Sáng kiến kinh nghiệm - Phương pháp giải nhanh bài toán hóa học Phương pháp bảo toàn điện tích - Trần Thị Thu Hiền

Ví dụ 13: Hoà tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch HCl 2M. Kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch Y và 5,6 lít H2 (đktc). Để kết tủa hoàn toàn các cation có trong Y cần vừa đủ 300ml dung dịch NaOH 2M. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là

A. 0,2 lít B. 0,25 lít C. 0,3 lít D. 0,6 lít

Hướng dẫn:

- = = = 0,3.2 = 0,6 mol

- Dung dịch Y chứa các ion: Mg2+; Fe2+; có thể có H+ dư và .

- Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch Y, phản ứng trung hòa (giữa H+ và ) được ưu tiên xảy ra trước còn các cation kim loại tác dụng với tạo kết tủa sẽ xảy ra sau. Dung dịch sau phản ứng chỉ có Na+ và .

- Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:

 = 0,3 (lít)

 Đáp án C.

 

doc19 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 670 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Phương pháp giải nhanh bài toán hóa học Phương pháp bảo toàn điện tích - Trần Thị Thu Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p dạy học rất có hiệu quả.
Bài tập còn là con đường đầu tiên để áp dụng chính xác kiến thức khoa học vào cuộc sống. Song thực tế cho thấy nhiều học sinh phổ thông rất sợ giải bài tập hoá học hoặc còn rất lúng túng trong việc xác định các dạng toán, do đó gặp nhiều khó khăn trong việc giải bài tập. Hơn nữa số tiết luyện tập hoá học ở trên lớp lại rất ít, nên việc củng cố, đào sâu và vận dụng kiến thức hoá học còn bị hạn chế. Mặt khác, một bài tập có thể có nhiều cách giải khác nhau: có cách giải thông thường theo các bước quen thuộc, nhưng cũng có cách giải nhanh, độc đáo, ngắn gọn mà lại chính xác, tiết kiệm nhiều thời gian và dễ dàng áp dụng nhưng học sinh thường chọn cách giải từ từ theo từng bước quen thuộc nên rất mất thời gian và không phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm hiện nay. 
Với những lý do nêu trên mà tôi đã nghiên cứu và hệ thống các bài tập theo: "PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH BÀI TOÁN HÓA HỌC – PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH". Sau đây tôi xin trình bày những kinh nghiệm mà bản thân tích lũy được.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận của đề tài
Phương pháp này dựa trên cơ sở:
- Bài toán liên quan đến điện tích, ion, những bài toán trong dung dịch.
- Phương pháp bảo toàn điện tích không phải là giải pháp duy nhất để giải toán, có thể giải những bài toán đó bằng cách giải thông thường nhưng nếu áp dụng phương pháp này hợp lí, đúng cách, trong nhiều trường hợp sẽ làm tăng tốc độ làm bài, điều này đặc biệt quan trọng khi làm bài thi trắc nghiệm như hiện nay.
- Phương pháp bảo toàn điện tích thường được vận dụng kết hợp với các phương pháp bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố, 
1.1. Định luật bảo toàn điện tích:
Định luật bảo toàn điện tích được phát biểu như sau: “Điện tích của một hệ thống cô lập thì luôn luôn không đổi tức là được bảo toàn”
1.2. Các hệ quả:
1.2.1. Hệ quả 1: Nguyên tử, phân tử hay dung dịch luôn luôn trung hòa về điện.
- Trong nguyên tử: Số proton = số electron.
- Trong dung dịch: 
số mol x điện tích ion dương = ½số mol x điện tích ion âm½
1.2.2. Hệ quả 2: Tính khối lượng muối khan (hoặc chất rắn khan) trong dung dịch.
	Khối lượng muối khan (hoặc chất rắn khan) trong dung dịch bằng tổng khối lượng các ion tạo muối (hoặc tạo chất rắn) đó.
	Chú ý: Khi áp dụng định luật bảo toàn điện tích thường kết hợp:
- Các phương pháp bảo toàn khác: Bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố.
- Viết phương trình hóa học ở dạng ion rút gọn.
- Lý thuyết điện phân dung dịch.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
2.1. Dạng 1: Áp dụng đơn thuần định luật bảo toàn điện tích.
Áp dụng hệ quả 1:
- Trong dung dịch: 
số mol x điện tích ion dương = ½số mol x điện tích ion âm½
Ví dụ 1: Dung dịch X có chứa các ion: 0,015 mol Al3+; a mol Fe2+; 0,03 mol và 0,02 mol . Giá trị của a là
	A. 0,050	B. 0,0125	C. 0,0250	D. 0,0350 
Hướng dẫn:
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:
0,015.3 + a.2 = 0,03.1 + 0,02.2 Û a = 0,0125 Þ Đáp án B.
Ví dụ 2: Một dung dịch có chứa 4 ion với thành phần: 0,05 mol K+; 0,02 mol Ca2+; 0,015 mol và x mol . Giá trị của x là
	A. 0,09	B. 0,055	C. 0,02	D. 0,075 
Hướng dẫn:
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:
0,05.1 + 0,02.2 = 0,015.1 + x.1 Û x = 0,075 Þ Đáp án D.
2.2. Dạng 2: Kết hợp với định luật bảo toàn khối lượng.
Áp dụng hệ quả 1 và hệ quả 2:
- Trong dung dịch: 
	số mol x điện tích ion dương = ½số mol x điện tích ion âm½
- mmuối khan (hoặc chất rắn khan) trong dung dịch = mcác ion tạo muối (hoặc tạo chất rắn) đó.
Ví dụ 3: Dung dịch X chứa hai cation là K+: 0,03 mol; Zn2+: x mol và hai anion là : 0,015 mol; : 0,04 mol. Cô cạn cẩn thận dung dịch X, khối lượng muối khan thu được là:
	A. 2,82 gam	B. 6,63 gam	C. 5,33 gam	 D. 4,19 gam
Hướng dẫn:
- Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:
0,03.1 + x.2 = 0,015.2 + 0,04.1 Û x = 0,02 (1) 
- Khi cô cạn dung dịch, khối lượng muối = Khối lượng các ion tạo muối
Û mmuối = 0,03.39 + 0,02.65 + 0,015.96 + 0,04.35,5 = 5,33 (gam)
Þ Đáp án C.
Ví dụ 4: Dung dịch X chứa 2 cation là : 0,03 mol; Fe2+: x mol và 2 anion là : 0,015 mol; : y mol. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được 4,52 gam muối khan. Giá trị của x và y lần lượt là:
	A. 0,02 và 0,04	B. 0,03 và 0,02	
C. 0,015 và 0,03	D. 0,03 và 0,03
Hướng dẫn:
- Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:
0,03.1 + x.2 = 0,015.2 + y.1 Û 2x – y = 0 (1) 
- Khi cô cạn dung dịch, khối lượng muối = Khối lượng các ion tạo muối
Û 0,03.18 + x.56 + 0,015.96 + y.35,5 = 4,52 Û 56x + 35,5y = 2,54 (2) 
Từ (1) và (2) Þ x = 0,02 và y = 0,04
Þ Đáp án A.
Ví dụ 5: Chia m gam hỗn hợp X gồm hai kim loại có hoá trị không đổi thành 2 phần bằng nhau. Phần 1: Hoà tan hoàn toàn bằng dung dịch HCl dư thu được 1,792 lít khí H2 (đktc). Phần 2: Nung trong không khí dư, thu được 2,84 gam hỗn hợp rắn chỉ gồm các oxit. Giá trị của m là
A. 1,56 gam	B. 1,8 gam	C. 2,4 gam	 D. 3,12 gam
Hướng dẫn:
- Ta có: 
số mol x điện tích ion dương (của 2 kim loại) trong 2 phần là bằng nhau 
 số mol x điện tích ion âm trong 2 phần cũng bằng nhau.
 Nên: O2- Û 2Cl-.
- Mặt khác: = 0,16 = 0,08
 Trong một phần: = 2,84 – 0,08.16 = 1,56g
 m = mhỗn hợp X = 2.1,56 = 3,12 (gam)
Þ Đáp án D.
2.3. Dạng 3: Kết hợp với định luật bảo toàn nguyên tố.
Kết hợp với định luật bảo toàn nguyên tố:
 - nnguyên tử của một nguyên tố X trước phản ứng = nnguyên tử của một nguyên tố X sau phản ứng 
Ví dụ 6: Cho hỗn hợp X gồm x mol FeS2 và 0,045 mol Cu2S vào axit HNO3 loãng (vừa đủ), thu được dung dịch chỉ chứa muối sunfat của các kim loại và khí duy nhất NO. Giá trị của x là
	A. 0,045	B. 0,09	C. 0,135	D. 0,18
Hướng dẫn:
- Theo định luật bảo toàn nguyên tố ta có: 
 	 = x mol
 = 0,045.2=0,09 mol
= (2x + 0,045) mol
- Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có: 
3x + 2.0,09 = 2(2x + 0,045) x = 0,09
Þ Đáp án B.
Ví dụ 7: Dung dịch X có chứa 5 ion: Mg2+; Ba2+; Ca2+; 0,1 mol Cl- và 0,2 mol NO3-. Thêm dần V lít dung dịch K2CO3 1M vào X đến khi được lượng kết tủa lớn nhất thì giá trị V tối thiểu cần dùng là
	A. 150 ml	B. 300 ml	C. 200 ml	D. 250 ml
Hướng dẫn:
- Ta có: M2+ + CO32- MCO3
 Khi phản ứng kết thúc, dung dịch còn các ion: K+, Cl-, NO3- 
- Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có: = 0,3 
- Theo định luật bảo toàn nguyên tố ta có: = 
 = 0,15 (mol)
== 0,15 (lít) = 150 (ml)
Þ Đáp án A.
2.4. Dạng 4: Kết hợp với việc viết phương trình ở dạng ion rút gọn.
Kết hợp với việc viết phương trình ở dạng ion rút gọn:
	- Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra ở dạng ion rút gọn.
Chú ý: Các chất rắn, chất không tan, chất khí hoặc chất điện li yếu thì giữ nguyên ở dạng phân tử (không bị phân li).
Ví dụ 8: Dung dịch X có chứa các ion Ca2+, Al3+, . Để làm kết tủa hết ion trong 10ml dung dịch X phải dùng hết 70ml AgNO3 1M. Khi cô cạn cùng lượng dung dịch X đó thu được 3,555g muối khan. Nồng độ mol/lít của Ca2+ trong lượng dung dịch X trên là
	A. 0,02	B. 0,5	C. 0,2	D. 2
Hướng dẫn:
- Áp dụng định luật bảo toàn điện tích trong dung dịch X ta có: 
= 2x + 3y (1)
Khi kết tủa hết ion Cl- trong 10ml dung dịch X thì:
Ag+ + AgCl↓ 
= 0,07.1 = 0,07 (mol) (2)
- Khi cô cạn cùng lượng dung dịch X nên ta có: 
mmuối khan = 40.x + 27.y + 35,5.0,07 = 3,555
Û 40x + 27y = 1,07 (3)
- Từ (1), (2), (3) ta có: x = 0,02; y = 0,01
Þ Đáp án D.
Ví dụ 9: Hòa tan hoàn toàn 15,6 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 trong 500ml dung dịch NaOH 1M thu được 6,72 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Thể tích dung dịch HCl 2M tối thiểu cần cho vào X để thu được lượng kết tủa lớn nhất là
	A. 0,175 lít	B. 0,25 lít	C. 0,125 lít	D. 0,52 lít
Hướng dẫn:
- Dung dịch X chứa các ion Na+; [Al(OH)4]-; OH-. 
- Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có: 
 = 0,5.1 = 0,5 mol
- Khi cho HCl vào dung dịch X:
H+ + OH- H2O (1) 
H+ + [Al(OH)4]- Al(OH)3 + H2O (2)
3H+ + Al(OH)3 Al3+ + 3H2O (3)
Để kết tủa lớn nhất thì phản ứng 3 không xảy ra và:
 = 0,5
Vdd HCl = = 0,25 (lít)
Þ Đáp án B.
2.5. Dạng 5: Áp dụng định luật bảo toàn điện tích đối với dung dịch thu được sau khi điện phân.
Chú ý: 
- Phải xác định đúng các ion nào bị điện phân ở cả hai điện cực.
- Phải xác định đúng khi H2O ở hai điện cực đều bị điện phân thì những ion nào đã bị điện phân hết, những ion nào còn lại trong dung dịch sau điện phân.
- Áp dụng định luật bảo toàn điện tích cho các ion còn lại trong dung dịch thu được sau khi điện phân.
Ví dụ 10: Dung dịch X chứa KCl a mol/lít và CuSO4 0,25 mol/lít. Điện phân 200ml dung dịch X đến khi H2O ở 2 điện cực đều bị điện phân thì dừng lại, thu được dung dịch Y. Dung dịch Y hòa tan được 0,54 gam Al. Giá trị của a là
A. 0,10 và 0,40	B. 0,20 và 0,60
C. 0,20 và 0,50	D. 0,20 và 0,25
Hướng dẫn:
Khi H2O ở hai điện cực đều bị điện phân thì 2 ion và đã bị điện phân hết, dung dịch sau điện phân (dung dịch Y) còn lại ion và không bị điện phân.
Ngoài ra dung dịch sau điện phân (dung dịch Y) hòa tan được 0,54 gam Al 
Þ Trong dung dịch Y có chứa ion hoặc ion .
TH1: Dung dịch Y có chứa ion H+.
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích đối với dung dịch Y.
	0,2a.1 + 0,06.1 = 0,05.2 Û a = 0,2 (1)
TH2: Dung dịch Y có chứa ion OH-.
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích đối với dung dịch Y.
	0,2a.1 = 0,05.2 + 0,02.1 Û a = 0,6 (2)
Từ (1) và (2) Þ Chọn đáp án B.
Ví dụ 11: Dung dịch X chứa 0,005 mol KCl và 0,0035 mol CuSO4. Điện phân dung dịch X đến khi H2O ở 2 điện cực đều bị điện phân thì dừng lại, thu được 200ml dung dịch Y. pH của dung dịch Y là
A. 2	B. 13	C. 3	D. 12
Hướng dẫn:
Khi H2O ở hai điện cực đều bị điện phân thì 2 ion và đã bị điện phân hết, dung dịch sau điện phân (dung dịch Y) còn lại ion (0,005 mol) và ion (0,0035 mol) không bị điện phân. Như vậy dung dịch Y còn dư 0,002 mol điện tích (-) cần được trung hòa Þ Dung dịch Y có (0,002 mol)
Þ Þ pH = 2
Þ Chọn đáp án A.
2.6. Dạng 6: Bài toán tổng hợp.
Ví dụ 12: Hỗn hợp X gồm x mol Al và 0,3 mol Mg phản ứng hết với hỗn hợp Y (vừa đủ) gồm y mol Cl2 và 0,4 mol O2 thu được 64,6 gam hỗn hợp chất rắn khan. Giá trị của x là
	A. 0,6	B. 0,4	C. 0,3	D. 0,2
Hướng dẫn:
- Khi tham gia phản ứng hóa học, Al và Mg lần lượt chuyển thành các ion Al3+ và Mg2+; đồng thời Cl2 và O2 thì chuyển thànhvà .
- Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:
3.x + 0,3.2 = 2y.1 + 2.0,4.2 Û 3x – 2y = 1,0 (1) 
- Khi cô cạn dung dịch:
mchất rắn khan = x.27 + 0,3.24 + 2y.35,5 + 2.0,4.16 = 64,6 
Û 27x + 71y = 44,6 (2) 
Từ (1) và (2) Þ x = 0,6 và y = 0,4
Þ Đáp án A.
Ví dụ 13: Hoà tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch HCl 2M. Kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch Y và 5,6 lít H2 (đktc). Để kết tủa hoàn toàn các cation có trong Y cần vừa đủ 300ml dung dịch NaOH 2M. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là
A. 0,2 lít	B. 0,25 lít	C. 0,3 lít	D. 0,6 lít
Hướng dẫn:
- = = = 0,3.2 = 0,6 mol
- Dung dịch Y chứa các ion: Mg2+; Fe2+; có thể có H+ dư và .
- Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch Y, phản ứng trung hòa (giữa H+ và ) được ưu tiên xảy ra trước còn các cation kim loại tác dụng với tạo kết tủa sẽ xảy ra sau. Dung dịch sau phản ứng chỉ có Na+ và .
- Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:
 = 0,3 (lít)
Þ Đáp án C.
Ví dụ 14: Để hoà tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 cần vừa đủ 700ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y và 3,36 lít H2 (đktc). Cho NaOH dư vào dung dịch Y rồi lấy toàn bộ kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì lượng chất rắn thu được là
A. 8 gam	B. 16 gam	C. 24 gam	 D. 32 gam
Hướng dẫn:
 Fe + 2HCl FeCl2 + H2
- nHCl hòa tan Fe = = 0,3
- nHCl hòa tan các oxit = 0,7 – 0,3 = 0,4
- Theo định luật bảo toàn điện tích ta có: 
- Có thể xem: 2Fe (trong X) Fe2O3 
Nên theo định luật bảo toàn nguyên tố sắt ta có: = = 0,15
Khối lượng Fe2O3: = 0,15.160 = 24 (gam)
Þ Đáp án C.
3. Một số bài tập tự luyện và đáp án
1. Một dung dịch có chứa các ion sau: Ca2+ (0,15 mol); (0,2 mol); (x mol); (0,05 mol). Giá trị của x là
A. 0,15 mol	B. 0,2 mol	C. 0,3 mol	D. 0,45 mol
2. Một dung dịch có chứa 4 ion với thành phần: 0,01 mol Na+, 0,02 mol Mg 2+, 0,015 mol , x mol . Giá trị của x là
A. 0,015     	B. 0,02	C. 0,035   	 D. 0,01
3. Một dung dịch chứa x mol K+, y mol Fe3+, z mol , t mol . Biểu thức liên hệ giữa các đại lượng trên là
A. 2x + y = 2z + t                	B. x + 3y = z + 2t
C. 3x + y = 2z + t               	D. x + 2y = z + 2t
4. Dung dịch X có chứa a mol Na+; b mol Mg2+; c mol và d mol . Biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d là
	A. 2a + b = 2c + d 	B. a + 2b = c + d
	C. a + b = c + d	D. a + 2b = c + 2d
5. Dung dịch X chứa Ca2+ 0,1 mol; Mg2+ 0,3 mol; 0,4 mol; y mol. Khi cô cạn dung dịch X thì khối lượng muối khan thu được là
A. 37,4 gam	B. 49,8 gam	C. 25,4 gam	D. 30,5 gam
6. Cô cạn cẩn thận dung dịch có chứa 0,2 mol Mg2+; 0,1 mol Al3+, và ion thì thu được khối lượng muối khan là
A. 55,3 gam               	B. 59,5 gam	C. 50,9 gam         	D. 0,59 gam
7. Dung dịch X chứa a mol Mg2+; b mol Al3+; 0,1 mol ; 0,6 mol . Cô cạn X thì thu được 54,6g chất rắn khan.Vậy a, b lần lượt là
A. 0,2 và 0,1 	B. 0,1 và 0,2 	
C. 0,05 và 0,1 	 	D. 0,2 và 0,05
8. Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+; 0,03 mol K+; x mol ; y mol . Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là
	A. 0,03 và 0,02	B. 0,05 và 0,01	
C. 0,01 và 0,03	D. 0,02 và 0,05	
9. Có hai dung dịch, mỗi dung dịch đều chứa hai cation và hai anion không trùng nhau trong các ion sau: K+: 0,15 mol; Mg2+: 0,1 mol; : 0,25 mol; H+: 0,2 mol; : 0,1 mol; : 0,075 mol; : 0,25 mol và : 0,15 mol. Một trong hai dung dịch trên chứa:
A. K+; Mg2+; và 	B. K+; ; và 
C. ; H+; và 	D. H+; Mg2+; và 
10. Dung dịch X chứa 0,025 mol ; 0,1 mol Na+; 0,25 mol và 0,3 mol . Cho 270ml dung dịch BaCl2 0,2M vào dung dịch X. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 10,638 gam	B. 5,825 gam	C. 2,9125 gam	D. 12,582 gam
11. Trộn dung dịch A chứa Ba2+; OH- 0,06 mol và Na+ 0,02 mol với dung dịch B chứa 0,04 mol; 0,03 mol và Na+. Khối lượng kết tủa thu được sau khi trộn là
	A. 1,71 gam 	B. 5,91 gam	C. 7,88 gam	D. 3,94 gam
12. Cho Al phản ứng hết với 100 ml dung dịch H2SO4 tạo thành 2,24 lít H2 (đktc), nồng độ bé nhất có trong dung dịch là
	A. 0,2 M 	B. 0,5 M 	C. 1 M 	D. 2 M
13. Trộn 100ml dung dịch AlCl3 1M với 200ml dung dịch NaOH 1M đến phản ứng hoàn toàn thì kết tủa thu được là
A. 3,12 gam	B. 6,24 gam	C.1,06 gam	D. 2,08 gam
14. Cho 10,6 gam Na2CO3 vào 12,0 gam dung dịch H2SO4 98% thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X sau phản ứng sẽ thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
A. 14,2 gam	B. 16,16 gam	C. 7,1 gam	D. 9,1 gam
15. Để trung hòa V lít dung dịch chứa hai axit HCl aM và H2SO4 bM cần dùng x lít dung dịch chứa hai bazơ là NaOH cM và Ba(OH)2 dM. Xem các chất đều là chất điện li mạnh ở cả hai nấc. Biểu thức để tính x theo V, a, b, c, d là
A. V(a+b) = x(c+d) 	B. V(a+2b) = x(c+d)	
C. V(a+2b) = x(c+2d) 	 	D. V(a+b) = 2x(c+d)
16. Dung dịch X chứa 0,025 mol ; 0,1 mol Na+; 0,25 mol và 0,3 mol . Cho 270ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào và đun nhẹ (giả sử nước bay hơi không đáng kể). Tổng khối lượng dung dịch X và dung dịch Ba(OH)2 sau quá trình phản ứng giảm đi là
A. 4,925 gam	B. 5,843 gam	C. 6,761 gam	D. 8,705 gam 
17. Dung dịch B chứa ba ion K+; Na+; . Cho 1,0 lít dung dịch B tác dụng với CaCl2 dư thu được 31,0 gam kết tủa. Mặt khác nếu cô cạn một lít dung dịch B thu được 37,6 gam chất rắn khan. Nồng độ của ba ion K+; Na+; lần lượt là:
	A. 0,3M; 0,3M và 0,6M	B. 0,1M; 0,1M và 0,2M 	
	C. 0,3M; 0,3M và 0,2M	D. 0,3M; 0,2M và 0,2M
18. Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào 100ml dung dịch X gồm các ion: ; ; rồi tiến hành đun nóng thì thu được 23,3 gam kết tủa và 6,72 lít (đktc) một chất khí duy nhất. Nồng độ các chất (NH4)2SO4 và NH4NO3 trong dung dịch X lần lượt là:
	A. 1M và 1M	B. 2M và 2M	
C. 1M và 2M	D. 2M và 1M
19. Dung dịch X chứa các ion: Fe3+; ; ; . Chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau:
	- Phần 1: Tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí (đktc) và 1,07 gam kết tủa.
	- Phần 2: Tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 4,66 gam kết tủa.
	Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là (quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi)
	A. 3,73 gam	B. 7,04 gam	C. 7,46 gam	D. 3,52 gam
20. Chia hỗn hợp gồm 2 kim loại có hóa trị không đổi thành 2 phần bằng nhau.
Phần 1: Hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch HCl dư thu được 1,792 lít H2 (đktc).
Phần 2: Nung trong không khí dư, thu được 2,84 gam hỗn hợp rắn chỉ gồm các oxit. Khối lượng hỗn hợp X là
A. 1,56 gam            	B. 2,4 gam	C. 1,8 gam          	D. 3,12 gam
21. Cho 24,4 gam hỗn hợp Na2CO3 và K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2 sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thì thu được số gam muối clorua khan là
	A. 2,66 gam	B. 22,6 gam	C. 26,6 gam	D. 6,26 gam
22. Cho m gam hỗn hợp Cu, Zn, Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng, dư. Cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được (m + 62) gam muối khan. Nung hỗn hợp muối khan trên đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng là
	A. (m + 4) gam	B. (m + 8) gam
	C. (m + 16) gam	D. (m + 32) gam
23. Hòa tan hoàn toàn 5,94 gam hỗn hợp hai muối clorua của hai kim loại nhóm IIA vào nước được 100ml dung dịch X. Để làm kết tủa hết ion có trong dung dịch X ở trên ta cho toàn bộ lượng dung dịch X đó tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3. Kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch Y và 17,22 gam kết tủa. Khối lượng muối khan thu được sau khi cô cạn là
	A. 4,86 gam	B. 5,4 gam	C. 7,53 gam	D. 9,12 gam
24. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và x mol Cu2S vào dung dịch HNO3 vừa đủ thu được dung dịch A chỉ chứa 2 muối sunfat của các kim loại và giải phóng khí NO duy nhất. Giá trị của x là
	A. 0,03	B. 0,045	C. 0.06	D. 0,09
25. Dung dịch X chứa NaCl aM và Cu(NO3)2 0,25M. Điện phân 100 ml dung dịch X đến khi H2O ở 2 điện cực đều bị điện phân thì dừng lại, thu được dung dịch Y. Dung dịch Y hòa tan được 11,2 gam Fe. Giá trị của a là
A. 0,10	B. 0,12	C. 0,15	D. 0,16
26. Dung dịch X chứa 0,005 mol NaCl và 0,0015 mol Cu(NO3)2. Điện phân dung dịch X đến khi H2O ở 2 điện cực đều bị điện phân, dừng lại thì thu được 200ml dung dịch Y. pH của dung dịch Y là
A. 2	B. 13	C. 3	D. 12
ĐÁP ÁN CHO HỆ THỐNG BÀI TẬP TỰ LUYỆN
1D	2B	3B	4D	5A	6C
7B	8A	9B	10B	11D	12C	
13A	14A	15C	16C	17C	18A	
19C	20D	21C	22B	23D	24C	
25A	26D
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 
Sau thời gian thực hiện và áp dụng “Phương pháp bảo toàn điện tích” trên một nhóm thử nghiệm, tôi đã thu được những kết quả như sau:
Phương pháp này đặc biệt thích hợp với các dạng bài tập trắc nghiệm và phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm trong các kì thi quan trọng hiện nay cũng như đáp ứng đủ yêu cầu về mặt hình thức trình bày nhanh nhất nhưng không bị mất bớt điểm đối với những bài kiểm tra tự luận trong các kì kiểm tra tại trường.
Học sinh đã áp dụng thành thạo và vận dụng linh hoạt phương pháp này để giải nhanh được một số bài toán hóa học.
Hệ thống bài tập áp dụng và bài tập tự luyện giúp các em học sinh hiểu lý thuyết rõ ràng và tự rèn luyện thêm để khắc sâu hơn nên nâng cao khả năng tư duy, khả năng giải những bài toán hóa học và tinh thần học tập sôi nổi, hứng thú và nhớ lâu hơn nhất là khi triển khai với các lớp có nhiều học sinh khá giỏi và nhóm học sinh luyện thi học sinh giỏi.
Tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi ở lớp thử nghiệm đề tài được nâng cao.
Khảo sát qua các bài kiểm tra ở học sinh của nhóm thử nghiệm và nhóm không thử nghiệm cũng như ở nhóm thử nghiệm trước và sau khi áp dụng đề tài, tôi thu được kết quả tổng hợp như sau:
Nhóm không thử nghiệm:
Tỉ lệ học sinh làm bài được
Tỉ lệ học sinh lúng túng
Tỉ lệ học sinh không làm bài được
30%
27%
43%
Nhóm thử nghiệm:
Tỉ lệ học sinh làm bài được
Tỉ lệ học sinh lúng túng
Tỉ lệ học sinh không làm bài được
66%
11%
23%
Đối với nhóm thử nghiệm, trước khi áp dụng đề tài trên:
Tỉ lệ học sinh làm bài được
Tỉ lệ học sinh lúng túng
Tỉ lệ học sinh không làm bài được
31%
25%
44%
Đối với nhóm thử nghiệm, sau khi áp dụng đề tài trên:
Tỉ lệ học sinh làm bài được
Tỉ lệ học sinh lúng túng
Tỉ lệ học sinh không làm bài được
66%
11%
23%
Như vậy, đề tài có tính khả thi và có thể áp dụng cho các lớp dạy khác để tăng khả năng giải nhanh

File đính kèm:

  • docsangkienkinhnghiem-org-396.doc