Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn

VỢ CHỒNG A PHỦ

 TÔ HOÀI

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Tác giả: Tô Hoài sinh năm 1920, tại quê ngoại là làng Nghĩa Đô, Hà Nội. Ông sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám 1945. Từ Cách mạng tháng Tám đến nay, ông vẫn viết đều và viết nhiều. Tác phẩm của Tô Hoài phong phú về đề tài và thể loại, thể hiện vốn hiểu biết đa dạng, lời văn giàu chất tạo hình với lối kể chuyện sinh động

Những tác phẩm chính: Dế mèn phiêu lưu ký (1941), Nhà nghèo (1944), Truyện Tây Bắc (1953), Cát bụi chân ai (1992).

 2. Tác phẩm:

a/ Tóm tắt tác phẩm: Mị là một cô gái H.Mông trẻ đẹp, giỏi lao động, có tài thổi sáo, thổi kèn lá rất hay, nhiều trai làng mê và Mị đã có người yêu. Nhưng vì món nợ truyền kiếp, nên Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ cho nhà Thống lý Pá Tra. Do Mị bị áp bức, bị bóc lột nặng nề nên đã có lần định tự tử. Thương bố Mị cam chịu kiếp sống đọa đày. A phủ là một thanh niên khỏe mạnh, lao động giỏi, được nhiều cô gái yêu thích, nhưng A Phủ không lấy được vợ vì quá nghèo. Vào một đêm xuân, A Phủ và A Sử (con thống lý Pá Tra) xảy ra việc đánh nhau. A Phủ bị bắt và trở thành nô lệ cho nhà thống lý Pá Tra. Vì sơ ý để mất một con bò. A Phủ bị Pá Tra trói đứng mấy ngày đêm. Mị cảm thông, cởi trói cho A Phủ và sợ cha con thống lý bắt trói thay vào chỗ của A Phủ nên bỏ trốn cùng anh. Hai người đến Phiềng Sa, thành vợ chồng. Mị và A Phủ giác ngộ cách mạng cùng dân làng chống bọn thực dân Pháp và bọn tay sai.

 

doc57 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1158 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện lời di chúc của Lor-ca vì ngưỡng mộ, nhưng cũng chẳng có ai tiếp nối sự nghiệp cách tân mà Lor-ca đang làm dở dang. 
NGUYỄN TUÂN
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tiểu sử
- Nguyễn Tuân (1910 – 1987), quê ở Hà Nội, sinh trưởng trong một gia đình Nho học, khi Hán học đã tàn. Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành chung thì bị đuổi học vì tham gia bãi khóa. Hai lần bị tù vì qua biên giới không giấy phép và giao du với người hoạt động chính trị.
- Nguyễn Tuân sáng tác từ những năm 1930, nổi tiếng từ năm 1938 với tác phẩm “Vang bóng một thời”.
- Sau Cách mạng tháng Tám, ông nhiệt tình tham gia Cách mạng, tham gia kháng chiến và trở thành cây bút tiêu biểu cho nền văn học mới. Ông chuyên viết bút kí và tùy bút (“Sông Đà”, “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi”). Văn Nguyễn Tuân rất đặc sắc với lối viết tài hoa – đặc sắc. 
- 1948 – 1958 Nguyễn Tuân là Tổng thư ký hội Văn nghệ Việt Nam.
- 1996 được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí minh về văn học nghệ thuật.
2. Con người
Nguyễn Tuân là một tri thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Lòng yêu nước của ông thể hiện qua việc yêu những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc, yêu tiếng mẹ đẻ, yêu phong cảnh, yêu những thú chơi tao nhã
Nguyễn Tuân có ý thức cá nhân phát triển cao. Ông viết văn để khẳng định cái tôi độc đáo. Nguyễn Tuân thích du lịch theo chủ nghĩa “xê dịch”. Nguyễn Tuân sống tự do phóng khoáng. 
Nguyễn Tuân là con người rất mực tài hoa. Ông am hiểu hội họa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh Ông từng là diễn viên kịch, điện ảnh.
Nguyễn Tuân là nhà văn biết quý trọng thật sự nghề viết văn. Ông coi nghệ thuật là một hình thái lao động nghiêm túc, thậm chí “khổ hạnh”.
3. Quá trình sáng tác
Nguyễn Tuân sáng tác từ những năm 1930, nổi tiếng từ năm 1938 viết nhiều thể loại: bút ký, truyện ngắn, thơ Đặc biệt thành công ở tùy bút – bút kí.
a. Trước Cách mạng tháng Tám: Nguyễn Tuân sáng tác 3 đề tài chính:
- Đề tài “chủ nghĩa xê dịch”: ghi lại vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước (“Một chuyến đi”)
- Đề tài “vẻ đẹp quá khứ”: ca ngợi những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc (“Vang bóng một thời”)
- Đề tài “đời sống trụy lạc”: nhưng thể hiện niềm khao khát một thế giới thanh cao tinh khiết (“Chiếc lư đồng mắt cua”)
b. Sau Cách mạng tháng Tám: Nguyễn Tuân đem ngòi bút tài hoa – uyên bác phục vụ kháng chiến, viết những bài ký và tùy bút về nhân dân, người chiến sĩ, ca ngợi đất nước. 
- Ông viết về vẻ đẹp, nhiệm vụ của đất nước trong chiến đấu “Tùy bút kháng chiến” và sản xuất “Đường vui”
- Viết về nhân dân lao động “Sông Đà” (1960) và người chiến sĩ “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi” (1972).
4. Phong cách nghệ thuật
Văn Nguyễn Tuân rất độc đáo và sâu sắc với tính chất tài hoa, uyên bác, thể văn sở trường là tùy bút và được biến đổi theo thời gian. 
Trước Cách mạng tháng Tám: Văn Nguyễn Tuân có phong cách “ngông”. “Ngông” là thái độ khinh đời dựa trên sự tài hoa - uyên bác và nhân cách hơn người của mình.
- Nhân vật của Nguyễn Tuân dù là loại người nào đều được quan sát chủ yếu ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ. 
- Văn Nguyễn Tuân thể hiện tính cách phi thường, những tình cảm mãnh liệt với sự độc đáo, tài hoa phong phú.
- Ông hay tô đậm cái siêu phàm, thích miêu tả gió bão thác dữ
- Nguyễn Tuân thường sử dụng kiến thức nhiều ngành như lịch sử, điêu khắc, quân sự, hội họa, âm nhạc để viết văn.
Sau Cách mạng tháng Tám: Văn Nguyễn Tuân vẫn giữ được chất tài hoa uyên bác nhưng có sự thay đổi:
- Ông tìm thấy chất tài hoa ở những nhân vật đại chúng: anh bộ đội, ông lái đò
- Nguyễn Tuân viết với một giọng văn tin yêu đôn hậu. 
- Nguyễn Tuân không còn đối lập xưa với nay mà tìm thấy sự gắn bó giữa quá khứ - hiện tại – tương lai.
Thể văn sở trường của Nguyễn Tuân là tùy bút
Tùy bút là thể văn cho phép cảm xúc tuôn trào, trí tưởng tượng được thể hiện tự nhiên, rất tự do, phóng túng.
Đặc biệt ngôn ngữ văn chương phóng túng, sinh động, giàu hình ảnh. Câu văn xuôi giàu tính tạo hình và tính nhạc cao. Mạch văn biến hóa, linh hoạt.
Nguyễn Tuân luôn tìm tòi và sáng tạo trong cách diễn đạt. Ông đã sáng tạo ra nhiều từ ngữ mới, hình ảnh độc đáo Nguyễn Tuân đã đóng góp lớn cho sự phát triển của thể loại tùy bút. 
II. LUYỆN TẬP
1. Hãy trình bày đặc điểm con người Nguyễn Tuân ?
Gợi ý trả lời: Xem mục 2, phần kiến thức cơ bản.
2. Trình bày quá trình sáng tác của Nguyễn Tuân ? 
 Gợi ý trả lời: Xem mục 3, phần kiến thức cơ bản.
3. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân ?
Gợi ý trả lời: Xem mục 4, phần kiến thức cơ bản.
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
 NGUYỄN TUÂN 
I. ĐỊNH HƯỚNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Xuất xứ tác phẩm
2. Chủ đề tác phẩm
3. Nội dung chính của tập tuỳ bút “Sông Đà”
4. Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:
a. Đặc điểm hình tượng sông Đà:
- Hùng vĩ, dữ dội, khắc nghiệt
- Thơ mộng, trữ tình 
b. Vẻ đẹp hình tượng người lái đò:
- Vẻ đẹp anh hùng
- Vẻ đẹp nghệ sĩ
c. Nghệ thuật:
- Dùng từ mới lạ
- Biện pháp nghệ thuật so sánh, ví von
- Lối viết liên tưởng “tạt ngang”
- Vận dụng tri thức phong phú từ các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật khác trong miêu tả
II. LUYỆN TẬP
1. Hãy nêu xuất xứ và chủ đề tác phẩm.
Gợi ý trả lời:
- Xuất xứ: Là bài tuỳ bút được in trong tập “Sông Đà” của Nguyễn Tuân
- Chủ đề: Bằng tình yêu thiết tha, say đắm, qua tác phẩm của mình, Nguyễn Tuân đã ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ, trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn những con người lao động bình dị miền Tây Bắc.
 2. Hãy nêu nội dung chính của tập tuỳ bút “Sông Đà”.
Gợi ý trả lời:
 Là thành quả nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong chuyến đi thực tế Tây Bắc, tập tuỳ bút đã khắc hoạ thành công vẻ đẹp của thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn những con người lao động và chiến đấu trên miền núi hùng vĩ và thơ mộng này. 
3. Phân tích vẻ đẹp hình tượng sông Đà.
Gợi ý trả lời:
Vẻ đẹp hình tượng sông Đà
- Vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội thể hiện qua các chi tiết hình ảnh:
+ Bờ sông đá dựng vách thành, hiểm trở
+ Sức mạnh của những cái “hút nước”
+ Sức mạnh của thác qua cách miêu tả âm thanh nghe từ xa đến gần
+ Sức mạnh của sóng nước
+ Những “trùng vi thạch trận” gồm nhiều vòng.
- Vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng thể hiện qua các chi tiết hình ảnh ở những vị trí quan sát khác nhau:
+ Quan sát xa, từ trên cao (máy bay); sông Đà mềm mại, xinh xắn như sợi dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình; thơ mộng và duyên dáng như một “áng tóc trữ tình” thấp thoáng trong làn mây mùa xuân, sắc đỏ của hoa ban, hoa gạo tháng hai, và màu khói huyền ảo người Mèo đốt nương xuân.
+ Quan sát gần, dưới mặt đất: mặt sông lấp lánh trong màu nắng; dòng sông mùa xuân xanh màu ngọc bích; cảnh bờ bãi sông Đà mang vẻ đẹp “hoang dại như một bờ tiền sử”, thơ mộng “hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa” với các hình ảnh chuồn chuồn bươm bướm bay lượn; cảnh ven sông lặng tờ, nương ngô nhú lên mấy lá non đầu mùa, cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp, một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh còn đẫm sương đêm; đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như rơi thoi. 
4. Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lái đò sông Đà.
Gợi ý:
- Vẻ đẹp anh hùng:
+ Nghề chèo đò trên sông Đà là một nghề thật nguy hiểm. Cuộc sống của người lái đò sông Đà là một cuộc chiến đấu hằng ngày với thiên nhiên “để giành sự sống từ tây nó về tay mình”. Mỗi lần chèo đò vượt thác là một lần thử thách tính mạng mình, “giành lấy cái sống từ tay những cái thác”
+ Hình ảnh người lái đò trong một lần vượt thác tiêu biểu: Phải vượt qua ba “trùng vi thạch trận” sóng dữ, đá ngầm nguy hiểm: vòng vây thứ nhất gồm năm cửa, bốn cửa tử, một cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn; vòng thứ hai tăng thêm nhiều cửa tử, còn cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn; vòng vây thứ ba ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết, còn luồng sống lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Thế trận ấy quả là thử thách khắc nghiệt tài năng và bản lĩnh người lái đò khi phải đối diện (lược thuật diễn biến cuộc vượt thác theo từng chặng).
+ Nhưng với kinh nghiệm, lòng dũng cảm, bản lĩnh, sự thông minh khéo léo trong phán đoán, xử lí tình huống, dù gian nan, bị thương, người lái đò đã chiến thắng
+ Sau cuộc vượt thác gian khổ thành công, nhưng sau đó chẳng ai bàn thêm một lời nào về chiến thắng vừa qua.
Cái cách chiến thắng ấy gợi ra những phẩm chất của một người anh hùng 
- Vẻ đẹp nghệ sĩ:
+ Sự khéo léo trong cách xử lí mọi tình huống nguy hiểm, thái độ điềm tĩnh, tự tin, tư thế ngạo nghễ cao vời.
+ Sự phối hợp động tác lái đò vượt thác nhanh, gọn, chính xác, điêu luyện đến mức ngoạn mục, nhất là hình ảnh con thuyền cưỡi lên bờm sóng, lượn vun vút như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước vượt qua thác dữ, đã gây ấn tượng người lái đò như một nghệ sĩ tài năng trong nghệ thuật vượt thác. 
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?
 HOÀNG PHỦ NỤOC TƯỜNG
I. ĐỊNH HƯỚNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
A. Về tác giả
1. Tiểu sử 
2. Sự nghiệp sáng tác
3. Nét đặc sắc trong sáng tác
B. Về tác phẩm
1. Xuất xứ
2. Chủ đề đoạn trích 
3. Bố cục đoạn trích
C. Nội dung đoạn trích:
Vẻ đẹp của sông Hương nhìn từ nhiều phương diện, mối quan hệ khác nhau:
1. Sông Hương nhìn từ cội nguồn
2. Sông Hương nhìn trong mối quan hệ với kinh thành Huế
3. Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc, cuộc đời và thi ca 
II. LUYỆN TẬP
1. Hãy nêu những nét vắn tắt về tiểu sử tác giả.
Gợi ý trả lời:
- Sinh 1937 tại Huế (quê gốc ở Quảng Trị)
- Học hết Trung học tại Huế, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sài Gòn (1960) và Đại học Huế (1964)
- 1966 thoát li lên chiến khu tham gia kháng chiến chống Mĩ bằng hoạt động văn nghệ.
- Từng là Tổng thư kí Hội Văn học nghệ thuật Trị Thiên – Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên,Tổng biên tập tạp chí “Cửa Việt” 
2. Hãy nêu tên một vài tác phẩm và nét đặc sắc trong sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Gợi ý trả lời:
- Vài tác phẩm tiêu biểu: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971), Ai đã đặt tên cho dòng sông? (1986), Ngọn núi ảo ảnh (1999) 
- Nét đặc sắc trong sáng tác: Sự kết hợp giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc sảo và tư duy đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hoá, lịch sử, địa líTất cả được thể hiện qua lối viết văn hướng nội, súc tích, lịch lãm và tài hoa.
3. Hãy nêu chủ đề và bố cục của đoạn trích.
Gợi ý trả lời:
- Chủ đề: Vẻ đẹp đa dạng và sinh động của sông Hương nhìn từ nhiều góc độ, mối quan hệ được thể hiện qua tình yêu đắm say và ngòi bút tinh tế, lịch lãm và tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Bố cục:
+ Đoạn 1 ( từ đầu đến “dưới chân núi Kim Phụng”): Sông Hương nhìn từ cội nguồn.
+ Đoạn 2 ( tiếp theo đến “quê hương xứ sở”): Sông Hương nhìn trong mối quan hệ với kinh thành Huế.
+ Đoạn 3 (còn lại): Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc, cuộc đời và thi ca. 
4. Phân tích vẻ đẹp của sông Hương nhìn từ cội nguồn.
Gợi ý:
Vẻ đẹp của sông Hương từ cội nguồn đó là sức sống mãnh liệt, hoang dại, nhưng cũng dịu dàng, đắm say:
- Sức sống mãnh liệt qua hình ảnh ghềnh thác “cuộn xoáy như cơn lốc”, như là “bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”, khi đi qua Trường Sơn, sông Hương giống như “một cô gái Di-gan phóng khoáng mà man dại”
- Dịu dàng, đắm say giữa “những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. “Rừng đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do, trong sáng”
5. Vẻ đẹp của sông Hương khi về đồng bằng, nhìn trong mối quan hệ với kinh thành Huế?
Gợi ý:
- Khi chảy xuôi về đồng bằng, nhất là giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại, sông Hương giống như “cô gái đẹp ngủ mơ màng”. Ngay sau khi ra khỏi vùng núi, sông Hương lại bừng lên sức sống tươi trẻ, như nàng tiên được đánh thức bỗng bừng lên sức trẻ và niềm khao khát của tuổi thanh xuân qua sự “chuyển dòng liên tục”, “những khúc quanh đột ngột”, vẽ một hình cung thật tròn “ôm lấy chân đồi Thiên Mụ”, rồi “trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững”
- Sông Hương có lúc “mềm mại như tấm lụa”, có khi ánh lên “những phản quang nhiều màu sắc”, có lúc lại mang “vẻ đẹp trầm mặc” khi qua lăng tẩm, đền đài, có lúc lại bừng sáng, tươi tắn, trẻ trung khi gặp “tiếng chuông Thiên Mụ ngân nga giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà” 
6. Vẻ đẹp của sông Hương khi chảy vào thành phố?
Gợi ý:
- Như tìm thấy chính mình khi gặp thành phố thân yêu, sông Hương “vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc”, rồi “mềm hẳn đi” như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu khi uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến cồn Hến 
- Khi nằm giữa ngay giữa lòng thành phố thân yêu của mình, những chi lưu của nó tạo những đường nét thật tinh tế làm nên vẻ đẹp cổ kính của cố đô. Sông Hương đẹp như điệu slow chậm rãi, sâu lắng, trữ tình. Sông Hương giống như một người tình dịu dàng, chung thuỷ.
- Rời khỏi kinh thành, sông Hương ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói rồi lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ. Nhưng rồi lại đột ngột đổi dòng để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ. Khúc quanh đó tựa như một “nỗi vương vấn” mang “chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu”. 
VỢ CHỒNG A PHỦ
 TÔ HOÀI
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tác giả: Tô Hoài sinh năm 1920, tại quê ngoại là làng Nghĩa Đô, Hà Nội. Ông sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám 1945. Từ Cách mạng tháng Tám đến nay, ông vẫn viết đều và viết nhiều. Tác phẩm của Tô Hoài phong phú về đề tài và thể loại, thể hiện vốn hiểu biết đa dạng, lời văn giàu chất tạo hình với lối kể chuyện sinh động
Những tác phẩm chính: Dế mèn phiêu lưu ký (1941), Nhà nghèo (1944), Truyện Tây Bắc (1953), Cát bụi chân ai (1992)...
 2. Tác phẩm:
a/ Tóm tắt tác phẩm: Mị là một cô gái H.Mông trẻ đẹp, giỏi lao động, có tài thổi sáo, thổi kèn lá rất hay, nhiều trai làng mê và Mị đã có người yêu. Nhưng vì món nợ truyền kiếp, nên Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ cho nhà Thống lý Pá Tra. Do Mị bị áp bức, bị bóc lột nặng nề nên đã có lần định tự tử. Thương bố Mị cam chịu kiếp sống đọa đày. A phủ là một thanh niên khỏe mạnh, lao động giỏi, được nhiều cô gái yêu thích, nhưng A Phủ không lấy được vợ vì quá nghèo. Vào một đêm xuân, A Phủ và A Sử (con thống lý Pá Tra) xảy ra việc đánh nhau. A Phủ bị bắt và trở thành nô lệ cho nhà thống lý Pá Tra. Vì sơ ý để mất một con bò. A Phủ bị Pá Tra trói đứng mấy ngày đêm. Mị cảm thông, cởi trói cho A Phủ và sợ cha con thống lý bắt trói thay vào chỗ của A Phủ nên bỏ trốn cùng anh. Hai người đến Phiềng Sa, thành vợ chồng. Mị và A Phủ giác ngộ cách mạng cùng dân làng chống bọn thực dân Pháp và bọn tay sai.
b/ Xuất xứ- hoàn cảnh sáng tác: Truyện Vợ chồng A Phủ là một trong ba truyện của tập Truyện Tây Bắc. Đây là kết quả chuyến đi thực tế của Tô Hoài cùng bộ đội về giải phóng Tây Bắc (1952). Đoạn trích thuộc phần đầu của truyện Vợ chồng A Phủ kể về cuộc đời của Mỵ và A Phủ ở Hồng Ngài
c/ Nội dung chính:
- Mị: Là nhân vật chính- nhân vật được nhà văn dụng công thể hiện nhiều nhất. Mị vốn là một cô gái xinh đẹp ở Hồng Ngài, nhưng chưa kịp lớn lên Mị phải gánh trên vai món nợ truyền kiếp từ đời cha mẹ. Không trả được nợ, cha con thống lý bắt Mị về làm dâu gạt nợ. Mị trở thành đứa con dâu hờ, trở thành người ở không công cho nhà thống lý Pá Tra. Ngày qua ngày, Mị sống “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Mị nín lặng, âm thầm chịu đựng số phận như bao người đàn bà khác ở Hồng Ngài bị rơi vào nhà thống lý Pá Tra. Mặt khác, ở người đàn bà bất hạnh này, vẫn tiềm tàng một sức sống thật bền bỉ, mãnh liệt, một khát vọng hạnh phúc lớn lao; hễ gặp cơ hội thuận lợi thì sức sống đó, khát vọng đó lại trỗi dậy mạnh mẽ. Tô Hoài đã dụng công miêu tả diễn biến tâm lý của nhân vật trong quá trình phát triển phong phú, phức tạp.
	 Ngay sau khi bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lý Pá Tra, Mị đã cầm nắm lá ngón về nhà định lạy chào vĩnh biệt cha rồi tự tử. Ý thức về cuộc sống tủi nhục của mình, không chấp nhận cuộc sống đó, lòng ham sống, khát vọng tự do khiến Mị định tìm đến cái chết như một phương tiện giải thoát. Thương bố, Mị không nỡ chết. Rồi “ở lâu trong cái khổ Mỵ quen khổ rồi ”. Tưởng rằng Mị an phận chấp nhận cuộc sống trâu ngựa, nhưng đêm tình mùa xuân đã đến, lòng ham sống, niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi ở Mị trỗi dậy (Cô thả hồn theo tiếng sáo gọi bạn tình, nhớ lại ngày xuân tươi đẹp và xử sự như một người được tự do). Nhưng lập tức nó bị vùi dập phủ phàng.
Sức sống mãnh liệt của cô gái này lại trỗi dậy, khi chứng kiến cảnh A Phủ bị hành hạ có nguy cơ bị chết trong nay mai. Thương mình, thương người, Mị quyết định cởi trói cho A Phủ, rồi cùng A Phủ chạy khỏi Hồng Ngài.
	Chấp nhận cuộc sống trâu ngựa và khao khát được sống cuộc sống của con người, nhẫn nhục và phản kháng là hai mặt mâu thuẫn trong con người Mị. Sau cùng, tinh thần phản kháng, khát vọng hạnh phúc đã chiến thắng.
Tóm lại: Qua đoạn trích, Tô Hoài đã thể hiện quá trình quá trình diễn biến tâm lý của Mị một cách chân thật, sinh động, tránh được lối công thức sơ lược của một số tác phẩm khác cùng thời.
- A Phủ: Xét về thân phận A Phủ khá giống Mị. A Phủ cũng là một chàng trai nghèo bị món nợ xô đẩy thành kẻ nô lệ. Tuy nhiên, so với Mị tính cách A Phủ mạnh mẽ và tinh thần phản kháng cao hơn. Đứng trước sự bất công, A Phủ đã hành động một cách quyết liệt đúng với bản năng một con người ham thích cuộc sống tự do. A phủ đánh A Sử bị thương trong cuộc chơi giữa các trai làng. Khi bị bắt về, bị phạt vạ, A Phủ vẫn vậy, mạnh mẽ và cứng rắn, nhẫn nhục chịu đòn. Khát khao tự do và tính cách mạnh mẽ thể hiện rõ nhất trong đoạn A Phủ dắt tay Mị băng chạy xuống dốc núi để đến miền đất mới Phiềng Sa.
d/ Nghệ thuật: 
- Màu sắc dân tộc đậm đà.
- Khắc hoạ bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng với những phong tục tâp quán đậm màu sắc miền núi, hình ảnh người dân hồn nhiên chân thật.
- Thành công trong việc xây dựng nhân vật (Mị) với diễn biến tâm lý, tính cách phức tạp.
- Ngôn ngữ: vận dụng cách nói của người miền núi nhưng nâng cao thành ngôn ngữ nghệ thuật .
II. LUYỆN TẬP
1. Anh (Chị) hãy phân tích diễn biến tâm lý nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ.
Gợi ý: 
	Khi xây dựng nhân vật Mị, Tô Hoài hết sức chú ý khắc hoạ đời sống nội tâm của nhân vật này. Trong đoạn Mị cởi trói cho A Phủ, Tô Hoài đã phát hiện và diễn tả thành công quá trình tâm lý phức tạp, nhưng hết sức lô gích của nhân vật. Đây cũng là một đoạn văn hay của truyện ngắn này. 
- Mị đã chứng kiến cảnh A Phủ bị trói từ mấy đêm trước; “nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay”. Thậm chí“nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi”. Mị không biết gì trừ ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy A Sử ngứa tay đánh Mị ngã xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau, Mị vẫn sưởi lửa như đêm trước. Điều đó chứng tỏ tâm hồn Mị phần nhiều đã bị chai sạn, đã trở thành vô cảm, Mị sống vô thức, sống mà như chết.
- Nhưng đêm nay, Mị bỗng nhìn thấy“một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xạm đen lại của A Phủ” Mị chợt nhớ lại “đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia”. Như vậy, dòng nước mắt của A Phủ đã làm cho Mị tự ý thức, Mị xót thương cho chính mình. Điều này chứng tỏ tâm hồn người phụ nữ khốn khổ này đã có phần hồi sinh.
- Từ thương mình, Mị thương cho A Phủ. Mị từng chứng kiến ngày trước một người đàn bà cũng bị trói đến chết ở cái nhà này. Mị nghĩ chỉ đêm mai là A Phủ chết. Mị thấy việc anh ta phải chết là điều vô lý. Tuy vậy, cô vẫn run sợ khi nghĩ đến việc, nếu A Phủ trốn được, Mị sẽ bị bố con Pá Tra trói thay vào chỗ A Ph

File đính kèm:

  • docTai Lieu On Thi Van 2008-2009.doc
Giáo án liên quan