Thơ ca yêu nước đầu thế kỉ XX

Câu 1: Hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Nguyên tiêu” (Rằm tháng riêng) của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời vào thời kỳ nào?

A. Trước cách mạng tháng Tám 1945

B. Thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp

C. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp

D. Trong kháng chiến chống Đế quốc Mỹ

Câu 2: Bài thơ “Nguyên tiêu” (Rằm tháng giêng) của Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng chữ viết nào?

A. Chữ Nôm B. Chữ Hán

C. Chữ Phạn D. Chữ Quốc ngữ

Câu 3: Câu thơ: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” (Cảnh khuya-Hồ Chí Minh) sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. So sánh B. Ẩn dụ

C. Hoán dụ D. Nhân hoá

Câu 4: Bài thơ “Cảnh khuya” của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết theo thể thơ nào?

A. Ngũ ngôn B. Thất ngôn tứ tuyệt

C. Thất ngôn bát cú Đường luật D. Lục bát

 

doc11 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4481 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thơ ca yêu nước đầu thế kỉ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: THƠ CA YÊU NƯỚC ĐẦU THẾ KỈ XX
Bài 1: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác..
Bài 2: Đập đá ở Côn Lôn.
Bài 3: Hai chữ nước nhà..
A/ Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ
1/ Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu được đặc trưng thể loại thơ trung đại Việt Nam.
- Học sinh nắm vững nội dung: cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước của các tác giả.
- Nắm vững giá trị nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản thơ hiện đại: nghệ thuật thể hiện tình cảm, cách sử dụng ngôn ngữ .
2/ Kỹ năng:
- Học sinh biết cách đọc-hiểu thơ trung đại.
- Học sinh biết phát hiện, nhận biết các hình thức nghệ thuật, các biện pháp tu từ đặc sắc và tác dụng, giá trị diễn đạt của các biện pháp tu từ ấy trong việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của các tác giả.
- Các em biết cách vận dụng kiến thức tổng hợp viết đoạn văn/bài văn nghị luận.
3/ Thái độ:
- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương đất nước.
- Giáo dục tinh thần lạc quan, chủ động và phong thái ung dung tự tại trong mọi hoàn cảnh.
B/ Bảng mô tả các mức độ đánh giá theo định hướng năng lực của chủ đề:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Tác giả, hoàn cảnh sáng tác.
- Thể loại văn bản.
- Đề tài, chủ đề, cảm xúc chủ đạo…
- Ý nghĩa, nội dung.
- Giá trị nghệ thuật (chi tiết, hình ảnh, biện pháp tu từ…).
- Nhớ được những nét chính về tác giả, tác phẩm/đoạn trích(cuộc đời và sự nghiệp, hoàn cảnh sáng tác, thể loại…).
- Nhận biết được những hình ảnh/chi tiết tiêu biêủ, nhớ được một số đoạn thơ, bài thơ.
- Nhận diện về các phép tu từ được sử dụng trong bài thơ.
- Nhớ được một số đặc điểm của thơ Việt Nam trung đại.
- Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ.
- Chỉ ra được sự ảnh hưởng, chi phối nổi bật của hoàn cảnh sáng tác đến tác phẩm.
- Chỉ ra được giá trị nội dung, nghệ thuật, tư tưởng của đoạn thơ/bài thơ.
- Chỉ ra được giá trị, tác dụng của các phép tu từ đã được sử dụng trong đoạn thơ/bài thơ.
- Chỉ ra được một số đặc điểm của thơ Việt Nam trung đại qua các văn bản.
- Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời… để phân tích, lí giải giá trị nội dung, nghệ thuật bài thơ.
- Khái quát đặc điểm phong cách tác giả.
- Cảm nhận được ý nghĩa của một số hình ảnh/chi tiết đặc sắc trong đoạn thơ, bài thơ.
- Trình bày được cảm nhận, ấn tượng của cá nhân về giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.
- Nhận xét, khái quát được một số đặc điểm và đóng góp của thơ Việt Nam trung đại. 
- Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời… để phân tích, lí giải giá trị nội dung, nghệ thuật bài thơ không có trong SGK.
- Trình bày những kiến giải riêng, những phát hiện sáng tạo về bài thơ.
- Biết tự đọc và khám phá các giá trị của một văn bản mới cùng thể loại.
- Vận dụng tri thức đọc-hiểu văn bản để kiến tạo những giá trị sống của cá nhân.
- Sáng tác thơ, vẽ tranh…
- Nghiên cứu khoa học, dự án. 
XÂY DỰNG CÂU HỎI-BÀI TẬP
A/ CÂU HỎI NHẬN BIẾT
Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn" của Phan Châu Trinh?
Đáp án: Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn" của Phan Châu Trinh làm trong lúc ông cùng các tù nhân khác bị bắt lao động khổ sai.
Câu 2: Bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" của Phan Bội Châu sử dụng chữ viết nào?
A. Chữ Nôm	B. Chữ Hán
C. Chữ Pháp	 D. Chữ Quốc ngữ
Đáp án: B
Câu 3: Hai câu thơ 3 và 4 trong bài "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác"(Phan Bội Châu) sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Điệp từ	B. Liệt kê
C. Tăng cấp	D. Đối.
	Đáp án: 
Câu 4: Bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" của Phan Bội Châu được viết theo thể thơ nào?
A. Ngũ ngôn	B. Thất ngôn tứ tuyệt
C. Thất ngôn bát cú Đường luật	D. Lục bát
Đáp án: C
Câu 5: Cho câu thơ: “Lấy ai tế độ đàn sau đó mà” 
Em hãy chép chính xác những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện bài thơ "Hai chữ nước nhà"(Sgk Ngữ văn 8-tập I)?
ĐÁP ÁN:
Đoạn thơ hoàn thiện:
“ Lấy ai tế độ đàn sau đó mà
…………………………………
Ngọn cờ độc lập máu đào còn đây."
XÂY DỰNG CÂU HỎI- BÀI TẬP
B. CÂU HỎI PHẦN THÔNG HIỂU
Câu 1: Từ “vẫn” được lặp lại trong câu thơ “Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu” có dụng ý gì?
Đáp án: 
Câu 2: Vì sao "Hai chữ nước nhà"được nhà thơ Trần Tuấn Khải lấy làm nhan đề cho bài thơ?
Đáp án: 
Câu 3: Chỉ ra những nét đặc sắc về nội dung trong hai câu thơ: 	 “ Vẫn là hào kiệt ,vẫn phong lưu - Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”
 (Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác-Phan Bội Châu)
Đáp án:
Câu 4: Tìm điểm chung trong hai bài thơ :"Đập đá ở Côn Lôn" và "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" ?
	Đáp án:
Câu 5: Chỉ ra tác dụng của điệp từ "còn" trong câu "Thân ấy vẫn còn,còn sự nghiệp"
	Đáp án:
XÂY DỰNG CÂU HỎI-BÀI TẬP
C/ CÂU HỎI VẬN DỤNG THẤP 
Câu 1: Kể tên một số bài thơ được viết trong hoàn cảnh tù đày mà em biết? Qua đó em thấy được nét chung nào ở các bài thơ viết về đề tài ấy?
Đáp án:
* Ý 1: Học sinh có thể kể một số bài thơ:
- Ngắm trăng
- Đi đường.
…..
* Ý 2: Học sinh có thể nêu khái quát một số nét tiêu biểu:
- Thể hiện sự lạc quan,yêu đời của những chí sĩ yêu nước..
- Thể hiện ý chí kiên cường của những chí sĩ yêu nước.
-Thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn
- Câu 2: Từ 2 bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” và “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” , hãy viết một đoạn văn bày tỏ tình cảm của em về tình yêu nước của giới trẻ ngày nay? 
Định hướng trả lời
- Sử dụng phương thức tự sự và nghị luận.
- Nội dung: 
+ những biểu hiện yêu nước…………..
+ Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của em: yêu mến, thích thú, gắn bó…
Câu 3: Từ bài thơ “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh, hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về một người thân trong gia đình đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất? 
Định hướng trả lời
- Sử dụng phương thức biểu cảm kết hợp với miêu tả, tự sự
- Đối tượng: người thân( ông, bà, cha, mẹ, anh, em..)
- Nội dung: 
+ Làm sống dậy hình ảnh và những ấn tượng , những kỷ niệm về người thân
+ Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của em: nhớ, trân trọng, biết ơn
XÂY DỰNG CÂU HỎI-BÀI TẬP
C/ CÂU HỎI VẬN DỤNG CAO 
Câu 1: Qua hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”, viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về vẻ đẹp tâm hồn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 
 Định hướng các ý cơ bản:
- Bác là người yêu thiên nhiên, có tâm hồn tinh tế nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Bác là người có phong thái ung dung, lạc quan, tự tại.
- Tâm hồn nghệ sĩ hòa hợp với cốt cách của người chiến sĩ trong thơ ca và cả trong con người Bác.
- Cảm xúc: trân trọng, kính yêu Bác
Câu 2: Có ý kiến cho rằng: “Hai bài thơ: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng có sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và hiện đại”. Bằng một bài văn, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Định hướng trả lời:
- Màu sắc cổ điển:
+ Hình ảnh thơ: suối, trăng, cây cổ thụ, hoa, con thuyền...
+ Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
+ Các biện pháp nghệ thuật: lấy động tả tĩnh, lấy bóng tối để tả ánh sáng ...
+ Đề tài: miêu tả thiên nhiên
+ Nội dung: yêu thiên nhiên, thể hiện tâm hồn thi sĩ của Bác.
- Tính hiện đại:
+ Vẻ đẹp ung dung tự tại của người chiến sĩ cách mạng giữa một không gian bát ngát trăng.
+ Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu nước. 
XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA 
CHỦ ĐỀ: THƠ HIỆN ĐẠI-LỚP 7 
A/ MA TRẬN ĐỀ
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
Chủ đề
1. Đọc-hiểu văn bản
- Nhớ tên tác giả, tác phẩm, đặc điểm thể loại, hoàn cảnh ra đời của văn bản
- Nhận biết một số hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc trong các văn bản
- Nhận biết một số phép tu từ được sử dụng trong các văn bản
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ, mối quan hệ giữa hoàn cảnh sáng tác và nhan đề, nội dung, ý nghĩa của văn bản
- Chỉ ra được ý nghĩa, tác dụng của việc sử dụng hình ảnh, tà ngữ trong VB
- Xác định được nội dung chính của một số câu/đoạn thơ
- Xác định được cảm xúc chủ đạo. tư tưởng, chủ đề của đoạn/bài thơ
- Kể tên một số tác phẩm cùng đề tài với các tác phẩm đã học; rút ra những nét chung từ các tác phẩm
Số câu
Số điểm
4
 2,0
4
 2,0
1
 2,0
9
6,0
2. Tạo lập văn bản
Xây dựng một bài viết chứng tỏ một nhận định qua các đoạn/bài thơ đã học
Số câu
Số điểm
1
 4,0
1
4,0
Số câu
Số điểm
4
 2,0
4
 2,0
1
 2,0
1
 4,0
10
10
B/ ĐỀ KIỂM TRA
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
Trong 8 câu dưới đây, mỗi câu đều có 4 phương án trả lời A, B, C, D. Hãy lựa chọn một đáp án đúng bằng cách ghi lại chỉ một chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng.
Câu 1: Hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Nguyên tiêu” (Rằm tháng riêng) của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời vào thời kỳ nào?
A. Trước cách mạng tháng Tám 1945
B. Thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp
C. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp
D. Trong kháng chiến chống Đế quốc Mỹ
Câu 2: Bài thơ “Nguyên tiêu” (Rằm tháng giêng) của Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng chữ viết nào?
A. Chữ Nôm	B. Chữ Hán
C. Chữ Phạn	D. Chữ Quốc ngữ
Câu 3: Câu thơ: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” (Cảnh khuya-Hồ Chí Minh) sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. So sánh	B. Ẩn dụ
C. Hoán dụ	D. Nhân hoá
Câu 4: Bài thơ “Cảnh khuya” của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết theo thể thơ nào?
A. Ngũ ngôn	B. Thất ngôn tứ tuyệt
C. Thất ngôn bát cú Đường luật	D. Lục bát
Câu 5: Phương thức biểu đạt chính của hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Nguyên tiêu” (Rằm tháng giêng)?
	A. Miêu tả 	B. Biểu cảm 
	C. Tự sự 	D. Nghị luận
Câu 6: Những từ “Nghe” được điệp lại ở đầu 3 câu thơ cuối đoạn một bài thơ “Tiếng gà trưa” có ý nghĩa gì?
	A. Có rất nhiều âm thanh trên đường hành quân
	B. Tâm trạng xao xuyến, bâng khuâng của người chiến sĩ khi lắng nghe tiếng gà trên đường hành quân
	C. Có rất nhiều âm thanh làng quê vọng về trong quá khứ
	D. Người chiến sĩ không nghe rõ dù đã cố lắng nghe
Câu 7: Bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh chủ yếu được viết theo thể thơ nào?
	A. Thơ 5 tiếng	B. Thơ thất ngôn
C. Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt	D. Thơ lục bát
Câu 8: Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung cảm xúc chủ đạo trong bài thơ “Tiếng gà trưa”?
A. Ca ngợi cuộc sống thôn quê bình dị
B. Ca ngợi cuộc sống thanh bình, thơ mộng
C. Thể hiện tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước.
D. Thể hiện tình cảm bà cháu sâu nặng 
 PHẦN II: TỰ LUẬN (6 điểm) 
Câu 9: (2,0 điểm) Kể tên một số bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết về trăng mà em biết? Qua đó em thấy được nét chung nào ở các bài thơ viết về đề tài ấy?
Câu 10: (4,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Bài thơ: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng có sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và hiện đại”. Bằng một bài văn em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 
C/ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Từ câu 1 đến câu 8, mỗi câu đúng cho 0,5 điểm
Câu 1:
- Mức tối đa: Phương án B
- Không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 2:
- Mức tối đa: Phương án B
- Không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 3:
- Mức tối đa: Phương án A
- Không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 4:
- Mức tối đa: Phương án B
- Không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 5:
- Mức tối đa: Phương án B
- Không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 6:
- Mức tối đa: Phương án B
- Không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 7:
- Mức tối đa: Phương án A
- Không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 8:
- Mức tối đa: Phương án C
- Không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 9:
- Mức tối đa: 2 điểm. Học sinh về cơ bản đảm bảo các ý sau:
* Ý 1: Học sinh kể ít nhất 2 bài thơ:
+ Tin thắng trận.
+ Đi thuyền trên sông Đáy
…..
* Ý 2: Học sinh có thể nêu khái quát một số nét tiêu biểu:
+ Thể hiện sự gần gũi, gắn bó, tình yêu thiên nhiên của Bác.
+ Hình ảnh trăng đã trở thành một đề tài quen thuộc trong thơ ca của Người.
+ Chất chiến sĩ hoà với chất thi sĩ.
- Mức chưa tối đa: 1-1,75: Học sinh chỉ kể được 1 bài thơ, nêu ý tương tự song chưa hoàn toàn thuyết phục
- Mức chưa tối đa: 0,25-0,75: Học sinh kể được ít nhất 1 bài thơ, nêu ý 2 còn sơ sài
- Không đạt: Không kể được bài thơ nào, không nêu được nét chung hoặc nêu sai.
Câu 10:
- Mức tối đa: 4,0 điểm
- Màu sắc cổ điển:
+ Hình ảnh thơ: suối, trăng, cây cổ thụ, hoa, con thuyền...
+ Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
+ Các biện pháp nghệ thuật: lấy động tả tĩnh, lấy bóng tối để tả ánh sáng ...
+ Đề tài: miêu tả thiên nhiên
+ Nội dung: yêu thiên nhiên, thể hiện tâm hồn thi sĩ của Bác.
- Tính hiện đại:
+ Vẻ đẹp ung dung tự tại của người chiến sĩ cách mạng giữa một không gian bát ngát trăng.
+ Nội dung: yêu nước gắn liền với tình yêu thiên nhiên
- Mức chưa tối đa: 2 đến dưới 4
+ Về cơ bản học sinh đảm bảo các ý song chưa thực sự sâu
- Mức chưa tối đa: 1 đến dưới 2: Đảm bảo bố cục bài viết, chạm vào ý, ý sơ sài.
- Mức chưa tối đa: dưới 1 điểm: Chỉ nêu được một vài ý, bố cục bài viết chưa hoàn chỉnh
- Không đạt: Không viết hoặc viết linh tinh hoặc sai hoàn toàn.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 9
(Bài: Sự phát triển của từ vựng)
Chủ đề
Các cấp độ tư duy
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Thấp
Cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Nghĩa của từ
C4
0.25
C1
0.25
C8
0.25
0.75
C2
0.25
Thành ngữ
C3
0.25
C4
0.25
0.5
Nghĩa của từ
C1
1.5
C7
0.25
C1
1.5
C3
2.5
5.75
Từ đồng âm
C6
0.25
0.25
Sự phát triển của từ vựng
C2
2.5
C5
0.25
2.75
Tổng
0.75
1.5
0.75
2.5
0.5
1.5
0.25
2.5
10.0
ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
(Bài: Sự phát triển của từ vựng)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2.5 điểm)
 Trong 10 câu, mỗi câu có 4 phương án trả lời A, B, C, D; trong đó chỉ có 1 phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng viết vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: : “Muốn bảo vệ mình phải tùy cơ ứng biến, tùy đối tượng mà có cách hành xử hợp lí” là nội dung của thành ngữ nào?
 A. Đánh trống bỏ dùi B. Chó treo mèo đậy 
 C. Được voi đòi tiên. D. Nước mắt cá sấu
Câu 2: Từ “trắng xóa” có nghĩa là gì?
 A. Trắng nhợt nhạt. B. Trắng và bóng, vẻ tinh khiết, sạch sẽ. 
 C. Trắng nõn nà, phô vẻ đẹp ra D. Trắng đều khắp trên một diện rộng.
Câu 3: Dòng nào sau đây không phải là thành ngữ?
 A. Tự cổ chí kim; B. Nước đến chân mới nhảy;
 C. Liệu cơm gắp mắm; D. Trâu buộc ghét trâu ăn.
Câu 4: Từ “Vị tha” có nghĩa là gì?
 A. Đức tính rộng lượng, dễ cảm thông với người có sai lầm và dễ tha thứ. 
 B. Tinh thần quên mình, chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác.
 C. Có lòng yêu thương rộng rãi hết thảy mọi người. 
 D. Hiểu thấu khó khăn riêng và chia sẻ tâm tư với người khác.
Câu 5: Từ “tay” nào được sử dụng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ ?
Bàn tay ta làm ra tất cả - Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
Cây bí vươn cánh tay dài bấu chặt lấy dàn tre.
Nó là một tay cờ vua chuyên nghiệp.
Anh ấy có đôi bàn tay vàng.
Câu 6: Từ “đậu” trong câu văn “Con ruồi đậu mâm xôi đậu” thuộc hiện tượng gì ?
 A. Đồng nghĩa. B. Trái nghĩa. 
 C. Đồng âm D. Chuyển nghĩa
Câu 7: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt?
 A. Hy sinh. B. Hạnh phúc. 
 C. Liệt sĩ. D. Nhường nhịn.
Câu 8: Câu văn: “ Anh ấy là cứu cánh của tôi trong lúc khó khăn” đã dùng sai từ nào?
 A. Anh ấy. B. Khó khăn. 
 C. Cứu cánh D. Trong lúc.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (8.0 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Đọc các ví dụ sau
a. Vào vườn hái qủa cau xanh
Bổ ra làm sau, mời anh xơi trầu
 ( Ca dao)
b. “ Đoái trông theo đã cách xa
Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh”
 ( Chinh phụ ngâm)
c. “ Xanh kia thăm thẳm từng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này”
 ( Chinh phụ ngâm)
 1- Em hãy chỉ ra nghĩa của từ “xanh” trong từng lần sử dụng
 2- Nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển ?
Câu 2:( 2.5 điểm) Tìm 5 từ được tạo ra từ những mô hình cấu tạo sau (1.5 điểm)
 X + trường:
 X + hoá:
 X + điện tử:
Câu 3: (2.5 điểm) Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - Thanh hải có câu:
“Mùa xuân người cầm súng- Lộc giắt đầy trên lưng”
 Trong câu thơ trên từ “lộc” được hiểu như thế nào? Theo em, vì sao hình ảnh “người cầm súng” lại được tác giả miêu tả “Lộc giắt đầy trên lưng”? 
GỢI Ý ĐÁP ÁN
I. Phần trắc nghiệm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
D
A
C
C
C
D
C
II. Phần tự luận
Câu 1:
 a. Từ “ xanh” nghĩa là chưa già, chưa chín, được mọi người đều dùng. Được hiểu theo nghĩa chuyển.
 b. Từ “ xanh” chỉ sắc màu của lá cây,của nước biển. Từ này đc dùng theo nghĩa gốc, đc mọi người dung.
Câu 2:
 + chiến trường, công trường, thao trường, hậu trường, nông trường…
 + ô xi hoá, lão hoá, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ giới hóa…
 + thư điện tử, thương mại điện tử...
Câu 3: Từ “lộc” trong câu thơ là từ có tính nhiều nghĩa. 
- Nghĩa chính: là những mầm non nhú lên ở cây khi mùa xuân đến. 
Nghĩa chuyển: sức sống, sức phát triển của đất nước, với nhiệm vụ bào vệ đất nước trong những ngày đầu xuân. 
- Hình ảnh “Người cầm súng” lại được tác giả miêu tả “Lộc giắt đầy trên lưng” là vì: Trên đường hành quân, trên lưng người lính lúc nào cũng có những cành lá để nguỵ trang, trên đó có những lộc non mới nhú lên khi mùa xuân đến. Với nghĩa chuyển của từ “lộc”, ta cảm  nhận anh bộ đội như mang trên mình mùa xuân của đất nước. Anh cầm súng để bảo vệ mùa xuân tươi đẹp đó. Cách diễn đạt sức sống của một đất nước vào mùa xuân với nhiệm vụ lớn lao: Bảo vệ đất nước thật cụ thể và sinh động.

File đính kèm:

  • docDoi moi KT danh gia.doc
Giáo án liên quan