Sáng kiến kinh nghiệm - Vận động học sinh bỏ học đi học lại

Trong trường hợp này GVCN và tập thể lớp trực tiếp đến nhà phụ huynh các em, tâm sự chia xẻ nỗi niềm buồn vui với phụ huynh, đồng thời giải thích cho phụ huynh hiểu rõ việc học của con em mình là rất quan trọng, rất cần thiết đến bản thân em, gia đình và đất nước sau này, vì các em có trình độ học vấn thì các em mới có cơ hội đổi đời cho bản thân, giúp ích cho gia đình và xã hội đất nước sau này. GVCN cần đưa ra hình ảnh thực tế về người thật việc thật hiện nay ở địa phương mình, hoặc trên ti vi, đài báo chí, GVCN khuyên và động viên phụ huynh kết hợp với GVCN để quan tâm việc học cho con em học tốt hơn. Ví dụ phụ huynh cần quan theo dõi các em từng buổi học ở trường, ở nhà và tạo điều kiện thuận lợi cho con học tập tốt hơn, tùy theo khả năng của gia đình. GVCN yêu cầu phụ huynh phải liên lạc thường với GVCN qua số điện thoại, nhằm để quản lý về việc học tập và hạnh kiểm của con em mình ở lớp, ở trường. “Phải biết mở cửa lòng mình trước mới hy vọng mở được lòng người khác” (Pasquier Quesnel)

doc16 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 9386 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Vận động học sinh bỏ học đi học lại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợng môn, tăng về thời gian học tập. Các tổ chức sinh hoạt vui chơi giải trí lành mạnh cho các em còn nhiều hạn chế, hình thức tổ chức là còn nghèo về nội dung và đơn điệu về hình thức, nên ít thu hút và ít hấp dẫn đối với lứa tuổi của các em. 
Từ các nguyên nhân trên đã tác động đến các em bỏ học nửa chừng. Theo tôi, nguyên nhân quan trọng nhất, mang tính chất quyết định đến việc các em bỏ học nửa chừng, về phía gia đình phụ huynh học sinh. “Chín phần mười sự giáo dục là động viên khích lệ.” (Anatole France). Thuở sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta có dạy:
“Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn.
 Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Đó là lý do thôi thúc tôi viết sáng kiến kinh nghiệm Vận động học sinh bỏ học đi học lại.
2. Ý NGHĨA VÀ TÁC DỤNG CỦA GIẢI PHÁP MỚI
Sáng kiến kinh nghiệm Vận động học sinh bỏ học đi học lại, của tôi sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm lớp hiểu được ý nghĩ và tác dụng của giải pháp mới như sau:
- Học tập của các em hôm nay là một trong những biện pháp quan trọng nhất để sau này giúp các em có cơ hội tốt hoàn thiện chính mình, cải thiện đời sống và niềm tự hào của ông bà, cha mẹ về con cháu đã thành đạt. Ngạn ngữ Nga có câu; “Bộ lông làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người.”
- Học tập của các em hôm nay là nền tảng tri thức bền vững, để sau này các em có điều kiện về xây dựng địa phương, xã hội, đất nước phát triển về kinh tế, xã hội và là động lực góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều 39, Hiến pháp năm 2013, có ghi: “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.”
- Học tập của các em hôm nay, sẽ góp phần giữ vững danh hiệu Trường THCS Cát Nhơn đạt Trường chuẩn Quốc gia, đây là niềm tự hào, mong đợi của toàn Đảng, toàn dân trong xã. “Muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” (Hồ Chí Minh). Theo quan điểm mới ở nước ta:“Xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời” giai đoạn 2011-2020, nhằm để hòa nhập vào xu thế học tập ở toàn cầu,…”.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Phạm vi nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm Vận động học sinh bỏ học đi học lại, tôi đã áp dụng thực hiện lớp tôi chủ nhiệm, bắt đầu từ năm học 2011-2012 cho đến năm học 2013-2014. “Nếu người kỹ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới xây xong, người nông dân mỉm cười nhìn đồng lúa mình vừa mới trồng, thì người giáo viên vui sướng khi nhìn thấy học sinh đang trưởng thành, lớn lên.” (Gôlôbôlin).
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÓ TÍNH ĐỊNH HƯỚNG CHO VIỆC NGHIÊN CỨU, TÌM GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
a. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
Tại sao các em cần phải đi học? Tại sao các em không được bỏ học nửa chừng? Câu hỏi này chắc chắn có nhiều quan điểm và ý kiến khác nhau. Thực tiễn cuộc sống minh chứng, có nhiều con đường đi đến thành công, làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình, xã hội và phụng sự tổ quốc, đa số là những con người có tri thức cao. Bên cạnh những người nổi tiếng, còn có những người thành đạt, đa số là họ là những con người được đào tạo bài bản, có trình độ học vấn cao và họ là những con người hữu ích, đóng góp rất nhiều công sức cho xã hội, cho đất nước. Vì vậy việc học của các em hôm nay là thước đo về việc thành đạt của các em ngày sau. Thuở sinh thời Bác Hồ rất quan tâm lo lắng nhiều về việc học tập của học sinh: “Non song Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. (Trích “Thư gửi học sinh”, của Bác Hồ, vào tháng 9/1945, nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên sau Tết Độc lập), Bác còn nhấn mạnh và khẳng định chiến lược lâu dài về việc học tập của các em đối với vận mệnh sinh tồn của nồi giống quốc gia là: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Vì việc học của các hôm nay, không những ngày sau giúp cho các em có cơ hội tốt để đổi đời, mà có cơ hội để các em góp công sức của mình vào xây dựng đất nước, quê hương mình ngày càng giàu đẹp . “Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt được sự giàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn đến cái Chân và thực hành cái Thiện.” ( Vijaya Lakshmi Pandit). Ngày nay Đảng và Nhà nước ta có nhiều chính sách quan tâm đến việc học của các em, đưa ra nhiều chiến lược đầu tư phát triển giáo dục. Trong Hiến Pháp nước ta, đã thông qua khóa XIII, kỳ họp thứ VI, ngày 28 tháng 11 năm 2013, điều 61, khoản 1, có ghi: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.”. Luật Giáo dục, nước ta, số 38/2005 QH 11, ngày 14 tháng 5 năm 2005, điều 27, khoản 1, có khẳng định về mục tiêu của giáo dục phổ thông nước ta là: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. (Trích Luật Giáo dục, nước ta, số 38/2005 QH 11, ngày 14 tháng 5 năm 2005, điều 27, khoản 1)
b. CƠ SỞ THỰC TIỄN 
Nhìn thực tế các trường học hiện nay trên cả nước từ miền núi đến đồng bằng, từ thành thị đến nông thôn, vẫn còn tình trạng học sinh bỏ học nửa chừng. Trường của tôi cũng có tình trạng học sinh bỏ học nửa chừng. Trường tôi đa số các em học sinh chăm chỉ học tập, ngoan hiền lễ phép với thầy cô và người lớn tuổi nhưng ngược lại vẫn còn một số ít học sinh đôi lúc cũng chưa chấp hành tốt nội quy của trường, của lớp quy định. Các em học sinh này thường biểu hiện những hành vi vi phạm của mình, như nghỉ học không phép, bỏ tiết, chơi game, ... cuối cùng các em nghỉ học nửa chừng. Những em học sinh này được lãnh đạo địa phương, trực tiếp là lãnh đạo nhà trường, thầy cô giáo dạy bộ môn, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm rất quan tâm giúp đỡ, nhằm để vận động các em đi học lại. “Có hai kiểu giáo dục. Một kiểu dạy chúng ta làm thế nào để sống, và kiểu còn lại dạy chúng ta phải sống như thế nào.” (John Adams). Đây là lý do thôi thúc tôi viết sáng kiến kinh nghiệm Vận động học sinh bỏ học đi học lại. “Dùng người như dùng gỗ, đừng vì một vài chỗ mục mà bỏ cả cây lớn.” (Khổng Tử).
2. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH, THỜI GIAN TẠO RA GIẢI PHÁP
a. Các biện pháp tiến hành
	Sáng kiến kinh nghiệm Vận động học sinh bỏ học đi học lại, của tôi 2 biện pháp chính như sau:
- GVCN không ngừng nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện nhân cách và phải thật sự có tâm huyết với nghề.
- GVCN tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các em bỏ học nửa chừng và tìm ra giải pháp để khắc phục nguyên nhân đó.
b. Thời gian tạo ra giải pháp
Thời gian tạo ra giải pháp sáng kiến kinh nghiệm Vận động học sinh bỏ học đi học lại, của tôi thực hiện trong 3 năm, bắt đầu từ năm học 2011-2012; năm học 2012-2013; năm học 2013-2014
B. NỘI DUNG
I. MỤC TIÊU
Sáng kiến kinh nghiệm Vận động học sinh bỏ học đi học lại , nhằm các mục tiêu sau:
- Đảm bảo sĩ số lớp đầu năm như cuối năm.
- Giáo dục các em có ý thức trách nhiệm trong học tập và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường, sau này các em trở thành người công dân tốt trong xã hội.
- Tạo niềm tin bền vững giữa phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm.
- Góp phần giữ vững danh hiệu Trường THCS Cát Nhơn là Trường Chuẩn Quốc gia 
- Góp phần thực hiện vấn đề xây dựng xã hội học tập trong giai đoạn mới (2011-2020)
"Người thầy trung bình chỉ biết nói, Người thầy giỏi biết giải thích, Người thầy xuất chúng biết minh họa, Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng ." (William A. Warrd)
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐỀ TÀI
1. THUYẾT MINH TÍNH MỚI
a. Mô tả ngắn gọn nhưng đầy đủ nội dung giải pháp.
	Sáng kiến kinh nghiệm Vận động học sinh bỏ học đi học lại của tôi thì yêu cầu GVCN cần phải thực hiện 2 biện pháp cơ bản sau đây:
a.1. GVCN không ngừng nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện nhân cách và phải thật sự có tâm huyết với nghề.
Chuyên môn nghiệp vụ và nhân cách là thước đo về đức và tài của người thầy giáo mẫu mực. Người thầy giáo là tấm gương sáng tỏa nhiều để cho học sinh noi theo. Nếu người thầy giáo có chuyên môn sâu rộng, cộng với cái tâm yêu nghề mến trẻ là động lực chính để chinh phục trái tim học sinh. Người thầy giáo phải thật sự là người “Học không biết chán, dạy người không biết mỏi.” (Khổng Tử ). Vì vậy giáo giáo viên bộ môn nói chung, người giáo viên chủ nhiệm nói riêng, phải thường xuyên trau dồi kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ và không ngừng rèn luyện nhân cách làm thầy ngày càng mẫu mực hơn, thể hiện qua từng bài giảng, từng cử chỉ, từng câu chuyện tâm sự nỗi niềm buồn vui đối với học sinh. “Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác” (Usinxki). Ví dụ học sinh chưa hiểu bài thì thầy sẵn sàng, vui vẻ giảng giải kiến thức cho em, nếu học sinh nghịch ngợm quậy phá thì thầy phải kiên nhẫn, giàu lòng vị tha, ân cần giải thích cho em hiều được điều hay lẽ phải. “Kết quả cao nhất của giáo dục là sự khoan dung” (Helen Keller); "Người thầy trung bình chỉ biết nói, Người thầy giỏi biết giải thích, Người thầy xuất chúng biết minh họa, Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng ." (William A. Warrd).
a.2. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các em bỏ học nửa chừng và tìm ra giải pháp để khắc phục nguyên nhân đó.
	Các em bỏ học nửa chừng thường có nhiều nguyên nhân. Theo tôi các em bỏ học nửa chừng, thường xảy ra từ các nguyên nhân sau, như do điều kiện hoàn cảnh kinh tế gia đình rất khó khăn; gia đình không quan tâm hoặc ít quan tâm đến việc học tập và hạnh kiểm của con em; hoặc gia đình có quan tâm đến việc học tập và hạnh kiểm của con em nhưng chưa hợp lý; hoặc một số phụ huynh quan niệm về vấn đề học tập của con em còn rất giản đơn, phiến diện ở khía cạnh của cuộc sống; hoặc do tác động mặt trái của xã hội đến tâm sinh lý của các em; hoặc do các em học lực còn yếu kém, các em học bị lưu ban. Theo tôi để khắc phục những nguyên nhân trên thì GVCN cần có các giải pháp cụ thể như sau.
	Ví dụ 1, các em bỏ học nửa chừng, vì hoàn cảnh kinh tế gia đình rất khó khăn, trong trường hợp này GVCN nên báo cáo bằng văn bản lên lãnh đạo nhà trường, về tình hình học sinh lớp mình nghỉ học vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn, lãnh đạo có chính sách miễn giảm cho các em về các khoản tiền thu theo quy định của trường. Luật Giáo dục năm 2005, điều 93 có quy định về trách nhiệm của nhà trường như sau: “Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.”. Ngoài ra GVCN và tập thể lớp trực tiếp đến nhà phụ huynh, tâm sự chia xẻ nỗi niềm buồn vui với phụ huynh và học sinh. Đồng thời GVCN giải thích cho phụ huynh và học sinh hiểu rõ việc về việc học của con em mình là rất quan trọng, rất cần thiết đến bản thân em, gia đình và đất nước sau này. Vì nếu các em có trình độ học vấn tốt thì ngày sau các em mới có cơ hội đổi đời cho bản thân, giúp ích cho gia đình và xã hội đất nước. GVCN minh chứng những câu chuyện về người thật việc thật hiện nay ở địa phương, trên ti vi, báo chí,… để làm tăng tính thuyết phục đối với phụ huynh và học sinh. GVCN không quên liên lạc với phụ huynh qua số điện thoại của cá nhân, nhằm để động viên giúp đỡ con em họ đến trường đều đặng.
Ví dụ 2, còn trong trường hợp các em lại bỏ học nửa chừng, vì gia đình không quan tâm hoặc ít quan tâm đến việc học tập và hạnh kiểm của con em. Trong trường hợp này GVCN và tập thể lớp trực tiếp đến nhà phụ huynh các em, tâm sự chia xẻ nỗi niềm buồn vui với phụ huynh, đồng thời giải thích cho phụ huynh hiểu rõ việc học của con em mình là rất quan trọng, rất cần thiết đến bản thân em, gia đình và đất nước sau này, vì các em có trình độ học vấn thì các em mới có cơ hội đổi đời cho bản thân, giúp ích cho gia đình và xã hội đất nước sau này. GVCN cần đưa ra hình ảnh thực tế về người thật việc thật hiện nay ở địa phương mình, hoặc trên ti vi, đài báo chí,… GVCN khuyên và động viên phụ huynh kết hợp với GVCN để quan tâm việc học cho con em học tốt hơn. Ví dụ phụ huynh cần quan theo dõi các em từng buổi học ở trường, ở nhà và tạo điều kiện thuận lợi cho con học tập tốt hơn, tùy theo khả năng của gia đình. GVCN yêu cầu phụ huynh phải liên lạc thường với GVCN qua số điện thoại, nhằm để quản lý về việc học tập và hạnh kiểm của con em mình ở lớp, ở trường. “Phải biết mở cửa lòng mình trước mới hy vọng mở được lòng người khác” (Pasquier Quesnel)
Ví dụ 3, các em lại bỏ học nửa chừng, gia đình có quan tâm đến việc học tập và hạnh kiểm của con em nhưng chưa hợp lý. Trong trường hợp này GVCN và tập thể lớp trực tiếp đến nhà phụ huynh các em, tâm sự chia xẻ nỗi niềm buồn vui với phụ huynh, đồng thời giải thích cho phụ huynh và học sinh hiểu rõ, việc học của con em mình là rất quan trọng, rất cần thiết đến bản thân em, gia đình và đất nước sau này, vì các em có trình độ học vấn tốt thì các em mới có cơ hội đổi đời bản thân, gia đình và giúp ích xã hội, đất nước ngày. GVCN cần đưa ra hình ảnh thực tế về người thật việc thật hiện nay ở địa phương mình, hoặc trên ti vi, đài báo chí,… Đồng thời GVCN hướng dẫn cho phụ huynh biết cách quan tâm con em mình một cách hợp lý hơn từng buổi các em đến lớp, đến trường, từng các khoản tiền con em xin có phải vì mục đích phục vụ vào việc học hay không? GVCN yêu cầu phụ huynh phải liên lạc thường xuyên với GVCN, nhằm để theo dõi quan tâm quản lý tốt hơn về việc học tập và hạnh kiểm của con em mình ở lớp, ở trường. Luật Giáo dục, năm 2005, điều 94, có ghi về “Trách nhiệm của gia đình 
1. Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em hoặc người được giám hộ được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường.
2. Mọi người trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của con em; người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.”
Ví dụ 4, các em lại bỏ học nửa chừng, vì một số phụ huynh quan niệm còn sai lầm đơn giản về vấn đề học tập của con em. Trong trường hợp này GVCN và tập thể lớp trực tiếp đến nhà phụ huynh các em, tâm sự chia xẻ nỗi niềm buồn vui với phụ huynh và học sinh. Đồng thời GVCN giải thích cho phụ huynh hiểu rõ việc học của con em mình là rất quan trọng, rất cần thiết đến bản thân em, gia đình và đất nước sau này, vì các em có trình độ học vấn tốt thì các em mới có cơ hội đổi đời cho bản thân, giúp ích cho gia đình và xã hội đất nước ngày. GVCN cần đưa ra hình ảnh thực tế về người thật việc thật hiện nay ở địa phương mình, hoặc trên ti vi, đài báo chí,… “Tri thức là sức mạnh” (F.Bacon). Mỗi khi phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng về việc học tập của con em mình thì yêu cầu họ phải liên lạc với GVCN qua số điện thoại cá nhân. Điều Lệ Trường THCS, Trường THPT và Trường TH có nhiều cấp học, điều 47, có quy định về “Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Nhà trường phối hợp với chính quyền, đoàn thể địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân có liên quan nhằm:
1. Thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu giáo dục.
2. Huy động mọi lực lượng và nguồn lực của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, góp phần xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục của nhà trường; xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến học sinh; tạo điều kiện để học sinh được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh phù hợp với lứa tuổi.”
Ví dụ 5, các em lại bỏ học nửa chừng, vì tác động về mặt trái của xã hội hiện nay đến tâm sinh lý của các em như chơi game, tập ăn nhậu, tập hút thuốc lá, tập uống rượu bia, tập chạy xe máy,…Trong trường hợp này GVCN và tập thể lớp trực tiếp đến nhà phụ huynh các em, tâm sự chia xẻ nỗi niềm buồn vui với phụ huynh và học sinh. Đồng thời GVCN giải thích cho phụ huynh và học sinh hiểu rõ việc tác hại về mặt trái của xã hội tâm lý của các em, nếu chúng ta không kịp thời có biện pháp ngăn chặn thì sẽ làm các em bị hư hỏng. Mặt khác GVCN cần nhấn mạnh việc học tập của các em là rất quan trọng, rất cần thiết đến bản thân em, gia đình và đất nước sau này. Nếu các em có trình độ học vấn tốt thì các em có cơ hội đổi đời, hoàn thiện nhân cách cho bản thân và ngày sau sẽ giúp ích cho gia đình và xã hội đất nước. GVCN cần đưa ra hình ảnh thực tế về người thật việc thật hiện nay ở địa phương mình, hoặc trên ti vi, đài báo chí,… GVCN yêu cầu phụ huynh phải liên lạc với GVCN thường xuyên qua số điện thoại của cá nhân để GVCN cung cấp thông tin cần thiết, theo dõi quan tâm quản lý chặt chẽ hơn nữa về việc học tập và hạnh kiểm của con em mình ở lớp, ở trường.
Ví dụ 6, các em lại bỏ học nửa chừng, vì các em học lực còn yếu kém hoặc các em học bị lưu ban. trong trường hợp này GVCN và tập thể lớp trực tiếp đến nhà phụ huynh các em, tâm sự chia xẻ nỗi niềm buồn vui với phụ huynh, đồng thời giải thích cho phụ huynh hiểu rõ việc học của con em mình là rất quan trọng, rất cần thiết đến bản thân em, gia đình và đất nước sau này, vì các em có trình độ học vấn thì các em mới có cơ hội đổi đời cho bản thân, giúp ích cho gia đình và xã hội đất nước ngày. GVCN minh chứng những câu chuyện về người thật việc thật hiện nay ở địa phương, trên ti vi, báo chí,… Đồng thời GVCN hướng dẫn cho em cách học tập ở lớp, ở nhà. Ngoài ra GVCN phân công những em học sinh khá giỏi đến nhà giúp đỡ, hướng dẫn về cách học cho các em học sinh yếu kém. Vì “Học thầy, học bạn, vô vạn phong lưu.” (Tục ngữ dân tộc Thái ở Việt Nam). Mặt khác GVCN báo cáo lên lãnh đạo nhà trường, để chỉ đạo giáo viên bộ môn dạy bổ sung kiến thức các em chưa nắm vững (các em học không thu tiền). GVCN yêu cầu phụ huynh phải liên lạc với thường xuyên với GVCN qua số điện thoại cá nhân, nhằm theo dõi quan tâm quản lý về việc học tập và hạnh kiểm của con em mình ở lớp, ở trường. Bàn về công tác giáo dục thế hệ trẻ, Bác đã dạy chúng ta như sau: “Trong cách học, phải lấy tự học làm cốt.” ; GVCN phân công những em học khá giỏi giúp đỡ hướng dẫn cách học cho các em; “Tình bạn nhân lên niềm vui và chia bớt đau buồn.” (Thomas Fuller); GVCN báo cáo lên lãnh đạo nhà trường để nhờ giáo viên bộ môn dạy bổ sung kiến thức các em chưa nắm vững. ”Còn kém thì phải học, phải tích cực học cách làm việc, tích cực học chuyên môn cho biết. Nếu vì kém mà không làm thì không được. Nhiều cái mình chưa biết, nhưng có quyết tâm học thì phải biết, nhất định biết.” (Hồ Chí Minh)
b. Những điểm mới, điểm sáng tạo của giải pháp.
	Sáng kiến kinh nghiệm Vận động học sinh bỏ học đi học lại, của tôi có những điểm mới, điểm sáng tạo của giải pháp, đó là tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh bỏ học nửa chừng và tìm từng giải pháp cụ thể khả thi để khắc phục những nguyên nhân dẫn trên.
2. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
a. Thời gian áp dụng hoặc thử nghiệm có hiệu quả.
Sáng kiến kinh nghiệm Vận động học sinh bỏ học đi học lại, tôi đã trải nghiệm trên 3 năm làm công tác chủ nhiệm lớp của tôi, đem lại hiệu quả tương đối tốt, cụ thể tôi Vận động học sinh bỏ học đi học lại thành công trong các năm học như sau: 
Năm học: 2011-2012, tôi chủ nhiệm lớp 9a5, tôi và tập thể lớp chủ nhiệm, đã vận động được ba em học sinh, bỏ học nửa chừng đi học lại, đó là em Nguyễn Văn Hải, em Trần Duy Khoa và em Nguyễn Hồng Quang. Năm học: 2013-2014, tôi chủ nhiệm lớp 8a1, tôi và tập thể lớp chủ nhiệm, đã vận động được em Nguyễn Thị Phê, bỏ học nửa chừng đi học lại.
b. Có khả năng thay thế giải pháp hiện có
	Sáng kiến kinh nghiệm Vận động học sinh bỏ học đi học lại, của tôi có khả năng thay thế giải pháp hiện có. Thường GVCN có học sinh nghỉ học của lớp mình thì GVCN hỏi lớp, đến nhà phụ huynh học sinh hoặc liên lạc qua điện thoại với phụ huynh, hỏi lý do tại sao con em họ nghỉ học, để báo cáo lên lãnh đạo nhà trường. Theo tôi cách làm như

File đính kèm:

  • doc3 SANG KIEN KINH NGHIEM chu nhiem (13-14).doc