Tài liệu bồi dưỡng từ xa giáo viên THCS Ngữ văn địa phương Thanh Hóa

1. a) Giáo viên tổ chức cho học viênđánh giá lẫn nhau kết quả sưu tầm tục ngữ, ca

dao, dân ca địa phương của cá nhân hoặc nhóm, tổ. Yêu cầu đánh giá :

- Số lượng: tổng số đơn vị (câu, bài) sưu tầm và xếp theo phân loại đã học.

- Chất lượng: + Số câu sưu tầm mới trong nhân dân + Số câu chép lại từ sách,

báo + Số câu không phải là tục ngữ, ca dao, dân ca nói chung và Thanh Hoá nói

riêng.

- Xếp loại chung: + Tốt : -Số lượng phong phú (30 câu trở lên) -Có một số câu

sưu tầm mới trong nhân dân địa phương (thôn, xóm, xã) - Không b ị lẫn thơ, tục

ngữ, ca dao, dân ca ngoài Thanh Hoá -Không “chép” của nhóm / cá nhân khác.

+ Đạt: Số lượng dưới 30 câu -Không có sưu tầm mới -Chỉ nhầm lẫn nhiều nhất 2

câu, bài -Không “chép” của nhóm / cá nhân khác.

+ Chưa đạt: còn lại.

b) GV nhận xét về các đánh giá,kĩ năng sưu tầm và xếp loại chính thức.

2.HVtrình bày bài viết về tục ngữ, ca dao, dân ca đã được chuẩn bị. HVnhận xét.

3.GV nhận xét, đánh giá.

4.GV tổng kết những nét chính yếu về tục ngữ, ca dao, dân ca Thanh Hoá.

pdf79 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5052 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu bồi dưỡng từ xa giáo viên THCS Ngữ văn địa phương Thanh Hóa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oại chính thức. 
2. HV trình bày bài viết về tục ngữ, ca dao, dân ca đã được chuẩn bị. HV nhận xét. 
3. GV nhận xét, đánh giá. 
4. GV tổng kết những nét chính yếu về tục ngữ, ca dao, dân ca Thanh Hoá. 
Bài 8 (2 tiết) 
SỬA LỖI CHÍNH TẢ 
DO ẢNH HƯỞNG CỦA CÁCH PHÁT ÂM TIẾNG ĐỊA PHƯƠNG 
MỤC TIÊU 
Giúp học viên: 
- Tiếp tục làm các dạng bài tập khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng 
của cách phát âm địa phương. 
- Có thói quen cẩn thận trước khi nói và viết những từ ngữ dễ sai do cách 
phát âm Thanh Hoá tạo ra. Có ý thức viết đúng chính tả và phát âm chuẩn. 
 33 
I- BÀI TẬP 
1. Chép lại đoạn văn sau khi đã chữa các lỗi chính tả: 
 Ở trên sân khấu, thầy giáo già trống thước lặng lẽ nhìn tất cã các học sinh thân 
yiêu của thầy. Thầy đứng nghiêng nghiêng và chúng tôi thấy mái đầu bạc của thầy 
hơi dung dung trong một niềm súc động sâu xắc. Thầy đã quá già, gầy và yếu. Lòng 
tôi sót xa vì thấy rằng qua bao nhiêu lăm tháng, thầy đã mất bao sức nực đễ lo lắng 
cho tương lai của các thế hệ học trò, lẽ gia thầy phãi được yên tâm, hoàn toàn yên 
tâm... thế mà chúng tôi, tôi vẩn còn làm thầy phãi lo lắng chưa ngui. 
 (Theo Đặng Ái, Nhà hàng hải) 
2. Điền vào chỗ trống: 
 a) Điền thanh hỏi hoặc ngã vào chữ in đậm ; điền vào chỗ để trống s hoặc x ; r, gi 
hoặc d ; tr hoặc ch trong bài thơ sau : 
 KÍNH TẶNG MẸ 
 Mã Giang Lân 
Cả một đời .....ống với .....uộng đồng 
Tám mươi tuôi mẹ về với đất 
Vân tấm áo nâu quen thuộc 
Mẹ .....a đi. 
Mẹ chăng .....ặn lại điều gì 
Mọi đau khô lo toan mẹ đem theo ca 
.....uốt một đời vất va 
Mẹ nhận phần mình một nấm mồ thôi. 
Mẹ .....a đi ......ất nhẹ 
Tội cho con khi .....ở về nhà 
Không gặp mẹ chỉ biết đến bên mồ, đứng lặng 
 ......ữa đồng chiều, nắng đang tắt nơi xa... 
 b) Điền vào chỗ trống au hoặc âu ; i hoặc iê : 
 A- m..............sắc ; phép m............... 
 B- m...............mỡ ; màn ảnh m............. 
 C- nh..............nát ; c..............được, ước thấy. 
 34 
 D- đất lành chim đ................ 
 Đ- Lúa ch.........m lấp ló đầu bờ, 
 Hễ nghe t........ng sấm phất cờ mà lên. 
 E- Đẹp như t.........n. 
 G- Con ch...m non. 
 c) Điền vào chỗ trống ui hoặc uôi : 
 A- m...........thơm ; m............dưa. 
 B- t.............tác ; t...........xách. 
 C- lau ch......... ; ch..........dao 
 d) Điền vào chỗ trống uôt hoặc uôc : 
 A- cày sâu c............bẫm ; máu chảy r...........mềm ; ướt như ch.............lột. 
 B- nhem nh............; bắt b.............; thân th............ 
 C- lạnh b............; v.............ve ; sáng s.............; lem l........... 
 đ) Điền vào chỗ trống s hoặc x : 
 .......um.......uê ;.......ao .......uyến ; .......uýt ......oa ; ......ì.......ụp. 
 ......ền.......ệt ; ......ay.......ưa ; .....an......ẻ ; ......ột......oạt. 
 ......ừng......ững ; ......iên......ẹo ; ......em......ét ; bép.......ép. 
3. Tìm từ phù hợp. 
 a) Tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr : 
 A- Từ có nghĩa là cần mẫn, siêng năng :...................... 
 B- Từ trái nghĩa với từ đục (bị nhiều cặn bẩn) :................. 
 C- Đồ dùng may, dệt thành tấm để đắp, phủ lên :............. 
 D- Đưa trâu, bò đi ăn cỏ :............... 
 Đ- Áp sát bụng xuống đất, đẩy mình về phía trước :................. 
 b) Tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng d, g hoặc r : 
 A- Từ chỉ lớp mô bọc ngoài cơ thể người và một số động vật :............. 
 B- Từ trái nghĩa với ngắn :................ 
 C- Thầy dạy riêng cho trẻ em trong một gia đình :.................... 
 D- Làm chín thức ăn bằng cách đảo đi đảo lại trong chảo nóng :............... 
 Đ- Từ chỉ sự nhàn nhã, không bận việc gì :................... 
 c) Tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x : 
 A- Từ trái nghĩa với đúng :................. 
 35 
 B- Chỉ việc cắt, tách ra từng miếng :................ 
 C- Vật bằng cao su, lắp bên trong lốp các loại xe :.................. 
 D- Một loại cây lương thực, thân thẳng, có đốt :.................. 
 Đ- Gần ngang bằng nhau, chênh lệch không đáng kể :.................. 
4. Chọn từ / tiếng cho sau để điền vào chỗ trống. 
 a) Chọn che, tre, chí, trí, chiều hay triều ? 
 A- Dùng nan............đan rèm............nắng thì rất tốt. 
 B- Anh ta vừa có.............tuệ hơn người, vừa có ý...........phấn đấu cao. 
 C- Cứ đến buổi..............nước thuỷ................lại dâng lên. 
 b) Chọn bổng, bỗng, mải, mãi, kỉ hay kĩ ? 
 A- Bên tai tôi ................vang lên tiếng hát trầm................... 
 B- ..................chơi, thằng bé.................không chịu về nhà. 
 C- Bác Ba vừa có.............thuật cao, vừa giữ rất nghiêm...........luật lao động. 
 c) Chọn dì, gì, rì rầm, dì dầm, dành hay giành? 
 A- Cây ............thẳng tắp trước nhà, 
 Trái ngon.....................tặng riêng bà, bà ơi ? 
 B- Hoa.............khi nở trên cành 
 Già chui xuống đất để...................nuôi ta ? 
 C- Đêm đêm............................trong tiếng đất 
 Những buổi ngày xưa vọng nói về. (Nguyễn Đình Thi) 
II- LUYỆN TẬP 
1. Điền vào chỗ trống chưa hoặc trưa ; chuyện hoặc truyện: 
 a) Bạn đã ăn cơm.................xong ...............? 
 b) Ăn.................xong bữa................., tôi đã nghe tiếng Bình gọi 
 giữa................hè nắng gắt. 
 c) Câu .....................tôi kể sau đây là...................dân gian Việt Nam. 
 d) Tôi kể ngày xưa.................Mị Châu 
 Trái tim lầm chỗ để trên đầu (Tố Hữu) 
2. Tìm từ thích hợp bắt đầu bằng ch hoặc tr điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh 
truyện cười sau : 
YÊN TÂM ĐI 
 36 
 Nằm điều.................đã nửa tháng, nhưng bệnh tình vẫn không hề thuyên giảm 
nên ...................lòng bệnh nhân nọ rất lo lắng. Một hôm ông hỏi bác sĩ : 
 - Bác sĩ có...............là tôi bị viêm phổi không ? 
 - Ông này hỏi lạ ! Tôi là bác sĩ hay anh là bác sĩ ? 
 - Hỏi vậy, vì tôi nghe ở đây mới xảy ra....................hợp bệnh nhân được 
điều....................bệnh phổi nhưng lại..............vì đau dạ dày. 
 - Yên tâm đi ! Tôi khác, bệnh nhân tôi điều...........bệnh phổi thì..............nhất định 
cũng do bệnh phổi. 
3. Chữa lỗi chính tả trong đoạn văn sau : 
 Nhà Bình tát ao. Da giáng ông chủ, câu ta đứng phưỡng bụng chên bờ. Thanh 
thấp người nên cố dướng cổ qua vai Bình để sem mọi người bắt cá. Dưới ao, Trung 
lượng đi, lượng lại khiến bùn bắn tung toé. Còn Hà thở giài thường thược mổi khi 
cá luồn qua kẽ tay chạy mất. Những lúc như thế, Trung lại kêu to : “Kém quá ! 
Kém quá !”. Hà đổ cạu : “Này, đừng có lương ngắn lại chê trạch dài !”. Nga 
bương bã từ trong vường cây ăn quả chạy gia, nghe câu được, câu mất, hét to : 
“Lưong, trạch chi cũng bắt tất !”, làm cả bọn cười ồ lên. 
Bài 9 (3 tiết) 
TÌM HIỂU TỪ NGỮ 
CHỈ QUAN HỆ THÂN THÍCH TRONG PHƯƠNG NGỮ THANH HOÁ 
MỤC TIÊU 
 Giúp học viên: 
- Hoàn thành được bảng đối chiếu từ ngữ toàn dân và từ ngữ chỉ quan hệ thân 
thích của Thanh Hoá và một số tỉnh khác. 
- Sưu tầm được một số thơ văn sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ thân thích của địa 
phương. 
- Có ý thức sử dụng đúng lúc, đúng chỗ lớp từ này để tăng hiệu quả biểu đạt. 
I- TỪ NGỮ CHỈ QUAN HỆ THÂN THÍCH TRONG PHƯƠNG NGỮ THANH 
HOÁ 
 1. Hoàn thành bảng đối chiếu sau : 
 37 
Số 
TT 
Từ ngữ toàn dân 
Từ ngữ được dùng ở 
Thanh Hoá 
Từ ngữ được dùng ở 
địa phương khác 
1 cha 
2 mẹ 
3 ông nội 
4 bà nội 
5 ông ngoại 
6 bà ngoại 
7 cụ (bố, mẹ của ông, bà) 
8 bác (anh trai cha) 
9 bác (vợ anh trai cha) 
10 chú (em trai cha) 
11 thím (vợ chú) 
12 bác (chị gái cha) 
13 bác (chồng chị gái cha) 
14 cô (em gái cha) 
15 chú (chồng em gái cha) 
16 bác (anh trai mẹ) 
17 bác (vợ anh trai mẹ) 
18 cậu (em trai mẹ) 
19 mợ (vợ em trai mẹ) 
20 bác (chị gái mẹ) 
21 bác (chồng chị gái mẹ) 
22 dì (em gái mẹ) 
23 chú (chồng em của mẹ) 
24 anh trai 
25 chị dâu (vợ anh trai) 
26 em trai 
27 em dâu (vợ em trai) 
28 chị gái 
29 anh rể (chồng chị gái) 
 38 
30 em gái 
31 em rể (chồng em gái) 
32 con 
33 con dâu (vợ con trai) 
34 con rể (chồng con gái) 
35 cháu (con của con) 
2. Trong các từ ngữ chỉ quan hệ thân thích ở bảng trên, hãy cho biết : 
 a) Từ ngữ nào là từ chỉ dùng ở Thanh Hoá ? 
 b) Từ ngữ nào là từ thường dùng ở Thanh Hoá nhưng các vùng miền khác cũng 
hay dùng ? 
 c) Từ ngữ nào chỉ dùng ở những vùng miền khác ? 
 d) Hãy rút ra nhận xét về lớp từ ngữ chỉ quan hệ thân thích ở phương ngữ Thanh 
Hoá ? 
II- BÀI TẬP 
1. “Cả nhà thi nhau khen ngợi rồi bắt Thành phát biểu cảm tưởng. Cậu chàng lúng 
túng : “Thầy u dầy già làm con cảm động quá...” (Bài làm học sinh) 
 Trong cách diễn đạt trên, do dùng từ địa phương Thanh Hoá nên làm người nơi 
khác có thể không hiểu ý muốn nói. Hãy làm sáng tỏ nhận xét này. 
2. a) Chú tôi hay tửu hay tăm 
 Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa (Ca dao) 
 b) Thấy rét u tôi ủ lại mền 
 Cô hàng bán rượu ủ thêm men (Nguyễn Bính) 
 c) Văn chương nào phải là đơn thuốc 
 Chớ có khuyên xằng chết bỏ bu ! (Trần Tế Xương) 
 d) Thưa rằng bác mẹ em răn : 
 Làm thân con gái chớ ăn trầu người. (ca dao) 
 d) Mấy lại rằm tháng tám này là giỗ đầu cậu mày, nếu mợ mày không về sẽ 
 làm tủi vong linh cậu mày,...(Nguyên Hồng) 
 e) Rõ ràng đôi mắt ông như muốn hỏi : “Sao, tía mở đầu như vậy con nghe có 
 được không ?” (Đoàn Giỏi) 
 g) Con nhớ mế ! Lửa hồng soi tóc bạc 
 Năm con đau, mế thức một mùa dài (Chế Lan Viên) 
 39 
 h) Anh dắt em vào cõi Bác xưa 
 Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa 
 Có hồ nước lặng sôi tăm cá 
 Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa.(Tố Hữu) 
 i) Cơm mà nhão, má cháu về thế nào cũng bị đòn. Sao cháu không gọi ba 
 cháu. Cháu nói một tiếng “ba” không được sao ? (Nguyễn Quang Sáng) 
 Giải thích các từ chỉ quan hệ thân thích trong các ví dụ trên, nói rõ đâu là lớp 
từ cổ, từ ngữ toàn dân, phương ngữ (Bắc-Trung-Nam). 
3. Ai về thăm mẹ quê ta 
 Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm 
 Bầm ơi có rét không bầm 
 Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn. 
 Trong đoạn thơ trên, tại sao đầu tiên Tố Hữu dùng mẹ, sau đó lại dùng bầm ? 
Bài 10 (3 tiết) 
TÌM HIỂU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở 
 THANH HÓA VÀ VIẾT VỀ THANH HÓA TRƯỚC NĂM 1975 
MỤC TIÊU 
 Giúp học viên: 
- Có ý thức tìm hiểu và nắm được khái quát tác giả, tác phẩm văn học ở 
Thanh Hóa; các tác phẩm văn học nổi tiếng của tác giả địa phương khác viết về 
Thanh Hóa trước 1975. 
- Hiểu và cảm được bài thơ Bầu trời vuông. Nắm được tinh thần cơ bản của 2 
bài thơ đọc thêm: Trả lời người phương Bắc hỏi về phong tục An Nam và Đề gươm. 
- Sưu tầm được một số tác phẩm văn học của tác giả Thanh Hoá, tác giả tỉnh 
ngoài viết về Thanh Hoá. Hoàn thành bảng tổng hợp về tác giả, tác phẩm văn học 
Thanh Hóa trước năm 1975. 
 VĂN BẢN 
 BẦU TRỜI VUÔNG 
 40 
 Thắng rồi - trận đánh thọc sâu 
 lại về với mái tăng - bầu trời vuông 
 sục sôi bom lửa chiến trường 
 tâm tư yên tĩnh vẫn vuông một vùng 
 Khoái nào bằng phút ngả lưng 
 mở trang thư dưới bóng rừng đung đưa 
 trời tròn còn lúc rơi mưa 
 trời vuông vuông suốt bốn mùa nắng xanh 
 mặt trời là trái tim anh 
 mặt trăng vành vạnh là tình của em 
 Thức là ngày, ngủ là đêm 
 nghiêng nghiêng hai mái - hai miền quê xa 
 ở đây là tấm lòng ta 
 sông dài núi rộng cũng là ở đây 
 Vuông vuông chỉ một chút này... 
 mà che tròn vẹn ngàn ngày quân đi. 
 Quảng Trị 1971 
 (Nguyễn Duy(*), Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1974) 
Chú thích 
 (*) Nguyễn Duy, tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, tại phường 
Đông Vệ, thành phố Thanh Hoá. Hiện sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. 
Tốt nghiệp đại học Ngữ văn. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. 
 Năm 1965, Nguyễn Duy làm tiểu đội trưởng dân quân trực chiến khu vực 
Hàm Rồng. Năm 1966, nhập ngũ, là lính thông tin, tham gia chiến đấu tại các mặt 
trận phía Nam và phía Bắc. Từ 1976, ra quân, về làm báo Văn nghệ giải phóng. Từ 
năm 1977 đến 2008 là đại diện thường trú của tuần báo Văn nghệ tại các tỉnh phía 
Nam. Ông được Giải Nhất thơ tuần báo Văn nghệ (1973) ; Tặng thưởng loại A về 
thơ của Hội Nhà văn Việt Nam (1985). 
 41 
 Tác phẩm đã xuất bản : hơn 10 tập thơ như Cát trắng (1973), Ánh trăng 
(1987), Mẹ và em (1987), Đường xa (1989), Về (1994), Thơ Nguyễn Duy (2010),... 
Ngoài ra, Nguyễn Duy còn 3 tập bút kí, 1 tiểu thuyết. 
 Nguyễn Duy thuộc lớp nhà thơ kháng chiến chống Mĩ đã có những đóng góp 
không nhỏ cho nền thơ Việt Nam đương đại. 
 (1) Tăng: tấm vải bạt thường dùng trong quân đội để che mưa nắng. 
 ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 
 1. Phân tích khổ thơ thứ nhất để thấy sự thể hiện “giây phút giữa chiến trường và 
tâm trạng người chiến sĩ” của Nguyễn Duy. Sự thể hiện này nói với người đọc điều 
gì? 
 2. Cảm nhận về hình ảnh người chiến sĩ qua các khổ thơ hai và ba. 
 3. Phân tích khổ thơ cuối cùng. 
 4. Bài thơ là một trong những “Bài ca người lính”. “Bài ca” này muốn nói điều 
gì? 
 Ghi nhớ 
 Bằng thể thơ lục bát nhuần nhuyễn, giản dị, chi tiết chọn lọc, hình ảnh có giá 
trị biểu tượng cao, bài thơ đã thể hiện tâm trạng thảnh thơi sau cuộcchiến đấu, 
chiến thắng kẻ thù. Qua đó bộc lộ tình cảm trong sáng, sâu nặng đối với tình yêu, 
với quê hương, đất nước và ý chí quyết tâm của người chiến sĩ trong cuộc chiến 
đấu bảo vệ tổ quốc. 
ĐỌC THÊM 
 ĐÁP BẮC NHÂN VẤN AN NAM PHONG TỤC 
 (Trả lời người phương Bắc hỏi về phong tục An Nam) 
 Phiên âm 
Dục vấn An Nam sự 
An Nam phong tục thuần 
Y quan Đường chế độ 
Lễ nhạc Hán quân thần 
Ngọc ủng khai tân tửu 
 42 
Kim đao chước tế lân 
Niên niên nhị tam nguyệt 
Đào lí nhất ban xuân 
Dịch nghĩa 
 Muốn hỏi về chuyện nước An Nam ư ? 
Nước An Nam phong tục vốn thuần hậu 
Áo mũ không khác chế độ nhà Đường(1) 
Lễ nhạc tương tự vua quan nhà Hán(2) 
Bình ngọc rót rượu mới cất ngát thơm 
Dao vàng mổ cá ngon nhỏ vẩy(3) 
Hàng năm cứ độ tháng hai, tháng ba 
Đào mận đều cùng xuân như nhau cả 
Dịch thơ (bản dịch của Tuấn Nghi) 
An Nam muốn hỏi rõ 
Phong tục vốn thuần lương 
Lễ nhạc như Tiền Hán 
Y quan giống Thịnh Đường 
Dao vàng cá nhỏ vẩy 
Bình ngọc rượu lừng hương 
Mỗi độ mùa xuân tới 
Mận đào nở chặt vườn 
(Hồ Quý Ly(*), theo Thơ văn Lý Trần, tập III, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978) 
Chú thích 
 *Hồ Quý Ly (1336 - ?) người hương Đại Lại (nay thuộc Hà Trung). Thời nhà Trần 
suy vi, ông làm đảo chính cung đình để lập nên nhà Hồ (1400 - 1407). Hồ Quý Ly 
là người có đầu óc cải cách. Khi lên ngôi, ông đã thi hành một số chính sách tiến 
bộ, bị tầng lớp quý tộc phản ứng. Nhà Minh nhân cơ hội này đem quân xâm lược, 
ông đã lãnh đạo kháng chiến chống lại rất kiên cường nhưng thất bại. Hồ Quý Ly 
 43 
và các con cùng một số cận thần bị bắt sang Trung Quốc. Nước ta bị giặc Minh đô 
hộ trong vòng 20 năm (1407 - 1427). 
 Trong cuộc đời cầm quyền tối cao ngắn ngủi của mình, Hồ Quý Ly đã thực thi 
một số cải cách kinh tế xã hội quan trọng, chủ trương xây dựng nền học thuật mang 
tinh thần dân tộc cao độ. Ông công kích Nho giáo Trung Hoa: Cho sách Luận ngữ 
có một số chỗ đáng ngờ, đòi xét lại Khổng Tử ; xem Hàn Dũ là nhà nho "ăn trộm", 
Mạnh Tử, Trình Hiệu, Trình Di, Chu Hi đều là những kẻ học rộng nhưng tài kém, 
không chú ý đến thực tế, chuyên đánh cắp văn chương của người xưa. Ông đề cao 
chữ Nôm là "chữ của nước ta", sử dụng trong cả những lĩnh vực quan trọng như 
hành chính, giáo dục. 
 Tác phẩm văn học của Hồ Quý Ly, hiện chỉ còn lại 5 bài thơ chữ Hán. Thaamk 
chí 30 bài thơ chữ Nôm, Nguyễn Trãi sưu tập được sau đại thắng quân Minh cũng 
bị thất lạc. Bài thơ thể hiện tinh thần tự hào dân tộc cao cả, tình cảm thắm thiết với 
đất nước, một cốt cách hào sảng. 
 (1), (2) Hán, Đường : Hai triều đại phong kiến ở Trung Quốc, có những thời kỳ 
phát triển huy hoàng. 
 (3) Cá nhỏ vẩy : Chỉ một giống cá ngon, miệng lớn, vẩy nhỏ vốn ở sông Tùng 
Giang (Trung Quốc). 
 Gợi ý : Bài thơ thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc mạnh mẽ và tình yêu đất nước 
sâu đậm. 
ĐỀ KIẾM 
 Phiên âm Lam sơn tự tích ngoạ thần long 
 Thế sự huyền tri tại trưởng trung 
 Đại nhiệm hữu qui thiên khải thánh 
 Xương kì nhất ngộ hổ sinh phong 
Quốc thù tẩy tận thiên niên sỉ 
 Kim quĩ chung tàng vạn thế công 
 Chỉnh đốn kiền khôn tùng thử liễu 
Thế gian na cánh sổ anh hùng. 
 Dịch nghĩa 
 Từ khi rồng thiêng còn nằm ở Lam Sơn(1) 
 44 
 Việc đời biết trước rõ như ở trong lòng bàn tay 
 Trách nhiệm lớn lao được giao gánh vác, trời đã báo cho thánh nhân biết(2) 
 Gặp thời cơ tốt, hổ sinh ra gió(3) 
 Đã rửa sạch nỗi nhục nghìn năm của thù nước, 
 Cuối cùng đã cất giữ cái công muôn thuở trong rương vàng(4) 
 Từ nay việc chỉnh đốn đất trời đã xong(5) 
 Trên đời rút cuộc có được mấy người anh hùng như thế. 
 Dịch thơ (bản dịch của Hà Vũ) 
 Lam Sơn xưa chốn ẩn thần long 
 Thế sự lòng tay nắm ở trong 
 Việc lớn chọn người trời báo trước 
 Gặp thời mãnh hổ tạo cuồng phong 
 Nghìn năm nhục nước nay đà sạch 
 Muôn thuở rương vàng giữ quốc công 
 Chỉnh đốn đất trời xong mọi nhẽ 
 Thế gian như thế mấy anh hùng! 
(Nguyễn Trãi (*), theo Văn học Thanh Hoá, Sở GDĐT Thanh Hoá, 1990) 
Chú thích 
 (*) Về tác giả Nguyễn Trãi : xem lại chú thích (*) ở Ngữ văn 7, tập một, tr. 79. 
 (1) Lam Sơn : nay thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, quê hương Lê Lợi. 
 (2) Câu này nhắc lại việc trời trao cho Lê Lợi gươm Thuận Thiên (Thuận theo ý 
trời) để ông dẹp quân đô hộ nhà Minh và làm vua nước Nam. 
 (3) Câu này lấy ý thành ngữ cổ “Vân tùng long, phong tùng hổ” (Mây theo rồng, 
gió theo hổ) để chỉ người tạo ra được sức mạnh lớn lao. 
 (3) Rương vàng : chữ Hán là kim quỹ, nơi cất giữ sử sách, chiến công để lưu đến 
muôn đời. 
 (4) Càn khôn : Trời đất, thiên hạ (đây chỉ đất nước và muôn dân) 
 Gợi ý : Bài thơ là sự đánh giá, ca ngợi của một anh hùng (tác giả) đối với một anh 
hùng. Qua bài thơ đồng chí thấy hình ảnh anh hùng Lê Lợi hiện lên như thế nào và 
cho đồng chí cảm tưởng gì về quê hương Thanh Hoá? 
BÀI TẬP 
 45 
1. Lựa chọn các dữ kiện cho sau đây để hoàn thành Bảng thống kê tác giả văn học 
Thanh Hoá trước năm 1975 (xếp theo năm sinh theo mẫu ở cuối câu hỏi). 
 - Họ tên : Nguyễn Mộng Tuân, Ngô Chân Lưu, Đào Duy Từ, Nhữ Bá Sĩ, 
Nguyễn Hữu Loan, Nguyễn Đức Hiền, Nguyễn Thường Khanh, Nguyễn Minh 
Hiệu, Lê Văn Sửu, Nguyễn Duy Nhuệ, Hà Triệu Anh, Nguyễn Văn Vượng, Lê Gia 
Hợp, Nguyễn Bao, Nguyễn Xuân Phê, Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Biểu, Trần Văn 
Tấn. Lê Hữu Kiều, Ngô Xuân Sách, Nguyễn Tiến Tới, Đỗ Minh Phong, Phạm Văn 
Túc, Mai Ngọc Thanh, Trịnh Thanh Sơn, Lê Văn Sen, Hà Minh Đức, Lê Văn Lân. 
 - Bút danh : Đạm Trai, Cúc Pha, Khuông Việt đại sư, Hồ Dếznh, Trần Mai 
Ninh, Nguyễn Duy, Nam Mộc,Thôi Hữu, Hồng Nguyên, Nguyễn Thế Phương, 
Triệu Bôn, Minh Hiệu, Định Hải, Hữu Loan, Văn Tâm, Xuân Sách, Anh Chi, 
Vương Anh, Văn Đắc, Mã Giang Lân, Đặng Ái, Cầm Giang (Cầm Vĩnh Ui). 
 - Quê quán, năm sinh (năm mất) : Đông Sơn - (nửa cuối TKXIV đầu TK XV) 
; Đông Sơn - (1938-2003) ; Hà Trung - (1930-1989) ; Hoằng Hoá - (1788-1867) ; 
Hoằng Hoá - (1919-1950) ; Hoằng Hoá - (1915-1989) ; Hoằng Hoá - (1929-2006) ; 
Hoằng Hoá (1930 - 1989) ; Nga Sơn - (1916-2010) ; Nga Sơn - (1948-2007) ; Ngọc 
Lạc - (1944) ; Nông Cống - (1932-2005) ; Nông Cống - (1924-1999) ; Quảng 
Xương - (1916-1991) ; Quảng Xương - (1933) ; Sầm Sơn - (1942) ; TP Thanh 
Hoá - (1917-1947) ; TP Thanh Hoá - (1948) ; TP Thanh Hoá - (1924-1952) ; TP 
Thanh Hoá - (1933-2004) ; TP Thanh Hoá - (1948) ; TP Thanh Hoá - (1947) ; TP 
Thanh Hoá - (1941) ; Tĩnh Gia - (1572-1634) ; Tĩnh Gia - (933-1011) ; Vĩnh Lộc 
(1935) ; Yên Định - (1932) ; Yên Định - (1937). 
 - Tác phẩm chính : + Thơ, văn chữ Hán : Chàng Vương trở về ; Ngoạ Long 
Cương vãn, Tư Dung vãn ; Cúc Pha thi tập ; Đạm Trai thi văn tập, Việt sử tam bách 
vịnh. 
+ Bài thơ nổi tiếng : Màu tím hoa sim, Đèo Cả, Hoa lúa ; Nhớ máu, Tình sông núi ; 
Lên Cấm Sơn ; Nhớ ; Nhớ vợ, Núi Mường Hung, dòng sông Mã, Em tắm. 
+ Tập thơ : Những chiếc cầu ; Quê ngoại ; Cát trắng ;Tôi yêu ; Bình minh và tiếng 
súng ; Hai triền sông ; Đôi cánh ; Chồng nụ chồng hoa ; Hương vườn mẹ, Con mắt 
thức ; Trăng mắc võng. 
+ Trường ca, truyện thơ : Hoa đỏ Trường Sơn ; Sao chóp núi. 
 46 
+ Tập truyện ngắn : Chân trời cũ(tập truyện) ; Mầm sống ; Đỉnh Ngọc, Bức tranh 
đẹp ; Đêm sao 

File đính kèm:

  • pdfVăn địa phương Thanh Hóa_THCS_.pdf