Tóm tắt các tác phẩm truyện học kì II – lớp 9

III/ BỐ CỦA XI-MÔNG :

1. Bị chúng bạn chế giễu và đánh vì ko có bố, Xi-mông ra bờ sông định tìm đến cái chết. Không gian bờ sông bình lặng, nắng ấm, nước lấp lánh như gương, có chú nhái làm trò, Xi-mông phần nào vơi bớt đau khổ. Chưa được bao lâu, nỗi buồn lại xốn xang và em đọc kinh cầu nguyện trước khi chết. Trong lúc em đang khóc thì bác thợ rèn Phi-lip đến. Bác an ủi và đưa em về nhà. Xi-mông nói cho mẹ biết chuyện đau buồn của em và mong bác Phi-líp đồng ý làm bố mình, nếu ko em sẽ quay trở ra nhảy xuống sông cho chết đuối. Buộc lòng, bác Phi-líp phải nhận lời. Thế là ngày hôm sau đến trường, Xi-mông trịnh trọng tuyên bố : « Bố tao ấy à, bố tao tên là Phi-líp. » Mặc dù bọn bạn la hét thích thú về cái tên ko họ ấy, Xi-mông vẫn nhìn bọn chúng bằng con mắt thách thức chứ không bỏ chạy. Thầy giáo giải thoát cho em và em về nhà.

 

doc2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 5465 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt các tác phẩm truyện học kì II – lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÙM TAÉT CAÙC TAÙC PHAÅM TRUYEÄN HKII – LÔÙP 9
---***---
I/ NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI :
1. Ba cô gái thanh niên xung phong Thao, Phương Định và Nho biên chế thành một tổ trinh sát mặt đường trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá, san lấp, đánh dấu những quả bom chưa nổ và phá bom. Công việc của các chị hết sức nguy hiểm thường xuyên phải chạy trên cao điểm. Đặc biệt phải đối mặt với « thần chết » trong mỗi lần phá bom. Cuộc sống tuy vất vả nguy hiểm nhưng các chị hồn nhiên, gắn bó yêu thương nhau trong tình đồng đội. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, Thao và Phương Định đã cứu Nho đưa về hang chăm sóc. Truyện khép lại bởi một cơn mưa bất ngờ khiến các cô đều cảm thấy vui thích.
2. Ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá, san lấp, đánh dấu những quả bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm và phải diện với thời tiết khắc nghiệt nhưng họ vẫn hồn nhiên yêu đời và yêu thương đồng đội. Trong một lần phá bom, Nho bị thương và nhận được sự chăm sóc tận tình, chu đáo từ Thao và Phương Định. 
3. Đoạn trích kể về 3 cô gái thanh niên xung phong trong một tổ trinh sát mặt đường ở tuyến đường Trường Sơn. Đó là P.Định, Thao và Nho. Công việc của các cô là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá, san lấp, đánh dấu những quả bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Tình đồng đội gắn bó cao đẹp. Cuộc sống chiến đấu của 3 cô gái ở nơi trọng điểm giữa chiến trường khắc nghiệt, đầy nguy hiểm nhưng các cô vẫn vui tươi, hồn nhiên, lạc quan, gắn bó với nhau dù mỗi người một tính cách. Trong một lần phá bom, Nho bị thương. Họ đã chăm sóc nhau như chị em ruột thịt.
II/ RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG :
1. Rô-bin-xơn sống ngoài đảo hoang đã hơn mười lăm năm. Chàng nghĩ nếu được trở về nước Anh chắc mọi người sẽ hoảng sợ hoặc phá lên cười sằng sặc vì bộ dạng kì quái của vị chúa đảo. Rô-bin-xơn thích thú giới thiệu trang phục của mình. Từ mũ đội đầu, quần áo, đôi ủng cho đến dây thắt lưng đều bằng da dê rộng thùng thình. Những đồ dùng khi lên rừng làm việc của Rô-bin-xơn như cưa, rìu, túi đựng thuốc súng, túi đựng đạn ghém đều được trang bị quanh thắt lưng, vai và tay trông rất lôi thôi, cồng kềnh nhưng tiện ích. Chàng cũng rất hài hước khi kể về diện mạo, da dẻ và đặc biệt là bộ râu tỉa theo kiểu Hồi giáo. Tất cả đều kì dị và nực cười.
2. Rô-bin - xơn đã tự thuật tỉ mỉ về cuộc sống và chân dung của mình – một vị "chúa đảo". Với trang phục như mũ, áo, quần, thắt lưng toàn tự chế bằng da dê. Trang bị hai bên thắt lưng là chiếc cưa nhỏ và chiếc rìu con, bên dưới tay trái đeo lủng lẳng hai cái túi đựng thuốc súng và đạn ghém. Sau lưng đeo một cái gùi, vai khoác súng. Trên đầu là một cái dù xoè ra che kín thân. Về diện mạo với làn da không đến nỗi đen cháy, cặp ria cắt tỉa theo kiểu Hồi giáo khiến cho mọi người phải khiếp sợ hoặc phá lên cười nếu như ông trở về nước Anh.
III/ BỐ CỦA XI-MÔNG :
1. Bị chúng bạn chế giễu và đánh vì ko có bố, Xi-mông ra bờ sông định tìm đến cái chết. Không gian bờ sông bình lặng, nắng ấm, nước lấp lánh như gương, có chú nhái làm trò, Xi-mông phần nào vơi bớt đau khổ. Chưa được bao lâu, nỗi buồn lại xốn xang và em đọc kinh cầu nguyện trước khi chết. Trong lúc em đang khóc thì bác thợ rèn Phi-lip đến. Bác an ủi và đưa em về nhà. Xi-mông nói cho mẹ biết chuyện đau buồn của em và mong bác Phi-líp đồng ý làm bố mình, nếu ko em sẽ quay trở ra nhảy xuống sông cho chết đuối. Buộc lòng, bác Phi-líp phải nhận lời. Thế là ngày hôm sau đến trường, Xi-mông trịnh trọng tuyên bố : « Bố tao ấy à, bố tao tên là Phi-líp. » Mặc dù bọn bạn la hét thích thú về cái tên ko họ ấy, Xi-mông vẫn nhìn bọn chúng bằng con mắt thách thức chứ không bỏ chạy. Thầy giáo giải thoát cho em và em về nhà.
2. Truyện "Bố của Xi-mông" nói về nhân vật Xi-mông không có bố, chị Blăng-sốt trong truyện này bị một người đàn ông lừa dối sinh ra Xi-mông. Khi Xi-mông lần đầu tiên đến trường khoảng 7, 8 tuổi bị đám bạn chế giễu là không có bố. Buồn bực, lang thang ra bờ sông chỉ muốn chết cho xong. Cảnh bờ sông rất đẹp nhưng cũng không ngăn cản được ý định muốn chết trong em. Đang trong nỗi chán chường, tuyệt vọng, Xi-mông gặp bác Phi-líp, bác Phi-líp an ủi, đưa em về nhà và hứa sẽ cho em một ông bố. Bác Phi-líp đưa Xi-mông về nhà trả cho chị Blăng-sốt và nhận làm bố của em. Xi-mông đến trường nói với các bạn là có bố và tên bố em là Phi-líp. Mặc dù bọn bạn ko công nhận việc ấy nhưng Xi-mông vẫn nhìn bọn chúng bằng con mắt thách thức chứ không bỏ chạy. Thầy giáo giải thoát cho em và em về nhà.
IV/ CON CHÓ BẤC:
1. Đoạn trích mở đầu bằng việc giới thiệu những tình cảm của con chó Bấc với gia đình Thẩm phán Mi-lơ: những cậu con trai, những đứa cháu nhỏ và bản thân ông Thẩm. Tất cả đều là những tình cảm bình thường, chưa có gì sâu sắc. Nhưng khi đến với Thoóc-tơn thì tình cảm của con chó Bấc hoàn toàn khác, ông chủ lí tưởng này đã khơi dậy trong nó một tình thương yêu sôi nổi, nống cháy đến cuồng nhiệt. Thoóc-tơn đối xử với Bấc như con cái, bạn bè, luôn chào hỏi, trò chuyện và ngược lại Bấc đối với chủ rất đặc biệt, hết sức quan tâm, tôn thờ và có cả lo sợ. Bấc thường chiêm bao thấy mất chủ, nửa đêm nó vẫn trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứng đấy để lắng nghe hơi thở của chủ và chỉ yên tâm khi thấy chủ bình an.
2. Tác phẩm kể về Bấc, một con chó bị bắt cóc đưa lên vùng Bắc cực để kéo xe trượt tuyết cho những người đi tìm vàng. Bấc đã qua tay nhiều ông chủ độc ác. Chỉ riêng Giôn Thoóc- tơn là người đã có lòng nhân từ với nó, và nó được cảm hoá. Về sau, khi Thoóc- tơn chết, nó hoàn toàn dứt bỏ con người, đi theo tiếng gọi nơi hoang dã và trở thành một con chó hoang.
3. Truyện kể về số phận con chó Bấc bị bắt đưa lên miền Bắc để kéo xe trượt tuyết, chuyển bưu kiện, thư từ rồi kéo xe cho những người tìm vàng. Từ một con chó khỏe mạnh, tinh khôn Bấc đã chuyển qua tay nhiều ông chủ tàn bào, độc ác. Chỉ có Thoóc- tơn là ông chủ duy nhất cảm hóa được Bấc bằng trái tim nhận hậu. Nhóm tìm vàng của Thoóc- tơn cùng lũ chó tiến sâu mãi vào vùng rừng núi miền bắc hoang vu, lạnh lẽo. Sống giữa thiên nhiên hoang dại, khắc nghiệt, tiếng gọi của rừng thẳm, của bản năng và tổ tiên hoang dữ cứ dần dần thức tỉnh Bấc. Bấc thành một con chó to lớn hung dữ, ranh ma. Nhưng rồi Thoóc- tơn và nhóm tìm vàng bị những người da đỏ giết chết thảm trong rừng. Bấc đã theo tiếng gọi hoang dã của bầy sói rừng và trở thành một con sói hoang, sói thần khủng khiếp.

File đính kèm:

  • docTom_tat_cac_tac_pham_truyen_lop_9_HKII_s_Thanh_Nguyen_20150725_033520.doc