Tổ chức tốt tiết luyện tâp nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh

- Phương pháp:

Không nhất thiết phải giải theo đúng thứ tự, giải hết các bài tập ở sách giáo khoa. Bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, sau đó chia bài tập theo từng dạng cơ bản như: dãy chuyển hoá, nhận biết, điều chế, tách hỗn hợp, xác định chất, tính khối lượng chất theo phản ứng, tính hiệu suất Trong từng dạng bài tập cụ thể, giáo viên hướng dẫn phương pháp giải, giải bài tập mẫu, cho bài tập tương tự để học sinh giải tại lớp hoặc về nhà làm. Các dạng bài tập khó, bài tập ít gặp giáo viên có thể bỏ qua hoặc chỉ hướng dẫn để các em học sinh khá giỏi có thể làm

- Ý nghĩa:

Việc phân chia hệ thống bài tập thành các dạng cơ bản nhằm mục đích rút ra phương pháp giải từng dạng để học sinh định hướng cách giải nhanh nhất, qua đó củng cố kiến thức cơ bản một cách vững chắc và có kỹ năng giải bài tập theo trình tự nhất định.

- Ví dụ: Tiết luyện tập chương I lớp 9 “ Các loại hợp chất vô cơ”

 

doc9 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2392 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức tốt tiết luyện tâp nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN CHUYÊN ĐỀ :
TỔ CHỨC TỐT TIẾT LUYỆN TÂP NHẰM PHÁT HUY TÍNH
TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
	I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Như ta đã biết Hoá học là một môn khoa học tự nhiên, việc giảng dạy môn hóa học cũng như các môn học tự nhiên khác là không chỉ dạy các bài lí thuyết mà còn có những bài luyện tập nhằm giúp học sinh ôn tập, hệ thống hoá, nắm vững kiến thức sau từng phần, từng chương, vận dụng một số nội dung đã được học giải bài tập một cách hiệu quả. Từ đó phát triển tư duy và nâng cao năng lực nhận thức, tạo hứng thú học tập bộ môn cho các em học sinh.
Bộ môn Hóa học là bộ môn khoa học thực nghiệm đòi hỏi học sinh phải thực hành thí nghiệm nhiều, nhưng đối với trường chúng tôi chưa đáp ứng được nhu cầu của bộ môn về dụng cụ và hóa chất nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giờ dạy. Đối với học sinh có tư tưởng sợ môn này coi là môn phụ ít đầu tư học tập, có học sinh chỉ học đối phó cho những đợt kiểm tra.
Do kiến thức đầu năm lớp 8 khá trừu tượng nên học sinh khó lĩnh hội, hoặc học sinh hỏng kiến thức rất lớn từ lớp 8, trong khi đặc thù các môn khoa học tự nhiên đòi hỏi tính liên tục và kế thừa rất cao. Nên học sinh rất ngán ngại tiết luyện tập. Mặc khác khả năng hệ thống hóa kiến thức của học sinh bậc trung học cơ sở thấp, các em chưa tự tìm được mối quan hệ giữa các kiến thức trong chương nên các tiết ôn tập ở các em chỉ dừng lại việc ghi lại kiến thức đã học vì thế các em chỉ giải được các bài tập có tính “ khuôn mẫu” còn các bài tập phải vận dụng kiến thức tổng hợp hoặc hệ thống kiến thức thì các em khó thể thực hiện được. 
Vì thế chất lượng học tập của học sinh trong các môn học khoa học tự nhiên nói chung và bộ môn hóa học nói riêng trong những năm học vừa qua đạt hiệu quả chưa cao . Kết quả học tập của học sinh chúng ta chỉ ở mức độ có thể chấp nhận được. Số lượng học sinh giỏi không nhiều. Do vậy trong quá trình dạy học nhóm hóa trường chúng tôi xây dựng chuyên đề : TỔ CHỨC TỐT TIẾT LUYỆN TẬP NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH nhằm nhắc lại phương pháp chung khi dạy các tiết dạng nầy và định hướng chung về phương pháp giảng dạy cho các thành viên trong nhóm chuyên môn trong quá trình giảng dạy.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
	1. Phương pháp chung 
Vấn đề thứ nhất : Trước hết giáo viên cần xác định được vị trí của tiết luyện tập trong chương trình giáo dục phổ thông. Tiết luyện tập có tác dụng hoàn thiện các kiến thức cơ bản mà tiết lý thuyết vừa cung cấp. Nâng cao lý thuyết trong chừng mực có thể. Đồng thời làm cho học sinh nhớ và khắc sâu hơn những vấn đề lý thuyết đã học.
Vấn đề thứ hai : Nắm được mục tiêu chung của tiết luyện tập 
	Hoàn thiện hoặc nâng cao ở mức độ cho phép đối với phần lý thuyết của tiết học trước thông qua một số tiết học trước, thông qua hệ thống bài tập đã được sắp xếp hợp lý theo kế hoạch lên lớp ( Chú ý hệ thống bài tập trong SGK, sách bài tập, các bài tập tự chọn tự sáng tạo của giáo viên tùy theo mục đích và chủ ý của từng giáo viên ).
	Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng, thuật toán hoặc các nguyên tắc giải toán trên cơ sở nội dung lý thuyết đã học và phù hợp với đa số học sinh trong một lớp, thông qua hệ thống bài tập đã được sắp xếp theo chủ ý của giáo viên. 
	Thông qua phương pháp và nội dung cần rèn luyện cho học sinh nề nếp làm việc có tính khoa học, phương pháp tư duy cần thiết 
	2. Nội dung cụ thể: 
Xét về cấu trúc tiết luyện tập gồm có hai phần: 
+ Phần thứ nhất : Kiến thức cần nhớ có thể thực hiện theo một số hình thức sau:
* Phương pháp graph nội dung kiến thức
- Ví dụ: Tiết luyện tập chương I lớp 9 “ Các loại hợp chất vô cơ” 
MUỐI
OXIT BAZO
OXIT AXIT
AXIT
BAZƠ
Chúng ta có thể sử dụng SĐTD để hệ thống kiến thức
* Phương pháp tạo bảng biểu kiến thức cơ bản
Ví dụ: Tiết luyện tập chương 2 lớp 9 “ Kim loại ”
- Giáo viên chuẩn bị bảng phụ ( lớn ) hoặc các silde như sau:
 So sánh
Kim loại
Giống nhau
Khác nhau
Nhôm (Al)
Sắt (Fe)
Và các bảng phụ ( nhỏ ) gồm các nội dung trên (phiếu trống) phát cho các em học sinh, yêu cầu các nhóm thảo luận lên bảng gắn, giáo viên kiểm tra.
 So sánh
Kim loại
Giống nhau
Khác nhau
Nhôm (Al)
Al + PK muối
Al + O2 oxit
Al + axit muối + H2
Al + dd muối muối + Kl 
Al không t/d với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội
Al + dd kiềm
Al có hóa trị III
Sắt (Fe)
Fe + PK muối
Fe + O2 oxit
Fe + axit muối + H2
Fe + dd muối muối + Kl 
Fe không t/d với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội
Fe có hóa trị II và III
+ Phần thứ hai : Bài tập.
- Phương pháp:
Không nhất thiết phải giải theo đúng thứ tự, giải hết các bài tập ở sách giáo khoa. Bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, sau đó chia bài tập theo từng dạng cơ bản như: dãy chuyển hoá, nhận biết, điều chế, tách hỗn hợp, xác định chất, tính khối lượng chất theo phản ứng, tính hiệu suất …Trong từng dạng bài tập cụ thể, giáo viên hướng dẫn phương pháp giải, giải bài tập mẫu, cho bài tập tương tự để học sinh giải tại lớp hoặc về nhà làm. Các dạng bài tập khó, bài tập ít gặp … giáo viên có thể bỏ qua hoặc chỉ hướng dẫn để các em học sinh khá giỏi có thể làm
- Ý nghĩa:
Việc phân chia hệ thống bài tập thành các dạng cơ bản nhằm mục đích rút ra phương pháp giải từng dạng để học sinh định hướng cách giải nhanh nhất, qua đó củng cố kiến thức cơ bản một cách vững chắc và có kỹ năng giải bài tập theo trình tự nhất định.
- Ví dụ: Tiết luyện tập chương I lớp 9 “ Các loại hợp chất vô cơ” 
Bài tập 3: Bằng phương pháp hóa học nhận biết 4 dung dịch: HCl, MgSO4, MgCl2, NaOH chứa trong 4 lọ mất nhãn sau.
Thông qua bài tập này giáo viên nhắc lại cho HS biết thuộc loại nhận biết không khống chế thuốc thử.
Ta có thể thay đổi đề bài để chuyển thành dạng khác như: Chỉ dùng quỳ tím hãy nhận biết 4 dung dịch: HCl, MgSO4, MgCl2, Ba(OH)2 chứa trong 4 lọ mất nhãn sau.
* Chú ý:
- Phần hệ thống kiến thức: Học sinh đã chuẩn bị nên giáo viên giúp tìm mối quan hệ giữa các kiến thức. Công việc này được tiến hành trong thời gian ngắn, nên phát huy cao độ tính tích cực bằng cách tuyên dương, khen thưởng kịp thời sự chuẩn bị ở nhà của học sinh.
- Kết thúc việc luyện tập, có thể thực hiện một số hoạt động như: đố vui hoá học, trò chơi ô chữ, giải thích hiện tượng thường gặp trong thực tế….để tạo cho học sinh sự yêu thích học tập bộ môn và thấy được sự gần gũi quan trọng của Hoá học trong cuộc sống.
II. KẾT THÚC VẤN ĐỀ 
Sau khi tiến hành chuyên đề, chúng tôi đã giảng dạy một số tiết, hiệu quả thấy được như sau:
- Học sinh tích cực chủ động tìm kiếm và hoàn thiện được kiến thức, độ bền kiến thức được nâng cao.
- Giải quyết được sự bất cập về thời gian và lượng kiến thức, kỹ năng yêu cầu trong một tiết học.
- Do kiến thức luyện tập phù hợp đối tượng ( mức độ trung bình, trung bình khá ) nên các em học sinh rất tự tin trong học tập, tạo hứng thú khi học tập bộ môn.
+ Tồn tại:
- Khi tiến hành giảng dạy một số tiết, chúng tôi nhận thấy rằng: Đa phần các em học sinh trong lớp đều theo dõi kịp kiến thức và có hứng thú trong học tập. Tuy nhiên, có một phần nhỏ các em học sinh khá, giỏi lại cảm thấy chán nản vì các kiến thức là quá dễ so với các em.
- Một số em học sinh học tiết luyện tập rất sôi nổi, nhớ kiến thức … nhưng chỉ một vài tiết sau, khi nhắc lại thì phần lớn các em sẽ quên.
Chúng tôi thật sự lúng túng khi giải quyết các vấn đề này và chưa tìm ra được giải pháp ổn thỏa. Chúng tôi mong rằng sẽ được sự đóng góp của bạn bè đồng nghiệp để chuyên đề của chúng tôi được hoàn chỉnh hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
NHÓM HÓA
Tuần : 10
Tiết : 18
LUYỆN TẬP CHƯƠNG I: CÁC LOẠI HỢP CHẤT
VÔ CƠ 
Ngày soạn : 10/10/2014
Ngày giảng : 23/10/2014
A./ MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức: HS được ôn tập để hiểu kĩ về t/chất cuả các loại hợp chất vô cơ - Mối quan hệ giữa chúng.
 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng viết PTPƯ hoá học, kỹ năng phân biệt các hoá chất. Tiếp tục rèn luyện khả năng làm các b/tập định lượng 
 3. Thái độ: HS giải thích được những hiện tượng hoá học đơn giản xãy ra trong đời sống, sản xuất.
B./ CHUẨN BỊ : + GV: Bảng phụ nhóm, bảng phụ ghi sẵn 1 phần nội dung bài tập 1 SGK cho mỗi nhóm 	 + HS : Ôn lại các kiến thức có trong chương I
C./ TỔ CHỨC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1: I/ Kiến thức cần nhớ 
	1/ Phân loại hợp chất vô cơ 
GV: Phát bảng phụ và yêu cầu các nhóm HS thảo luận các nội dung sau: 
 1/ Vẽ sơ đồ tư duy về sự phân loại các hợp chất vô cơ ?
 2/ Phân loại các loại hợp chất sau (điền vào sơ đồ cho thích hợp):
 CO2 , HBr , SO3 , MgO , H2SO4 , BaO , NaHCO3 , Cu(OH)2 , Na2SO4 , H3PO4 , NaCl , Fe(OH)3 , KOH , NaHSO4 , HCl , NaOH.Yêu cầu các nhóm đem dán kết quả đã thảo luận xong ở bảng phụ lên bảng.
GV nhận xét kết quả trình bày của mỗi nhóm và chiếu lên màn hình SĐTD và phân loại các chất thích hợp với từng loại hợp chất.
2/ Tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ 
GV: chiếu lên màn hình sơ đồ về tính chất hoá học các hợp chất vô cơ sau:
MUỐI
OXIT BAZƠBAZÕ
OXIT AXIT
AXIT
BAZƠ
GV yêu cầu lần lược HS nêu lại tính chất hoá học của oxit bazơ ,oxit axit , bazơ , axit , muối
GV nhận xét và chiếu lên màn hình các tính chất hoá học của các loại hợp chất đi kèm trong sơ đồ
GV: Ngoài những tính chất của muối đã được trình bày trong sơ đồ, muối còn có những tính chất hoá học nào? 
GV nhận xét câu trả lời của HS và chiếu lên màn hình các tính 
chất hoá học của muối 
 - Muối có thể tác dụng với muối sinh ra hai muối mới
 - Muối có thể tác dụng với kim loại sinh ra kim loại mới và 
 muối mới
 - Muối có thể bị nhiệt phân huỷ sinh ra nhiều chất mới.
HĐ 2: II./ Luyện tập 
 Bài tập 1 : (bài tập 1 trang 43 SGK):
GV chiếu lên màn hình bài tập 1 trang 43 SGK cho HS quan sát. Sau đó phát bảng phụ có ghi sẵn nội dung bài tập cho mỗi nhóm
GV: yêu cầu HS các nhóm thảo luận làm phần bài tập 1 SGK mà GV đã giao cho mỗi nhóm.( khoảng 5 phút)
Yêu cầu các nhóm đem dán kết quả đã thảo luận xong ở bảng phụ lên bảng.
GV nhận xét kết quả của từng nhóm và chiếu đáp án lên màn hình 
GV chiếu bài tập 2 lên màn hình 
Bài tập 2: Viết PTPƯ thực hiện dãy chuyển hoá sau:
CuOCu SO4Cu(NO3)2Cu(OH)2CuO
 1. CuO CuSO4 
 2. CuSO4 Cu(NO3)2
 3. Cu(NO3)2 Cu(OH)2 
 4. Cu(OH)2 CuO 
- GV yêu cầu lần lược HS lên viết PT thực hiện dãy chuyển hoá 
Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.
GV thống nhất lại kết quả và chiếu kết quả lên màn hình
GV chiếu bài tập 3 lên màn hình 
Bài tập 3: Bằng phương pháp hóa học nhận biết 4 dung dịch: HCl , MgSO4, MgCl2, NaOH chứa trong 4 lọ mất nhãn.
Yêu cầu HS trình bày cách nhận biết
GV nêu lại cách nhận biết qua trình chiếu trên màn hình
- Đánh dấu mỗi lọ và lấy ra một ít hóa chất để thử.
- Cho giấy quỳ tím lần lượt vào 4 lọ 
 + Dung dịch trong lọ nào làm cho giấy quỳ tím:
 Hóa đỏ là dung dịch HCl 
 Hóa xanh là dung dịch NaOH
 + Dung dịch trong lọ nào không làm đổi màu giấy quỳ tím là dung dịch MgSO4 và MgCl2
- Nhỏ vài giọt BaCl2 vào hai lọ chứa dung dich muối .
+ Dung dịch trong lọ nào xuất hiện kết tủa trắng là dung dịch MgSO4 
 BaCl2 + MgSO4 MgCl2 + BaSO4 
+ Lọ còn lại là lọ dung dịch MgCl2
GV chiếu bài tập 4 lên màn hình 
Bài tập 4: Hòa tan hoàn toàn 21,2 gam muối Na2CO3 vào 300 ml dung dịch HCl (d = 1,15 g/ml).
a.Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b. Tính thể tích khí sinh ra (đktc)
c. Tính nồng độ phần trăm của các chất có trong dung dịch thu được sau phản ứng
-Yêu cầu 1 HS lên viết PTPƯ (câu a)
GV nhận xét và chiếu PTPƯ lên màn hình.
- Yêu cầu 1 HS trình bày cách giải câu b
GV hướng dẫn lại HS cách giải câu b theo phương pháp phân tích đi lên qua trình chiếu trên màn hình
Yêu cầu 1 HS lên trình bày bài giải theo hướng dẫn.
Giáo viên nhận xét bài giải của HS và trình chiếu bài giải câu b lên màn hình.
- Yêu cầu 1 HS trình bày cách giải câu c
GV hướng dẫn lại HS cách giải câu c theo phương pháp phân tích đi lên qua trình chiếu trên màn hình
Yêu cầu 1 HS lên trình bày bài giải câu c theo hướng dẫn.
Giáo viên nhận xét bài giải của HS và trình chiếu bài giải câu c lên màn hình.
HĐ 3:	Dặn dò 
- Về nhà làm bài tập 2, 3 trong SGK
- Đọc trước nội dung bài 14: “TH: tính chất hoá học của bazơ và muối”. Chuẩn bị bảng tường trình theo mẫu.
- Ôn tập ở nhà các kiến thức về bazơ và muối. Tiết 20 kiểm tra 1 tiết.
HS: Thảo luận nhóm để hoàn thành 2 nội dung vào bảng phụ của nhóm mình
Đại diện nhóm đem dán kết quả đã thảo luận 
Nghe GV nhận xét kết quả từng nhóm và theo dõi kết quả trên màn hình
- Lần lược HS nêu lại tính chất hoá học của oxit bazơ , oxit axit , bazơ , axit , muối
HS nghe GV nhận xét câu trả lời và theo dõi kết quả trên màn hình
- HS nêu thêm các tính chất hoá học của muối
HS nghe GV nhận xét câu trả lời và theo dõi kết quả trên màn hình
Theo dõi bài tập 1 trên màn hình
Thảo luận nhóm làm phần bài tập 1 trong SGK 
Đại diện mỗi nhóm đem dán kết quả đã thảo luận xong ở bảng phụ lên bảng.
HS nghe GV nhận xét kết quả của từng nhóm và theo dõi kết quả mỗi nhóm trên màn hình. 
Theo dõi bài tập 2 trên màn hình
-Lần lược HS lên viết PT thực hiện dãy chuyển hoá 
HS nhận xét bài làm của bạn.
Theo dõi kết quả GV thống nhất trên màn hình
-Theo dõi bài tập 3 trên màn hình 
HS trình bày cách nhận biết
Theo dõi GV trình bày cách nhận biết trên màn hình
- Một HS lên viết PTPƯ (câu a)
Nghe GV nhận xét và theo dõi PTPƯ trên màn hình.
- Một HS trình bày cách giải câu b
Theo dõi GV hướng dẫn cách giải câu b trên màn hình
Một HS lên bảng giải câu b theo hướng dẫn.
Nghe GV nhận xét bài giải của HS và theo dõi bài giải câu b trên màn hình.
- Một HS trình bày cách giải câu c
Theo dõi GV hướng dẫn cách giải câu c trên màn hình
Một HS lên bảng giải câu c theo hướng dẫn.
Nghe GV nhận xét bài giải của HS và theo dõi bài giải câu c trên màn hình.
HS nghe GV dặn dò tiết học sau.

File đính kèm:

  • docCHUYEN DE HOA SINH HOAT CUM LAN 1 NAM HOC 20142015 CUA TRUONG NGUYEN BA NGOC.doc