Tài liệu Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai ở cấp trung học cơ sở

i) Sóng thần

- Đặc điểm:

Sóng thần là hiện tượng một loạt các đợt sóng có chiều dài (tới hàng trăm km hoặc hơn) và bề rộng khá lớn tiến từ đại dương vào bờ biển; Khi ở trên đại dương, đầu ngọn sóng chỉ cao khoảng 30cm, khi tiến đến gần bờ biển, đầu ngọn sóng vươn cao, đạt đỉnh và dựng đứng như một bức tường cao tới hàng chục mét; Đáy biển gần bờ thường lộ ra trước khi sóng thần tiến vào bờ; Khi tới gần bờ biển, do có một khối lượng nước lớn đẩy từ phía sau, tốc độ của sóng thần có thể ngang bằng với tốc độ của máy bay.

- Điều kiện hình thành:

Sóng thần được tạo ra do chuyển động mạnh, bất ngờ của vỏ trái đất, động đất, phun trào của núi lửa hoặc sạt lở đất quy mô lớn.

 

doc59 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1139 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai ở cấp trung học cơ sở, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đột ngột, diễn ra trong một thời gian ngắn.
- Điều kiện hình thành:
Có thể là do sự khác nhau về tốc độ và chiều chuyển động của hai dòng khí chuyển động gần nhau; Có thể xảy ra nhiều hơn khi thời tiết nóng.
- Thiệt hại có thể xảy ra:
Lốc có sức tàn phá lớn trên một phạm vi hẹp; Lốc có thể cuốn theo những thứ như nhà cửa, đồ vật, người.
f) Dông và sét
- Đặc điểm:
Dông: xuất hiện những đám mây đen lớn, phát triển mạnh theo chiều cao, kèm theo mưa to, sấm, chớp và sét, thường có gió mạnh đột ngột.
Sét: thường xuất hiện trong những đám mưa dông và thường kèm theo sấm. Sét là một luồng điện lớn, từ trên trời đánh xuống đất. Sét đánh vào các điểm cao như cây to, cột điện và các đỉnh núi. Sét có điện thế cao nên tất cả mọi vật thể bao gồm cả không khí đều trở thành vật dẫn điện. Sét còn đánh vào các vật kim loại và nước vì chúng là những chất dẫn điện tốt.
- Điều kiện hình thành:
Dông hình thành do sự đối lưu rất mạnh trong khí quyển.
Sét hình thành khi có đám mây dông tích điện đi gần mặt đất thì sẽ có hiện tượng phóng tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất.
- Thiệt hại có thể xảy ra:
Dông tố nguy hiểm vì trong dông tố, sét có thể làm người bị thương, thậm chí tử vong. Sét có thể đánh và phá hủy nhà cửa, cây cối và hệ thống điện của một vùng. Sét có thể là nguyên nhân gây ra các đám cháy. Mưa to trong cơn dông có thể gây ra lũ quét ở miền núi. 
g) Mưa đá
- Đặc điểm:
Mưa kèm theo những viên nước đá có hình dạng và kích thước khác nhau rơi xuống đất. Thông thường hạt mưa đá nhỏ bằng hạt đậu, hạt ngô, nhưng đôi khi có thể to bằng quả trứng gà hoặc to hơn.
- Điều kiện hình thành:
Khi đám mây dông phát triển theo chiều cao, những giọt nước trong đám mây bị đẩy lên cao gặp không khí rất lạnh và bị đóng băng, đủ nặng rơi xuống thành những hạt mưa đá.
- Thiệt hại có thể xảy ra:
Có thể phá hoại mùa màng, cây cối, nhà cửa, tài sản. Những viên nước đá lớn có thể làm cho người và gia súc bị thương nếu không kịp trú ẩn. 
h) Động đất
- Đặc điểm:
Là sự rung chuyển hay chuyển động lung lay của mặt đất. Tại một số nơi, động đất thường xuyên xảy ra ở mức độ nhẹ và vừa. Tại một số nơi khác động đất có khả năng gây ra những chấn động lớn, cách quãng sau một khoảng thời gian dài. Trong rất nhiều trường hợp, có rất nhiều trận động đất nhỏ hơn xảy ra trước hay sau lần động đất chính; những trận này được gọi là dư chấn. 
- Điều kiện hình thành:
Bề mặt Trái Đất bao gồm nhiều mảng kiến tạo khác nhau. Các mảng kiến tạo luôn di chuyển. Sự tương tác giữa các mảng kiến tạo tạo ra động đất, núi lửa và một loạt các hiện tượng địa chất khác. Hầu hết các trận động đất xảy ra ở ranh giới các mảng kiến tạo. 
- Thiệt hại có thể xảy ra:
Động đất xảy ra hàng ngày trên Trái Đất, nhưng hầu hết không đáng chú ý và không gây ra thiệt hại. Động đất lớn có thể gây ra đất lở, đất nứt, sóng thần, đê vỡ, và hỏa hoạn, từ đó có thể gây nên những thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và con người. 
i) Sóng thần
- Đặc điểm:
Sóng thần là hiện tượng một loạt các đợt sóng có chiều dài (tới hàng trăm km hoặc hơn) và bề rộng khá lớn tiến từ đại dương vào bờ biển; Khi ở trên đại dương, đầu ngọn sóng chỉ cao khoảng 30cm, khi tiến đến gần bờ biển, đầu ngọn sóng vươn cao, đạt đỉnh và dựng đứng như một bức tường cao tới hàng chục mét; Đáy biển gần bờ thường lộ ra trước khi sóng thần tiến vào bờ; Khi tới gần bờ biển, do có một khối lượng nước lớn đẩy từ phía sau, tốc độ của sóng thần có thể ngang bằng với tốc độ của máy bay.
- Điều kiện hình thành:
Sóng thần được tạo ra do chuyển động mạnh, bất ngờ của vỏ trái đất, động đất, phun trào của núi lửa hoặc sạt lở đất quy mô lớn.
- Thiệt hại có thể xảy ra:
Sóng thần có thể đi rất sâu vào trong đất liền, gây ra ngập nhanh chóng, nhanh hơn rất nhiều so với thủy triều và nước dâng do bão. Sức mạnh khổng lồ của sóng thần có thể phá huỷ toàn bộ cảnh quan khu vực và các công trình xây dựng nơi sóng thần đi qua, gây nên những thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, con người và môi trường. 
2.2. Hành động phòng, chống thiên tai 
2.2.1. Chiến lược phòng, chống thiên tai 
Ngày 16 tháng 11 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020. 
Mục tiêu chung:
Huy động mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai từ nay đến năm 2020 nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, hạn chế sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên, môi trường và di sản văn hóa, góp phần quan trọng bảo đảm phát triển bền vững của đất nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Một số mục tiêu cụ thể:
- Nâng cao năng lực dự báo bão, lũ, hạn hán, xâm nhập mặn, báo tin động đất, cảnh báo sóng thần và các hiện tượng khí tượng, thuỷ văn nguy hiểm. Trọng tâm là nâng thời gian dự báo bão, áp thấp nhiệt đới trước 72 giờ.
- Bảo đảm các quy hoạch phát triển, quy chuẩn xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và khu dân cư trong vùng thường xuyên bị thiên tai phù hợp với tiêu chuẩn phòng, chống bão, lũ, thiên tai của từng vùng; gắn kết quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai để phát triển bền vững.
- Đảm bảo 100% cán bộ chính quyền địa phương các cấp trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; trên 70% số dân các xã thuộc vùng thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.
- Hoàn thành việc di dời, sắp xếp và ổn định đời sống nhân dân vùng thường xuyên xảy ra thiên tai theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Trước mắt từ nay đến năm 2010, phấn đấu cơ bản hoàn thành việc di dời dân ra khỏi các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và các vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.
- Chỉ đạo phối hợp và hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng tìm kiếm cứu nạn để chủ động ứng phó khi có tình huống cấp bách xảy ra; bảo đảm việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị và phát triển nguồn nhân lực phục vụ tìm kiếm cứu nạn theo nội dung Đề án quy hoạch tổng thể lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 46/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2006.
- Bảo đảm an toàn cho hệ thống đê điều ở các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra; nâng cao mức chống lũ của hệ thống đê các vùng duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; hoàn thành củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển trong cả nước để bảo vệ dân cư, phát triển kinh tế biển, bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng ven biển.
- Bảo đảm an toàn cho các hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa nước lớn, các hồ chứa có khu dân cư đông đúc hoặc cơ sở chính trị, kinh tế, văn hóa, công trình quốc phòng, an ninh quan trọng ở hạ du.
- Hoàn thành 100% việc xây dựng các khu neo đậu tầu, thuyền tránh trú bão theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc nghề cá; 100% tầu, thuyền đánh bắt xa bờ có đủ thiết bị thông tin liên lạc; ký hiệp ước cứu hộ, cứu nạn trên biển với các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực.
2.2.2. Hành động của chúng ta 
a) Áp thấp nhiệt đới và bão
- Trước khi có áp thấp nhiệt đới hoặc bão:
Trồng cây quanh nhà và trường học để tạo hàng rào bảo vệ, chắn gió bão và ngăn không cho đất bị xói mòn; Trước mùa bão phải chặt bỏ cành to, cây khô quanh nhà và trong khu vực sinh sống để giảm nguy cơ cây gẫy, đổ vào nhà khi bão xảy ra; Bảo quản các giấy tờ quan trọng trong túi ni lông dán kín; Dự trữ lương thực, thực phẩm, chất đốt, nước sạch thuốc men và các vật dụng cần thiết khác ở nơi an toàn, cao ráo trong mùa mưa bão; Nghe tin bão trên đài phát thanh, truyền hình và loa truyền thanh công cộng; Mua pin để có thể dùng đài hoặc đèn pin khi bị cắt điện; Giúp bố mẹ chằng, chống nhà cửa để có thể chịu được gió to; Cất tất cả những đồ vật có thể bị gió bão thổi bay vào trong nhà; Bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm (VD: che đậy giếng nước, bể chứa); Xác định vị trí an toàn có thể trú ẩn được nếu phải sơ tán khỏi nhà; Đưa gia súc, vật nuôi đến nơi an toàn; Bảo vệ dụng cụ đánh bắt cá và khu vực nuôi tôm, cua, cá.
- Trong khi có áp thấp nhiệt đới hoặc bão:
Không ra khơi trong thời gian có áp thấp nhiệt đới hoặc có bão; Tránh xa các ổ điện hoặc dây điện đứt; Hãy ở trong các khu nhà kiên cố, không được đi ra ngoài; Trông nom các em nhỏ và luôn luôn ở gần bố mẹ; Không trú ẩn dưới gốc cây, đứng gần cột điện bởi vì chúng có thể đổ xuống, gây thương tích.
- Sau khi có áp thấp nhiệt đới hoặc bão:
Tiếp tục nghe tin bão trên đài, vô tuyến, loa truyền thanh; Nhắc người lớn kiểm tra lại nguồn điện trong nhà để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng; Kiểm tra để phát hiện ra những chỗ hư hỏng của nhà để kịp thời sửa chữa; Kiểm tra xem nguồn nước có bị xác súc vật chết, nước bẩn hoặc nước mặn làm nhiễm bẩn không; Kiểm tra xem gia đình và hàng xóm có bị ảnh hưởng gì không; Kiểm tra xem vật nuôi có được an toàn không.
b) Lũ lụt 
- Trước khi lũ lụt:
Cần chuẩn bị tre và dây thừng để làm gác lửng trong nhà để ở tạm. Chú ý phải làm một đường ra ở sát mái hoặc trên mái nhà để có thể thoát ra ngoài trong trường hợp nước lên quá cao; Xác định địa điểm và phương tiện để di dời khi cần; Bảo vệ nguồn nước của gia đình bằng cách che đậy giếng, bể chứa nước Dự trữ thuốc để khử trùng nước như viên Cloramin B, Cloramin T, viên Aquatabs Nếu một ai đó trong gia đình bị thương, em phải biết có thể nhờ ai giúp đỡ, VD: nhà của cán bộ y tế hoặc hội viên Hội Chữ Thập Đỏ địa phương.
- Trong khi lũ lụt:
Không được uống nước lụt mà hãy hứng lấy nước mưa để uống và nấu ăn. Cố gắng đun sôi nước để uống. Nếu không có nguồn nước nào khác hãy sử dụng nước đã được lọc hoặc nước đã được khử trùng bằng thuốc; Không được ăn thức ăn đã bị ôi thiu hoặc bị ngâm trong nước lụt vì không đảm bảo vệ sinh (có nhiều vi khuẩn). Các em có thể bị nhiễm bệnh. 
- Sau khi lũ lụt:
Tham gia làm vệ sinh môi trường trong khu vực mình ở; Trồng tre hoặc các loại cây thích hợp xung quanh nhà để bảo vệ và phòng, tránh lũ lụt. 
c) Sạt lở đất/đá
- Trong thời gian không có sạt lở đất:
Trồng cây mới tại những nơi cây đã chết hoặc bị chặt; Không chặt cây. Có thể tỉa bớt cành hoặc chặt phần cây đã chết nhưng không được róc vỏ thân cây; Tìm hiểu xem khu vực gần nhà mình đã từng xảy ra sạt lở đất chưa; Gia đình các em không nên xây nhà ở những khu vực dễ xảy ra sạt lở đất như dưới sườn dốc, vùng ven sông hoặc gần bờ biển; Thường xuyên quan sát đất quanh nhà và nơi ở để phát hiện các dấu hiệu của sạt lở đất, ví dụ: cây cối đang bị nghiêng dần, những vết nứt trên tường nhà hoặc sườn đồi, các vết lún trên mặt đất hoặc trên đường; Nói chuyện với mọi người trong gia đình và phân công những việc cần phải làm cho từng người nếu sạt lở đất xảy ra.
- Những việc cần làm khác nếu trời mưa to và kéo dài:
Nếu các em sống trong khu vực thường xuyên có sạt lở đất, hãy đi sơ tán ngay nếu được yêu cầu; Cần hết sức cảnh giác nếu gia đình các em sống ở gần sông suối; Hãy chú ý lắng nghe dự báo thời tiết và thông tin cảnh báo từ vô tuyến, đài về các đợt mưa lớn; Hãy tỉnh ngủ và sẵn sàng rời khỏi nhà để di chuyển đến nơi an toàn; Hãy lắng nghe bất kì tiếng động không bình thường nào có thể do đất đá chuyển động gây ra, ví dụ tiếng cây gãy hoặc đá va vào nhau; Hãy chú ý sự thay đổi của nước từ trong thành đục bởi vì những thay đổi như vậy là do có sạt lở đất ở phía đầu nguồn. Hãy sẵn sàng rời khỏi nhà, không được chậm trễ. Điều quan trọng trước tiên là các em phải tự bảo vệ mình, không cần cứu đồ đạc; Hãy tránh xa dòng chảy của sạt lở đất. Nếu các em không kịp chạy thoát, hãy tự bảo vệ mình bằng cách cuộn tròn mình lại, hai tay ôm lấy đầu và lăn như một quả bóng.
- Sau sạt lở đất:
Hãy tránh xa khu vực sạt lở đất vì nền đất vẫn chưa ổn định và có thể tiếp tục sạt lở nữa; Không được vào bất kì ngôi nhà nào nếu chưa được người lớn kiểm tra.
d) Hạn hán
- Trước khi hạn hán:
Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết trên đài phát thanh và truyền hình, truyền thanh địa phương để biết thêm thông tin và cảnh báo hạn hán, đặc biệt là khi ít có hoặc không có mưa; Không lãng phí nước và bảo vệ nguồn nước một cách cẩn thận; Nhắc bố mẹ sửa chữa ống nước và vòi nước bị vỡ, rò rỉ; Dự trữ nước trong tất cả các vật dụng có thể chứa được nước; Thiết lập hệ thống thu gom và trữ nước mưa; Cất giữ hạt giống nơi an toàn để có thể dùng sau khi hạn hán kết thúc; Để dành cỏ để chăn nuôi gia súc.
- Trong khi hạn hán:
Theo dõi chặt chẽ tin dự báo thời tiết trên đài phát thanh, vô tuyến truyền hình để có các lời khuyên cần thiết về những việc nên làm trong thời kì hạn hán; Tiết kiệm nước. Sử dụng nước đã dùng trong sinh hoạt, ví dụ để tưới cây hoặc dội nhà vệ sinh; Giúp bố mẹ đi lấy nước ở nguồn nước an toàn gần nhà nhất.
- Sau khi hạn hán:
Giúp gia đình kiểm tra và sửa chữa hệ thống nước; Giúp bố mẹ gieo hạt giống.
e) Lốc 
Khi lốc xảy ra: Tránh đường đi của lốc và tìm nơi trú ẩn an toàn, nếu có thể làm được; Ở trong nhà khi có lốc xảy ra. Nên trú ẩn dưới gầm cầu thang, gầm bàn hoặc gầm giường; Nếu không tránh kịp, hãy nhảy vào một đường hào gần đó hoặc nằm bám sát đất. 
f) Dông và sét
Nếu cơn dông sắp đến, hãy đi vào nhà và ngồi trên ghế hoặc giường gỗ, chân không được chạm đất; Nếu các em không vào nhà được hoặc cảm thấy dựng tóc gáy, có nghĩa là sét sắp đánh. Hãy thu mình lại và ngồi xổm kiểu con ếch trên đầu ngón chân, đặt hai tay lên hai đầu gối và cúi thấp đầu xuống; Hãy tránh xa các vật cao như cây đơn độc, các ngọn tháp, hàng rào, cột điện, đường dây điện và điện thọai bởi chúng là những thứ thu hút sét; Khi dông tố xảy ra, không được đi ra ngoài, đi xe đạp hoặc cầm, chạm vào các đồ vật kim loại vì có thể bị sét đánh; Nếu các em đang ở trên thuyền hoặc đang bơi, hãy vào bờ ngay lập tức vì nước mưa là chất dẫn điện; Hãy tắt các thiết bị điện, riêng đèn có thể để được (vì nó không làm cho nhà các em dễ bị sét đánh hơn); Không được sử dụng điện thoại cho đến khi hết dông. Các em có biết rằng các em có thể tính được cơn dông ở cách em bao xa bằng cách đếm số giây trong khoảng thời gian từ khi nhìn thấy ánh chớp đến khi nghe thấy tiếng sấm không? Một khoảng thời gian 3 giây sẽ tương đương với 1km. 
g) Mưa đá
Ở trong nhà và không được đi ra ngoài cho đến khi hết mưa đá; Nếu không vào nhà được, hãy cố gắng che chắn, bảo vệ đầu bằng các loại mũ cứng, bằng bảng hoặc bằng cặp sách.
h) Động đất
- Trước trận động đất:
Hãy luyện tập các tình huống ứng phó với động đất; Chuẩn bị túi cứu trợ khẩn cấp chứa nhu yếu phẩm, thuốc men, các dụng cụ vệ sinh, quần áo; Xác định những nơi an toàn ở trong nhà và trong trường học; Nơi an toàn là dưới gầm một chiếc bàn chắc chắn. Nếu không có bàn chắc chắn, nằm cạnh giường, ngồi cạnh góc nhà
- Trong khi có động đất:
Nếu đang ở trong nhà, hãy tìm đến những nơi an toàn, cố gắng chỉ trong phạm vi vài bước chân; Thực hiện các động tác: chui xuống dưới gầm bàn, ghế, tay giữ chặt lấy chân bàn. Đảm bảo đầu và cổ của các em được bàn che phủ; Tránh xa các đồ vật bằng kính và đồ điện; Không sử dụng thang máy; Nếu đang ở bên ngoài, nhanh chóng tránh xa các nhà cao tầng, cây cối, đèn đường, dây điện, thực hiện động tác: ngồi sụp xuống, hai tay che đầu và giữ chặt; Nếu bị mắc kẹt dưới đống đổ nát, không di chuyển, che miệng bằng khăn hay quần áo để tránh bụi, gõ vào đường ống hoặc tường để cứu hộ có thể tìm ra.
- Sau khi động đất xảy ra:
Sau các trận động đất thường có các dư chấn. Hãy lắng nghe các chỉ dẫn của người lớn hoặc của những người cứu hộ; Nếu ở trong những tòa nhà đổ nát, hãy cố gắng tìm cách thoát ra ngoài và tìm nơi an toàn; Hãy quan sát các mối nguy hiểm xung quanh, ví dụ kinh vỡ, đồ vật rơi
i) Sóng thần
Khi sóng thần xảy ra, lập tức chạy ngay đến khu vực cao, an toàn (địa hình cao, trên 15m so với mặt nước biển và cách xa bờ biển ít nhất là 1km); Nếu không thể chạy đến điểm an toàn, trèo lên một cây to gần nhất có thể hoặc trèo lên nóc nhà/công trình; Ở lại khu vực an toàn trong vài tiếng sau đó vì có thể vẫn tiếp tục có sóng thần đánh vào; Nếu đang ở trên thuyền ngoài khơi thì không quay về bờ, tiếp tục ở trên biển cho đến khi sóng giảm đi; Nếu đang ở trên thuyền ngoài cảng biển và không kịp ra khơi thì lập tức rời thuyền và chạy đến nơi trú ẩn an toàn.
PHỤ LỤC 1
THUẬT NGỮ CƠ BẢN
HIỂM HỌA
Một sự kiện, hiện tượng tự nhiên hoặc do con người có nguy cơ gây ra thiệt hại về tính mạng, bị thương, thiệt hại về tài sản, gián đoạn về xã hội, kinh tế hoặc suy thoái về môi trường
THIÊN TAI
Sự gián đoạn nghiêm trọng các hoạt động của cộng đồng dân cư hoặc xã hội, gây ra những tổn thất và mất mát về tính mạng, tài sản, kinh tế và môi trường mà cộng đồng và xã hội đó không có đủ khả năng chống đỡ
RỦI RO
Sự kết hợp giữa khả năng một sự kiện có thể xảy ra với các hậu quả tiêu cực của nó.
RỦI RO THIÊN TAI
Những tổn thất tiềm ẩn về tính mạng, tình trạng sức khỏe, các hoạt động sinh kế, tài sản và các dịch vụ Dịch vụ nghĩa là các hoạt động phục vụ cho con người
 do thảm họa gây ra cho một cộng đồng hoặc một xã hội cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định
ĐÁNH GIÁ RỦI RO
Một phương pháp xác định bản chất và mức độ rủi ro bằng cách phân tích các hiểm họa có thể xảy ra và đánh giá các điều kiện hiện tại của tình trạng dễ bị tổn thương mà có thể gây hại cho con người, tài sản, các dịch vụ, các hoạt động sinh kế và môi trường trong khu vực nguy hiểm.
QUẢN LÝ RỦI RO
Cách tiếp cận và thực hành mang tính hệ thống của việc quản lý trong những điều kiện không chắc chắn nhằm giảm thiểu thiệt hại và mất mát.
GIẢM NHẸ
Giảm thiểu hoặc hạn chế các tác động có hại của hiểm họa và thiên tai liên quan
PHÒNG TRÁNH/PHÒNG CHỐNG
Sự ngăn ngừa triệt để các ảnh hưởng bất lợi của hiểm họa và thiên tai có liên quan.
PHỤC HỒI
Khôi phục và cải thiện cơ sở vật chất, các hoạt động sinh kế, các điều kiện sống của cộng đồng bị ảnh hưởng bởi thảm họa, bao gồm các nỗ lực giảm thiểu các yếu tố rủi ro thiên tai.
ỨNG PHÓ
Việc thực hiện các hoạt động khẩn cấp và hỗ trợ xã hội trong hoặc ngay sau thiên tai nhằm bảo vệ tính mạng, giảm thiểu tác động về sức khỏe, đảm bảo an toàn xã hội và đáp ứng các nhu cầu cơ bản của những người bị ảnh hưởng.
PHÒNG NGỪA
Kiến thức và khả năng được chính phủ, các tổ chức ứng phó và phục hồi chuyên nghiệp, các cộng đồng và cá nhân xây dựng nhằm dự báo, ứng phó và phục hồi một cách hiệu quả với các tác động của hiểm họa hay tình trạng có thể, sắp hoặc đang xảy ra.
SƠ TÁN PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
Sự di chuyển một cách có trật tự những người đang gặp nguy hiểm ra khỏi khu vực bị đe dọa. Các kế hoạch và cách thức sơ tán phải được chuẩn bị trước, có tính đến nhu cầu cá nhân, và được các thành viên của cộng đồng hiểu rõ
QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI
Quá trình mang tính hệ thống trong việc sử dụng các hướng dẫn hành chính, các tổ chức, năng lực và các kĩ năng điều hành nhằm thực hiện các chiến lược, chính sách và khả năng đối phó đã được nâng cao để giảm thiểu các tác động bất lợi của hiểm họa và khả năng xảy ra thiên tai
GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI
Quan điểm và biện pháp giảm thiểu các rủi ro thiên tai thông qua những nỗ lực mang tính hệ thống để phân tích và quản lý các nguyên nhân của thiên tai bao gồm việc giảm mức độ nguy hiểm trước hiểm họa, giảm tình trạng dễ bị tổn thương của con người và tài sản, quản lý hiệu quả đất và môi trường, và cải thiện khả năng phòng ngừa các sự kiện bất lợi
TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG
Những đặc điểm và hoàn cảnh của một cộng đồng, hệ thống hoặc tài sản làm cho nó dễ bị ảnh hưởng của các tác động bất lợi từ hiểm họa
KHẢ NĂNG
Tổng hợp các nguồn lực, điểm mạnh và đặc tính sẵn có trong cộng đồng, tổ chức, xã hội có thể được sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu chung.
CỘNG ĐỒNG
Là một nhóm người sống trong cùng một khu vực địa lí, cùng chia sẻ các nguồn lực, có cùng mối quan tâm với tín ngưỡng văn hóa như nhau. Cộng đồng tạo nên một phần của tổng thể cơ cấu hành chính quốc gia
NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG
Mức độ hiểu biết chung về rủi ro thảm họa, các yếu tố dẫn đến thảm họa và hành động có thể được cá nhân hay tập thể thực hiện nhằm giảm nhẹ mức độ nguy hiểm và kh

File đính kèm:

  • docTich_hop_GDBDKH&PCTT_trong_mon_VL-THCS_12.2014.doc