gặp một ô trống (trừ ô quan) thì được ăn số quân ở ô liền sau ô trống đó. Cứ rải quân như vậy cho đến khi nào ăn hết quan thì đếm số quân ở hai bên, ai nhiều hơn là người thắng.
Trò chơi Ô ăn quan phù hợp với các bé ở độ tuổi tiểu học trở lên.
4. Bịt mắt bắt dê
Tác dụng: Rèn luyện thể chất và tính phán đoán, định hướng.
Cách chơi: Trò chơi này càng nhiều bé tham gia càng vui nên bạn có thể rủ thêm các bé khác cùng chơi. Khi bắt đầu chơi, các bé đứng nắm tay nhau quây thành vòng tròn rộng. Hai bé đứng giữa vòng tròn cùng bị bịt chặt mắt bằng miếng vải, một bé đóng vai con dê vừa chạy vừa kêu “be be”, bé còn lại là thợ săn, phải bắt được dê dựa theo tiếng kêu.
Các bé làm vòng tròn reo hò mách nước cho người bắt nhưng là mách sai để gây cười. Người săn bắt được dê thì dê được thay chỗ làm người săn và một người khác ở hàng rào vào làm dê, người săn thắng cuộc trở lại làm hàng rào.
5. Rồng rắn lên mây:
Tác dụng: Rèn luyện thể chất và tính nhanh nhẹn, linh hoạt Ngoài ra còn dạy các bé tinh thần đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.
Cách chơi: Bạn hoặc một bé đóng làm thầy thuốc, các bé còn lại sắp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi hát đồng dao:
Rồng rắn lên mây
Có cây xúc xắc
Có nhà hiển minh
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?
“Thầy thuốc” trả lời: “Thấy thuốc đi chơi (hay đi chợ, đi câu cá , đi vắng nhà)”. Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời: “Có!”.
Khi thầy thuốc trả lời “có” thì người đầu đoàn “rồng rắn” bắt đầu cuộc đối đáp:
-Cho tôi xin ít lửa.
– Lửa làm gì? (Thầy thuốc hỏi)
– Lửa kho cá.
– Cá mấy khúc?
– Cá ba khúc.
– Cho ta xin khúc đầu.
– Cục xương cục xẩu.
– Cho ta xin khúc giữa.
– Cục máu cục me.
– Cho ta xin khúc đuôi.
– Tha hồ thầy đuổi.
Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng. Còn người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không cho người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình, trong lúc đó cái đuôi phải chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc.
6. Nu na nu nống
Nu na nu nống
Cái cóng nằm trong
Cái ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật
Bụt ngồi bụt khóc
Con cóc nhảy ra
Ông già ú ụ
Bà mụ thổi xôi
Nhà tôi nấu chè
Tè he chân rụt
Ðám trẻ ngồi thành hàng ngang, duỗi hai chân ra trước. Một đứa ngồi đối diện, lấy tay đập vào từng bàn chan theo nhịp từng từ một của bài hát trên. Dứt bài, từ "rụt" đúng vào chân em nào thì phải rụt nhanh. Nếu bị tay của cái đập vào chân thì em đó thua cuộc: ra làm cái ván chơi kế tiếp, hoặc chịu hình phạt (nhảy lò cò một vòng, trồng chuối...) hay phải đứng ra làm cái cho một trò chơi khác (bịt mắt bắt dê, ú tìm, cá sấu lên bờ...)
7. Tùm nụ, tùm nịu
Tùm nụ, tùm nịu
Tay tí, tay tiên
Ðồng tiền, chiếc đũa
Hột lúa ba bông
ăn trộm, ăn cắp trứng gà
Bù xa, bù xít
Con rắn, con rít trên trời
Ai mời mày xuống?
Bỏ ruộng ai coi?
Bỏ voi ai giữ?
Bỏ chữ ai đọc
.................
Ðánh trống nhà rông
Tay nào có?
Tay nào không?
Hổng ông thì bà
Trái mít rụng
...................
Căn cứ vào hai câu "Tay nào có? Tay nào không?", đây là một trò đố: nắm một vật vào đó trong một tay và chìa hai nắm tay. Mở tay ra: đúng sai, có không....biết liền
8. Thả đỉa ba ba
Trò chơi thể hiện việc qua sông, qua bưng, ruộng...ngập nước. ở dưới nước có đỉa. Cả nhóm làm sao xuống nước mà đỉa không bắt chước.
Trước hết vẽ hai đường song song cách nhau độ 2m (hay qui định khoảng trống nào đó) giả định là sông nước. Một em ra giữa vòng vừa hát vừa lấy tay ra đập nhịp vào vai các bạn:
Thả đỉa / ba ba
Chớ bắt / đàn bà
Tha tội / đàn ông
Cơm trắng / gạo trắng
Gạo thuyền như nước
Ðổ mắm / đổ muối
Ðổ chuối / hạt tiêu
Ðổ niêu / nước chè
Ðổ phải nhà nào
Nhà ấy.... chịu
Từ "chịu" trúng em nào thì em ấy xuống sông làm "đỉa". Bọn trẻ đứa chạy đầu này, đứa băng qua sông góc nọ. "Ðỉa" rượt để bắt. Bọn trẻ lại hát bài hát ghẹo
Sang sông / về sông / trồng cây / ăn quả / nhả hạt. "Ðỉa" rượt bên này thì bên kia xuống sông. "Ðỉa" quay lại bên kia thì lũ bên nọ lại réo lên: "ăn quả / nhả hạt" rồi ào xuống. Chẳng may ai bị "đỉa" vớ phải thì trở thành "đỉa".
9. Trò chơi: MÈO ĐUỔI CHUỘT
Trò chơi gồm từ 7 đến 10 người. Tất cả đứng thành vòng tròn, tay nắm tay, giơ cao lên qua đầu. Rồi bắt đầu hát. 
Mèo đuổi chuột
Mời bạn ra đây
Tay nắm chặt tay
Đứng thành vòng rộng
Chuột luồn lỗ hổng
Mèo chạy đằng sau
Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo
Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột
Một người được chọn làm mèo và một người được chọn làm chuột. Hai người này đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau. Khi mọi người hát đến câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau. Tuy nhiên mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy. Mèo thắng khi mèo bắt được chuột. Rồi hai người đổi vai trò mèo chuột cho nhau. Trò chơi lại được tiếp tục.
10. Trò chơi: KÉO CƯA LỪA XẼ
Hai người ngồi đối diện nhau, cầm chặt tay nhau. Vừa hát vừa kéo tay và đẩy qua đẩy trông như đang cưa một khúc gỗ ở giữa hai người.
Mỗi lần hát một từ thì lại đẩy hoặc kéo về một lần. Bài hát có thể là:
Kéo cưa lừa xẽ
Ông thợ nào khỏe
Về ăn cơm vua
Ông thợ nào thua
Về bú tí mẹ
Hoặc:
Kéo cưa lừa xẽ
Làm ít ăn nhiều
Nằm đâu ngủ đấy
Nó lấy mất của
Lấy gì mà kéo
11. Trò chơi: OẲN TÙ TÌ
Trong các trò chơi dân gian khi chỉ có 2 người, để biết được một trong hai người ai là người được ưu tiên thì với trò Sình Sầm dễ phân biệt trước sau. Những vật dụng được thể hiện qua bàn tay :
- Cái Búa: nắm các ngón tay lại như quả đấm
- Cái Kéo: nắm 3 ngón tay gồm có ngón cái, ngón áp út, và ngón út lại, và xèo 2 ngón tay còn lại (ngón trỏ, ngón giữa) ta có hình cái Kéo
- Cái Bao: xòe cả 5 ngón tay ra .
Luật chơi: Cái Búa thì đập cái kéo, cái kéo thì cắt cái bao, cái bao thì chùm được cái búa
Khi cả hai cùng đọc: "Uýnh Sình Sầm mày ra cái gì? tao ra cái này", trong khi bàn tay được dấu sau lưng và khi dứt câu thì đưa tay ra cùng một lúc không được trước sau với dấu hiệu tùy vào mỗi bên, như thế ta biết được bên nào thắng bên nào thua theo luật định, khi hai bên ra cùng một dấu hiệu thì được sình sầm lại.
12. Trò chơi: CÁ SẤU LÊN BỜ
* Cách chơi: Vạch 2 đường vạch cách nhau khoảng 3m để làm bờ. Sau khi oẳn tù tì, người thua sẽ làm cá sấu đi lại giữa hai vạch đó tìm bắt người nào ở dưới nước hoặc có một chân dưới nước (tức nhảy ra khỏi vạch hoặc thò một chân qua khỏi vạch). Những người còn lại chia nhau đứng trên bờ (nghĩa là đứng ngoài hai bên vạch) chọc tức cá sấu bằng cách đợi cá sấu ở xa thì thò một chân xuống nước hoặc nhảy xuống nước và vỗ tay hát “Cá sấu, cá sấu lên bờ”. Khi nào cá sấu quay lại thì nhảy ngay lên bờ.
* Luật chơi: Người nào nhảy lên không kịp bị cá sấu bắt được phải thay làm cá sấu. Nếu cá sấu bắt được cùng lúc hai người trở lên thì những người bị bắt phải oẳn tù tì để xác định người thua. Nếu cá sấu không bắt được người thay thế thì bị làm cá sấu đến lúc “chảy nước mắt cá sấu” hoặc mệt quá thì thôi. Trò chơi bắt đầu lại bằng cách oẳn tù tì để tìm con cá sấu khác.

File đính kèm:

  • doc12 trò chơi dân gian Việt Nam kinh điển.doc