Trắc nghiệm Ancol – phenol – dẫn xuất halogen (Bài số 3)

Câu 28 : Thực hiện các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Trộn 0,015 mol ancol no X với 0,02 mol ancol no Y rồi cho hỗn hợp tác dụng hết với Na được 1,008 lít H2.

Thí nghiệm 2: Trộn 0,02 mol ancol X với 0,015 mol ancol Y rồi cho hỗn hợp tác dụng hết với Na được 0,952 lít H2.

Thí nghiệm 3: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp ancol như trong thí nghiệm 1 thu được 6,21 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O.

Biết thể tích các khi đo ở đktc và các ancol đều mạch hở. Công thức 2 ancol X và Y lần lượt là

A. C3H6(OH)2 và C3H5(OH)3. B. C2H4(OH)2 và C3H5(OH)3.

C. CH3OH và C2H5OH. D. C2H5OH và C3H7OH.

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2099 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trắc nghiệm Ancol – phenol – dẫn xuất halogen (Bài số 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẪN XUẤT HALOGEN–ANCOL–PHENOL (3)
Câu 1: Ancol X no, mạch hở, có không quá 3 nguyên tử cacbon trong phân tử. Biết X không tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. Số công thức cấu tạo bền phù hợp với X là
A. 5	B. 3	C. 4	D. 2
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một ancol đơn chức trong 0,7 mol O2 (dư), thu được tổng số mol các khí và hơi bằng 1 mol. Khối lượng ancol ban đầu đem đốt cháy là
A. 8,6 gam.	B. 6,0 gam.	C. 9,0 gam.	D. 7,4 gam.
Câu 3: Hỗn hợp X gồm ancol metylic, ancol etylic, ancol butylic, butan–1,2–điol. Đốt m gam hỗn hợp X cần 34,496 lít O2 (đktc) thu được V lít CO2 (đktc).. Cho 0,5m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 0,125V lít H2 (đktc). Mặt khác 0,5m gam hỗn hợp X hoà tan tối đa 5,39 gam Cu(OH)2. Phần trăm khối lượng butan–1,2–điol trong hỗn hợp X là
A. 80,24%	B. 79,30%	C. 59,39%	D. 79,65%
Câu 4: X là 1 ancol no đơn chức mạch hở và Y là 1 ancol no hai chức mạch hở. Cho hỗn hợp R gồm a mol X và 2a mol Y tác dụng Na dư thu được V lít khí H2 (đktc). Đốt hỗn hợp T gồm 2a mol X và a mol Y cần 23,52 lít O2 (đktc) thu được 2V lít CO2 (đktc). Đốt a mol Y sau đó hấp thụ sản phẩm cháy vào 250ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0.96M và Ba(OH)2 0,72M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 23,64	B. 25,61	C. 27,58	D. 29,55
Câu 5 : Hỗn hợp X gồm phenol và 2 ancol đơn chức. Khi cho m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 17,4 gam muối. Mặt khác khi cho m gam X tác dụng với Na vừa đủ thu được 40,6 gam hỗn hợp muối và 5,04 lít H2(đktc). Tồng khối lượng 2 ancol trong m gam X là :
A.8,3 gam	B.16,6 gam 	C.12,35 gam	D.13,6 gam
Câu 6 : Cho 15,5 gam hỗn hợp 2 phenol A và B liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của phenol tác dụng vừa đủ với 0,5 lít dung dịch NaOH 0,3M. Công thức và % khối lượng của A và B trong hỗn hợp là 
A.C7H7OH(69,68%) và C8H9OH(30,32%)	B.C6H5OH(69,68%) và C7H7OH(30,32%)
C.C6H5OH(30,32%) và C7H7OH(69,68%)	D. C7H7OH(30,32%) và C8H9OH(69,68%)
Câu 7 : Thể tích dung dịch KMnO4 1M cần thiết để oxi hóa hết 27 gam p–cresol trong môi trường H2SO4 là 	A.0,208 lít	B.0,3 lít	C.0,35 lít	D.0,5 lít
Câu 8 : Cho Na tác dụng với dung dịch A gồm phenol và xiclohexanol trong hexan(làm dung môi) người ta thu được 3136 cm3 khí (đktc). Mặt khác nếu cho nước brom phản ứng với cùng 1 lượng dung dịch A như trên thu được 59,58 gam kết tủa trắng. Khối lượng của phenol và xiclohexanol trong dung dịch A là :
A.33,84 gam và 20 gam B.33,84 gam và 15 gam C.16,92 gam và 10 gam D.16,92 gam và 20 gam
Câu 9 : Để điều chế axit picric (2,4,6–trinitrophenol) người ta đi từ 4,7gam phenol và dùng một lượng HNO3 lớn hơn 50% so với lượng HNO3 cần thiết. Số mol HNO3 đã dùng và khối lượng axit picric thu được lần lượt là(các phản ứng xảy ra hoàn toàn):
A. 0,225 mol và 13,85g	B. 0,15 mol và 9,16 g	
C. 0,2 mol và 11,45g	D. 0,225 mol và 11,45g
Câu 10 : Có 2 thí nghiệm :
–Cho 9 gam ancol đơn chứa A tác dụng với m gam Na, sau phản ứng thu được 0,09 gam H2.
–Cho 9 gam ancol đơn chứa A tác dụng với 2m gam Na, sau phản ứng thu được 0,15 gam H2.
Giá trị của m là :	A. 1,035	B. 2,07	C. 4,14	D. 4,6
Câu 11 : Khi đốt cháy hoàn toàn các ancol no đơn chức trong cùng dãy đồng đẳng, tỉ lệ thể tích (trong cùng điều kiện) sẽ biến thiên như thế nào?
A. 1£T<2 	B. 0<T£1	C. 1/2£T<1	D. 1/2<T£1
Câu 12: Hỗn hợp X gồm ancol alylic CH2=CH-CH2OH, ancol propylic, glixerol có cùng số mol. Đốt m gam hỗn hợp X cần 18,816 lít O2 (đktc). Cho hỗn hợp gồm m gam hỗn hợp X và m gam một ancol no hai chức mạch hở Y tác dụng với Na dư thu được 7,5787 lít H2 (đktc). Đốt hỗn hợp gồm a mol hỗn hợp X và a mol Y cần 9,576 lít O2 (đktc) thu được V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 9,296	B. 6,160	C. 7,056	D. 7,280
Câu 13 : Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 ancol A,B cùng dãy đồng đẳng thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 7,65 gam H2O. Mặt khác m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 2,8 lít H2 (đktc). Biết tỉ khối hơi của mỗi chất trong X so với H2 đều nhỏ hơn 40. Công thức phân tử của A và B là :
A. CH4O và C2H6O	 B. C2H6O và C3H8O C. C2H6O2 và C3H8O2	D. C3H8O2 và C4H10O2
Câu 14 : Chia hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở liên tiếp trong dãy đồng đẳng thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với Na dư thu 0,2 mol H2. Phần hai đun nóng với H2SO4 đặc được 7,704 gam hỗn hợp 3 ete. Tham gia phản ứng ete hóa có 50% lượng ancol có phân tử khối nhỏ và 40% lượng ancol có phân tử khối lớn. Công thức của 2 ancol là :
A. CH3OH và C2H5OH 	 B. C2H5OH và C3H7OH 
C. C3H7OH và C4H9OH 	 D. C4H9OH và C5H11OH
Câu 15 : Có 3 chất lỏng là allylclorua, ancol benzylic, glixerol. Dùng cặp hóa chất nào trong số các cặp hóa chất sau có thể phân biệt?
A. Dung dịch Br2, Na	 B. Dung dịch Br2, Cu(OH)2 C. Na, Cu(OH)2	D. Cả B,C đều được
Câu 16 : Một bình kín có thể tích 5,6 lít chứa hỗn hợp hơi hai ancol đơn chức và 3,2 gam O2. Nhiệt độ trong bình là 109,2oC, áp suất trong bình là 0,728 atm. Bật tia lửa điện để đốt cháy hết hai ancol, sau phản ứng nhiệt độ trong bình là 136,5oC, áp suất p. Dẫn các chất trong bình sau phản ứng qua bình (1) đựng H2SO4 đặc (dư), sau đó qua bình (2) đựng dung dịch NaOH (dư), thấy khối lượng bình (1) tăng 1,26 gam, khối lượng bình (2) tăng 2,2 gam. Coi thể tích bình không đổi. Giá trị của p là: 
A. 0,8 atm	B. 0,9 atm	C. 1 atm	D. 1,1 atm
Câu 17: X và Y có cùng công thức phân tử C3H8O và cùng phản ứng được với Na. Oxi hoá nhẹ X và Y bởi CuO đun nóng, thu được X1 và Y1 tương ứng trong đó Y1 cho phản ứng tráng gương còn X1 không có phản ứng này. Tên của X và Y tương ứng là :
A. propan–1–ol và propan–2–ol	B. propan–2–ol và propan–1–ol 
C. propan–1–ol và propanal	D. etylmetylete và propan–1–ol
Câu 18: Khi thực hiện phản ứng tách nước đối với ancol X, chỉ thu được 1 anken duy nhất. Oxi hoá hoàn toàn một lượng chất X thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam nước. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X?	A. 2	B. 4	C. 3	D. 5
Câu 19 : A là một ancol no đa chức mạch hở có n nguyên tử cacbon và m nhóm OH. Cho 7,6 gam A phản ứng với Na dư thu được 2,24 lít H2 (đktc). Mối quan hệ giữa n và m là :
A. n = m + 1.	B. 7n + 1 = 11m. 	C. 7m + 1 = 11n.	D. 7m – 1 = 11n.
Câu 20 : Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp ancol no X và ancol Y thuộc dãy đồng đẳng của ancol alylic thu được 0,9 mol CO2 và 1,0 mol H2O. Phần trăm số mol của X, Y lần lượt là
A. 50%; 50%.	B. 66,7%; 33,3%.	C. 33,3%; 66,7%.	D. 25%; 75%.
Câu 21 : Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai ancol đồng đẳng liên tiếp, đa chức mà thu được CO2 và hơi nước với tỉ lệ số mol tương ứng là 5 : 7 thì công thức của 2 ancol là :
A. C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2 	B. C3H5(OH)2 và C4H7(OH)3 
C. C4H7(OH)3 và C5H9(OH)3 	D. C3H6(OH)2 và C4H8(OH)2 
Câu 22 : Ancol X tác dụng với Na dư cho thể tích H2 bằng thể tích hơi ancol X. Mặt khác đốt cháy hết một thể tích hơi ancol X thu được chưa đến ba thể tích khí CO2 (các thể tích đo cùng điều kiện to, P). Ancol X có tên gọi là
A. etylenglycol	B. propanđiol	C. ancol etylic	D. ancol propylic
Câu 23: Hỗn hợp X gồm 0,1 mol allylclorua; 0,1 mol benzyl brommua; 0,1 mol hexylclorua; 0,1 mol phenylclorua. Cho X vào lượng dư dd NaOH 0,1M đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, dd thu được cho phản ứng với dd AgNO3 đã được axít hoá bởi HNO3 thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 66,3 gam	B. 47,5 gam	C. 37,6 gam	D. 18,8 gam
Câu 24: Oxi hóa m gam ancol đơn chức X, thu được hỗn hợp sản phẩm M gồm anđehit Y, axit cacboxylic Z, nước và ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn lượng M trên, thu được 12,88 lít CO2 (đktc) và 20,7 gam H2O. Công thức của X và giá trị của m lần lượt là
A. CH2=CHCH2OH và 8,70	B. CH3CH2OH và 26,45
C. CH3OH và 18,40	D. CH3CH2CH2OH và 16,50
Câu 25: Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức, mạch hở X và anđehit no, đơn chức, mạch hở Y. Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng vừa đủ 11,2 lít O2 (đktc), sinh ra 8,96 lít CO2 (đktc). Công thức của Y là A. CH3CHO	B. HCHO	C. C2H5CHO	D. C3H7CHO
Câu 26: Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức, mạch hở X và ancol no, hai chức, mạch hở Y. Đốt cháy hoàn toàn một lượng M, sinh ra 11,2 lít CO2 (đktc) và 12,6 gam H2O. Nếu cho toàn bộ lượng M trên phản ứng hết với Na thì thể tích khí H2 (đktc) sinh ra có thể là 
A. 6,72 lít	B. 2,24 lít	C. 5,60 lít	D. 2,80 lít
Câu 27 : Chất A mạch hở có công thức CxHyCl2. Khi cho tất cả các đồng phân của A tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH đun nóng thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có ba ancol có khả năng hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam. Công thức phân tử của A là
A. C5H10Cl2.	B. C4H6Cl2.	C. C4H8Cl2.	D. C3H6Cl2.
Câu 28 : Thực hiện các thí nghiệm sau: 
Thí nghiệm 1: Trộn 0,015 mol ancol no X với 0,02 mol ancol no Y rồi cho hỗn hợp tác dụng hết với Na được 1,008 lít H2. 
Thí nghiệm 2: Trộn 0,02 mol ancol X với 0,015 mol ancol Y rồi cho hỗn hợp tác dụng hết với Na được 0,952 lít H2. 
Thí nghiệm 3: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp ancol như trong thí nghiệm 1 thu được 6,21 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O.
Biết thể tích các khi đo ở đktc và các ancol đều mạch hở. Công thức 2 ancol X và Y lần lượt là
A. C3H6(OH)2 và C3H5(OH)3.	B. C2H4(OH)2 và C3H5(OH)3.	
C. CH3OH và C2H5OH.	D. C2H5OH và C3H7OH.
Câu 29: Chia 14,8g hỗn hợp X chứa ancol metylic và ancol anlylic thành hai phần: Phần 1 cho tác dụng với Na dư thu được 2,52 lít khí H2 (đktc). Phần 2 tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch Br2 1M. Xác định phần trăm theo khối lượng ancol metylic trong hỗn hợp X?
A. 21,62%	B. 66,67%	C. 45%	D. 45,68%
Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 ancol đa chức, mạch hở, có cùng số nhóm -OH thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc) và 12,6 gam H2O. Mặt khác nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 10 gam Na thì sau phản ứng thu được a gam chất rắn. Giá trị của a và m lần lượt là:
A. 13,8 gam và 23,4 gam	B. 9,2 gam và 13,8 gam	
C. 23,4 gam và 13,8 gam	D. 9,2 gam và 22,6 gam
Câu 31: Cho 100 gam glixerol tác dụng với 3 mol HNO3 đặc (xt: H2SO4 đặc). Tính khối lượng sản phẩm chứa nhóm nitro thu được. Biết rằng có 80% glixerol và 70% HNO3 đã phản ứng.
A. 174,5 gam	B. 197,9 gam	C. 213,2 gam	D. 175,4 gam
Câu 32: Hợp chất X có chứa vòng benzen và có công thức phân tử là C7H6Cl2. Thủy phân hoàn toàn X trong NaOH đặc dư, t0 cao, p cao thu được chất Y có CTPT là C7H7O2Na. Cho biết X có bao nhiêu CTCT thỏa mãn?
A. 3 	B. 5 	C. 4	D. 2 
Câu 33: Hợp chất X là dẫn xuất của benzen có CTPT C8H10O2. X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:1. Mặt khác cho X tác dụng với Na thì số mol H2 thu được đúng bằng số mol của X đã phản ứng. Nếu tách một phân tử H2O từ X thì tạo ra sản phẩm có khả năng trùng hợp tạo polime. Số CTCT phù hợp của X là 
A. 9 	B. 2 	C. 6 	D. 7 
Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai ancol thu được 0,35 mol CO2 và 0,6 mol H2O. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hết với 10,35 gam Na thu được (10+m) gam chất rắn. Công thức phân tử của hai ancol trong X là.
A. CH3OH và C2H4(OH)2	B. C2H5OH và C3H5(OH)3	
C. CH3OH và C2H5OH	 	D. CH3OH và C3H6(OH)2
Câu 35: Hỗn hợp X gồm ancol etylic và một ancol đa chức Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 0,6 mol CO2 và 0,85 mol H2O . Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng với Na dư thì thu được 0,225 mol H2. Công thức của Y và phần trăm khối lượng của nó trong X lần lượt là.
A. C3H6(OH)2 và 52,41	B. C3H6(OH)2 và 57,41
C. C3H5(OH)3 và 57,41	D. C3H5(OH)3 và 52,41
Câu 36 : . X gồm metanol, etanol, propan-1 ol, và H2O, cho m gam X + Na dư thu được 15,68 lit H2(đktc). Mặt khác đốt cháy hoàn toàn X thu được Vlit CO2(đktc) và 46,8 gam H2O. Giá trị m và V là.
A.42 và 26,88	B.19,6 và 26,88	C.42 và 42,56	D.61,2 và 26,88
Câu 37 : Cho phenol lỏng phản ứng lần lượt với các chất: Na, NaOH, NaHCO3, HCl, C2H5OH, Br2, HNO3 (H2SO4 đ xt). Số phản ứng xảy ra là
A. 6	B. 4	C. 3	D. 5
Câu 38 : Có ba hợp chất X (phenol); Y (ancol benzylic); Z (ancol anlylic). Khi cho lần lượt các chất trên tác dụng với từng chất: K, dung dịch NaOH, nước brom. Có các nhận định sau:
(1). (X), (Y), (Z) đều phản ứng với K. 
(2) (X), (Y), (Z) đều phản ứng với NaOH.
(3). Chỉ có (X), (Z) phản ứng với nước brom. 
(4) Chỉ có (X) phản ứng với nước brom. 
Các nhận định đúng là: 
A. (1), (4)	B. (2), (3), (4)	C. (1), (3), (4)	D. (1), (3)
C©u 39 : Một hỗn hợp gồm etylenglicol và ancol etylic phản ứng với Na dư thu được 5,6 lít khí (đktc). Mặt khác nếu cũng cho hỗn hợp trên tác dụng với Cu(OH)2 thì hòa tan được 4,9 gam Cu(OH)2. Phần trăm khối lượng của etylenglicol và ancol etylic lần lượt là
A. 69% và 31%	B. 85,58% và 14,42 %	C. 31% và 69% 	D. 14,42 % và 85,58%
Câu 40 : Đốt cháy hoàn toàn 1 mol ancol no A cần 2.5 mol O2. CTPT của A là
A. C2H6O2	B. C3H8O3	C. C3H6O2	D. C2H6O
Câu 41: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 ancol A và B thuộc cùng dãy đồng đẳng thu được 6,72 lít CO2 và 7,65 gam nước. Mặt khác khi cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 2,8 lít hiđro. Biết tỉ khối hơi của mỗi chất so với hiđro đều nhỏ hơn 40, các thể tích khí đo ở đktc. A và B có công thức phân tử lần lượt là
A. CH4O và C2H6O	B. C2H6O và C3H8O	C. C2H6O2 và C3H8O2	D. C3H8O2 và C4H10O2
Câu 42 : Đi từ 150 gam tinh bột sẽ điều chế được bao nhiêu ml ancol etylic 46o bằng phương pháp lên men ancol? Cho biết hiệu suất phản ứng đạt 81% và d = 0,8 g/ml.
A. 46,875 ml.	B. 93,75 ml.	C. 21,5625 ml.	D. 187,5 ml.
Câu 43 : Hóa chất nào dưới đây dùng để phân biệt 2 lọ mất nhãn chứa dung dịch phenol và benzen.
1. Na.	2. dd NaOH.	3. nước brom.
A. 1 và 2.	B. 1 và 3.	C. 2 và 3.	D. 1, 2 và 3.
Câu 44 : So với etanol, nguyên tử H trong nhóm -OH của phenol linh động hơn vì :
A. Mật độ electron ở vòng benzen tăng lên, nhất là ở các vị trí o và p.
B. Liên kết C-O của phenol bền vững.
C. Trong phenol, cặp electron chưa tham gia liên kết của nguyên tử oxi đã tham gia liên hợp vào vòng benzen làm liên kết -OH phân cực hơn.
D. Phenol tác dụng dễ dàng với nước brom tạo kết tủa trắng 2, 4, 6-tri brom phenol.
Câu 45 : Đốt cháy hoàn toàn a gam ancol X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng b gam và có c gam kết tủa. Biết b = 0,71c và c = . X có cấu tạo thu gọn là
A. C2H5OH.	B. C2H4(OH)2.	C. C3H5(OH)3.	D. C3H6(OH)2.
Câu 46 : Dẫn hơi C2H5OH qua ống đựng CuO nung nóng được 11,76 gam hỗn hợp X gồm anđehit, ancol dư và nước. Cho X tác dụng với Na dư được 2,24 lít H2 (ở đktc). % ancol bị oxi hoá là
A. 80%.	B. 75%.	C. 60%.	D. 50%.
Câu 47: Đun nóng hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức no (có H2SO4 đặc làm xúc tác) ở 140oC. Sau khi phản ứng được hỗn hợp Y gồm 21,6 gam nước và 72 gam ba ete có số mol bằng nhau. Công thức 2 ancol nói trên là
A. CH3OH và C2H5OH.	B. C2H5OH và C3H7OH.	
C. C2H5OH và C3H7OH.	D. C3H7OH và C4H9OH.
Câu 48: Để đốt cháy hoàn toàn 1 mol ancol X cần phải dùng 3,5 mol O2. X là :
A. glixerol	B. ancol metylic	C. ancol etylic	D. etylen glicol
Câu 49: Đun nóng một ancol đơn chức X với dung dịch HSO4 đặc trong điều kiện nhiệt độ thích hợp sinh ra chất hữu cơ Y, tỉ khối hơi của X so với Y là 1,6428. Công thức phân tử của X là
A. C3H8O.	B. C2H6O.	C. CH4O.	D. C4H8O.
Câu 50: Đun nóng hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức liên tiếp trong dãy đồng đẳng với H2SO4 đặc ở 140oC. Sau phản ứng được hỗn hợp Y gồm 5,4 gam nước và 19,4 gam 3 ete. Hai ancol ban đầu là
A. CH3OH và C2H5OH.	B. C2H5OH và C3H7OH.	
C. C3H5OH và C4H7OH.	D. C3H7OH và C4H9OH.
Câu 51: Đun nóng hỗn hợp n ancol đơn chức khác nhau với H2SO4 đặc ở 140oC thì số ete thu được tối 
đa	là
A. 	.	B. .	C. .	D. n!
Câu 52: Cho 12,8 gam dung dịch ancol A (trong nước) có nồng độ 71,875% tác dụng với lượng Na dư thu được 5,6 lít khí (đktc). Công thức của ancol A là
A. CH3OH.	B. C2H4 (OH)2.	C. C3H5(OH)3.	D. C4H7OH.
Câu 53: Cho sơ đồ phản ứng sau:
X, Y, Z, T có công thức lần lượt là
A. p-CH3C6H4Br, p-CH2BrC6H4Br, p-HOCH2C6H4Br, p-HOCH2C6H4OH.
B. CH2BrC6H5, p-CH2Br-C6H4Br, p-HOCH2C6H4Br, p-HOCH2C6H4OH.
C. CH2Br-C6H5, p-CH2Br-C6H4Br, p-CH3C6H4OH, p-CH2OHC6H4OH.
D. p-CH3C6H4Br, p-CH2BrC6H4Br, p-CH2BrC6H4OH, p-CH2OHC6H4OH.
Câu 54: Cho các dẫn xuất halogen sau : C2H5F (1) ; C2H5Br (2) ; C2H5I (3) ; C2H5Cl (4) thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi là
A. (3)>(2)>(4)>(1).	B. (1)>(4)>(2)>(3).	C. (1)>(2)>(3)>(4).	D. (3)>(2)>(1)>(4).
Câu 55: X, Y, Z là 3 ancol liên tiếp trong dãy đồng đẳng, trong đó MZ = 1,875MX. X có đặc điểm là
A. Tách nước tạo 1 anken duy nhất.	
B. Hòa tan được Cu(OH)2.
C. Chứa 1 liên kết trong phân tử.	
D. Không có đồng phân cùng chức hoặc khác chức. 
Câu 56: Cho các phát biểu sau về phenol (C6H5OH):
	(a) Phenol tan nhiều trong nước lạnh.
	(b) Phenol có tính axít nhưng dung dịch phenol trong nước không làm đổi màu quỳ tím.
	(c) Phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc.
	(d) Nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen.
	(e) Cho nước brom vào dung dịch phenol thấy xuất hiện kết tủa.
	Số phát biểu đúng là
	A. 5.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 57: Đốt cháy hoàn toàn 3 lít hỗn hợp X gồm 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng cần vừa đủ 10,5 lít O2 (các thể tích khí đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Hiđrat hóa hoàn toàn X trong điều kiện thích hợp thu được hỗn hợp ancol Y, trong đó khối lượng ancol bậc hai bằng 6/13 lần tổng khối lượng các ancol bậc một. Phần trăm khối lượng của ancol bậc một (có số nguyên tử cacbon lớn hơn) trong Y là
A. 46,43%.	B. 31,58%.	C. 10,88%.	D. 7,89%.
Câu 58: Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol X tạo ra 0,4 mol CO2 và 0,5 mol H2O. X tác dụng với Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh lam. Oxi hóa X bằng CuO tạo hợp chất hữu cơ đa chất Y. Nhận xét nào sau đây đúng với X?
A. X làm mất màu nước brom
B. Trong X có hai nhóm –OH liên kết với hai nguyên tử cacbon bậc hai.
C. Trong X có ba nhóm –CH3.
D. Hiđrat hóa but-2-en thu được X.
Câu 59: Cho hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc). Cũng m gam X trên cho tác dụng với Na dư thu được tối đa V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 3,36	B. 11,20	C. 5,60	D. 6,72
Câu 60: Có bao nhiêu chất chứa vòng benzen có cùng công thức phân tử C7H8O?
A. 3	B. 5	C. 6	D. 4

File đính kèm:

  • docDANXUATHALOGENANCOLPHENOL_3_1.doc
Giáo án liên quan