Tên các anh hùng trong thời kì kháng chiến chống Pháp

Anh hùng Liệt sĩ Trần Cừ (1920-16/8/1950), Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (Truy tặng 1955), Khi hy sinh anh là đảng viên, đại đội trưởng bộ binh đại đội 336, tiểu đoàn 174, trung đoàn 209, Sư đoàn 312.

Huân chương Quân công (hạng Nhì, hạng Ba), Huân chương Chiến công hạng Nhất.

Anh quê ở Khoái Thọ, Đức Bác, Lập Thạch, Vĩnh PhúcTừ tháng 8 năm 1945 đến tháng 10 năm 1950, Anh chiến đấu trên chiến trường Việt Bắc, rèn luyện và trưởng thành từ chiến sĩ lên đại đội trưởng và đã từng tham gia hàng chục trận chiến đấu, trận nào anh cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

 

doc17 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2206 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tên các anh hùng trong thời kì kháng chiến chống Pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ua 5 đêm kéo pháo ra đến dốc Chuối, đường hẹp và cong rất nguy hiểm. Tô Vĩnh Diện cùng đồng đội Ty xung phong lái pháo. Nửa chừng dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc, anh vẫn bình tĩnh giữ càng, lái cho pháo thẳng đường. Nhưng một trong bốn dây kéo pháo lại bị đứt, pháo càng lao nhanh, anh Ty bị hất xuống suối. Trong hoàn cảnh hiểm nghèo đó, Tô Vĩnh Diện hô đồng đội: “Thà hy sinh, quyết bảo vệ pháo” và anh buông tay lái xông lên phía trước, lấy thân mình chèn vào bánh pháo, nhờ đó đơn vị kịp ghìm giữ pháo dừng lại.
Tấm gương hy sinh vô cùng anh dũng của đồng chí Tô Vĩnh Diện đã cổ vũ mạnh mẽ toàn đơn vị vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, chuẩn bị chiến đấu và chiến đấu thắng lợi.
Anh hùng Liệt sĩ Trần Can (1931-7/5/1954), Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (Truy tặng; 7/5/1956), Khi hy sinh anh là Đại đội phó bộ binh thuộc Trung đoàn 209, Đại đoàn 312, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Huân chương Quân công (hạng Nhì, hạng Ba), 2 Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 lần được bầu là chiến sỹ thi đua của đại đoàn.
Trần Can sinh năm 1931, dân tộc Kinh, quê ở xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Từ hồi còn nhỏ, Trần Can rất ham thích vào bộ đội để được cầm súng giết giặc cứu nước. Lớn lên, đã ba lần đồng chí xung phong tình nguyện xin đi bộ đội, nhưng vì sức yếu nên đến lần thứ tư mới được chấp nhận (năm 1951).
Từ khi vào bộ đội, Trần Can chiến đấu rất dũng cảm, mưu trí, chỉ huy hết sức linh hoạt. Trong mọi trường hợp khó khăn ác liệt, anh đều kiên quyết dẫn đầu đơn vị vượt lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đã hai lần anh bị thương nặng vẫn tiếp tục chiến đấu, chỉ huy đơn vị kiên quyết tiến công tiêu diệt địch. Tấm gương của Trần Can đã thiết thực cổ vũ phong trào thi đua giết giặc lập công sôi nổi trong toàn đơn vị.
Trong trận đánh đồi Him Lam mở đầu cho chiến dịch Điện Biên Phủ, Trần Can được giao nhiệm vụ chỉ huy tiểu đội thọc sâu diệt sở chỉ huy và cắm lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” của Hồ Chủ tịch giao cho quân đội lên đồn Pháp. Khi nổ súng, mặc cho hoả lực quân Pháp bắn ra dữ dội, anh dẫn đầu tiểu đội vượt qua lô cốt tiền duyên, chọc thẳng vào sở chỉ huy như một mũi dao nhọn cắm vào giữa tim gan địch, rồi nhẩy lên lô cốt cắm cờ. Sau đó, anh chỉ huy tiểu đội diệt lính Pháp còn lại trong hầm ngầm, bắt 25 tên, thu nhiều súng.
Trong trận đánh điểm cao 507, Trần Can đã dũng cảm dẫn đầu tiểu đội xông lên áp đảo quân Pháp, chiếm mỏm cột cờ. Lính Pháp bắn pháo dữ dội và cho quân địch chiếm lại. Ta với Pháp giành giật nhau từng thước đất hết sức quyết liệt. Anh đã cùng đồng đội kiên quyết giữ vững và tiến công đánh bại 4 đợt phản kích của chúng. Địch xông lên trong đợt công kích thứ năm, chúng ném lựu đạn tới tấp trước khi xung phong. Trần Can nhặt lựu đạn ném lại và chỉ huy đơn vị nhảy lên bờ hào đánh giáp lá cà. Cán bộ đại đội bị thương vong hết, bản thân Trần Can cũng bị thương, nhưng anh vẫn quyết tâm thay thế cán bộ đại đội chỉ huy bộ đội chiến đấu suốt đêm. Sáng hôm sau, anh tập trung thương binh nhẹ lại, động viên bộ đội, chấn chỉnh tổ chức, củng cố trận địa. Quân Pháp lại phản kích dữ dội, mong đánh bật quân ta, giành lại cửa ngõ tiến vào Mường Thanh. Trần Can chỉ huy đơn vị đánh tan đợt pháo kích của chúng, kiên quyết giữ vững trận địa, tạo thế cho đơn vị tiến vào trung tâm Mường Thanh. Anh Trần Can đã hy sinh anh dũng sáng ngày 7 tháng 5 năm 1954, ngày kết thúc chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Anh hùng Liệt sĩ Trần Cừ (1920-16/8/1950), Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (Truy tặng 1955), Khi hy sinh anh là đảng viên, đại đội trưởng bộ binh đại đội 336, tiểu đoàn 174, trung đoàn 209, Sư đoàn 312. 
Huân chương Quân công (hạng Nhì, hạng Ba), Huân chương Chiến công hạng Nhất.
Anh quê ở Khoái Thọ, Đức Bác, Lập Thạch, Vĩnh PhúcTừ tháng 8 năm 1945 đến tháng 10 năm 1950, Anh chiến đấu trên chiến trường Việt Bắc, rèn luyện và trưởng thành từ chiến sĩ lên đại đội trưởng và đã từng tham gia hàng chục trận chiến đấu, trận nào anh cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. 
Lúc đó Quốc Dân Đảng phản động cấu kết với quân Nhật kéo đến Vĩnh Yên, Việt Trì và một số nơi khác với âm mưu ngóc đầu dậy. Trần Cừ dẫn đầu một tiểu đội tham gia trận đánh giáp lá cà với địch và chính Anh đã đâm chết một tên Nhật và thu một khẩu súng. Tại Cầu Oai (Vĩnh Yên), vào đầu năm 1946 đã diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt chống bọn Quốc Dân Đảng phản động. Trần Cừ đã chỉ huy đơn vị dùng súng tiểu liên tiêu diệt hai tiểu đội địch, giữ vững trận địa, buộc chúng phải rút chạy về thị xã Vĩnh Yên. 
Thu đông năm 1947, đơn vị Anh được giao nhiệm vụ tham gia chiến dịch Việt Bắc. Trần Cừ cùng đơn vị chuẩn bị trận địa trên địa bàn xã Sơn Đông, bên bờ sông Lô. Được chiến đấu ngay trên mảnh đất quê hương, Trần Cừ hạ quyết tâm phải bắt kẻ thù phải trả nợ máu. 
Cuối tháng 12 năm 1947, dọc theo sông Lô một cánh quân của địch từ Việt Bắc rút về, tràn vào thôn Phú Hậu càn phá. Trung đội của Trần Cừ đã cùng bộ đội địa phương của huyện Lập Thạch và du kích xã phối hợp chiến đấu. Bọn địch cậy thế mạnh, với 4 máy bay khu trục và hai ca nô yểm hộ, chúng hung hăng ra sức cướp phá. Bộ đội và dân quân du kích đã bám sát từng bờ tre, ngõ xóm nổ súng đẩy lùi nhiều đợt tiến công của địch, buộc chúng phải rút về căn cứ. Trận đánh thắng này có tiếng vang lớn được liên khu và đã được lãnh đạo tỉnh gửi thư khen ngợi động viên cán bộ, chiến sỹ. Với Trần Cừ, trận chiến đấu này là một thử thách ban đầu, thể hiện sự trưởng thành của Anh. Sau gần ba năm chiến đấu dũng cảm, được quân đội bồi dưỡng, giáo dục Trần Cừ, được vinh dự kết nạp vào Đảng năm 1948. Khi chuyển sang trung đoàn 209 Anh cùng đồng đội lập được nhiều chiến công ở suối Rút (Hoà Bình tháng 11 năm 1949), Xuân Đại, đầu năm 1950. 
Trong chiến dịch Biên giới cách đánh không phải là cách đánh lối du kích, chống càn, do vậy, người chỉ huy trực tiếp, ngoài mưu trí và dũng cảm ra còn phải có sự hiểu biết và trình độ chỉ huy hiệp đồng tác chiến, trình độ sử dụng vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự mới, Anh đã được đơn vị cử sang Trung Quốc học. Tốt nghiệp khoá học, Anh trở về vào đúng lúc chiến dịch giải phóng biên giới mở màn. 
Khi trở về đơn vị, ngay trong đêm đầu tiên, Trần Cừ không sao ngủ được bởi chiến dịch biên giới đã bắt đầu. Anh nghĩ, ngày mai, ở mặt trận Đông Khê, những trận chiến đấu sẽ diễn ra quyết liệt, trong đó, có đại đội 336 do chính Anh là chỉ huy. Trước đó khoảng một tháng, cùng với các đơn vị bạn, cũng tham gia chiến đấu, được học tập rất kỹ về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của chiến dịch. Đơn vị của Anh được bổ sung thêm quân số, tăng cường hậu cần và khẩn trương ôn luyện kỹ, chiến thuật. Cả đại đội tràn đầy phấn khởi, tin tưởng và báo cáo lên cấp trên lời hứa quyết tâm đánh thắng. 
Những gì học được ở nước bạn, Anh ứng dụng ngay vào trận đánh Đồn Đông Khê là một cứ điểm rất kiên cố và có tầm quan trọng của địch trên tuyến biên giới Cao Bằng – Lạng Sơn và nước bạn Trung Quốc. Đánh thắng Đông Khê, sẽ làm cho tuyến phòng thủ của địch bị chia cắt, tạo cơ hội cho bộ đội ta tiêu diệt địch. 18h ngày 16 tháng 8 năm 1950, đạn pháo của ta đồng loạt dội vào cứ điểm Đông Khê mở màn cho chiến dịch. Các chiến sỹ bộ binh dũng mãnh xông lên dùng bộc phá mở cửa, lần lượt đánh chiếm các vị trí vòng ngoài và phát triển vào khu trung tâm. Trần Cừ bình tĩnh chỉ huy đại đội, dùng nhiều cách đánh khác nhau, tiêu diệt từng vị trí của địch và hướng dẫn kịp thời pháo binh chi viện. Địch phản công mãnh liệt từ các hoả điểm, gây cho ta một số thương vong. Trần Cừ xông xáo đến từng ụ chiến đấu, động viên chiến sỹ giữ vững tinh thần, kiên quyết bám trận địa, hiệp đồng tác chiến với đơn vị bạn. Nhưng lúc này trời gần sáng, mục tiêu chủ yếu của trận đánh chưa giải quyết được, theo lệnh của cấp trên, Trần Cừ cử một lực lượng nhỏ cùng mình ở lại kiềm chế hoả lực địch rồi ra lệnh cho đơn vị rút ra ngoài, tổ chức cho đại đội rút kinh nghiệm, chấn chỉnh các tiểu đội và xây dựng cho anh em một quyết tâm lớn để trận đánh thứ hai đạt kết quả hơn. 
Đến 17 tháng 9 bắt đầu trận tiến công lần thứ hai; Trong trận này Anh làm đại đội trưởng, đại đội 336 là lực lượng chủ công của trung đoàn, Anh đã chỉ huy đơn vị đánh thẳng vào hầm chỉ huy của địch. Hoả lực bắn dữ dội, hòng chặn đứng các mũi tiến công của ta. Trần Cừ bình tĩnh chỉ huy đại đội vượt qua làn mưa đạn, chiếm khu vực Kỳ Sấu rồi đánh toả lên khu nhà thương. Địch rút xuống hầm cố thủ và ném lựu đạn như mưa ra ngoài. Dưới sự chi viện của hoả lực, bộ đội ta khẩn trương vận động áp sát vào lô cốt địch, dùng bộc phá diệt địch. Lúc xông lên, Trần Cừ bị thương nặng vào chân. 
Trời sắp sáng, chiến sỹ ta xung phong mấy lần vẫn chưa diệt được đồn địch. Trong đồn địch còn khoảng 100 tên, Anh cầm lựu đạn hô anh em cùng ném vào lỗ châu mai. Khói toả mù mịt, lợi dụng thời cơ tốt, Trần Cừ hô lớn: “Hồ Chủ tịch muôn năm, Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm”, rồi vùng lên ném quả thủ pháo cuối cùng vào lỗ châu mai và dùng cả thân mình bịt kín lỗ châu mai, hoả điểm của địch bị tiêu diệt. Chiến sỹ ta ào lên, dùng bộc phá đánh sập lô cốt cố thủ của địch, trận Đông Khê thắng lợi. Noi gương đại đội trưởng Trần cừ, các chiến sỹ đại đội 336 đã dồn ý chí quyết tâm vào những trận chiến đấu tiêu diệt địch trên đường số 4, góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang của chiến dịch biên giới.
Liệt sĩ Trần Thị Bắc (1932-21/3/1954), chị là nữ nguyên mẫu trong bài thơ Núi đôi của Đại tá nhà báo, nhà thơ Quân đội Vũ Cao.
Trần Thị Bắc là con gái đầu của một gia đình có truyền thống yêu nước. Các bác, các cậu của cô đều là cơ sở của Cách mạng, là du kích. Có người là liệt sỹ, có người từng bị giặc bắt. Bố cô những năm đó cũng là xã đội phó xông pha gan dạ, bị địch bắt tra tấn chết đi sống lại. 
Lớn lên giữa những người như vậy, mới chỉ 15 tuổi Bắc đã tham gia các hoạt động của các đoàn thể. 17 tuổi cô vào đội du kích với nhiệm vụ làm giao thông liên lạc, tiếp tế cho đội du kích trong những lần đi bắn tỉa đồn Tây. Năm 1950, cô được cử đi học y tá rồi trở về kiêm nhiệm thêm việc cứu thương. Có lần theo đội du kích đi bắn tỉa, cô bị đạn của kẻ thù bắn xướt qua mặt để lại vết thương ngay dưới khoé mắt. Nhưng cô không hề biết sợ hãi.
Là một cô gái xinh đẹp, hát hay và khéo ăn nói, năm 1951, Bắc được giao cả 3 nhiệm vụ: quân báo, cứu thương và binh vận.
Thời đó, người ta thấy có một cô gái hàng ngày quẩy gánh đi buôn bán, chiều chiều lại quanh quẩn quanh khu đồn Tây để cắt cỏ. Những tên lính đồn chẳng những không nghi ngờ mà còn tỏ ra quý mến Bắc. Cô ra vào đồn Tây tương đối dễ dàng, gánh nước giúp bọn lính đồn, lân la trò chuyện với chúng. Bắc làm quen được với những tên Tây chỉ huy để thăm dò tin tức và gây dựng được một nhân mối bao gồm hai cai ngụy, một người làm thợ mộc trong đồn Tây và một vợ Tây Những người này đã thường xuyên cung cấp cho Bắc những thông tin về kế hoạch hoạt động của lính đồn, nhiều điều cơ mật của địch. Với những thông tin quý báu do Bắc đem về, quân ta đã tránh được rất nhiều tổn thất trong cuộc đấu tranh với quân Pháp. Sau này, khi nguy cơ bọn Pháp có thể lần ra nhân mối, cô đã tìm cách đưa hai người cai ngục được giác ngộ chạy thoát ra vùng kháng chiến. 
Vào ngày 12/3/1954, nhóm cán bộ của ta họp tại Lương Châu để chuẩn bị cho kế hoạch đánh phục kích địch. Tiên lượng sau khi ta đánh thì địch sẽ tức tối điên cuồng và tổ chức vây ráp càn quét, cấp trên lệnh rút bớt cán bộ nằm vùng ra vùng tự do để tránh tổn thất. Đoàn cán bộ di chuyển ra vùng tự do ngay trong đêm hôm đó gồm có trên 30 người. Bắc được cử dẫn đoàn đi vì hai lẽ: Cô thông thạo địa bàn, gan dạ và khôn khéo trong ứng phó khi có tình huống xấu. Mặt khác, bản thân cô cũng có dấu hiệu bị lộ, nên đã được lệnh chuyển công tác, hoặc sẽ về làm quân báo của huyện đội hoặc về phòng y tế huyện.
Ngày 21/3 cũng là ngày Bắc về Núi Đôi thì gặp ổ phục kích của địch. Bọn địch bắt được Bắc, bịt miệng cô dự định ém chờ bắt nốt những người đi sau. Biết điều đó, Bắc đã chống cự quyết liệt. Cô cố kêu to và lao vào tên Tây chỉ huy túm lấy bộ hạ hắn. Tên này đau điếng quên mất việc lớn, kêu rống lên. Một tên lính lê dương đứng cạnh đã lôi Bắc ra và xả trọn băng đạn vào ngực cô. Đoàn cán bộ của ta ra khỏi Lương Châu nghe tiếng súng biết là bị lộ đã lui lại chờ đến khi địch rút. Khi anh em du kích và quân báo huyện tới nơi Bắc giằng co với địch thì Bắc đã hy sinh. Máu loang đỏ ối trên ngực cô bắt đầu se lại. Những viên đạn của kẻ thù vẫn còn găm nguyên ở đó. Bắc được anh em thay nhau cõng vượt vành đai trắng ra đến Cầu Cốn-Vệ Sơn-xã Tân Minh và được đồng đội an táng ở đây. 
Sau này khi Phù Linh được công nhận là xã anh hùng và chuẩn bị xét chọn phong tặng danh hiệu anh hùng đối với một số cá nhân xứng đáng. nhiều người đã có ý kiến: Phải truy tặng danh hiệu anh hùng cho cô gái Núi Đôi năm xưa. Tuy thành tích của liệt sĩ Trần Thị Bắc khiêm nhường hơn những bậc cha chú đi trước nhưng cô lại được lòng dân yêu mến, bởi cô đã sống đẹp và dám chết khi cần thiết. Cũng phải nói thêm, phải đến lần thứ ba chuyển mộ và sau khi bài thơ "Núi Đôi" của nhà thơ Vũ Cao ra đời vào năm 1956, Trần Thị Bắc mới được công nhận là liệt sĩ. Tuy nhiên trong lòng dân và trong trái tim những người thân đồng đội, Bắc vẫn đẹp và còn mãi.
Hoàng Ngân
Hoàng Ngân (1921-1949), quê gốc ở Nam Định sinh trong một gia đình tiểu thương ở phố Savatxiơ (phố Quang Trung - Hải Phòng ngày nay). Tên thật là Phạm Thị Vân. Do sức người gầy yếu, không học được lên cao nữa, Hoàng Ngân ở nhà giúp mẹ bán hàng. Hoàng Ngân lớn lên trong không khí cách mạng sôi sục. Những cuộc bãi công của công nhân, cuộc đấu tranh của tiểu thương chợ Sắt đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng tình cảm của Hoàng Ngân. Đặc biệt thời kỳ Mặt trận dân chủ (1936 1939) phong trào đòi dân sinh dân chủ diễn ra sôi nổi ở Hải Phòng. Các tổ chức ái hữu, nghiệp đoàn của công nhân học sinh, tiểu thương, trí thức... không ngừng hoạt động. Sách báo của Đảng cộng sản được lưu hành công khai. Các cuộc đình công, biểu tình diễn thuyết, bãi thị, bãi khoá... thường xuyên nổ ra khắp nơi trong thành phố. Hoàng Ngân hoà mình vào trong phong trào cách mạng của thành phố. Chị hăng hái tham gia tổ chức Thanh niên dân chủ. Được các đồng chí trong tổ chức tin tưởng, hết lòng giúp đỡ Hoàng Ngân càng tích cực lao vào công tác, đi sâu sát vào quần chúng. Năm 1938, Hoàng Ngân được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, khi  mới 17 tuổi. Từ đó, Hoàng Ngân tạm biệt gia đình đi hoạt động thoát ly. Chị được phân vào nhà máy Tơ, máy Chai, chợ Sắt... hoạt động xây dựng cơ sở quần chúng và hướng dẫn họ đấu tranh. Hoàng Ngân trở thành người cán bộ có tài vận động quần chúng công nhân và nhân dân lao động thành phố Hải Phòng chống  áp bức bóc lột. Là đảng viên trẻ, có bản lĩnh, có tinh thần trách nhiệm, Hoàng Ngân được phân công đảm nhiệm việc liên lạc giữa Xứ uỷ Bắc Kỳ với Trung ương Đảng và là một trong những cán bộ chủ chốt của Đảng bộ Hải Phòng.
Năm 1939, thực dân Pháp điên cuồng đàn áp phong trào cách mạng tại Hải Phòng, Ban cán sự Đảng phát động quần chúng đấu tranh chống thuế cư trú, thuế đèn, thuế nước. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, ngày 30/5/1939, hơn một vạn nhân dân thành phố tập trung tại ngã tư phố Bắc Ninh (nay là phố Lãn Ông) sau đó kéo lên toà Đốc Ký đấu tranh. Khi đoàn biểu tình đến sở Cẩm thì bị binh lính và cảnh sát đàn áp. Hàng trăm người bị chúng bắt giữ, trong số đó có đồng chí Tô Hiệu, Bí thư Thành uỷ và Hoàng Ngân (ngay sau đó Tô Hiệu được đoàn biểu tình vây quanh bảo vệ để đồng chí thoát ra ngoài).
Trong nhà giam, Hoàng Ngân tiếp tục động viên mọi người đấu tranh với địch. Sau ba tháng giam giữ, không có chứng cớ gì, chúng phải trả tự do cho chị và những người bị bắt. Nói về cuộc đấu tranh này, tài liệu của mật thám Pháp ghi Trong số 250 người biểu tình bị bắt và thẩm tra căn cước, có 70 người trong đó bị đưa ra truy tố trước toà án. Mật thám Hải Phòng đặc biệt chú ý sự có mặt của Nguyễn Thị Khánh, Phạm Thị Vân, Bích Kim, Nguyễn Thị Nghĩa... Phần lớn những người này quen thuộc vì đã giữ một vai trò trong phong trào Ái hữu nghề nghiệp và trong những cuộc đình công, đã xảy ở Hải Phòng trong những năm tháng vừa qua. Trong đêm 30 rạng ngày 31 họ vẫn không ngừng biểu tình trong các nhà giam của sở cảnh sát Hải Phòng để nhấn mạnh hơn nữa khuynh hướng cực đoan của họ...
Rời khỏi trại giam Hoàng Ngân tiếp tục đi hoạt động cách mạng , mặc dù chị rất thông cảm với tình yêu thương của gia đình và người mẹ quý mến. Hoàng Ngân được chỉ định phụ trách công tác vận động phụ nữ Hải Phòng và cũng từ đây bắt đầu sự nghiệp hoạt động cho phong trào phụ nữ Việt Nam. Trong những năm 1941 1942, Hoàng Ngân làm liên lạc cho đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ.v.v. Xứ uỷ điều chị về phụ trách công tác phụ nữ ở tỉnh Hà Đông, rồi tỉnh Sơn Tây. Năm 20 tuổi, Hoàng Ngân tham gia Ban thưòng vụ Hội phụ nữ giải phóng Bắc Kỳ. Tháng 1/1944, Hoàng Ngân dự hội nghị cán bộ ở Hà Đông. Cuộc họp đang tiến hành thì bị địch bao vây. Chị giúp các đồng chí mình trốn thoát, còn bản thân bị địch bắt. Chị bị kẻ thù tra tấn dã man chết đi sống lại nhiều lần những chúng không khuất phục nổi khí tiết của người cộng sản. Chúng đành kết án chị Ngân 12 năm tù và giam tại Hoả Lò (Hà Nội). Ở trong tù, Hoàng Ngân vẫn vận động anh chị em tù đấu tranh đòi cải thiện chế độ sinh hoạt, chống đàn áp, khủng bố. Những trận đòn dã man của kẻ thù đã làm cho chị mắc chứng đau đầu, nhiều lúc như điên dại.
Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Lợi dụng thời cơ, Đảng bố trí cho Hoàng Ngân vượt ngục. Trở về chị được phân công là Bí thư Đoàn Phụ nữ cứu quốc Hà Nội.
Trong những ngày chuẩn bị tổng khởi nghĩa ở Hà Nội và những ngày đầu của chính quyền cách mạng, Hoàng Ngân đã tổ chức đội nữ du kích Minh Khai để học tập, rèn luyện, sẵn sàng chiến đấu. Nam nữ thanh niên Thủ đô thời ấy gọi chị với cái tên rất thân thương 'Chị Sáu' và hăng hái tham gia tổng khởi nghĩa.
Năm 1946, Hoàng Ngân được Xứ uỷ cử làm Bí thư Đoàn Phụ nữ cứu quốc tỉnh Hải Dương. Tại đây Hoàng Ngân tích cực củng cố cơ sở, huấn luyện cán bộ và Hải Dương được đánh giá là địa phương có phong trào phụ nữ mạnh.
Đầu năm 1947, Hoàng Ngân được bầu vào khu uỷ khu 3, phụ trách công tác dân vận và khu hội phụ nữ. Cuối năm chị được cử làm Bí thư trung ương lâm thời đoàn Phụ nữ cứu quốc Việt Nam. Tiếp đó trong Hội nghị cán bộ phụ vận toàn miền Bắc vào cuối năm 1947, chị được bầu làm Bí thư Ban Phụ nữ cứu quốc Bắc bộ. Hoàng Ngân làm việc không biết mệt mỏi, hết lòng chỉ dẫn, dìu dắt cán bộ đồng thời tranh thủ thời gian học tập văn hoá, lý luận chính trị để nâng cao trình độ. Những năm 1948 1949, cuộc kháng chiến chống Pháp vào giai đoạn quyết liệt, điều kiện công tác , đời sống vô cùng khó khăn, cơ quan Hội liên hiệp phụ nữ luôn phải di chuyển từ Thái Nguyên lên Bắc Cạn, xuống Bắc Giang, lại về Hà Nam... Hoàng Ngân vẫn xông xáo lo toan, cùng các chị lãnh đạo Hội duy trì liên lạc, nắm chắc và đẩy mạnh hoạt động của phong trào phụ nữ kháng chiến.
Tờ báo Phụ nữ  số 1 và số 2 phát hành đầu năm 1948 có sự đóng góp lớn của Hoàng Ngân. Bài xã luận đầu tiên do chị viết đăng trang 2 số báo đầu tiên, tiếp sau trang 1 đăng bức thư của Bác Hồ có chữ ký của người gửi báo Phụ nữ Việt Nam, từ lâu đã trở thành kỷ niệm vô giá.
Do bệnh tật dày vò, ngày 17/7/1949, sau một cơn đau nặng Hoàng Ngân đã qua đời tại chiến khu Việt Bắc khi mới 28 tuổi đời.
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hoàng Ngân lúc nào cũng tỏ ra vững vàng, bất kỳ ở cương vị nào cũng nêu tấm gương sáng tận tuỵ hy sinh. Sau khi chị qua đời, nhiều nơi đã có những hình thức tưởng  niệm hết sức nghĩa tình.
Ngọn đồi, nơi cơ quan Trung ương Hội Phụ nữ cứu quốc Việt Nam đặt trụ sở, được mang tên Hoàng Ngân. Các tỉnh đội Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình đã tổ chức những đội du kích Hoàng Ngân. Tỉnh hội Hưng Yên còn lập một trường đào tạo cán bộ nữ mạng tên chị.
Với Hải Phòng, một đường phố gần nơi nhà xưa chị ở được đặt tên phố Hoàng Ngân.
Theo trang tin điện tử thành phố Hải Phòng.
Anh hùng Liệt sĩ Bùi Thị Cúc (1930-1951), Anh hùng Lực lượng Vũ trang Công an Nhân dân (Truy tặng; 1955). 
Bùi Thị Cúc tên thật là Trần Thị Lan, sinh năm 1930, tại làng Vân Mạc, một làng nhỏ thuộc xã Vân Du, huyện Ân Thi. Gia đình đông con, ông bố mất khi Cúc còn nhỏ, để lại nhiều nợ nần. Bà mẹ không trả được, phải gán Cúc l

File đính kèm:

  • docten_cac_anh_hung_trong_thoi_ki_chong_phap.doc