Trắc nghiệm Ancol – phenol – dẫn xuất halogen (Bài số 4)

Câu 23 : Chỉ ra thứ tự tăng dần mức độ linh độ của nguyên tử H trong nhóm -OH của các hợp chất sau: phenol, etanol, nước.

A. Etanol < nước < phenol B. Etanol < phenol < nước.

C. Nước < phenol < etanol. D. Phenol < nước < etanol.

Câu 24 : Đốt cháy ancol chỉ chứa một loại nhóm chức A bằng O2 vừa đủ nhận thấy :

nCO2 : nO2 : nH2O = 6: 7: 8. A có đặc điểm là

A. Tác dụng với Na dư cho nH2 = 1,5nA.

B. Tác dụng với CuO đun nóng cho ra hợp chất đa chức.

C. Tách nước tạo thành một anken duy nhất.

D. Không có khả năng hòa tan Cu(OH)2.

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1975 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trắc nghiệm Ancol – phenol – dẫn xuất halogen (Bài số 4), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ANCOL–PHENOL–DẪN XUẤT HALOGEN(4)
Câu 1 : Cho các chất: butylclorua, anlylclorua, phenylclorua, vinylclorua. Đun sôi các chất đó với dung dịch NaOH, sau đó trung hoà NaOH dư bằng HNO3 rồi nhỏ vào đó vài giọt dung dịch AgNO3 . Dung dịch không tạo thành kết tủa là
A. phenylclorua B. butylclorua	C. anlylclorua	D. butylclorua và vinylclorua
Câu 2 : Cho 2,3 gam Na kim loại vào 10ml dung dịch ancol etylic 450 thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được chất rắn Y. Thành phần Y là:
A. C2H5ONa.	B. C2H5ONa và NaOH.	C. C2H5ONa và Na dư.	D. NaOH
Câu 3: Hỗn hợp X gồm propan-1,2-điol, etylenglicol, ancol metylic., ancol etylic Cho 29,65 gam hỗn hợp X tác dụng với Natri dư rhu được 9,52 lít H2 (đktc). Đốt 14,825 gam hỗn hợp X cần V lít O2 (đktc). 0,2 mol hỗn hợp tác dụng tối đa với 6,86 gam Cu(OH)2.
A. 16,52	B. 15,96	C. 16,24	D. 16,10
Câu 4: Hỗn hợp X gồm propan-1-ol, propan-2-ol, ancol anlylic, etyl metyl ete, metyl vinyl ete, glixerol. Đốt m gam hỗn hợp X cần V lít oxi (đktc) thu được 5,2416 lít CO2 (đktc). Mặt khác m gam hỗn hợp X làm mất màu tối đa 4,48 gam brom hay hoà tan tối đa 0,686 gam Cu(OH)2. Giá trị của V là
A. 7,3696	B. 7,4144	C. 7,2352	D. 7,1680
Câu 5: Đốt hỗn hợp X gồm m gam ancol no đơn chức mạch hở A và m gam ancol no ba chức mạch hở B (với MB=2MA) cần 34,72 lít O2 (đktc) thu được 24,64 lít CO2 (đktc). Nếu đốt hỗn hợp Y gồm 1,5m gam A và 0,5m gam B cần bao nhiêu lít O2 (đktc)?
A. 24,640	B. 37,520	C. 22,4	00	D. 37,744
Câu 6 : Tính lượng glucozơ cần để điều chế 1 lít dung dịch ancol êtylic 40o. Biết khối lượng của ancol nguyên chất 0,8gam/ml và hiệu suất phản ứng là 80%
A. 626,1gam	B. 503,3gam	C. 782,6gam	D. 937,6gam
Câu 7 : Hỗn hợp X gồm 2 ancol no đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn X tạo ra 5,6 lít khí CO2 và 6,3g H2O. Đem cho cùng lượng X đó tác dụng với Na dư thì có V lít khí thoát ra. các thể tích khí đo ở đktc. 
Giá trị của V là ? A. 1,12	B. 0,56	C. 2,24	D. 1,68
Câu 8 : Ðun nóng hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức A, B liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng với H2SO4 đặc ở 1400C thu được hỗn hợp 3 ete. Ðốt cháy một phần hỗn hợp ete trên thu được 33 gam CO2 và 19,8 gam H2O. A và B là:
A. C3H7OH và C4H9OH. 	B. C3H5OH và C4H7OH. 
C. C2H5OH và C3H7OH. 	D. CH3OH và C2H5OH.
Câu 9 : Đun nóng mạnh 23 gam etanol với 100 gam dung dịch H2SO4 98% sau một thời gian thu được dung dịch H2SO4 80% và hỗn hợp khí X chỉ gồm các chất hữu cơ. (Giả sử chỉ xảy ra phản ứng loại nước). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí X thu được m gam H2O. Giá trị của m là: 
A. 5,4 gam.	B. 4,5 gam.	C. 10,8 gam.	D. 9,0 gam.
Câu 10 : Cho sơ đồ chuyển hoá :
 C6H5-CH2-CºCH X Y Z
Trong đó X, Y, Z đều là sản phẩm chính. Công thức của Z là
A. C6H5CH2CH2 CH2OH.	B. C6H5CH(OH)CH2CH2OH.
C. C6H5CH2COCH3.	D. C6H5 CH2CH(OH)CH3.
Câu 11 : Cho một ancol đơn chức X phản ứng với HBr có xúc tác thu được chất hữu cơ Y chứa C, H, Br trong đó % khối lượng Br trong Y là 69,56%. Biết MY < 260 đvC. Công thức phân tử của ancol X là:
A. C5H11OH	B. C5H7OH	C. C5H9OH	D. C4H7OH
Cấu 12 : Cho hỗn hợp hai ancol no đơn chức tác dụng hết với HBr ta thu được hỗn hợp 2 ankyl bromua tương ứng có khối lượng gấp đôi khối lượng của hai ancol. Phân hủy 2 ankyl bromua để chuyển brom thành ion Br- và cho tác dụng với AgNO3 dư thu được 5,264 gam kết tủa AgBr. Cho biết khối lượng hai ancol ban đầu?	A. 2,311 g	B. 1,764g	C. 5,322g	D. 2,648g
Câu 13. Hợp chất X (C3H6O) có khả năng làm mất màu nước brom và cho phản ứng với Na thì X có cấu tạo là?
A. CH3-CH2-CHO	B. CH3-CO-CH3	 C. CH2=CH-CH2-OH 	D. CH2=CH-O-CH3
Câu 14 : Đun 132,8 gam hỗn hợp 3 ancol no, đơn chức với H2SO4 đặc ở 140oC thu được hỗn hợp các ete có số mol bằng nhau và có khối lượng là 111,2 gam. Số mol của mỗi ete trong hỗn hợp là giá trị nào sau đây?	A. 0,1 mol.	 B. 0,2 mol.	C. 0,3 mol.	D. 0,4 mol.
Câu 15 : Thực hiện phản ứng ete hoá 5,2 gam hỗn hợp hai ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 4,3 gam hỗn hợp 3 ete. Xác định công thức của hai ancol
A. C2H5OH và C3H7OH	B. CH3OH và C2H5OH
C. C3H7OH và C4H9OH	D. C4H9OH và C5H11OH
Câu 16 : Cho các dẫn xuất halogen sau: (1) etyl clorua; (2) phenyl clorua; (3) benzyl clorua; (4) p-clo toluen; (5) 1,2-đicloetan. Hãy cho biết dẫn xuất nào bị thủy phân trong dung dịch NaOH đun nóng.	A. (1) (2) (3)	B. (2) (3) (5)	C. (1) (3) (5)	 D. (2) (4) (5)
Câu 17: Cho 70g hỗn hợp phenol và cumen tác dung với dung dịch NaOH 16% vừa đủ, sau phản ứng thấy tách ra hai lớp chất lỏng phân cách, chiết thấy lớp phía trên có thể tích là 80 ml và có khối lượng riêng 0,86g/cm3. % theo khối lượng của cumen trong hỗn hợp là:
A. 98,29%	B. 73,14%	C. 56,8%	D. 26,86%
Câu 18 : Hợp chất hữu cơ X chứa nhân thơm có công thức phân tử C7H8O2 tác dụng với Na dư cho số mol H2 bằng số mol của NaOH phản ứng với X. Số đồng phân cấu tạo của X là 
A. 3.	B. 1.	C. 4.	D. 2.
Câu 19 : Cho m gam hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức, bậc 1, là đồng đẳng kế tiếp tác dụng với Na dư thu được 1,68 lít khí ở 0oC; 2at. Mặt khác cũng đun m gam hỗn hợp trên ở 140oC với H2SO4 đặc thu được 12,5 gam hỗn hợp 3 ete (hiệu suất phản ứng 100%). Tên gọi của hai ancol trong X là
A. Metanol và etanol.	B. Pentan-1-ol và butan-1-ol.
C. Etanol và propan-1-ol.	D. Propan-1-ol và butan-1-ol.
Câu 20 : Cho 20,72 gam hỗn hợp X gồm hiđroquinon, catechol và phenol tác dụng với kali (dư) thu được 3,584 lít (đktc) khí H2. Thành phần phần trăm về khối lượng của phenol trong hỗn hợp X là
A. 38,547%.	B. 41,096%.	C. 14,438%.	D. 36,293%.
Câu 21 : Sơ đồ phản ứng đơn giản nhất điều chế nhựa novolac (dùng để sản xuất bột ép, sơn) như sau:
 nhựa novolac
Để thu được 10,6 kg nhựa novolac thì cần dùng x kg phenol và y kg dung dịch fomalin 40% (hiệu suất quá trình điều chế là 80%). Giá trị của x và y lần lượt là:
A. 11,75 và 9,375. 	 B. 10,2 và 9,375. 	C. 9,4 và 3,75. 	D. 11,75 và 3,75.
Câu 22 : X có công thức phân tử là C4H8Cl2. Thủy phân X trong dung dịch NaOH đun nóng thu được chất hữu cơ Y có khả năng tác dụng với Cu(OH)2. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất trên?
A. 3	B. 5	C. 2	D. 4
Câu 23 : Chỉ ra thứ tự tăng dần mức độ linh độ của nguyên tử H trong nhóm -OH của các hợp chất sau: phenol, etanol, nước.
A. Etanol < nước < phenol	B. Etanol < phenol < nước.
C. Nước < phenol < etanol.	D. Phenol < nước < etanol.
Câu 24 : Đốt cháy ancol chỉ chứa một loại nhóm chức A bằng O2 vừa đủ nhận thấy : 
nCO2 : nO2 : nH2O = 6: 7: 8. A có đặc điểm là
A. Tác dụng với Na dư cho nH2 = 1,5nA.
B. Tác dụng với CuO đun nóng cho ra hợp chất đa chức.
C. Tách nước tạo thành một anken duy nhất.
D. Không có khả năng hòa tan Cu(OH)2.
Câu 25 : Chỉ ra dãy các chất khi tách nước tạo 1 anken duy nhất ?
A. Metanol ; etanol ; butan -1-ol.
B. Etanol ; butan -1,2-điol ; 2-metylpropan-1-ol.
C. Propanol-1; 2-metylpropan-1-ol ; 2,2 đimetylpropan -1-ol.
D. Propan-2-ol ; butan -1-ol ; pentan -1-ol.
Câu 26 : Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp X gồm ancol metylic, ancol etylic và ancol isopropylic rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư được 80 gam kết tủa. Thể tích oxi (đktc) tối thiểu cần dùng là
A. 26,88 lít.	B. 23,52 lít.	C. 21,28 lít.	D. 16,8 lít.
Câu 27 : X là hỗn hợp gồm phenol và metanol. Đốt cháy hoàn toàn X được nCO2 = nH2O. Vậy % khối lượng metanol trong X là A. 25%.	 B. 59,5%.	C. 50,5%.	D. 20%.
Câu 28 : Cho dãy chuyển hóa sau:
Tên gọi của X và Z lần lượt là:
A. axetilen và ancol etylic.	B. axetilen và etylen glicol.
C. etan và etanal	D. etilen và ancol etylic.
Câu 29 : Cho 30,4 gam hỗn hợp gồm glixerol và một ancol đơn chức, no A phản ứng với Na thì thu được 8,96 lít khí (đktc). Nếu cho hỗn hợp trên tác dụng với Cu(OH)2 thì hoà tan được 9,8 gam Cu(OH)2. Công thức của A là
A. C2H5OH.	B. C3H7OH.	C. CH3OH.	D. C4H9OH.
Câu 30 : Ancol no mạch hở A chứa n nguyên tử C và m nhóm OH trong cấu tạo phân tử. Cho 7,6 gam A tác dụng hết với Na cho 2,24 lít H2 (đkc). Mối quan hệ giữa n và m là
A. 2m = 2n + 1.	B. m = 2n + 2.	 C. 11m = 7n + 1.	D. 7n = 14m + 2.
Câu 31 : Cho các hợp chất sau : : (I) CH3CH2OH. (II) C6H5OH. (III) O2NC6H4OH.
Chọn phát biểu sai
A. Cả 3 chất đều có nguyên tử H linh động.
B. Cả 3 đều phản ứng được với dung dịch bazơ ở điều kiện thường.
C. Chất (III) có nguyên tử H linh động nhất.
D. Thứ tự linh động của nguyên tử H được sắp xếp theo chiều giảm dần như sau : III > II > I.
Câu 32 : Hỗn hợp khí và hơi gồm CH3OH, C2H6, C3H8, CH3-O-CH3 có tỉ khối hơi so với H2 là 19,667. Đốt cháy hoàn 11,5 gam hỗn hợp trên thu được 12,32 lít CO2 (đktc) và m gam H2O. Giá trị của m là A. 15,163	.	B. 14,4.	C. 15,79.	D. 13,4.
Câu 33 : Hỗn hợp X gồm CH3OH và C2H5OH có cùng số mol. Lấy 4,29 gam X tác dụng với 7,2 gam CH3COOH (có H2SO4 đặc xúc tác) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất phản ứng este hóa đều bằng 50%). Giá trị m là	A. 9,720.	B. 4,455.	C. 8,910.	D. 4,860.
Câu 34 : Hỗn hợp X gồm phenol và etanol có tỉ lệ số mol phenol:etanol=1:2. Đốt 14,04 gam hỗn hợp X cần bao nhiêu lít O2 (đktc)? (C=12;H=1;O=16)
A. 24,108	B. 21,981	C. 20,684	D. 17,472
Câu 35 : Những chất nào dưới đây tác dụng được với Cu(OH)2 trong nước tạo dung dịch màu xanh thẩm?
(1): etilen glicol	(2) propan–1,3–điol	(3) glixerol
(4) propan–1,2–điol	(5) butan–2,3–điol	(6) butan–1,3–điol
A. (1), (2), (4), (5)	B. (2), (3),(5), (6)
C. (2), (3), (4), (6)	D. (1), (3), (4), (5)
Câu 36: Một hỗn hợp X gồm CH3OH, CH2=CHCH2OH, CH3CH2OH, C3H5(OH)3.Cho 31,32 gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 9,408 lít H2 (đktc). Mặt khác đem đốt cháy hoàn toàn 31,32 gam hỗn hợp X thu được m gam CO2 và 29,16 gam H2O. Giá trị của m là
A. 61,60.	B. 52,80.	C. 53,68.	D. 44,88.
Câu 37: Ancol khi bị oxi hóa bởi CuO, đốt nóng tạo ra sản phẩm xeton là:
A. ancol butylic	B. ancol tert-butylic	 C. ancol sec-butylic	 D. ancol iso butylic
Câu 38 : Đun 1 mol hỗn hợp C2H5OH và C4H9OH (tỷ lệ mol tương ứng là 3 : 2) với H2SO4 đặc ở 1400C thu được m gam ete, biết hiệu suất phản ứng của C2H5OH là 60% và của C4H9OH là 40%. Giá trị của m là A. 53,76 gam	B. 28,4 gam	 C. 23,72 gam	 D. 19,04 gam
Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn 0,075 mol một ancol no, mạch hở X cần 8,4 gam O2 thu được hơi nước và 9,9 gam CO2. Công thức của X là
A. C2H4(OH)2	B. C3H7OH	C. C3H6(OH)2	D. C3H5(OH)3
Câu 40: Cho 20 gam hỗn hợp X gồm 3 ancol đơn chức tác dụng với Na thu được 6,72 lít H2 (ở 
đktc). Đốt cháy hoàn toàn 20,0 gam ancol đó cần 20,16 lít O2 (ở đktc). Khối lượng CO2 thu được là
A. 33,0 gam	B. 30,8 gam	C. 39,6 gam	D. 35,2 gam
Câu 41 : Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai ancol thu được 7,84 lít CO2 (ở đktc) và 10,8 
gam H2O. Nếu cho m gam X tác dụng hết với 10,35 gam Na thu được chất rắn có khối lượng nặng 
hơn 10 gam so với X. Hai ancol trong X là
A. metanol và etanol. 	B. metanol và propan-1,3-điol. 
C. metanol và etanđiol. 	D. etanol và propan-1,2,3-triol. 
Câu 42 : Mệnh đề nào sau đây là không đúng ?
A. Phản ứng nhị hợp axetilen thành vinylaxetilen không phải là phản ứng oxi hóa khử. 
B. Để phân biệt phenol và ancol benzylic ta cho các chất phản ứng với dung dịch brom. 
C. Phân biệt propan-1,2-điol và propan-1,3-điol ta cho các chất phản ứng với dung dịch Cu(OH)2/OH–
D. Phân tử propan có 20 electron tham gia tạo liên kết. 
Câu 43 : Cho 14,4 gam hỗn hợp X gồm ancol etylic, ancol anlylic và glixerol tác dụng với Na kim loại (dư) thu được 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Mặt khác, đốt 14,4 gam hỗn hợp X, sản phẩm thu được cho qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc (dư) thấy khối lượng bình tăng 12,6 gam, khí còn lại được dẫn qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 (dư) thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 88,65	B. 98,50	C. 108,35	D. 78,80
Câu 44 : Đốt cháy hết 0,2 mol hỗn hợp X gồm hai ancol no hở đơn chức A, B đồng đẳng liên tiếp cần 10,08 lít khí O2 ở đktc. Công thức phân tử và số mol của A, B là :
A. 0,19mol CH4O ; 0,01 mol C2H6O	B. 0,1 molCH4O; 0,1 molC2H6O	
C. 0,03mol C2H6O ; 0,17 mol C3H8O	D. 0,1 mol C2H6O ; 0,1mol C3H8O
Câu 45 : Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
	Stiren X Y Z
Trong đó X, Y, X đều là sản phẩm chính. Công thức của Z là:
A. C6H5COCH3	B. m-HOC6H4CHO	
C. C6H5CH2CHO	D. m-HOC6H4C2H5OH
Câu 46 : Oxi hóa m gam ancol đơn chức X, thu được hỗn hợp sản phẩm M gồm anđehit Y, axit cacboxylic Z, nước và ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn lượng M trên, thu được 12,88 lít CO2 (đktc) và 20,7 gam H2O. Công thức của X và giá trị của m lần lượt là
A. CH2=CHCH2OH và 8,70	B. CH3CH2OH và 26,45
C. CH3OH và 18,40	D. CH3CH2CH2OH và 16,50
Câu 47 : Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức, mạch hở X và anđehit no, đơn chức, mạch hở Y. Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng vừa đủ 11,2 lít O2 (đktc), sinh ra 8,96 lít CO2 (đktc). Công thức của Y là A. CH3CHO	 B. HCHO	C. C2H5CHO	D. C3H7CHO
Câu 48 : Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức, mạch hở X và ancol no, hai chức, mạch hở Y. Đốt cháy hoàn toàn một lượng M, sinh ra 11,2 lít CO2 (đktc) và 12,6 gam H2O. Nếu cho toàn bộ lượng M trên phản ứng hết với Na thì thể tích khí H2 (đktc) sinh ra có thể là 
A. 6,72 lít	B. 2,24 lít	C. 5,60 lít	D. 2,80 lít
Câu 49 : Để đốt cháy hoàn toàn 1 mol ancol X no, đa chức, mạch hở có khả năng hòa tan Cu(OH)2 cần một lượng vừa đủ là 5,5 mol O2. Số công thức cấu tạo thỏa mãn điều kiện của X là:
A. 4	B. 6	C. 5	D. 3
Câu 50 : Cho 10,1 gam hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức X1, X2 thuộc cùng dãy đồng đẳng (X1 chiếm 80% về số mol và MX1< MX2 ) tác dụng hết với 6,9 gam Na kết thúc phản ứng thu được 16,75 gam chất rắn. Công thức của X1, X2 lần lượt là
A. C2H5OH và C3H7OH. 	B. CH3OH và C4H9OH. 	
C. CH3OH và C2H5OH. 	D. C2H5OH và C4H9OH.
Câu 51 : Hỗn hợp X gồm ancol etylic và hai ankan là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 9,45 gam X thu được 13,05 gam nước và 13,44 lít CO2(đktc). Phần trăm khối lượng của ancol etylic trong X là:	A. 52,92%	B. 24,34%	C. 22,75%	D. 38,09%
Câu 52 : Sơ đồ điều chế ancol etylic từ tinh bột: Tinh bột glucozơ ancol etylic. Lên men 162 gam tinh bột với hiệu suất các giai đoạn lần lượt là 80% và 90%. Thể tích dung dịch ancol etylic 400 thu được là (Biết khối lượng riêng của C2H5OH nguyên chất là 0,8 g/ml)
A. 230 ml	B. 207 ml	C. 115 ml	D. 82,8 ml
Câu 53 : Người ta điều chế metanol trong công nghiệp theo cách nào sau đây.
1. 2. 
3. 4. CH3COOCH3+NaOHCH3COONa + CH3OH.
A.1,2,3	B.2,3,4	C.2, 3	D.1,2
Câu 54 : Đun nóng hỗn hợp hai ancol đơn chức, mạch hở A, B (MA<MB) với H2SO4 đặc (ở 1400C) tạo thành hỗn hợp 3 ete. Đốt cháy 10,8g một ete trong số 3 ete trên thu được 26,4g CO2 và 10,8g H2O. Xác định phần trăm khối lượng oxi trong chất B?
A. 27,59%	B. 26,67%	C. 34,78%	D. 50%
Câu 55 : Chia 14,8g hỗn hợp X chứa ancol metylic và ancol anlylic thành hai phần: Phần 1 cho tác dụng với Na dư thu được 2,52 lít khí H2 (đktc). Phần 2 tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch Br2 1M. Xác định phần trăm theo khối lượng ancol metylic trong hỗn hợp X?
A. 21,62%	B. 66,67%	C. 45%	D. 45,68%
Câu 56 : Hợp chất hữu cơ A công thức phân tử dạng CxHyOz trong đó oxi chiếm 29,09% về khối lượng. Biết A tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2 và tác dụng với Br2 trong dung dịch theo tỉ lệ 1 : 3. Tên gọi của A là
A. o – đihiđroxibenzen .	 B. m – đihiđroxibenzen.	 C. p – đihiđroxibenzen.	D. axit benzoic.
Câu 57 : Đun nóng m gam 1 ancol no hai lần ancol mạch hở tác dụng với CuO (dư) đun nóng thu được m+3,6 gam hỗn hợp khí và hơi có tỉ khối so với hiđro là 47/3. Giá trị của m là
A. 6,975	B. 8,550	C. 10,125	D. 11,700
Câu 58 : Để nhận biết các chất etanol, propenol, etylenglycol, phenol có thể dùng cặp chất:
A. nước brom và dung dịch NaOH	B. nước brom và Cu(OH)2
C. dung dịch NaOH và Cu(OH)2 	D. dung dịch KMnO4 và Cu(OH)2
Câu 59 : Cho Na dư vào m gam dung dịch ancol etylic trong nước, thấy lượng hiđro bay ra bằng 0,03m gam. Nông độ phần trăm C2H5OH trong dung dịch bằng
A. 75,57 %	B. 72,57 %	C. 70,57 %	D. 68,57 %
Câu 60 : Cho các chất: (1) axit picric; (2) cumen; (3) xiclohexanol; 
(4) 1,2-đihiđroxi-4-metylbenzen; (5) 4-metylphenol; (6) α-naphtol. 
Các chất thuộc loại phenol là:
A. (1), (3), (5), (6).	B. (1), (2), (4), (6).	C. (1), (2), (4), (5).	D. (1), (4), (5), (6).
Câu 61 : A có công thức phân tử C5H11Cl. Tên của A phù hợp với sơ đồ: 
A → B ( ancol bậc 1) → C → D ( ancol bậc 2) → E → F ( ancol bậc 3)
A. 2- clo- 3- metylbutan	B. 1- clo- 2- metylbutan
C. 1- clopentan 	D. 1- clo- 3- metylbutan
Câu 62 : Cho sơ đồ sau:
	+ H2 +Cl2 +NaOH
 A A1 A2 Propan-2-ol
 1: 1 as (1:1) t0	
A có số công thức cấu tạo phù hợp là
A. 1 	 B. 3 	 C. 2 	 D.4
Câu 63 : Ancol X tách nước cho hợp chất hữu cơ Y. Biết 1,5 < dY/X < 1,8. Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam Y phải dùng 13,44 lít O2 (đktc). Công thức của ancol X là: 
A. CH3OH	B. C2H5OH	C. C3H7OH	D. C3H5OH
Câu 64 : Cho hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc). Cũng m gam X trên cho tác dụng với Na dư thu được tối đa V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 3,36	B. 11,20	C. 5,60	D. 6,72

File đính kèm:

  • docdanxuathalogen_ancol_phenol_4.doc
Giáo án liên quan