Tài liệu tập huấn tổ trưởng chuyên môn trong trường trung học cơ sở, trung học phổ thông

- Thi đua là biện pháp tổng hợp, là đòn bẩy để củng cố, cải tiến công tác, cải tiến quản

lý, là biện pháp quan trọng để phát huy tính chủ động, sáng tạo của GV giúp cho họ có

điều kiện vươn lên hoàn thiện mình. Nếu được tổ chức tốt thì thi đua sẽ trở thành một trong

những động lực góp phần thúc đẩy mạnh mẽ chất lượng giáo dục của đơn vị, khơi dậy lòng

nhiệt tình và phát huy cao độ sức sáng tạo của đội ngũ GV để giải quyết các vấn đề trọng

tâm của nhà trường.

Tổ trưởng công đoàn tổ chức các hoạt động thi đua, động viên GV tích cực thực hiện

nhiệm vụ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của GV; TTCM tổ chức thực hiện kế

hoạch của tổ; kiểm tra giám sát việc thực hiện, đánh giá xếp loại GV làm cơ sở cho việc thi

đua khen thưởng, cùng tổ công đoàn tổ chức các hoạt động tập thể gắn với chuyên môn để

tạo động lực cho GV thực hiện nhiệm vụ

pdf167 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1864 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu tập huấn tổ trưởng chuyên môn trong trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rị đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 
sư phạm, hoàn cảnh của GV trong tổ 
 - 77 -
- Thông tin về nguồn lực cơ sở vật chất, tài chính của nhà trường: số lượng, chất lượng 
phòng học, việc bố trí các lớp học, các thiết bị dạy học phục vụ cho dạy và học, nguồn kinh 
phí dự trù cho chuyên môn của nhà trường cũng như các nguồn lực khác. 
- Thông tin về hoạt động của các TCM khác trong năm học, của các tổ chức đoàn thể, 
thông tin về các xu thế mới, thành tựu mới trong dạy học bộ môn. 
Trên cơ sở những thông tin đã có, TTCM tập trung phân tích tình hình để làm rõ 
những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân thành công, thất bại trong việc thực hiện kế hoạch 
năm học trước. 
Việc 2: Xác định các mục tiêu và nhiệm vụ cho năm học mới: 
- Trên cơ sở phân tích các thông tin cần thiết để nắm tình hình, TTCM cần phát hiện ra 
những vấn đề cần giải quyết trong năm học mới, xác định thứ tự ưu tiên giải quyết. 
- Từ căn cứ đó, TTCM xác định những mục tiêu cho các lĩnh vực hoạt động của TCM 
trong năm học tới: mục tiêu hoạt động dạy, hoạt động học, mục tiêu phát triển đội ngũ về 
chuyên môn, nghiệp vụ  
- TTCM dựa trên hệ thống mục tiêu đã đặt ra để xác định tiếp các nhiệm vụ của TCM, 
trong đó làm rõ các nhiệm vụ trọng tâm. Khi thiết kế các nhiệm vụ, TTCM cần làm rõ một 
số vấn đề: tại sao chọn đó là nhiệm vụ trọng tâm, khi thực hiện nhiệm vụ này có thuận lợi 
khó khăn gì?  
Việc 3: Xây dựng yêu cầu và các chỉ tiêu: 
- Mỗi nhiệm vụ đã được xác định đều có những yêu cầu và nhằm đạt những chỉ tiêu cụ 
thể. Do vậy, việc tiếp theo, TTCM cần xây dựng các yêu cầu và chỉ tiêu cho từng nhiệm 
vụ. Việc xây dựng các yêu cầu phải đảm bảo tính khách quan, phù hợp với điều kiện thực 
tế và chuẩn mực đã được TCM, nhà trường qui định, không thể tùy tiện, chủ quan, “duy ý 
chí”. Các chỉ tiêu đưa ra phải có liên quan mật thiết với nhau và phải đảm bảo sự thống 
nhất với mục tiêu. 
Để đảm bảo sự khách quan, phù hợp và phát triển cho các yêu cầu và chỉ tiêu khi xây 
dựng, TTCM cần trả lời các câu hỏi: nhiệm vụ này đó cần đạt đến mức chất lượng nào, với 
những yêu cầu nào? yêu cầu nào cần bổ sung hoặc nâng mức độ cao hơn kỳ kế hoạch 
trước? các yêu cầu này có vừa sức với khả năng của các thành viên trong tổ không? 
Việc 4: Xác định các biện pháp thực hiện 
- Xác định các biện pháp thực hiện là đưa ra những việc làm, những phương án hành 
động, các cách thức tác động cụ thể nhằm thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ của năm 
học mới và khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết của năm học trước; 
- Các biện pháp đề xuất cần đa dạng: biện pháp hành chính, biện pháp chuyên môn, 
biện pháp tâm lý, biện pháp pháp lý, hoặc có thể phối hợp nhiều biện pháp với nhau để 
đảm bảo tác động toàn diện lên các mặt, các giai đoạn thực hiện nhiệm vụ. 
- Biện pháp đề ra là để làm và có thể làm được, do vậy cần được TTCM xem xét kỹ để 
đảm bảo tính khả thi. Muốn có tính khả thi, mỗi biện pháp đề xuất phải phù hợp với thực 
tiễn tình hình, điều kiện, năng lực của TCM và của nhà trường. 
 - 78 -
- Khi đề xuất biện pháp, TTCM cần trả lời một số câu hỏi: 
+ Các biện pháp có phù hợp với chủ trương, quy định của nhà trường và của ngành 
không? 
+ Biện pháp nào có tính hiệu quả, có khả năng giải quyết được vấn đề đặt ra? 
+ Có đảm bảo các nguồn lực thực hiện các biện pháp hay không? 
+ Biện pháp nào tạo được động lực thúc đẩy các thành viên trong tổ chuyên môn thực 
hiện? 
+ Biện pháp đưa ra có mâu thuẫn với các hoạt động và lợi ích của các TCM hoặc tổ 
chức đoàn thể trong nhà trường hay không? 
+ Sẽ nảy sinh khó khăn, cản trở gì khi thực thi biện pháp này? 
+ Có tác động gì khiến biện pháp đã đề xuất không thực hiện được? 
Việc đề xuất biện pháp thể hiện sự phân tích tình hình một cách sâu sắc, thể hiện năng 
lực, kinh nghiệm và sự sáng tạo của người TTCM. 
Việc 5: Dự kiến bố trí công việc và thời gian thực hiện 
- Sau khi đã xác định các nhiệm vụ, TTCM xác định rõ các bước và lộ trình thực hiện 
công việc của TCM trong năm học và phân công trách nhiệm cho các thành viên. 
- TTCM cần điều tiết, cân đối mối quan hệ giữa các nhiệm vụ của từng chặng thời gian 
với hệ thống nhiệm vụ năm học để tránh tình trạng bỏ sót hoặc trùng lặp, chồng chéo nhau. 
- Các câu hỏi cần trả lời trong việc dự kiến bố trí công việc và thời gian thực hiện: 
+ Những hoạt động cần được thực hiện là gì? 
+ Trong các hoạt động được xác định, hoạt động nào có thể làm trước? 
+ Thời gian nào là phù hợp nhất? 
+ Sử dụng nguồn lực nào? 
+ Ai phụ trách công việc vào thời điểm đó là thích hợp nhất? 
+ Nếu có nhiều hoạt động trùng lặp thì nên cân đối và ưu tiên những hoạt động nào? 
+ Nếu vì lý do chủ quan hoặc khách quan, công việc tạm thời dừng lại thì sẽ bố trí thực 
hiện như thế nào? 
Bước 2: Thông qua, lấy ý kiến đóng góp của tập thể 
- Sau khi hoàn thành dự thảo kế hoạch năm học, TTCM gửi dự thảo cho các thành 
viên trong tổ để họ nghiên cứu trước. Việc này giúp các thành viên có thời gian chủ động 
phát hiện ra những vấn đề bổ khuyết, điều chỉnh cho dự thảo kế hoạch. 
- Khi các thành viên trong tổ đã có đủ thời gian nghiên cứu dự thảo kế hoạch, TCM sẽ 
tiến hành họp để trao đổi, thảo luận về dự thảo kế hoạch năm học để có những bổ sung hay 
điều chỉnh phù hợp. 
Bước 3: Điều chỉnh, hoàn thiện chỉnh lý dự thảo kế hoạch: 
TTCM lĩnh hội, phân tích và chọn lọc 2 nguồn thông tin: 
- Nguồn 1: các ý kiến đóng góp của tập thể giáo viên trong tổ. 
- Nguồn 2: Kế hoạch năm học của nhà trường đã được ban hành. 
 - 79 -
Bước 4: Gửi dự thảo kế hoạch cho Hiệu trưởng phê duyệt 
Sau khi tinh chỉnh, dự thảo kế hoạch năm học của TCM được tổ trưởng nộp cho Hiệu 
trưởng theo thời gian qui định. 
Tổng hợp dự thảo kế hoạch năm học của các TCM, Hiệu trưởng sẽ tinh chỉnh dự thảo 
kế hoạch năm học của nhà trường. Qua hội nghị cán bộ viên chức, Hiệu trưởng sẽ ban hành 
kế hoạch năm học của trường. 
Bước 5: Công bố và thực hiện kế hoạch 
Căn cứ kế hoạch năm học được ban hành, một lần nữa TTCM điều chỉnh lại kế hoạch 
của tổ và làm thành kế hoạch chính thức của TCM để gửi cho Hiệu trưởng ký duyệt. Sau 
khi Hiệu trưởng ký duyệt, các cá nhân căn cứ vào kế hoạch này điều chỉnh lại kế hoạch của 
cá nhân. 
Sơ đồ quy trình xây dựng kế hoạch TCM 
2.4. Chu trình quản lý xây dựng và thực hiện kế hoạch năm học của TTCM (giới 
thiệu nhanh) 
(1) Xây dựng kế hoạch (trọng tâm) 
 Đã trình bày ở phần trên (2.1.3) 
TTCM 
xây dựng 
dự thảo 
kế hoạch 
TCM 
TTCM 
điều chỉnh 
kế hoạch 
TCM 
TTCM 
hoàn 
thiện 
kế hoạch 
TCM 
Thông 
qua, lấy ý 
kiến của 
tập thể 
TCM 
Kế hoạch 
năm học 
của nhà 
trường 
được 
công bố 
TTCM 
trình HT 
phê duyệt 
và triển 
khai thực 
hiện 
kế hoạch 
TCM 
 - 80 -
(2) Tổ chức, triển khai việc thực hiện kế hoạch: 
Sau khi được hiệu trưởng nhà trường phê duyệt, kế hoạch TCM chính thức được đưa 
vào thực hiện. Để triển khai thực hiện kế hoạch, TTCM tổ chức, bố trí, sắp xếp mối quan 
hệ giữa 3 yếu tố: VIỆC - NGƯỜI – NGUỒN LỰC phù hợp với yêu cầu của từng nhiệm 
vụ, từng hoạt động, theo lộ trình đã được xác định. 
(3) Chỉ đạo thực hiện kế hoạch: 
Kế hoạch đã được phê duyệt có giá trị pháp lý để thực hiện. Việc điều khiển, chỉ đạo 
các thành viên TCM thực hiện kế hoạch thể hiện quan hệ quản lý chỉ huy – phục tùng. Tuy 
nhiên, đối tượng quản lý của TTCM là những nhà giáo, những đồng nghiệp, do vậy, vai trò 
tư vấn, hướng dẫn, kích thích, động viên của TTCM đối với các thành viên trong tổ có ý 
nghĩa khích lệ nỗ lực cống hiến và sáng tạo của đội ngũ. 
(4) Đánh giá việc thực hiện và điều chỉnh kế hoạch: 
- Việc TTCM đánh giá thực hiện kế hoạch của các thành viên trong tổ cũng như 
của TCM là thực hiện chức năng quản lý quan trọng, nhằm đảm bảo khép kín chu trình 
quản lý. 
- Đánh giá phải dựa vào chuẩn mực, yêu cầu mà TCM và nhà trường đã xác định; đồng 
thời phải dựa vào kết quả kiểm tra thường xuyên, liên tục. 
- Đánh giá nhằm phát hiện những sai lệch, những điểm chưa phù hợp giữa thực tế với 
kế hoạch để kịp thời điều chỉnh. Việc đánh giá này chủ yếu diễn ra trong quá trình. Đánh 
giá còn nhằm rút ra những kết luận khái quát về hiệu lực và hiệu quả của kế hoạch nên việc 
đánh giá cuối đợt, cuối tháng, cuối kỳ là rất quan trọng. 
- Kế hoạch dù được nghiên cứu kỹ càng khi xây dựng song không có nghĩa là hoàn hảo, 
“nhất thành bất biến”, nhất là trong quá trình thực hiện, có những tác động không tích cực từ 
phía hoàn cảnh chủ quan, khách quan. Do đó, TTCM phải thường xuyên nắm bắt các vấn đề 
không phù hợp để kịp thời điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tiễn. 
Sơ đồ chu trình quản lý kế hoạch của TTCM: 
Đánh giá, điều chỉnh 
kế hoạch 
Tổ chức triển khai 
kế hoạch 
Xây dựng 
kế hoạch 
Chỉ đạo thực hiện 
kế hoạch 
 - 81 -
PHẦN 3: TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT 
ĐỘNG CÁ NHÂN TRONG NĂM HỌC 
HOẠT ĐỘNG 8: Tìm hiểu về việc tổ chức, hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch 
hoạt động cá nhân (KHCN): 
1) Bản KHCN có nội dung như thế nào? Trong thực tế, tổ trưởng chuyên môn tổ chức, 
chỉ đạo xây dựng KHCN của giáo viên như thế nào? 
2) Quy trình xây dựng KHCN của giáo viên thường được tiến hành ra sao? 
Thông tin cho hoạt động 8: 
3) Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch cá nhân 
1.1. Vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong việc tổ chức, hướng dẫn giáo viên xây 
dựng KHCN: 
- TTCM tự nhận thức đầy đủ ý nghĩa của nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn GV trong TCM 
xây dựng KHCN: đây là một trong những chức trách, nhiệm vụ và nội dung quản lý, chỉ 
đạo TCM, có ý nghĩa đối với đối với công tác quản lý TCM và quản lý nhà trường. 
- Làm cho GV hiểu được ý nghĩa của KHCN đối với sự phát triển nghề nghiệp của mỗi 
nhà giáo. 
- Có trách nhiệm hướng dẫn GV về mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp xây 
dựng KHCN. 
- Có vai trò tổ chức xây dựng và quản lý quá trình thực hiện KHCN của các GV 
trong tổ. 
2.2. Nội dung KHCN 
- Phân tích tình hình (của cá nhân trong năm học: nhiệm vụ, thuận lợi, khó khăn). 
- Xác định các mục tiêu, nhiệm vụ cá nhân thực hiện trong năm học: nhiệm vụ nâng 
cao phẩm chất, đạo đức, lối sống; nhiệm vụ phát triển chuyên môn nghiệp vụ; nhiệm vụ 
học tập, nhiệm vụ chủ nhiệm, các nhiệm vụ khác được giaovà xác định yêu cầu, chỉ tiêu 
thực hiện của mỗi nhiệm vụ. 
- Chỉ rõ các hoạt động trọng tâm cần ưu tiên thực hiện trong năm học. 
- Chỉ rõ các điều kiện cần có để cá nhân thực hiện nhiệm vụ. 
- Xác định lịch trình các hoạt động chính của cá nhân trong năm học. 
- Đề xuất yêu cầu với TCM và với Lãnh đạo nhà trường. 
3.3. Quy trình tổ chức, quản lý xây dựng và thực hiện KHCN (giới thiệu nhanh) 
Bước 1: Tổ trưởng phổ biến kế hoạch, yêu cầu, hướng dẫn GV xây dựng KHCN theo 
nội dung và các bước như mục 3.2. và hạn định thời gian hoàn thành KHCN. 
Bước 2: Tổ chức góp ý và phê duyệt: 
- Thông qua tập thể nhóm, tổ chuyên môn góp ý; 
- Các cá nhân bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện kế hoạch; 
- Tổ trưởng duyệt và tổng hợp báo cáo với hiệu trưởng. 
 - 82 -
Bước 3: Theo dõi, đôn đốc, động viên GV trong quá trình thực hiện KH 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện KHCN, thực hiện kế hoạch TCM của mỗi GV. 
Hoạt động 9: Tìm hiểu một số kỹ thuật vận dụng có hiệu quả trong quá trình xây 
dựng kế hoạch tổ chuyên môn và kế hoạch cá nhân 
Thông tin cho hoạt động 9: 
4) Một số kỹ thuật có thể vận dụng hiệu quả vào việc xây dựng kế hoạch. 
4.1. Kỹ thuật phân tích tình hình “SWOT” 
Có thể sử dụng phương pháp phân tích SWOT-mặt mạnh (Strengths); mặt yếu 
(Weaknesses); cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) để thực hiện việc phân tích 
tình hình. 
Mục tiêu của phân tích tình hình là tìm ra các nguyên nhân gốc rễ, nguyên nhân trực 
tiếp, nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân có thể can thiệp và nguyên nhân không thể can 
thiệp được. Các nguyên nhân này là căn cứ để người tổ trưởng có thể đưa ra các biện pháp 
thích hợp. 
ƒ Phân tích SWOT tĩnh 
Môi trường bên trong 
Điểm mạnh 
(S) 
Điểm yếu 
(W) 
Ảnh hưởng 
đến hoạt động
của TCM 
- Học sinh (số lượng, chất lượng) 
- Đội ngũ GV (số lượng, chất lượng...) 
- CSVC, thiết bị, tài chính 
- Các hoạt động của TCM 
 (..) 
 - 83 -
Môi trường bên ngoài 
Cơ hội/ 
Thuận lợi 
(O) 
Thách thức/ 
Khó khăn 
(T) 
- Nhà trường, (cơ chế, chính sách; tiềm 
lực vật chất, các giá trị, truyền thống) 
- Các tổ chuyên môn/đoàn thể liên quan 
- Cha mẹ học sinh 
- Môi trường kinh tế-xã hội-văn hóa địa 
phương 
ƒ Phân tích SWOT động 
Đây là sự phân tích tình hình chung của TCM ở tất cả các mặt (mạnh, yếu, thuận lợi, 
khó khăn) xem TCM đang ở trạng thái nào. Dựa vào công cụ SWOT, ta phân tích trạng 
thái động của tình hình như sau: 
o Kẻ hai đường Ox và Oy giao nhau tại O. Trong đó, trục Ox biểu thị mặt nội lực chủ 
quan của tổ chuyên môn; trục Oy biểu thị mặt ngoại lực khách quan của TCM. Trên trục 
Ox, đánh dấu A biểu thị trạng thái yếu, B biểu thị trạng thái mạnh. Trên trục Oy, đánh dấu 
C biểu thị trạng thái khó khăn, D biểu thị thuận lợi. Dóng cột và hàng giao nhau, ta đánh 
dấu E, F, H, G như hình dưới đây: 
o Phân tích tình hình: 
9 Vùng OAEC: TCM đang ở trạng thái yếu về chủ quan, khó khăn về khách quan. 
9 Vùng ABFE: TCM đang mạnh về chủ quan, khó khăn về khách quan. 
y 
Ngoại lực / 
Khách quan 
E
BA
F
D 
C
H GTHUẬN LỢI 
KHÓ KHĂN 
x 
YẾU MẠNH 
Nội lực / 
Chủ quan 
y 
E 
B A 
F 
D 
C 
H G THUẬN LỢI 
KHÓ KHĂN 
x
O 
 - 84 -
9 Vùng CEHD: TCM đang còn yếu về chủ quan, song có thuận lợi về khách quan. 
9 Vùng EFGH: TCM đang mạnh về chủ quan, thuận lợi về khách quan. 
Việc phân tích SWOT động tạo ra căn cứ cho để xác định phương hướng, mục tiêu và 
nhiệm vụ cho TCM trong năm học. Tương ứng với 4 trạng thái trên sẽ xác định được 4 loại 
phương hướng hoạt động: 
- Khi TCM ở vùng OAEC (nội lực còn yếu, ngoại lực còn khó khăn) thì phương 
hướng, mục tiêu đặt ra là phải giữ hoạt động của tổ ở mức “ổn định” ; 
- Khi TCM ở vùng ABFE (nội lực mạnh, ngoại lực vẫn còn khó khăn) thì phương 
hướng, mục tiêu là phải giữ hoạt động của tổ ở mức “ổn định – thích ứng” 
- Khi TCM ở vùng CEHD (nội lực còn yếu, ngoại lực thuận lợi) thì phương hướng, 
mục tiêu cho hoạt động của tổ là “ổn định – tăng trưởng”. 
- Khi TCM ở vùng EFGH (nội lực mạnh, ngoại lực thuận lợi) thì phương hướng, mục 
tiêu hoạt động của tổ là “phát triển – tăng tốc”. 
4.2. Kỹ thuật xác định mục tiêu : SMART (thông minh) 
9 Specific - cụ thể, dễ hiểu: 
Mục tiêu phải cụ thể, dễ hiểu vì nó định hướng cho mọi người hoạt động. 
9 Measurable – đo lường được: 
Mục tiêu mà không đo lường được thì khó kiểm soát và không biết có đạt được hay 
không 
9 Achievable – vừa sức: 
Mục tiêu phải có tính thách thức để cố gắng, nhưng cũng đừng đặt ra loại mục tiêu 
không thể đạt nổi. 
9 Realistics – thực tế: 
Đây là tiêu chí đo lường sự cân bằng giữa kết quả mong muốn đạt được so với khả 
năng thực hiện, với hiện trạng nguồn lực của trường bạn (thời gian, đội ngũ, CSVC, tài 
chính...). 
9 Timebound – có thời hạn: 
Mọi công việc phải có thời hạn hoàn thành, nếu không nó sẽ bị trì hoãn và ảnh hưởng 
tới viêc thực hiện kế hoạch chung. 
4.3. Kỹ thuật biểu đạt mục tiêu và chỉ tiêu trong văn bản kế hoạch: 
- Mục tiêu nhất thiết phải bao hàm các yếu tố S-M-A-R-T 
- Mục tiêu nhằm định hướng cho sự phát triển và cho hoạt động quản lý, được biểu đạt 
bằng những ngôn từ khái quát. 
- Chỉ tiêu là thành phần cụ thể của mục tiêu. Khi đạt được tất cả chỉ tiêu có nghĩa là 
đạt được mục tiêu. Chỉ tiêu được rút ra từ mục tiêu. Các chỉ tiêu là những điều kiện quan 
trọng phải đạt được để đạt được các mục tiêu đặt ra. 
- Chỉ tiêu chi tiết hơn mục tiêu, chúng phải có tính định lượng, khả thi trong một 
khoảng thời gian nhất định và định hướng cho hoạt động thông qua việc sử dụng nguồn 
nhân lực, vật lực và tài chính. 
 - 85 -
Lưu ý: không nên hiểu một cách máy móc, cho rằng: khi diễn đạt một mục tiêu phải 
bao hàm đầy đủ 5 yêu cầu (cụ thể, dễ hiểu; đo lường được; có thể đạt được (vừa sức); thực 
tế - định hướng kết quả; có thời hạn (S-M-A-R-T, xem mục 4.2). Tất nhiên, như thế không 
có nghĩa là mục tiêu không hội đủ các yêu cầu cần có, bởi vì các yêu cầu ấy đã thể hiện 
đầy đủ qua các chỉ tiêu 
(Học viên đọc thêm tài liệu tham khảo trong Phụ lục 2) 
Ví dụ 1: Mục tiêu, chỉ tiêu về công tác phổ cập giáo dục: 
Mục tiêu: Tạo thêm cơ hội học tập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn 
Chỉ tiêu 1: Giảm khoảng cách trong tỷ lệ nhập học đúng tuổi giữa thành thị và nông 
thôn còn 2% vào năm 201 
Chỉ tiêu 2: Tăng tỷ lệ đi học của trẻ em nam và nữ thuộc các xã đặc biệt khó khăn lên 
85% vào năm 201. 
Chỉ tiêu 3: Tăng tỷ lệ trường tiểu học có đường nội bộ cho học sinh khuyết tật vào lớp 
lên 50% vào năm 201 
(Nguồn: Tài liệu “Hướng dẫn lập kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo” – Bộ 
GD-ĐT – Dự án tăng cường năng lực xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục trung hạn 
cấp tỉnh, thành phố. Hà Nội-2009) 
Ví dụ 2: Mục tiêu, chỉ tiêu về tiếp cận cơ hội học tập: 
Mục tiêu: Tăng tỷ lệ trẻ nhập học đúng tuổi; nâng cao chất lượng học tập của trẻ 
em người dân tộc thiểu số và trẻ em gái, tăng tỷ lệ HS học hoà nhập. 
Các chỉ tiêu: 
Đến năm 2014: 
Chỉ tiêu 1: 95% trẻ em xuất thân từ các gia đình chính sách được đến trường, đặc biệt 
là các em gái 
Chỉ tiêu 2: Giảm tỷ lệ bỏ học xuống còn 3 % 
Chỉ tiêu 3: Đảm bảo 100 % HS có đủ SGK tất cả các môn học 
(Nguồn: Tài liệu tập huấn hiệu trưởng THCS tham gia dự án giáo dục THCS vùng khó 
nhăn nhất. Bộ giáo dục và đào tạo-Dự án giáo dục THCS vùng KKN, 2010) 
4.4. Kỹ thuật 5W+2H để tư duy toàn diện khi lập kế hoạch: Muốn có suy nghĩ toàn 
diện khi trù liệu các yếu tố công việc + con người + thời gian, địa điểm + phương pháp + 
phương tiện và các nguồn lực khi lập kế hoạch, sử dụng kỹ thuật 5W+22H sau: 
CÂU HỎI Ý NGHĨA ỨNG DỤNG 
What? 
Chọn vấn đề gì? Làm gì? Tổ chức 1 tiết dạy thực hiện chuyên 
đề đổi mới PPDH “Cải tiến tổ chức 
hoạt động nhóm trong dạy học môn 
Toán lớp 10” 
When? Khi nào bắt đầu làm? khi nào kết thúc? 
Tiết 3 + 4, sáng thứ 5, tuần 8 (ngày 
tháng 10 năm 2011) 
 - 86 -
Where? 
Công việc diễn ra ở đâu? Bố 
trì không gian đó ra sao? 
- Dạy tại Lớp 10 A5 
 – Họp tổ RKN tại Phòng họp Hội 
đồng 
Who? 
Ai làm ? Sắp xếp, phân 
công họ như thế nào? 
Dạy: Cô Lê Hằng Nga (nhóm T.10) 
Dự: cả tổ toán 
Why? 
Tại sao lại chọn các yếu tố: 
công việc/nơi ấy/thời điểm 
ấy/người làm ấy/cách thức 
ấy/nguồn lực ấy?...(trong tư 
duy phân tích, phản biện của 
người lập kế hoạch) 
Chọn các yếu tố: công việc/địa điểm, 
thời gian, người dạy, người dự, cách 
tiến hành, phương tiện như thế bởi 
vì 
How (know)? 
Làm thế nào? - TTCM phổ biến kế hoạch đầu tháng 
10/2011; 
- Cô Nga cùng nhóm Toán 10 xây 
dựng kế hoạch bài dạy. 
- Cô Nga thực hiện trên lớp 
- Cả tổ toán phân tích, rút KN ngay 
trong tiết 4 
How much? 
Bao nhiêu nguồn lực 
(CSVC, kinh phí)? 
- Máy chiếu Projecter 
- Loa, mic không giây cho GV 
- In 2x40 phiếu học tập 
- ...... 
4.5. Kỹ thuật sơ đồ tư duy (Mind Map) phát triển tư duy hệ thống trong lập kế hoạch 
4.5.1. Thế nào là sơ đồ tư duy? 
- Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. 
- Là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của bạn rồi đưa thông tin 
ra ngoài bộ não. 
- Là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó, 
“sắp xếp” ý nghĩ của bạn theo một trật tự nhất định. 
- Tác giả đề xuất và phổ biến rộng rãi sơ đồ tư duy là Tony Buzan. 
4.5.2. Ý nghĩa của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong học tập, công tác: 
- Chúng ta thường ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, con số. Với cách 
ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não - não trái, mà chưa hề sử 
dụng kỹ năng nào bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu 
sắc, không gian và sự mơ mộng. 
 - 87 -
- Nói cách khác, chúng ta vẫn thường đang chỉ sử dụng 50% khả năng bộ não 
của chúng ta khi ghi nhận thông tin. Sơ đồ tư duy giúp chúng ta sử dụng tối đa khả năng 
của bộ não. 
4.5.3. Cách tạo sơ đồ tư duy 
i) Bắt đầu từ trung tâm 

File đính kèm:

  • pdfTai lieu tap huan TTCM.pdf