117 Chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Chuyện thứ 42:

Những ngày ở Tân Trào

Cuối tháng 4/1945, sau khi khu giải phóng Tân Trào được thành lập, Trường quân chính

kháng Nhật liền được xây dựng.

Chúng tôi - những người Giải phóng quân được đoàn thể lựa chọn về học, đang gấp rút

làm doanh trại, ai cũng mong chóng tới ngày khai mạc.

Giữa lúc ấy, vào một buổi sáng, chúng tôi đang tập trung để phân công làm việc thì đồng

chí Văn tới.

Tôi đoán chắc sẽ có việc quan trọng xảy ra.

Đúng vậy, sau khi nói chuyện về tình hình đấu tranh chống Nhật ở các nơi và nhắc nhở

chúng tôi nhiệm vụ học tập xây dựng trường, đồng chí nói:

- Đoàn thể cần một số đồng chí đi công tác, các đồng chí cần nhận rõ học tập hay đi công

tác đều là trách nhiệm của đoàn thể giao cho, chúng ta đều phải cố gắng làm tròn.

pdf150 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 915 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu 117 Chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 được gặp lại Bác. Tôi không nén được xúc động, báo cáo với Bác: 
- Vùng giải phóng đã mở rộng... 
Tôi trình bày với Bác tình hình phong trào nhân dân trong những vùng rộng lớn mà chúng 
tôi đi qua, từ ngày Bác chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Tôi báo 
cáo đã liên lạc được với Trung ương, đã gặp anh Trường Chinh và các anh, phong trào cách 
mạng ở miền xuôi đang lên mạnh. Bác chăm chú nghe, bình tĩnh, điềm đạm, trong đôi mắt Bác 
có ánh vui. 
Bác kể chuyện tình hình bên ngoài, thời cơ cũng đang có lợi cho ta. Bác nói, cần chọn 
ngay trong vùng Cao - Bắc - Lạng hoặc Tuyên Quang, Thái Nguyên một địa điểm có dân tốt, có 
cơ sở cách mạng tốt, địa hình tốt, có thể thuận tiện làm một trung tâm liên lạc với miền xuôi, 
miền ngược và ra nước ngoài. 
Tôi trở về Kim Quan Thượng bàn với anh Song Hào. Chúng tôi nhận thấy nên chọn vùng 
Tân Trào. Tân Trào là một vùng rừng núi hiểm trở, giữa Tuyên Quang và Thái Nguyên, rất xa 
đường cái lớn. Từ ngày các anh Song Hào, Tạ Xuân Thu... thoát ngục Chợ Chu, đã về đây cùng 
các đồng chí Dục Tôn, Lê Trung Đình... xây dựng cơ sở và thành lập chính quyền cách mạng. 
Nhân dân và cơ sở tại đây rất tốt. 
Bác về đến Tân Trào vào một buổi trưa, anh Song Hào cùng một số đồng chí cán bộ đón 
Bác trước đình Hồng Thái. 
Bác ở lại ít ngày tại một gia đình cơ sở ở xóm Kim Lộng rồi chuyển lên một chiếc lán nhỏ 
làm trên sườn một quả đồi. Tiếng đồn bay đi khắp nơi: "Có ông cụ đã cao tuổi, sao mà nhanh 
nhất, tài giỏi, tốt đến thế. Dân mình lắm người tài, phen này nhất định lấy lại được nước" . 
Thời gian này anh Cả ở xuôi lên và anh Hoàng Quốc Việt ở nước ngoài mới về, cũng đến 
Tân Trào. Tôi báo cáo lại với Bác và các anh những nghị quyết của Hội nghị quân sự Bắc Kỳ. 
Bác nhận xét hội nghị tiến hành rất tốt, nhưng Bác nói: "Chia các tỉnh ra làm nhiều chiến khu 
như thế rườm rà quá, không lợi cho việc chỉ huy. Vùng giải phóng ở miền ngược đã bao gồm 
các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, địa thế nối liền 
với nhau, nên lập thành một khu căn cứ lấy tên là Khu Giải phóng. Thống nhất các lực lượng vũ 
trang lại là rất đúng, nên đặt tên là Quân Giải phóng. Bác bàn với chúng tôi làm dự thảo Nghị 
quyết về việc thành lập Khu giải phóng và quyết định triệu tập hội nghị cán bộ toàn khu để 
thống nhất lãnh đạo và triển khai công tác. 
Theo nghị quyết của Hội nghị cán bộ ngày 4/6/1945, được triệu tập theo chỉ thị của Bác, 
Khu Giải phóng phải trở thành một căn cứ địa vững chắc về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, 
văn hoá để làm bàn đạp Nam tiến, giải phóng toàn quốc. 
Tân Trào dược chọn làm Thủ đô của Khu giải phóng. 
Tôi làm việc ở dưới làng, hằng ngày vẫn lên cơ quan của Bác để báo cáo. 
Các đồng chí ở địa phương đã làm cho Bác một căn lán khá xinh xắn, náu kín trong khu 
rừng nứa ở sườn đồi. Lán chia làm hai gian nhỏ, một bên là nơi Bác nằm nghỉ, một bên vừa là 
chỗ làm việc, vừa là chỗ để tiếp khách. 
Tài liệu sinh hoạt “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” 
69 
Bác làm việc không mấy lúc nghỉ ngơi. Lần nào tôi lên cũng thấy Bác đang cặm cụi với 
công việc. Mọi giấy tờ chỉ thị, Bác đều tự tay đánh máy và đánh số cẩn thận, rõ ràng. 
Trung ương đã quyết định cần tích cực chuẩn bị cho cuộc Hội nghị toàn quốc của Đảng và 
Quốc dân Đại hội đại biểu. Bác giục chuẩn bị cho kịp họp hai hội nghị quan trọng này từ tháng 
7. Tình hình đã khẩn trương lắm. Bác nói: "Có thể còn thiếu một số đại biểu nào đó chưa về kịp 
cũng họp. Nếu không thì không kịp được với tình hình chung". Nhưng, dù chuẩn bị rất gấp, các 
đại biểu của Đảng và các đảng phái dân chủ trong Mặt trận Việt Minh ở toàn quốc vẫn không 
thể về đúng hẹn. 
Giữa lúc công việc bề bộn như thế, Bác bỗng bị mệt. Đã mấy hôm liền Bác sốt nóng. Song, 
Bác vẫn gượng làm việc. Mỗi khi tôi tới thảo luận công việc, hỏi thăm sức khoẻ, Bác chỉ nói: 
"Chú cứ xuống làm công tác, tôi không việc gì". Nhưng tôi thấy Bác yếu nhiều, người hốc hác 
hẳn. Có hôm tôi đến, Bác đang lên cơn sốt, miệng còn nói mê. Thuốc men chẳng có, chỉ kiếm 
được vài viên thuốc cảm và kí ninh, Bác đã uống mà không thấy đỡ. Thường khi, nếu không 
phải lúc nghỉ, không bao giờ Bác nằm, thế mà bây giờ Bác phải chịu nằm, lại mê sảng luôn. Bây 
giờ, trong các đồng chí thường gần Bác, chỉ còn lại mình tôi ở Tân Trào. Hôm ấy Bác mệt lắm, 
tôi rất lo. Tôi nói: "Hôm nay tôi cũng thong thả, xin ở lại với Bác đêm nay". Bác mở mắt và hơi 
gật đầu. 
Đêm ấy, tôi nghỉ lại với Bác trên cái lán ở giữa rừng, lúc nào tỉnh, Bác chỉ nói chuyện tình 
hình: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn 
cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Mỗi lúc nhớ ra điều gì, Bác lại dặn. Bác lúc ấy 
chắc cũng thấy mình yếu quá, có ý muốn dặn lại công việc. Chỉ có công việc, Bác nói về công 
tác củng cố phong trào: "Lúc nào cũng phải chú trọng xây dựng chi bộ, bồi dưỡng cán bộ, đảng 
viên và các phần tử trung kiên. Trong chiến tranh du kích, lúc phong trào lên, ta phải hết sức 
phát triển, vừa phát triển vừa chú trọng xây dựng căn cứ cho thật vững chắc để đề phòng lúc khó 
khăn mới có chỗ đứng chân được” 
Suốt đêm ấy, Bác vẫn lúc tỉnh lúc mê. Hôm sau, tôi viết thư hoả tốc về Trung ương. Tôi lại 
tìm hỏi bà con địa phương xem có thứ thuốc men gì không. Bà con nói gần đây có một ông lang 
quen trị bệnh sốt nóng. Tôi cho người cưỡi ngựa đi đón ông thầy về. Ông cụ lang già người Tày 
xem mạch, sờ trán Bác rồi đốt cháy một thứ củ vừa đào trong rừng về, hoà vào cháo loãng. Sau 
đó Bác tỉnh. Hôm sau, Bác ăn thêm vài lần với cháo loãng nữa, cơn sốt nhẹ dần. Bác lại gượng 
dậy tiếp tục làm việc ngay. 
Mặc dầu Bác đã chỉ thị viết nhiều thư hoả tốc, tung giao thông đặc biệt đi các hướng để 
thúc giục các đại biểu, nhưng vì đường sá trắc trở, liên lạc khó khăn, nhiều đại biểu đã cố gắng 
đi cho chóng mà mãi tới 13, 14 tháng 8 mới lên tới Tân Trào. Có những đoàn đại biểu 16, 17, 18 
mới đến kịp. 
Trung ương và Tổng bộ Việt Minh quyết định không thể chờ đợi lâu hơn nữa. Ngày 11, 12 
tin vô tuyến điện cho biết có hiện tượng nguy ngập tan rã trong quân đội Nhật. 
11 giờ đêm 13, Uỷ ban Chỉ huy Lâm thời Khu giải phóng hạ mệnh lệnh khởi nghĩa cho 
nhân dân và bộ đội. 
Nửa đêm nhận lệnh, bộ dội và nhân dân reo mừng, sẵn sàng chiến đấu hy sinh để thực hiện 
nhiệm vụ lớn. Các đơn vị giải phóng quân đóng tại Chợ Chu, Tuyên Quang được lệnh chuyển 
gấp về tập trung tại Tân Trào. 
Tài liệu sinh hoạt “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” 
70 
Ngày 14/8, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp, Bác vừa dứt cơn sốt, gượng tới họp, người 
còn võ vàng, Hội nghị nhận định: "Cơ hội rất tốt cho ta giành quyền độc lập đã tới ". Hội nghị 
quyết định mục đích của cuộc chiến đấu là giành quyền độc lập hoàn toàn cho đất nước, thành 
lập chính quyền nhân dân, thi hành mười chính sách của Mặt trận Việt Minh, định ra chính sách 
ngoại giao đối với Đồng minh. Để đạt mục đích đó, phải huy động toàn thế nhân dân gồm tất cả 
các giới, các đảng phái tham gia phong trào cứu quốc, phải gấp rút vũ trang nhân dân chống 
Nhật và mở rộng Giải phóng quân Việt Nam. Hội nghị định ra nhiệm vụ quân sự cần kíp thống 
nhất các lực lượng vũ trang thành Giải phóng quân Việt Nam; gấp rút củng cố và phát triển bộ 
đội, thống nhất biên chế, kỷ luật, tăng cường công tác chính trị, tổ chức Đảng trong quân đội lấy 
trung đội làm đơn vị cơ sở, củng cố các tổ chức chiến đấu và tiểu tổ du kích để lập những đơn vị 
Giải phóng quân mới ngoài khu giải phóng. 
Sáng ngày 15, được tin đích xác Nhật Hoàng đã ra lệnh cho quân đội hắn đầu hàng, Hội 
nghị toàn quốc của Đảng đang họp quyết định thành lập Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc để lãnh 
đạo Tổng khởi nghĩa và lập Bộ Tư lệnh Giải phóng quân Việt Nam. 
Một số chúng tôi ngừng họp và nhận nhiệm vụ mới. Tôi sẽ cùng Giải phóng quân tiến về 
phía Nam. Anh Song Hào về phía Tuyên Quang cùng các đồng chí ở đấy lãnh đạo nhân dân 
cướp chính quyền các tỉnh phía Tây. 
Chiều 16/8, một đơn vị Giải phóng quân tập họp dưới cờ làm lễ xuất phát tiến về Nam. 
Các đại biểu về dự Quốc dân Đại hội đều có mặt dưới cây đa cổ thụ, cạnh ngôi nhà Hội đồng 
Cứu quốc xã Tân Trào để tiễn đưa bộ đội lên đường chiến đấu. Chưa bao giờ Tân Trào lại đón 
tiếp một đoàn người nhiều màu sắc như vậy. Cùng với màu chàm của rừng núi quen thuộc, còn 
có màu nâu dày dặn của đồng bằng và những màu sắc tươi sáng của đô thị. Những chiến sĩ Giải 
phóng quân, quần áo đủ kiểu, mang trên người dấu vết của những cuộc vật lộn ác liệt với quân 
thù trên các nẻo đường rừng trên các triền núi đá Việt Bắc, tề tựu nghiêm trang dưới cờ nghe 
đọc bản Quân lệnh số 1 của Uỷ ban khởi nghĩa. 
Hỡi quân dân toàn quốc! 
12 giờ trưa ngày 13/8/1945, phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh, quân đội Nhật đã bị tan 
rã tại khắp các mặt trận. Kẻ thù chính của chúng ta đã ngã gục. 
Giờ tổng khởi nghĩa đã đến. 
Cơ hội có một cho quân dân Việt Nam vùng dậy giành lấy quyền độc lập của nước nhà! 
Mang nhiệm vụ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa toàn quốc cho đến ngày toàn thắng. Uỷ ban Khởi 
nghĩa đã thành lập. 
Hỡi các tướng sĩ và đội viên quân Giải phóng Việt Nam! 
Dưới mệnh lệnh của Uỷ ban Khởi nghĩa, các bạn hãy tập trung lực lượng, kíp đánh vào các 
đô thị và trọng trấn của quân địch; đánh chẹn các đường rút lui của chúng, tước võ khí của 
chúng! Đạp qua muôn trùng trở lực, các bạn hãy kiên quyết tiến! 
Hỡi nhân dân toàn quốc! 
Dưới mệnh lệnh của Uỷ ban khởi nghĩa, đồng bào hãy đem hết tâm lực ủng hộ đạo quân 
Giải phóng, sung vào bộ đội, xông ra mặt trận đánh đuổi quân thù. 
Chúng ta phải hành động cho nhanh, với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận 
trọng! 
Tổ quốc đang đòi hỏi những hi sinh lớn lao của các bạn! 
Tài liệu sinh hoạt “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” 
71 
Cuộc thắng lợi hoàn toàn nhất định sẽ về ta!". 
Trong lòng chúng tôi khi đó rạo rực lạ thường. Trước mắt chúng tôi lá cờ đỏ sao vàng rực 
rỡ hào quang, xa xa là nền trời xanh cao lồng lộng, tươi sáng vô cùng của nước Việt Nam giải 
phóng. 
Đoàn quân giải phóng, áo vải chân đất, rầm rập tiến về phía Nam trước những bàn tay vẫn 
chào chúc mừng thắng lợi cất cao lời ca hùng tráng. 
"Cờ giải phóng phất cao, mau thẳng tiến! 
Trời phương Nam, dân chúng đang ngóng chờ...". 
Tại Tân Trào, lần đầu từ khi về, Bác ra mắt các đại biểu đồng bào Trung, Nam, Bắc. Quốc 
dân Đại hội đã lập ra Uỷ ban dân tộc giải phóng toàn quốc, chuẩn bị khi cần có thể trở thành 
Chính phủ nhân dân lâm thời... 
Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể, Hữu Mai ghi, 
trong Bác Hồ ở Tân Trào. NXB Chính trị Quốc gia, Bảo tàng Tân Trào ATK, Hà Nội, 2001. 
* 
* * 
Chuyện thứ 42: 
Những ngày ở Tân Trào 
Cuối tháng 4/1945, sau khi khu giải phóng Tân Trào được thành lập, Trường quân chính 
kháng Nhật liền được xây dựng. 
Chúng tôi - những người Giải phóng quân được đoàn thể lựa chọn về học, đang gấp rút 
làm doanh trại, ai cũng mong chóng tới ngày khai mạc. 
Giữa lúc ấy, vào một buổi sáng, chúng tôi đang tập trung để phân công làm việc thì đồng 
chí Văn tới. 
Tôi đoán chắc sẽ có việc quan trọng xảy ra. 
Đúng vậy, sau khi nói chuyện về tình hình đấu tranh chống Nhật ở các nơi và nhắc nhở 
chúng tôi nhiệm vụ học tập xây dựng trường, đồng chí nói: 
- Đoàn thể cần một số đồng chí đi công tác, các đồng chí cần nhận rõ học tập hay đi công 
tác đều là trách nhiệm của đoàn thể giao cho, chúng ta đều phải cố gắng làm tròn. 
Chúng tôi ai cũng tha thiết muốn được học, nhưng khi nhắc đến công tác cần thì ai cũng 
sẵn sàng nhận nhiệm vụ. 
Nhận chỉ thị của đồng chí Văn, đồng chí Khang liền tuyển lựa một đội mười người và một 
tổ ba người. Đội mười người được trang bị vũ khí mới để đi xa ngay. Còn tổ ba người, trong đó 
có tôi, thì được đồng chí Khang giao nhiệm vụ tới làng Tân Trào tìm liên lạc với đồng chí 
Đường để nhận công tác. 
Đồng chí Đường là một đồng chí công tác lâu năm và đã ra nước ngoài học tập. Từ khi vào 
Giải phóng quân, tôi được đồng chí đi sát chỉ đạo mọi mặt. Vừa lúc ấy một đồng chí ở cơ quan 
đón chúng tôi. Đồng chí Đường giới thiệu đó là đồng chí Hồng Thái. Tuy chưa biết nhau nhưng 
sẵn tình đồng chí, chúng tôi mến nhau ngay. 
Trước khi chúng tôi đi, đồng chí Đường căn dặn: 
Tài liệu sinh hoạt “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” 
72 
- Đoàn thể rất tin cậy các đồng chí mới giao trách nhiệm này, các đồng chí phải cố làm 
tròn, ở nơi công tác mới các đồng chí có nhiều điều kiện để học đấy. 
Đồng chí Đường còn theo tiễn chúng tôi một quãng và lại dặn riêng tôi: 
Ba ngày một lần đồng chí về gặp tôi, để tôi giúp đỡ học tập. 
Tôi rất cảm động trước những lời dặn dò của đồng chí Đường và đã hứa xin làm đúng. 
Trên đường tới cơ quan, vừa đi vừa nghĩ đến sự tín nhiệm của đồng chí Khang và sự săn 
sóc của đồng chí Đường đối với tôi, tôi cảm thấy công tác của tổ chúng tôi lần này sẽ có tầm 
quan trọng hơn công tác trước đây nhiều. Đồng chí Hồng Thái đưa chúng tôi đi về phía bắc đình 
Tân Trào một quãng xa, rồi tạt xuống lội ngược dòng suối tới nơi có một bụi rậm thì rẽ quặt lên 
đồi, chúng tôi men theo sườn núi đi mãi cho tới khi qua một vọng gác thì tới đỉnh núi. Cơ quan 
đóng ở ngay trên đỉnh núi này. Đứng ở đấy, chúng tôi có thể quan sát khắp cánh đồng Tân Trào, 
dòng sông Đáy, đèo Rẻ, v.v... 
Cơ quan là một lán dài ngăn đôi, bên nửa rộng có nhiều người ở, vũ khí để ở đầu chỗ nằm, 
toàn các-bin và tiểu liên "tôm-sơn". Còn bên nửa hẹp thì đặt điện đài và có một số đồng chí đang 
làm việc. Cách lán đâu chừng ba mươi thước có một lán nho nhỏ nữa. 
Thấy kiểu súng của các đồng chí ở cơ quan, tôi mừng lắm. Ở Giải phóng quân, được thấy 
đồng chí Quang Trung mang khẩu các-bin và một số đồng chí cán bộ trong trung đội có tiểu 
liên, tôi rất thèm. Tôi thường ước ao sẽ có ngày được giao sử dụng những vũ khí ấy. Bây giờ 
đến cơ quan này, tội hy vọng mình cũng sẽ được trang bị súng tốt như các đồng chí khác... Khi 
nhìn thấy điện đài, tôi cũng mừng. Tôi nghĩ thầm lực lượng cách mạng của ta đã lớn mạnh nên 
phải dùng phương tiện khoa học để chỉ huy đi xa, chứ không bó hẹp riêng trong Khu Giải phóng nữa. 
Chợt, tôi nghe có tiếng ho từ phía lán nhỏ, rồi một ông cụ gầy, tay chống gậy đi lại. Cụ 
mặc áo ngắn kiểu người Nùng (hàng cúc giữa bằng vải, cổ cao). Quần và áo đều màu chăm đã 
bạc. Đầu ông cụ đội chiếc mũ vải kiểu các cụ già người Nùng. Cụ đi thẳng tới chỗ chúng tôi. 
Thấy cụ đi tới mọi người đều đứng nghiêm chỉnh, và khi cụ tới gần ai thì người ấy đều né ra để 
nhường bước. 
Thấy chúng tôi, ông cụ vui vẻ hỏi: 
- Các đồng chí mới đến phải không? 
Tôi vội trả lời: 
- Báo cáo đồng chí, chúng tôi mới đến. 
Ông cụ gật đầu bảo: 
- Tốt, đồng chí Hồng Thái cần giao nhiệm vụ và giúp đỡ các đồng chí ấy công tác. 
Nói xong, ông cụ đi xuống phía nhà bếp. 
Có lẽ ông cụ tuổi khoảng gần sáu mươi, mái tóc đã đốm bạc, người cụ tuy gầy gò nhưng 
cặp mắt rất sáng, nghiêm nghị, vầng trán cao, giọng nói rõ ràng, ấm áp, tôi vừa gặp lần đầu đã 
cảm thấy gần gũi ngay được. 
Ông cụ đi khỏi, một đồng chí cũ nói như giới thiệu với tôi: 
- Đấy! ông Cụ đấy! 
Giới thiệu như vậy chỉ làm tôi càng thêm bỡ ngỡ và tôi đã biết ông Cụ là ai đâu! 
Đêm ấy, sau khi được đồng chí Hồng Thái giao nhiệm vụ cụ thể, lại được sinh hoạt cùng 
tiểu đội cảnh vệ, chúng tôi mới rõ cơ quan ở đây là rất quan trọng, ông Cụ là cán bộ thượng cấp, 
Tài liệu sinh hoạt “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” 
73 
ở dây có điện đài và hai lớp học, lớp học điện đài và lớp chính trị, cả hai lớp đều do ông Cụ 
hướng dẫn. Trách nhiệm của đội cảnh vệ là phải bảo vệ cơ quan cho nghiêm mật. Càng nghĩ tôi 
càng lạ, không rõ ông Cụ là ai mà thoáng qua đã thấy khoẻ người. 
Trọng suy nghĩ, bỗng nhiên tôi nhớ tới một hôm trước đó mấy ngày, đội Giải phóng quân 
của chúng tôi vừa về tới Tân Trào thì đồng chí Quang Trung hỏi tôi: 
- Đồng chí quê Chợ Đồn à? 
- Vâng - Tôi trả lời. 
- Đồng chí có thuộc các đường về đây không? 
- Thuộc chứ 
- Đi đón ông Cụ nhé ? Đi cả tiểu đội của đồng chí! 
Nghe đồng chí Quang Trung nói, tôi nghĩ bụng: ông Cụ là ai lại phải mang cả tiểu đội đi 
đón. Tuy vậy, tôi không dám hỏi kỹ. Đồng chí Quang Trung lại nói: 
- Chờ liên lạc sẽ đi, việc này tuyệt đối bí mật đấy! 
Thấy việc quan trọng nên tôi nói thêm: 
- Từ Chợ Đồn về đây có hai đường: đường Chợ Đồn đi Chợ Chu (tức là đường đồng chí 
Văn Nam tiến) thì tôi không được rõ. Còn đường Chợ Đồn qua Tông Quận (đường đồng chí 
Khang Nam tiến) thì tôi thuộc. Đồng chí Quang Trung suy nghĩ rồi bảo tôi: 
- Nếu đi đường đồng chí Khang thì đồng chỉ sẽ đi đón. 
Tôi vâng lời, nhưng sau đấy không thấy đồng chí Quang Trung bảo gì nữa. 
Giờ đây cơ quan lại có ông Cụ này, có lẽ chinh là ông Cụ mà mình suýt nữa được cử đón 
đây! Chắc Cụ là người đứng đầu Việt Minh đấy! 
Ở gần ông Cụ được vài ngày, tôi nhận thấy ông Cụ sao mà làm việc nhiều thế. Suốt ngày, 
Cụ đọc sách và viết tài liệu, viết báo, dạy chính trị, v.v... Ngoài ra, bất kể ngày đêm, cán bộ các 
nơi còn về xin chỉ thị. Cả anh Văn, anh Khang cũng thường tới cơ quan xin ý kiến Cụ. Bận như 
vậy nhưng ông Cụ rất chú trọng chăm sóc chúng tôi. Ngoài việc giáo dục chính trị, ông Cụ còn 
dạy bảo rất tỉ mỉ về cuộc sống tập thể, như bày cho cách đặt chương trình học tập và làm việc 
hàng ngày, hàng tuần, cách sắp xếp trật tự trong lán, nhất là cách giữ gìn súng đạn. Cụ thường 
dạy không nên ngồi chơi rỗi, phải lấy sách báo ra đọc hoặc vá quần áo, v.v... Hồi đó giữa xuân, 
nước suối từ trong khe chảy ra còn lạnh, ông Cụ thường dặn chúng tôi không nên tắm lâu dễ bị 
cảm. Khi tập thể dục, có những đồng chí thường tập chiếu lệ. Cụ ra xem, sửa lại từng động tác 
và còn làm động tác mẫu và bảo: “Các đồng chí tập theo tôi, tập thể này mới được". Những buổi 
đi lấy rau rừng, ông Cụ còn hướng dẫn chúng tôi cả cách lấy rau, cách chọn rau ngon. 
Hàng ngày, ông Cụ thường xuống suối tắm rửa hoặc giặt lấy quần áo. 
Có điểm trái ngược là bọn thanh niên chúng tôi mỗi khi lên núi thường hay ngã, còn ông 
Cụ tay chống gậy, vai vác ống nước, vai vắt quần áo vừa giặt, chẳng bao giờ bị ngã cả. Thấy anh 
em ngã nhiều, Cụ bảo: 
- Các đồng chí cứ làm theo tôi thì không ngã. 
Chúng tôi hay ngã vì sợ đi giữa đường lội, cứ đi tránh sang hai bên, như vậy làm cho 
đường ngày một to ra và sườn núi dốc trơn. Còn Cụ cứ giữa đường đã đánh bậc sẵn Cụ đi, tuy 
lội một chút nhưng khi về tới lán, sẵn ống nước xách lên, ông Cụ dùng một nửa rửa chân, còn 
một nửa để rửa tay trước và sau khi ăn cơm. 
Tài liệu sinh hoạt “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” 
74 
Từ khi anh em học ông Cụ cách xuống suối, lên núi thì không ai bị ngã nữa. Đúng quy 
định của đồng chí Đường, sau ba ngày, tôi ra báo cáo công việc và nghe đồng chí ấy hướng dẫn 
công tác. Buổi báo cáo đầu, sau khi nghe tôi nói sơ về công tác, đồng chí Đường hỏi tôi: 
- Ông Cụ có khỏe không? 
- Khoẻ 
- Gần ông Cụ, đồng chí thấy thế nào? 
- Ở với bố đã mười tám năm rồi, bố cũng dạy mọi điều. Nhưng mới gần ông Cụ có ba ngày 
mà tưởng như ông Cụ dạy cho còn nhiều hơn. 
- Đồng chí có văn hoá, nên đóng một quyển sổ nhỏ, mỗi khi ông Cụ nói câu gì mà đồng chí 
thích thì đồng chí ghi vào sổ sau này sẽ có một quyển sách quý lắm đấy! 
Tôi tuy chưa hiểu nhưng cũng vâng lời. 
Công tác được một tuần lễ, có lẽ đồng chí Đường đề nghị, tôi được ông Cụ lấy vào học 
cùng với anh em học sinh chính trị. Tôi biết anh em đều là cán bộ hoạt động từ lâu về đây học 
cấp tốc rồi đi công tác ngay. Tôi được đưa vào học có lẽ nhờ sự chiếu cố riêng. 
Buổi học đầu của tôi đúng vào bài nói về Mặt trận Việt minh, ông Cụ đưa chúng tôi quyển 
sách nho nhỏ in thạch bản, trong đó nói về chương trình và điều lệ của Mặt trận. 
Tôi vào Giải phóng quân giữa lúc phong trào cách mạng đang lên cao, các đội Giải phóng 
quân vừa phát triển mạnh nên chưa được huấn luyện kĩ. Tôi chỉ được học đồng chí Khang, đồng 
chí Quang Trung thiết thực ngay trong mỗi công tác. Có lúc đồng chí Khang hướng dẫn cả bài 
nói chuyện cho tôi, rồi tôi nhẩm kỹ cho thuộc để khi ra nói chuyện sẽ nói bằng tiếng 

File đính kèm:

  • pdf117_CHUYEN_KE_VE_TAM_GUONG_DAO_DUC_HO_CHI_MINH.pdf