Tự học và bồi dưỡng chuyên môn Tiểu học - Module TH7: Xây dựng môi trường học tập thân thiện - Năm học 2015-2016 - Đỗ Thị Tố Quyên

Xây dựng kế hoạch dạy học cho một bài học cụ thể thể hiện mối quan hệ tương tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh nhằm giúp học sinh đạt đ¬ược những mục tiêu của bài học.

Để xây dựng được kế hoạch bài học theo hướng dạy học phát huy tính tích cực của

người học, GV cần thực hiện qua 5 bước sau:

- Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong chư¬ơng trình.

- Bước 2: Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan để:

+ Hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học.

+ Xác định những kiến thức, kĩ năng, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển ở HS.

+ Xác định trình tự, lôgic của bài học.

- Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của học sinh:

+ Xác định những kiến thức, kĩ năng mà HS đã có và cần có.

+ Dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phư¬ơng án giải quyết.

- Bước 4: Lựa chọn PPDH; phư¬ơng tiện, TBDH; hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển năng lực tự học.

- Bước 5: Xây dựng kế hoạch bài học: Xác định mục tiêu, thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy học của GV và hoạt động học tập của HS

 

docx50 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tự học và bồi dưỡng chuyên môn Tiểu học - Module TH7: Xây dựng môi trường học tập thân thiện - Năm học 2015-2016 - Đỗ Thị Tố Quyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tập, kiểm tra)
1.1. Phân loại bài học ở tiểu học
 Ở tiểu học có các loại bài học sau:
- Loại bài hình thành kiến thức mới
- Loại bài thực hành
- Loại bài ôn tập, kiểm tra 
1.2. Yêu cầu chung của mỗi loại bài học
a. Loại bài hình thành kiến thức mới:
Các bài tập hình thành kiến thức mới cần ngắn gọn, tường minh, dễ hiểu, thu hút được trí tò mò, khám phá của HS.
b. Loại bài thực hành:
- Bài tập thực hành cần bám sát phần lí thuyết, đi từ dễ đến khó, từ cụ thể đến trừu tượng.
c. Loại bài ôn tập, kiểm tra: 
- Nội dung bài ôn tập cần hệ thống được toàn bộ các kiến thức đã học.
- Nội dung bài kiểm tra cần bám sát mục tiêu giáo dục, phù hợp với nội dung dạy học cụ thể, với đặc điểm lứa tuổi HS và với cơ sở vật chất của nhà trường.
2. Cách triển khai mỗi loại bài học theo hướng dạy học phát huy tính tích cực của người học:
2.1. Loại bài hình thành kiến thức mới:
- GV thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ HS, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương.
- Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội cho HS được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh hội kiến thức; chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của HS; bồi dưỡng hứng thú, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho HS; giúp các em phát triển tối đa tiềm năng của bản thân.
- Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lý, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm của cấp học, môn học; nội dung, tính chất của bài học, đặc điểm và trình độ HS; thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của trường, địa phương.
2.2. Loại bài thực hành:
- GV nghiên cứu để nắm được mục tiêu, ý đồ của từng bài thực hành, từ đó có kế 
hoạch tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện bài thực hành có hiệu quả, giáo dục, rèn kĩ 
năng phù hợp cho HS.
- Có biện pháp để HS tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập nhằm rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn; cho HS sử dụng thiết bị, đồ dùng học tập; thực hành thí nghiệm; thực hành vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, giải quyết các tình huống và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn. Khuyến khích HS xây dựng và thực hiện các kế hoạch học tập phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân.
2.3. Loại bài ôn tập, kiểm tra:
- Thiết kế, tổ chức bài ôn tập, kiểm tra với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn với HS, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương.
- Nội dung bài kiểm tra phù hợp với đặc điểm, trình độ HS; thời gian, thời lượng kiểm tra cần bám sát với nội dung, chương trình, quy định của Bộ GD & ĐT.
3. Các bước, yêu cầu thiết kế kế hoạch bài học theo hướng dạy học phát huy tính tích cực của người học:
3.1. Tìm hiểu tiêu chí của một “giờ dạy tích cực” 
“Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH)”, “tích cực hóa” hoạt động của học sinh, “dạy học tích cực” là những cụm từ đã quá quen thuộc với tất cả các giáo viên. Ở nhà trường tiểu học, việc đổi mới PPDH đã được triển khai thực hiện từ khá lâu và hầu hết giáo viên tiểu học đều có ý thức phải đổi mới PPDH, nhưng trong quá trình thực hiện, do thiếu thông tin, thiếu những tư liệu hướng dẫn, nhiều GV hiện còn ngộ nhận về tính tích cực của một tiết dạy và vẫn dạy học theo lối truyền thụ thụ động, chưa thật sự tiến hành đổi mới phương pháp giảng dạy của mình. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu, bởi nhận thức được vấn đề là một chuyện song thực hiện nó một cách hiệu quả lại là chuyện khác, khó khăn hơn nhiều. 
Thực tế cho thấy, nhiều GV khi được yêu cầu tự nhận xét về sự thành công, tính tích cực của tiết dạy mà mình vừa thực hiện đã không tránh khỏi sự lúng túng và đa số là nhận xét chung chung, không có nhiều nhận xét. Điều đó cho thấy họ chưa thật sự thấu hiểu về tính tích cực của một tiết dạy.
Hệ quả của việc không hiểu rõ các tiêu chí để đánh giá một tiết dạy tích cực chính là những giáo án không chứa đựng yếu tố “tích cực” đúng nghĩa. Bởi nếu không biết và hiểu rõ thế nào là một “giờ dạy tích cực”, GV khó có thể thiết kế được các hoạt động phù hợp nhằm tích cực hóa hoạt động của HS, mà cụ thể là khó khăn trong việc lựa chọn PPDH, phương tiện dạy học tối ưu.
Theo tôi, một giờ dạy được gọi là “tích cực” khi mà các tiêu chí sau được thỏa mãn:
	* Tiêu chí 1: Mọi HS đều được hoạt động 
Dạy học sao cho tất cả HS đều được hoạt động, đều được làm việc (hay dạy học bằng cách tổ chức làm việc) là một trong những định hướng quan trọng của việc đổi mới PPDH ở Tiểu học. Đây là một cách dạy học tiên tiến, nó bám sát nguyên tắc: “Dạy học thông qua các hoạt động bằng tay của bản thân từng trẻ em” (Phạm Đình Thực, 2008).
Dưới đây là một ví dụ: Giả sử GV muốn yêu cầu HS xác định yêu cầu của một bài toán nào đó. Ta so sánh hai cách dạy:
Cách 1: Đàm thoại:
GV hỏi cả lớp: “Em hãy cho thầy (cô) biết bài toán này hỏi gì? Ai biết giơ tay?” Thế thì không có gì bảo đảm là cả lớp đều suy nghĩ để xác định câu hỏi của bài toán. Bởi vì thường thường chỉ có bốn, năm em; thậm chí một, hai em giơ tay xin trả lời. Do đó, ta chỉ có thể khẳng định chắc chắn là trong lớp chỉ có bốn, năm em (hoặc một, hai em) có suy nghĩ. Nhưng trên thực tế chỉ có một em được GV chỉ định trả lời, do đó chỉ có một em được thực sự làm việc.
Cách 2: Tổ chức làm việc:
GV ra lệnh: Giơ bút chì! (Cả lớp giơ bút chì). Gạch dưới câu hỏi của bài toán! (Cả lớp, nghĩa là mỗi HS, đều phải chú ý đọc đề toán trong SGK để xác định câu hỏi rồi gạch dưới). Trong lúc này, GV đi xuống cạnh các HS để đôn đốc các em làm việc, giúp đỡ các em kém. GV có thể đưa mắt nhìn bao quát cả lớp, hễ thấy HS nào không cầm bút chì gạch một cái gì đó thì nhắc nhở em ấy làm việc. Nhờ có những lệnh làm việc bằng tay này mà những HS không chịu làm việc sẽ bị lộ ra do đó GV có thể kiểm soát được hoạt động của cả lớp.
Sau khi quan sát thấy đa số HS đã gạch xong thì GV có thể cho một em đọc xem mình đã gạch dưới câu nào để cả lớp nhận xét. Như vậy, trong dạy học tích cực, việc tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp sao cho từng cá nhân trong lớp học đều được tham gia là hết sức quan trọng. Công việc này đòi hỏi người GV phải có sự đầu tư đúng mức trong quá trình soạn giáo án lên lớp. 
* Tiêu chí 2: Tự học sinh sản sinh ra tri thức
Trước đây, trong quá trình dạy học nói chung, dạy học tiểu học nói riêng có sự mất cân đối rõ rệt giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. GV thường chỉ truyền đạt, giảng giải các tri thức có sẵn cho HS, còn HS học tập một cách thụ động: nghe giảng, ghi nhớ và làm theo mẫu. 
Song trong xu hướng đổi mới hiện nay, GV không còn đóng vai trò truyền thụ như trước đây nữa, mà trở thành người tổ chức, điều khiển quá trình dạy học để HS tích cực, chủ động, sáng tạo và tự chiếm lĩnh tri thức. Chính vì vậy, một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự thành công của một giờ dạy, một tiết dạy chính là khả năng tự sản sinh ra tri thức mới của HS. 
Do vậy, các hoạt động dạy học trong một tiết dạy học ở Tiểu học phải được thiết kế sao cho phải khơi gợi được nơi HS sự tìm tòi khám phá nhằm dẫn dắt các em tiến dần đến tri thức cần chiếm lĩnh. 
* Tiêu chí 3: Tạo bầu không khí lớp học vui vẻ, thoải mái
Một trong ba tiêu chí quan trọng của một giờ dạy tích cực chính là bầu không khí lớp học. Để có thể tự do hoạt động, khám phá tri thức, HS tiểu học cần một môi trường dạy học đầy sự vui vẻ và thoải mái. Bởi lẽ, với một bầu không khí căng thẳng, ngột ngạt thì khó có thể đạt được 2 tiêu chí đã nêu ở trên.
Trong dạy học cho HS tiểu học, GV cần thật sự chú ý đến việc tạo không khí học tập sôi nổi, vui vẻ, làm sao để các em cảm thấy thoải mái nhất khi tham gia các hoạt động. Vì vậy việc làm thế nào để lôi cuốn sự chú ý của HS, khiến các HS hào hứng, thoải mái là một trong những việc cần được GV dành nhiều quan tâm trong quá trình chuẩn bị cho tiết dạy. 
3.2. Các bước thiết kế kế hoạch bài học theo hướng dạy học phát huy tính tích cực của người học:
Xây dựng kế hoạch dạy học cho một bài học cụ thể thể hiện mối quan hệ tương tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh nhằm giúp học sinh đạt được những mục tiêu của bài học.
Để xây dựng được kế hoạch bài học theo hướng dạy học phát huy tính tích cực của
người học, GV cần thực hiện qua 5 bước sau:
- Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình.
- Bước 2: Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan để:
+ Hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học.
+ Xác định những kiến thức, kĩ năng, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển ở HS.
+ Xác định trình tự, lôgic của bài học. 
- Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của học sinh:
+ Xác định những kiến thức, kĩ năng mà HS đã có và cần có.
+ Dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết.
- Bước 4: Lựa chọn PPDH; phương tiện, TBDH; hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển năng lực tự học.
- Bước 5: Xây dựng kế hoạch bài học: Xác định mục tiêu, thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy học của GV và hoạt động học tập của HS
.
Tháng 12 năm 2016
KHAI THÁC BÀI TOÁN THI OLIMPIC TOÁN TUỔI THƠ
Bài toán 1. Một hộp đựng 100 viên bi, trong đó có 25 viên bi đỏ, 30 viên bi xanh, 35 viên bi vàng, còn lại là bi đen và bi trắng. Hỏi phải lấy ra ít nhất bao nhiêu viên bi để chắc chắn có ít nhất 10 viên bi cùng màu ?
Phân tích : Đây là một bài toán hay và lạ, rất ít tài liệu đề cập đến. Khi gặp bài toán này nhiều em học sinh tỏ ra lúng túng không tìm được cách giải.
Để giải được bài toán này, các em cần phải thực hiện như sau : Lấy ra số viên bi lớn nhất sao cho vẫn không thoả mãn yêu cầu của đề bài. Sau đó chỉ cần thêm 1 viên bi nữa là sẽ có số viên bi ít nhất cần lấy ra để thoả mãn bài toán.
Bài giải : Số viên bi đen và bi trắng là :
100 – ( 25 + 30 + 35 ) = 10 (viên bi)
Nếu lấy ra 9 viên bi đỏ, 9 viên bi xanh, 9 viên bi vàng, 10 viên bi đen và bi trắng thì đây là số bi lớn nhất mà vẫn không thoả mãn yêu cầu. Do đó để chắc chắn có ít nhất 10 viên bi cùng màu thì phải lấy ra ít nhất số viên bi là :
9 + 9 + 9 + 10 + 1 = 38 (viên bi).
• Từ bài toán trên nếu ta thay giả thiết “cùng màu” bởi giả thiết “cùng màu đỏ” thì ta có bài toán mới sau :
Bài toán 2. Một hộp đựng 100 viên bi, trong đó có 25 viên bi đỏ, 30 viên bi xanh, 35 viên bi vàng, còn lại là bi đen và bi trắng. Hỏi phải lấy ra ít nhất bao nhiêu viên bi để chắc chắn có ít nhất 10 viên bi cùng màu đỏ ?
Bài giải : Số viên bi đen và bi trắng là :
100 – ( 25 + 30 + 35 ) = 10 (viên bi)
Nếu lấy ra 30 viên bi xanh, 35 viên bi vàng, 10 viên bi đen và bi trắng, 9 viên bi đỏ thì đây là số bi lớn nhất mà vẫn không thoả mãn yêu cầu. Do đó để chắc chắn có ít nhất 10 viên bi cùng màu đỏ thì phải lấy ra ít nhất số viên bi là :
30 + 35 + 10 + 9 + 1 = 85 (viên bi).
• Tương tự, ta có thêm hai bài toán mới nữa như sau :
Bài toán 3. Một hộp đựng 100 viên bi, trong đó có 25 viên bi đỏ, 30 viên bi xanh, 35 viên bi vàng, còn lại là bi đen và bi trắng. Hỏi phải lấy ra ít nhất bao nhiêu viên bi để chắc chắn có ít nhất 10 viên bi cùng màu xanh ?
Bài toán 4. Một hộp đựng 100 viên bi, trong đó có 25 viên bi đỏ, 30 viên bi xanh, 35 viên bi vàng, còn lại là bi đen và bi trắng. Hỏi phải lấy ra ít nhất bao nhiêu viên bi để chắc chắn có ít nhất 10 viên bi cùng màu vàng ?
• Ta nhận thấy rằng trong hộp có 5 loại bi khác nhau (đỏ, xanh, vàng, đen, trắng), khai thác điều này ta có thêm bài toán mới thú vị sau :
Bài toán 5. Một hộp đựng 100 viên bi, trong đó có 25 viên bi đỏ, 30 viên bi xanh, 35 viên bi vàng, 6 viên bi đen và 4 viên bi trắng. Hỏi phải lấy ra ít nhất bao nhiêu viên bi để chắc chắn có ít nhất 5 viên bi khác màu ?
Bài giải : Nếu lấy ra 25 viên bi đỏ, 30 viên bi xanh, 35 viên bi vàng, 6 viên bi đen thì đây là số bi lớn nhất mà vẫn không thoả mãn yêu cầu. Do đó để chắc chắn có ít nhất 5 viên bi khác màu thì phải lấy ra ít nhất số viên bi là :
25 + 30 + 35 + 6 + 1 = 97 (viên bi).
.
Tháng 01 năm 2016
CÁC THỦ THUẬT HAY TRONG SỬ DỤNG POWER POINT
 PowerPoint là chương trình để xây dựng các slideshow trình diễn thông dụng nhất hiện nay. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn một vài thủ thuật hay trong sử dụng PowerPoint. 
 Với PowerPoint, bạn có thể dễ dàng trình bày ý tưởng của mình thông qua hình ảnh, chữ viết và âm thanh. Những thủ thuật dưới đây, hy vọng sẽ giúp ích cho việc trình bày ý tưởng của bạn bằng PowerPoint. 
 Trình diễn PowerPoint thông qua Internet: 
 Trong PowerPoint, bạn có thể dễ dàng chuyển đổi tài liệu sang file định dạng HTML. Điều này có nghĩa là bạn có thể trình diễn PowerPoint thông qua Internet. Để thực hiện được điều này, bạn làm theo các bước sau: 
 - Đầu tiên, bạn mở file PowerPoint bạn muốn trình diễn trên Internet bằng chương trình Microsoft PowerPoint. 
 - Tiếp theo, bạn kích File trên thanh công cụ, chọn Save as Web Page. 
 - Một hộp thoại nhỏ sẽ hiện ra. Tại đây, bạn chọn nơi bạn muốn lưu file lại, với tên file điền tại khung File name. Đồng thời, tại hộp thoại này, bạn nhấn vào nút Publish để chọn các tùy chọn nâng cao.
 - Sau khi nhất nút Publish, một hộp thoại mới sẽ xuất hiện. Tại đây, bạn có thể chọn để đưa toàn bộ các Slide vào file HTML, hoặc chỉ chọn một số Sile nhất định. Để làm việc này, bạn điền số các Slide cần chọn vào khung Sile number  through  Tiếp theo, cũng tại hộp thoại này, bạn kích vào nút Web Options và chọn những chi tiết của file HTML sẽ tạo ra.
 + Thẻ General dùng để thiết lập cách hiển thị của nội dung Slide trên trang web. 
 + Thẻ Browser dùng để chọn trình du‎yệt được sử dụng để xem nội dung file PowerPoint. 
 + Thẻ File dùng để thiết lập tên file và nơi chứa file. 
 + Thẻ Pictures cho phép bạn chọn kích thước màn hình khi trình diễn nội dung Slide. 
 + Thẻ Encoding cho phép bạn chọn kiểu mã dùng trên trang web. (thông thường đối với các slide sử dụng tiếng Việt thì bạn chọn encoding Unicode UTF-8. 
 + Thẻ Font dùng để thay đổi font chữ và cỡ chữ cho văn bản dùng trên slide. 
 - Sau khi đã chỉnh xong cho mình những tùy chọn cần thiết, bạn bấm nút OK để lưu lại các tùy chọn và để đóng cửa sổ Web Options. Cuối cùng, bạn nhấn nút Publish để đóng cửa sổ Publish as web page. 
 - Bây giờ, bạn trở lại với hộp thoại Save As, bạn chọn vị trí lưu lại file PowerPoint trên ổ cứng của mình. 
 Công việc cuối cùng của bạn là up file HTML đã được tạo ra lên một web server nào đó, để có thể trình diễn nội dung của các Slide thông qua Internet. 
 Chèn file Flash vào Slide của PowerPoint 
 Tương tự như PowerPoint, Flash cũng có thể dùng để trình diễn những ý tưởng bạn, thậm chí còn có thể biễu đạt tốt hơn những Slide của PowerPoint. Do đó, bạn có thể chèn những đoạn phim Flash vào PowerPoint để làm cho file trình diễn của mình thêm ấn tượng. Thậm chí là những file Flash nhỏ dùng để thư giãn trong quá trình trình diễn bằng PowerPoint. 
 Tuy nhiên, cần lưu y’ là trước khi chèn Flash vào PowerPoint thì máy tính của bạn đã cài đặt chương trình Flash Player để chơi file Flash. Nếu chưa, bạn có thể download và cài đặt Flash Player tại đây. 
 Sau đây là cách thức tiến hành để chèn một file Flash vào slide của PowerPoint. 
 - Đầu tiên, bạn mở file PowerPoint muốn chèn Flash bằng chương trình Microsoft PowerPoint. 
 - Tiếp theo, từ menu, bạn chọn View -> Toolbar -> Control Toolbox. 
 -Tại đây, một hộp thoại mới sẽ xuất hiện với tên gọi Control Toolbox. Tại hộp thoại này, bạn click vào biểu tượng More Control (nằm ngoài cùng bên phải) và một danh sách mới sổ xuống. Bạn chọn “Shockwave Flash Object” từ danh sách sổ xuống này.
 -Flash hiển thị. Sau khi đã chọn xong cho mình vị trí thích hợp, bạn click chuột phải vào 
khung này và chọn Properties.
 - Hộp thọai Properties sẽ hiển ra với những tùy chọn mới. Tại khung hộp thoại này, bên dưới tab Alphebet, bạn tìm đến tùy chọn Movie và điền vào đó đường dẫn đầy đủ của file Flash muốn sử dụng vào khung ở bên phải. (Ví dụ D:\Flash\Test.swf) 
 -Tiếp theo, ở trong cùng tab Alphabet này, tại tùy chọn Playing, bạn thiết lập giá trị “True” và tùy chọn EmbedMovie bạn cũng thiết lập giá trị True để file Flash tự động chơi khi trình diễn đến Slide chứa nó. Nếu không muốn, bạn thiết lập giá trị của EmbedMovie là False để điều khiển bằng tay. Tại hộp thoại Properties này, bạn cũng có thể thiết lập chất lượng Flash (Quality), kích thước Flash (Width)
 - Cuối cùng, bạn đóng hộp thoại Properties, save lại file PowerPoint vừa chỉnh sửa và thử nghiệm lại kết quả. 
Hy vọng rằng 2 thủ thuật này sẽ giúp bạn có những file trình diễn giàu biểu đạt và chất lượng hơn.
 -PowerPoint là một phần mềm trình diễn mạnh, nhưng không phải ai trong chúng ta cũng thường xuyên sử dụng Powerpoint đủ để nắm được hết các mẹo sử dụng sao cho tiết kiệm thời gian nhất. Thật vui là bạn không cần phải trở thành chuyên gia để khám phá hết các đặc tính của PowerPoint. Trong bài này, Quản Trị Mạng sẽ cung cấp những phím tắt và một số thủ thuật để bạn có thể sử dụng khi làm việc với PowerPoint. 
 1. Dễ dàng thay đổi kiểu mẫu thiết kế (template) 
 Bạn xây dựng một trình diễn từ đầu, nhưng có lẽ thích hợp hơn hết là sử dụng những template sẵn có. Những template này áp dụng các thuộc tính thiết kế và định dạng nhất quán từ slide đầu tới slide cuối cùng. Kích nút Slide Design trên thanh công cụ Formatting để mở ô các thao tác cho Slide Design và bắt đầu tạo các Slide. (Với bản PowerPoint 2007, chọn một mẫu template từ nhóm Design). 
 Bạn hoàn toàn không bị bó buộc với template đã chọn bởi vì sau khi đã hoàn thành một file trình chiếu bạn có thể chọn thay thế bằng một thiết kế khác. Hãy yên tâm chọn template mình muốn mà không phải lo sợ nội dung thay đổi. 
 Bạn cũng có thể thay đổi thiết kế trên từng slide mà không cần loại bỏ template trên trình diễn. Tại ô Slide hoặc Slide Sorter View, lựa chọn kiểu hiển thị “thumbnails” cho slide bạn muốn thay đổi. Tiếp theo, kích vào mũi tên thả xuống bên cạnh thiết kế mong muốn trong danh sách Apply A Design Template và chọn Apply To Selected Slides (Hình A). (PowerPoint 2007 không có các mũi tên thả xuống; hãy kích phải chuột tại thiết kế) PowerPoint sẽ ngay lập tức cập nhật các slide được sửa đổi. 
Hình A 
 2.Tập trung vào trọng tâm
 Tránh tập trung quá nhiều văn bản trên một slide. Nếu một slide quá dầy đặc thì chắc chắn sẽ làm xao nhãng người xem. Người xem sẽ mải tập trung đọc thay vì lắng nghe bạn. 
 Khi bắt tay tạo một bản nháp của trình chiếu, hãy xem xét lại nó với những mục đích sau đây: 
Thay thế những câu đầy đủ với các mệnh đề và từ khóa chính.
Tránh các hình minh họa không cần thiết.
Loại bỏ các dấu chấm câu.
 Thực hiện những bước trên, bạn có thể giảm bớt một nửa nội dung và trình diễn của bạn sẽ thu hút người xem hơn. 
 3. Đừng quên kết thúc!
 Khi kết thúc việc trình chiếu, chuyện gì sẽ đến tiếp theo? Nếu bạn kích ra ngoài Slide Show View, người xem sẽ liếc trộm được những cảnh đằng sau trình diễn của bạn và có lẽ bạn không muốn điều này. Hãy kết thúc trình biểu diễn bằng một slide hiển thị một lời cám ơn chân thành tới sự quan tâm và theo dõi của người xem. 
 Tất nhiên, slide kết thúc cũng không nhất thiết phải hiển thị một thông điệp nào đó. Một slide trắng có thể sẽ thích hợp hơn. Bạn có thể thậm chí kết hợp hai slide kết thúc: Hiển thị lời cám ơn ngắn gọn hay một thông điệp riêng trên một slide trắng. Theo cách này thì khi bạn kích ra ngoài slide thông điệp thì tài liệu vẫn được che chắn một cách kín đáo. 
 Trình diễn chuyên nghiệp luôn có một slide cuối được thiết kế riêng. Slide này sẽ bảo vệ chính bạn và người xem. 
 4. Tạo mẫu AutoContent cho riêng mình 
 AutoContent Wizard là một khởi đầu tốt khi bạn không chắc chắn nên chọn trình diễn nào. Đặc tính này tạo ra một trình diễn mới sử dụng các template sẵn có và có thể tùy biến các kết quả. 
 Có thể bạn chưa biết rằng sẽ thêm các trình diễn đang có nào vào thư viện của AutoContent Wizard. Để thực hiện điều này, bạn thực hiện theo các bước sau đây: 

File đính kèm:

  • docxboi_duong_tx.docx
Giáo án liên quan