Suy nghĩ, cảm nhận của em về bài thơ “đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu (sgk ngữ văn 9 / tập 1 trang 128)

Trong đoạn thơ nói về biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí, nhà thơ cho rằng trước hết, đồng chí là sự thấu hiểu, chia sẻ những tâm tư, nỗi lòng của nhau:

 “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”

 Vì nghĩa lớn, các anh sẵn sàng từ giã những gì gắn bó thân thương nhất: “ruộng nương”, “gian nhà”, “giếng nước”, “gốc đa” Họ ra đi để lại sau lưng những băn khoăn, trăn trở, những bộn bề, lo toan của cuộc sống đời thường. Hai chữ “mặc kệ” đã diễn tả sâu sắc vẻ đẹp và chiều sâu đời sống tâm hồn người lính. Vì nghĩa lớn, họ sẵn sàng ra đi khi lí tưởng đã rõ ràng, mục đích đã chọn lựa. Song dù có dứt khoát thì vẫn nặng lòng với quê hương. Gác tình riêng ra đi vì nghĩa lớn, vẻ đẹp ấy thật đáng trân trọng và tự hào. Trong bài thơ “Đất nước”, ta bắt gặp điểm tương đồng trong tâm hồn những người lính:

 “Người ra đi đầu không ngoảnh lại

 Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy” (Nguyễn Đình Thi)

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2464 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Suy nghĩ, cảm nhận của em về bài thơ “đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu (sgk ngữ văn 9 / tập 1 trang 128), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SUY NGHÓ, CAÛM NHAÄN CUÛA EM VEÀ BAØI THÔ “ÑOÀNG CHÍ”
CUÛA NHAØ THÔ CHÍNH HÖÕU (Sgk Ngöõ Vaên 9 / Taäp 1 trang 128)
DAØN YÙ
I/ MÔÛ BAØI:
- Giôùi thieäu baøi thô vaø teân taùc giaû. 
* HS coù theå laøm MB theo caùch khaùc hay hôn.
II/ THAÂN BAØI:
1. Khaùi quaùt veà taùc giaû vaø taùc phaåm.
- Taùc giaû – Chính Höõu (Traàn Ñình Ñaéc) (1926 – 1920), nhaø thô tröôûng thaønh trong khaùng chieán choáng Myõ vaø Phaùp.
- Khaùi quaùt veà noäi dung vaø ngheä thuaät cuûa taùc phaåm.
2. Cô sôû taïo neân tình ñoàng chí cao ñeïp:
- Cuøng chung caûnh ngoä xuaát thaân töø nhöõng ngöôøi noâng daân ngheøo khoù.
- Cuøng chung lí töôûng, nhieäm vuï (chieán ñaáu baûo veä Toå quoác).
- Cuøng chia seû nhöõng khoù khaên, gian khoå, thieáu thoán.
3. Bieåu hieän vaø söùc maïnh cuûa tình ñoàng chí.
- Trước hết, đồng chí laø sự thấu hiểu, chia sẻ những taâm tư, nỗi loøng của nhau.
- Tình đồng chí coøn laø sự đồng cam cộng khổ, chia sẻ những khoù khăn thiếu thốn của cuộc đời người lính.
4. Böùc tranh ñeïp veà hình töôïng ngöôøi lính:
- Keát hôïp giöõa hieän thöïc vaø laõng maïn.
- Taâm theá chôø giaëc teá.
- Hai hình aûnh taïo neân veû ñeïp ñoäc ñaùo cho baøi thô.
III/ KEÁT BAØI:
- Toùm laïi ND, NT, yù nghóa VB.
- Lieân heä baûn thaân.
BAØI LAØM THAM KHAÛO
	Tình cảm là thứ quan trọng nhất đối với mỗi con người. Thiếu đi cái ngọt ngào của tình cảm, ta sẽ chỉ như ống nước rỗng ruột, khô cứng, tâm hồn ta sẽ chẳng khác gì hoang mạc cằn khô nứt nẻ. Tình cảm trong chiến tranh, trong những mưa bom bão đạn, những khói lửa mịt mù lại càng đáng nhớ hơn, nó thể hiện sự gắn bó, yêu thương không điều kiện, đồng cam cộng khổ vượt qua những chông gai của cuộc chiến. Thứ tình cảm thiêng liêng ấy không gì khác chính là tình đồng chí. Nhà thơ Chính Hữu đã viết về tình cảm cao đẹp ấy, đồng thời tái hiện lại một cách chân thực hình ảnh người lính chống Pháp, qua bài thơ “Đồng chí” của ông.
Nhà thơ Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc (1926 – 2007), quê ở Hà Tĩnh. Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào đầu năm 1948 – sau chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947 ). Trong chiến dịch này, Chính Hữu là chính trị viên đại đội, ông có nhiều nhiệm vụ nhất là việc chăm sóc anh em thương binh và chôn cất một số tử sĩ. Sau chiến dịch, vì là rất vất vả, nên ông bị ốm nặng, phải nằm lại điều trị. Đơn vị đã cử một đồng chí ở lại để chăm sóc cho Chính Hữu và người đồng đội ấy rất tận tâm giúp ông vượt qua những khó khăn, ngặt nghèo của bệnh tật. Cảm động trước tấm lòng của người bạn, ông đã viết bài thơ “Đồng chí” như một lời cảm ơn chân thành nhất gửi tới người đồng đội, người bạn nông dân của mình. Bài thơ được in trong tập “Đầu súng trăng treo” – tập thơ phần lớn viết về người lính trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
	Mở đầu bài thơ là những dòng thơ nói lên cơ sở tạo nên tình đồng chí cao đẹp giữa những người lính:
Quê hương anh nước mặn đồng chua 
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá 
Anh với tôi đôi người xa lạ 
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau. 
Súng bên súng, đầu sát bên đầu 
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ 
Đồng chí! 
	Hai câu thơ mở đầu bằng lối cấu trúc song hành, đối xứng như làm hiện lên hai gương mặt người chiến sĩ. Họ như đang tâm sự cùng nhau.Giọng điệu tự nhiên, mộc mạc, đầy thân tình. “Quê anh” và “làng tôi” đều là những vùng đất nghèo, cằn cỗi, xác xơ, là nơi “ nước mặn đồng chua” – vùng đồng bằng ven biển, là xứ sở của “đất cày lên sỏi đá” – vùng đồi núi trung du. Tác giả đã mượn thành ngữ, tục ngữ để nói về làng quê, nơi chôn nhau cắt rốn thân yêu của những người chiến sĩ. Điều ấy đã làm cho lời thơ mang đậm chất quê, dân dã đúng như hoàn cảnh những chàng trai dân cày chân đất, áo nâu lần đầu mặc áo lính lên đường ra trận! Như vậy, sự đồng cảnh, cùng chung giai cấp chính là cơ sở, là cái gốc hình thành nên tình đồng chí. 
	Năm câu thơ tiếp nói lên một quá trình thương mến: từ chỗ “đôi người xa lạ” rồi thành “ đôi tri kỉ” để kết thành “đồng chí”. Những ngày đầu, đứng dưới lá quân kì, những chàng trai ấy còn là “đôi người xa lạ”, mỗi người một phương trời “chẳng hẹn quen nhau”. Nhưng rồi cùng với thời gian kháng chiến, đôi bạn ấy gắn bó với nhau bằng biết bao kỉ niệm: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu – Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. “Súng bên súng” là cách nói hàm súc, giàu hình tượng, đó là những con người cùng chung lí tưởng chiến đấu. Họ cùng nhau ra trận đánh giặc để bảo vệ đất nước, quê hương, giữ gìn nền độc lập, tự do, sự sống còn của dân tộc – “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Còn hình ảnh “đầu sát bên đầu” lại diễn tả sự đồng ý, đồng tâm, đồng lòng của hai con người đó. Và câu thơ “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” lại là câu thơ ắp đầy kỉ niệm về một thời gian khổ, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi “Bát cơm sẻ nửa – Chăn sui đắp cùng” (Tố Hữu) . Và như thế mới thành “đôi tri kỉ” để rồi đọng kết lại là “Đồng chí!”. “Đồng chí” – hai tiếng ấy mới thiêng liêng làm sao! Nó diễn tả niềm tự hào, xúc động, cứ ngân vang lên mãi. Xúc động bởi đó là biểu hiện cao nhất của một tình bạn thắm thiết, đẹp đẽ. Còn tự hào bởi đó là tình cảm thiêng liêng, cao cả của những con người cùng chung chí hướng, cùng một ý nguyện, cùng một lí tưởng, ước mơ. Ở đây, trong những câu thơ này, tác giả đã sử dụng những từ ngữ rất giản dị, nhưng rất chân xác: “bên”, “sát”,”chung”,”thành” đã thể hiện được sự gắn bó tha thiết của mối tình tri kỉ, của tình cảm đồng chí. Cái tấm chăn mỏng, hẹp mà ấm nóng tình đồng đội ấy mãi mãi là kỉ niệm đẹp của người lính không bao giờ quên.
	Trong đoạn thơ nói về biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí, nhà thơ cho rằng trước hết, đồng chí là sự thấu hiểu, chia sẻ những tâm tư, nỗi lòng của nhau:
 “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
	Vì nghĩa lớn, các anh sẵn sàng từ giã những gì gắn bó thân thương nhất: “ruộng nương”, “gian nhà”, “giếng nước”, “gốc đa” Họ ra đi để lại sau lưng những băn khoăn, trăn trở, những bộn bề, lo toan của cuộc sống đời thường. Hai chữ “mặc kệ” đã diễn tả sâu sắc vẻ đẹp và chiều sâu đời sống tâm hồn người lính. Vì nghĩa lớn, họ sẵn sàng ra đi khi lí tưởng đã rõ ràng, mục đích đã chọn lựa. Song dù có dứt khoát thì vẫn nặng lòng với quê hương. Gác tình riêng ra đi vì nghĩa lớn, vẻ đẹp ấy thật đáng trân trọng và tự hào. Trong bài thơ “Đất nước”, ta bắt gặp điểm tương đồng trong tâm hồn những người lính: 
 “Người ra đi đầu không ngoảnh lại
 Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”	(Nguyễn Đình Thi)
Mặc dù đầu không ngoảnh lại nhưng các anh vẫn cảm nhận được “Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”. Sự ra đi “đầu ko ngoảnh lại” của họ cũng để lại cho người thân biết bao đau xót:
Đưa người, ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Bóng chiều không thẳm, không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong ?
	(Tống biệt hành – Thâm Tâm Khánh)
Cũng như người lính trong thơ của Chính Hữu, nói “mặc kệ” nhưng tấm lòng luôn hướng về quê hương. “Giếng nước gốc đa” là hình ảnh hoán dụ mang tính chất nhân hóa diễn tả một cách tinh tế tâm hồn người chiến sĩ, tô đậm sự gắn bó của người lính với quê nhà. “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” hay chính là tấm lòng của người ra đi không nguôi nhớ về quê hương. Quả thật, giữa người chiến sĩ và quê hương có mỗi giao cảm vô cùng sâu sắc, đậm đà. Người đọc cảm nhận từ hình ảnh thơ một tình quê ăm ắp và đây cũng là nguồn động viên, an ủi, là sức mạnh tinh thần giúp người chiến sĩ vượt qua mọi gian lao, thử thách suốt một thời máu lửa, đạn bom. 
Sau đó, nhà thơ cho rằng tình đồng chí còn là sự đồng cam cộng khổ, chia sẻ những khó khăn thiếu thốn của cuộc đời người lính:
 “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
	Bằng những hình ảnh tả thực, hình ảnh sóng đôi, tác giả đã tái hiện chân thực những khó khăn thiếu thốn trong buổi đầu kháng chiến: thiếu lương thực, thiếu vũ khí, quân trang, thiếu thuốc men Người lính phải chịu “từng cơn ớn lạnh”, những cơn sốt rét rừng hành hạ, sức khỏe giảm sút, song sức mạnh của tình đồng chí đã giúp họ vượt qua tất cả. Nếu như hình ảnh “Miệng cười buốt giá” làm ấm lên, sáng lên tinh thần lạc quan của người chiến sĩ trong gian khổ thì cái nắm tay lại thể hiện tình đồng chí, đồng đội thật sâu sắc! Cách biểu lộ chân thực, không ồn ào mà thấm thía. Những cái bắt tay truyền cho nhau hơi ấm, niềm tin và sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Cái nắm tay nhau ấy còn là lời hứa hẹn lập công.
	Bài thơ khép lại với bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội,là biểu tượng cao đẹp về cuộc đời người chiến sĩ:
 “Đêm nay rừng hoang sương muối
 Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
 Đầu súng trăng treo”
Nổi lên trên cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Họ đã đứng cạnh bên nhau giữa cái giá rét của rừng đêm, giữa cái căng thẳng của những giây phút “chờ giặc tới”. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả Câu kết là một hình ảnh thơ rất đẹp: “Đầu súng trăng treo”. Cảnh vừa thực, vừa mộng. Về ý nghĩa của hình ảnh này có thể hiểu: Đêm khuya, trăng tà, cả cánh rừng ngập chìm trong sương muối. Trăng lơ lửng trên không, chiếu ánh sáng qua lớp sương mờ trắng, đục. Bầu trời như thấp xuống, trăng như sà xuống theo. Trong khi đó, người chiến sĩ khoác súng trên vai, đầu súng hướng lên trời cao như chạm vào vầng trăng và trăng như treo trên đầu súng. “Trăng” là biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, là sự sống thanh bình. “Súng” là hiện thân cho cuộc chiến đấu gian khổ, hi sinh. Súng và trăng, cứng rắn và dịu hiền. Súng và trăng, chiến sĩ và thi sĩ. Hai hình ảnh đó trong thực tế vốn xa nhau vời vợi nay lại gắn kết bên nhau trong cảm nhận của người chiến sĩ: trăng treo trên đầu súng. Như vậy, sự kết hợp hai yếu tố, hiện thực và lãng mạn đã tạo nên cái vẻ đẹp độc đáo cho hình tượng thơ. Và phải chăng, cũng chính vì lẽ đó, Chính Hữu đã lấy hình ảnh làm nhan đề cho cả tập thơ của mình – tập “Đầu súng trăng treo” – như một bông hoa đầu mùa trong vườn thơ cách mạng.
Bài thơ kết thúc nhưng lại mở ra những suy nghĩ mới trong lòng người đọc. Bài thơ đã làm sống lại một thời khổ cực của cha anh ta, làm sống lại chiến tranh ác liệt. Bài thơ khơi gợi lại những kỉ niệm đẹp, những tình cảm tha thiết gắn bó yêu thương mà chỉ có những người đã từng là lính mới có thể hiểu và cảm nhận hết được. Với nhiều hình ảnh chọn lọc, từ ngữ gợi cảm mà lại gần gũi thân thuộc, với biện pháp sóng đôi, đối ngữ được sử dụng rất thành công, Chính Hữu đã viết nên một bài ca với những ngôn từ chọn lọc, bình dị mà có sức ngân vang. Bài thơ đã ca ngợi tình đồng chí hết sức thiêng liêng, như là một ngọn lửa vẫn cháy mãi, bập bùng không bao giờ tắt, ngọn lửa thắp sáng đêm đen của chiến tranh.
Taøi lieäu chæ mang tính chaát tham khaûo. Caám sao cheùp, chia seû döôùi moïi hình thöùc.
Caûm ôn!
---Heát---

File đính kèm:

  • docCam_nhan_ve_bai_tho_Dong_Chi_cua_Chinh_Huu_20150725_032205.doc