Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng bộ môn Vật Lý lớp 9 ở trường THCS Bến Củi

Ở bài “Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện”, giáo viên có thể đặt câu hỏi: “Theo em, chúng ta có thể dùng những biện pháp nào để sử dụng tiết kiệm điện năng tiêu thụ trong gia đình?”. Như vậy, trước hết là gợi lên cho các em một vấn đề quan trọng là phải tiết kiệm điện năng trong gia đình. Từ đó mỗi học sinh đều phải suy nghĩ, liên hệ lại những biện pháp mà gia đình thường áp dụng để tiết kiệm điện năng, và cũng có thể ở gia đình chưa hề đề cập đến vấn đề này thì các em phải suy nghĩ để tìm ra các giải pháp. Các em sẽ trả lời theo những ý tưởng khác nhau, sau đó sẽ chờ đợi giáo viên giải đáp tổng kết để rõ được những kiến thức mới quan trọng và rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. Như vậy sẽ kích thích được tính tích cực và sự hứng thú của học sinh trong học tập.

 

doc15 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2139 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng bộ môn Vật Lý lớp 9 ở trường THCS Bến Củi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhà học bấy nhiêu.
Nhiều học sinh nhút nhát, thụ động. Các thao tác thực hành, thí nghiệm chậm.
Kĩ năng làm bài tập rất hạn chế, tính toán chậm do phần bài tập định lượng chỉ mới có từ chương trình Vật lý lớp 8 và tiết bài tập rất ít (6 tiết).
Vấn đề đặt ra:
Từ thực tế nêu trên, tôi nghĩ bản thân mỗi giáo viên phải có một định hướng tư duy hoạt động của mình, nhất là trong việc thực hiện phương pháp dạy học đúng đắn và tiến bộ. Điều quan trọng là phải lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với từng bài giảng, từng đối tượng học sinh theo hướng tích cực nhất. Học sinh càng được làm việc nhiều trong giờ học để tự chiếm lĩnh tiếp thu kiến thức, kĩ năng là càng đạt yêu cầu. Muốn vậy, giáo viên phải nắm bắt trình độ, tâm lí của học sinh, yêu cầu bài dạy và kĩ năng tổ chức lớp học để thiết kế, sắp đặt diễn biến giờ dạy hợp lí. Giáo viên phải xác định mục tiêu bài dạy thật chắc chắn mới có cơ hội gợi mở, dẫn dắt học sinh tìm tòi, trao đổi, đặt ra nhiều tình huống khác nhau để lí giải phân tích trước khi đi đến kết luận. Tùy theo trình độ học sinh , tùy theo tính chất của từng bài mà xác định phương pháp dạy học chứ không máy móc theo một mô hình nhất định nào.
Dạy học sáng tạo, phát huy tiềm năng sáng tạo của học sinh là một vấn đề chiến lược của Giáo dục và là một đòi hỏi bức bách đối với nhà trường hiện nay.
Đối với học sinh yếu, kém thì làm sao tổ chức cho các em làm việc tích cực hơn? Đây là thực tế chung của học sinh vùng nông thôn, giáo viên không thể thực hiện như đối với học sinh ở thị trấn, thị xã được. Giáo viên cần tổ chức để học sinh làm việc theo những điều mà thầy cô yêu cầu, nên giao việc vừa sức, gợi ý từng bước và có cách động viên, khuyến khích, tạo tình cảm thân thiện để tránh gây ra hiện tượng ngán học bộ môn.
Các giải pháp thực hiện:
a/ Tăng cường tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập, rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh :
Aùp dụng phương pháp dạy học tích cực và khai thác các khía cạnh của các phương pháp dạy học truyền thống nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập, nâng cao được chất lượng dạy học.Tuy nhiên vấn đề cốt lõi là làm thế nào để tăng cường được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập? Điều quan trọng trong dạy học là tùy thuộc vào nội dung và điều kiện dạy học, giáo viên cần áp dụng những phương pháp và kĩ thuật dạy học thích hợp để làm chuyển biến học sinh từ trạng thái thụ động trong học tập sang trạng thái chủ động tích cực trong học tập.
Bằng nghệ thuật sư phạm của mình, giáo viên cần tạo ra các nhu cầu về tâm lí và xã hội đối với việc học cho học sinh, cần liên hệ các nội dung học tại lớp với những hoạt động hàng ngày để học sinh cảm thấy cần thiết và có hứng thú tham gia tích cực vào quá trình tìm tòi, lĩnh hội kiến thức và vận dụng vào thực tế.
Vật lý là môn học có nhiều ứng dụng trong sản xuất, đời sống và là thành tựu của ngành công nghệ thông tin nên giáo viên có nhiều cơ hội để gây hứng thú cho học sinh trong quá trình tìm hiểu, khám phá ra những điều mới mẻ xung quanh, tạo ra nhu cầu và hứng thú học tập cho học sinh.
Ví dụ:
Ø Khi dạy các bài tìm hiểu về sự phụ thuộc của điện trở vào dây dẫn, thay vì giáo viên thông báo cho học sinh nghe về điện trở phụ thuộc vào chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn rồi ghi chép thụ động, thì ta cho học sinh thử nêu dự đoán và dự kiến cách làm thí nghiệm kiểm tra. Thông qua các thí nghiệm, học sinh sẽ rút ra sự phụ thuộc đó và có hiểu biết tại sao người ta thường dùng dây đồng làm lõi dây dẫn điện, hoặc ở các đường dây chính phải dùng dây có tiết diện đủ lớn 
Ø Ở bài “Biến trở – Điện trở dùng trong kĩ thuật”: giáo viên cho học sinh quan sát vật thật để nêu cấu tạo và hoạt động của biến trở; quan sát mạch điện ở hộp angten, hộp số quạt  để thấy các điện trở dùng trong kĩ thuật
Ø Ở bài “Điện năng – Công của dòng điện”: giáo viên có thể chia lớp thành các nhóm, thảo luận trao đổi để tìm hiểu xem các dụng cụ điện khi hoạt động biến đổi điện năng thành những dạng năng lượng nào? Phần năng lượng nào được biến đổi từ điện năng là có ích, là vô ích? Sau đó các tổ tự trình bày trước lớp và trao đổi , thống nhất kết quả.
Với những phương pháp như vậy, giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, gợi ý, còn học sinh chủ động học tập trong quá trình học tập của mình.
 	Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, rèn luyện tư duy sáng tạo trong giờ học thể hiện ở chỗ:
Kích thích được óc tò mò khoa học, ham hiểu biết của các em bằng cách tạo ra những tình huống có vấn đề. Đó là những câu hỏi thú vị gây hứng thú học tập, tạo nhu cầu nhận thức cho học sinh.
Giáo viên không thuyết trình liên miên mà dành “đất” cho hoạt động độc lập cho học sinh bằng cách tăng cường vấn đáp tìm tòi, tạo ra các cuộc tranh luận, thảo luận, chuyển dần từ kiểu dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học giải quyết vấn đề.
Đối với môn Vật lý thì có thể nói “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm”. Nếu không có sự trải nghiệm nhất định trong thực tế thì lĩnh hội kiến thức không thể sâu sắc và bền chặt được. Hơn nữa sự hiểu biết Vật lý không thể đạt được đơn thuần bằng suy diễn lôgic. Chỉ có những quan sát và thực nghiệm mới cho phép kiểm tra được sự đúng đắn của một nhận định về thế giới.. vì vậy giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua hoạt động thực nghiệm và cao hơn nữa cho học sinh tập dượt giải quyết vấn đề vật lý trong thực tế.
Phối hợp chặt chẽ những nổ lực cá nhân trong tự học với việc học tập hợp tác trong nhóm.
Sử dụng các thiết bị, phương tiện dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh .
Ví dụ:
 Ø Ở bài “Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn”, giáo viên đặt câu hỏi mở “Từ kết quả thí nghiệm, hãy xét mối quan hệ giữa cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch và hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch đó?”. Ở câu hỏi này, đòi hỏi học sinh tư duy tìm ra sự phụ thuộc tỉ lệ thuận và có khả năng bộc lộ sai sót cho rằng U phụ thuộc vào I. Thông qua đó giáo viên phân tích điều chỉnh nhận xét của học sinh giúp các em hiểu đúng bản chất của sự phụ thuộc đó.
Ø Ở bài “Điện trở của dây dẫn – Định luật Ôm” : “Nếu sử dụng cùng một hiệu điện thế đặt vào hai đầu các dây dẫn khác nhau thì cường độ dòng điện qua chúng có như nhau không?”. Qua việc phân tích kết quả thí nghiệm, học sinh biết được khái niệm và ý nghĩa điện trở của dây dẫn.
Ø Ở bài “Đoạn mạch song song”, học sinh được chia thành nhóm để làm thí nghiệm kiểm tra công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch. Qua đó tạo hứng thú học tập bộ môn và khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Ø Ở bài “Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện”, giáo viên có thể đặt câu hỏi: “Theo em, chúng ta có thể dùng những biện pháp nào để sử dụng tiết kiệm điện năng tiêu thụ trong gia đình?”. Như vậy, trước hết là gợi lên cho các em một vấn đề quan trọng là phải tiết kiệm điện năng trong gia đình. Từ đó mỗi học sinh đều phải suy nghĩ, liên hệ lại những biện pháp mà gia đình thường áp dụng để tiết kiệm điện năng, và cũng có thể ở gia đình chưa hề đề cập đến vấn đề này thì các em phải suy nghĩ để tìm ra các giải pháp. Các em sẽ trả lời theo những ý tưởng khác nhau, sau đó sẽ chờ đợi giáo viên giải đáp tổng kết để rõ được những kiến thức mới quan trọng và rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. Như vậy sẽ kích thích được tính tích cực và sự hứng thú của học sinh trong học tập.
b. Rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh :
	Chương trình vật lý mới đòi hỏi mỗi học sinh có một thái độ học tập đúng đắn và một phương pháp học tập khoa học thì hiệu quả tiết học càng cao.
Ngay từ tiết học đầu tiên, giáo viên cần tập cho các em thói quen cần thiết trong học tập như:
Chuẩn bị tốt bài học ở nhà, tập trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
Mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ, ý kiến của mình khi thảo luận, trao đổi cùng các bạn.
Làm đầy đủ các bài tập do giáo viên giao về nhà.
Tham gia các thí nghiệm thực hành trên lớp với ý thức tự giác, kĩ luật.
Chú ý nghe giảng, ghi chép các nội dung quan trọng của bài học.
Làm sổ tay Vật Lý 
Muốn vậy, giáo viên phải có kế hoạch cụ thể cho mỗi bài giảng, giao việc vừa sức, dành thời gian thỏa đáng cho bước hướng dẫn về nhà.
Qua tìm hiểu thực tế, tôi thấy khâu chuẩn bị ở nhà của học sinh thường bị coi nhẹ, giáo viên không hướng dẫn cụ thể cho học sinh, chỉ dặn dò qua loa “Về học bài và làm bài tập số 1,2,”, nên việc chuẩn bị của học sinh ở nhà thường không ăn khớp hoặc không liên quan gì đến hoạt động của thầy và trò trên lớp. Do đó, tôi nghĩ ngay từ bước dặn dò, học sinh cần được hướng dẫn vào quỹ đạo cần thiết. Điều này không hề mâu thuẩn gì với xu hướng bộc lộ của học sinh nếu giáo viên biết khêu gợi đúng hướng.
Ví dụ:
Ø Để chuẩn bị dạy bài “Công suất điện”, ở bước hướng dẫn về nhà của tiết trước bao gồm:
Ôn tập định luật Ôm trong đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song để vận dụng thành thạo vào giải bài tập.
Làm bài tập 11.1 – 11.4 (SBT).
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 11.4.
Chuẩn bị trước bài “Công suất điện”:
+ Tìm hiểu số vôn, số Oát ghi trên vỏ bao bì các đồ dùng điện , thiết bị điện có ở gia đình.
+ Các số ghi đó có ý nghĩa gì? Tại sao phải ghi các số đó trên mỗi dụng cụ điện? àhọc sinh soạn các câu trả lời vào vở bài tập dựa vào các câu hỏi C có trong SGK
Ø Để chuẩn bị bài “Điện năng – Công của dòng điện”, sau khi dặn học sinh các nội dung cần học ở bài trước, làm bài tập củng cố, áp dụng, phần chuẩn bị bài mới gồm:
	+ Tìm 3 đồ dùng điện mà khi hoạt động thì dòng điện đã thực hiện công, 3 đồ dùng điện khi hoạt động dòng điện cung cấp nhiệt lượng. Những biểu hiện của mỗi dụng cụ đó ?
+ Ôn tập công thức tính hiệu suất, công thức tính công suất đã học ở lớp 8.
+ Số đếm công tơ điện ở nhà em đo đại lượng điện nào? Trong tháng 10 gia đình em sử dụng bao nhiêu số đếm (theo hóa đơn tiền điện)?
c. Rèn kĩ năng giải bài tập Vật lý cho học sinh :
Bài tập chương “Điện học” rất đa dạng, nhiều thể loại nên phương pháp giải cũng rất phong phú. Việc rèn luyện cho học sinh biết cách giải bài tập một cách khoa học, đảm bảo kết quả chính xác là một việc rất cần thiết. Nó không những giúp học sinh nắm vững kiến thức mà còn rèn luyện kĩ năng suy luận lôgic, làm việc khoa học có kế hoạch.Do đó ngay từ bài học đầu tiên giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết các bước cơ bản khi làm bài tập, tập cho các em cách lập luận có căn cứ, sử dụng đúng ngôn từ vật lý.
v Dạng bài tập định tính hay bài tập câu hỏi: Việc luyện tập, đào sâu kiến thức và mở rộng kiến thức của học sinh về một vấn đề nào đó cần được bắt đầu từ bài tập định tính. Đây là loại bài tập có khả năng trau dồi kiến thức và tạo hứng thú học tập cho học sinh. Để giải quyết được bài tập định tính đòi hỏi học sinh phải phân tích được bản chất của hiện tượng vật lý. 
Bài tập định tính đơn giản, thường dùng để củng cố, khắc sâu khái niệm, định luật Ví dụ:
Ø Với 3 dây dẫn có chiều dài như nhau, tiết diện như nhau, ở cùng điều kiện. Dây thứ nhất bằng bạc có điện trở R1, dây thứ hai bằng đồng có điện trở R2, dây thứ ba bằng nhôm có điện trở R3. hãy so sánh các điện trở của chúng?
(Muốn so sánh điện trở của các dây dẫn cùng chiều dài, tiết điện thì dựa vào yếu tố điện trở suất à do nhôm > đồng > bạc nên R3 > R2 > R1 ).
Ø “Nếu hiệu điện thế U đặt vào hai đầu bóng đèn tăng liên tục, thì cường độ dòng điện I qua bóng đèn đó cũng tăng liên tục”. Nói như vậy có hoàn toàn đúng không? . Với câu hỏi này học sinh dễ nhầm lẫn khi vận dụng định luật Ôm là I tỉ lệ thuận vối U, mà học sinh ít chú ý tới hiệu điện thế định mức và cường độ dòng điện định mức của đèn – nếu vượt quá giới hạn định mức thì đèn có thể bị hỏng à như thế dòng điện không tăng liên tục.
	Đối với bài tập định tính phức tạp thì việc giải bài tập này là giải một chuỗi các câu hỏi định tính. Những câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải dựa vào việc vận dụng một định luật vật lý , một tính chất vật lý nào đó.Ví dụ:
Ø Có hai dây dẫn một bằng đồng một bằng nhôm cùng chiều dài, cùng tiết diện. Nếu mắc hai dây đó nối tiếp vào mạch điện thì khi có dòng điện đi qua, nhiệt lượng tỏa ra ở dây nào lớn hơn?
-> Giáo viên cần đưa ra một số câu hỏi gợi ý phân tích giúp các em yếu, trung bình có thể tìm ra cách giải , sau đó giáo viên đưa ra câu hỏi tổng hợp (Cùng l,s à R phụ thuộc . Do nhôm > đồng nên Rnhôm > Rđồng ; mắc nối tiếp thì I qua hai dây như nhau; vận dụng công thức Q = I2Rt à cùng I, t nên Q tỏa ra ở dây nhôm lớn hơn).
v Dạng bài tập tính toán:
Để làm tốt loại bài tập này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc kĩ đề, tìm hiểu ý nghĩa thuật ngữ mới (nếu có), nắm vững các dữ kiện đâu là ẩn số phải tìm; phân tích bắt đầu bằng việc tìm một định luật, qui tắc diễn đạt bằng một công thức có chứa đại lượng cần tìm và một đại lượng khác chưa biết, tìm mối liên hệ giữa những đại lượng chưa biết này với đại lượng đã biết trong bài, nghĩa là ta phân tích một bài toán phức tạp thành nhiều bài toán đơn giản hơn.
Trong tiết bài tập, giáo viên phải lựa chọn bài tập đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và học sinh nắm được các loại bài tập điển hình. Mỗi bài tập phải là một mắc xích trong hệ thống bài tập, đóng góp một phần nào đó trong củng cố hoàn thiện và mở rộng kiến thức. Các bài tập đã lựa chọn có thể sử dụng ở các khâu khác nhau của quá trình dạy học: nêu vấn đề, hình thành kiến thức mới, củng cố, hệ thống hóa kiến thức  
d. Kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học trong bài dạy:
Trong dạy học Vật lý, giáo viên cần áp dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau để đạt được các mục tiêu mà chương trình đặt ra. Tùy theo nội dung bài học, đặc điểm vềø trình độ và năng lực nhận thức của học sinh, tùy theo điều kiện về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học mà giáo viên vận dụng, phối hợp các biện pháp, các phương pháp dạy học khác nhau để đạt được mục tiêu ở mức cao nhất.
Để kích thích và duy trì hứng thú nổ lực của học sinh, giáo viên phải chuẩn bị tạo ra những tình huống học tập nêu vấn đề. Giáo viên cần lựa chọn hình thức hoạt động thích hợp cho học sinh , hướng dẫn giúp đỡ tạo điều kiện cho các em thực hiện thành công những hoạt động đó.Thực tiễn cho thấy không một chiến lược dạy học nào là vạn năng có thể áp dụng cho mọi môn học, bài học, cho mọi học sinh để đạt được mục tiêu mong muốn. Giáo viên cần phải biết nhiều chiến lược dạy học và áp dụng đúng lúc, đúng đối tượng thì mới đem lại hiệu quả.
Trong quá trình dạy học, có nhiều yếu tố xuất hiện không lường trứơc được. Tuy vậy, người giáo viên có kinh nghiệm có thể dự đoán trước được đa số các tình huống phổ biến có thể gặp. Bởi vậy, việc chuẩn bị một kế hoạch tỉ mỉ, chu đáo luôn giúp giáo viên thể hiện được mục tiêu dạy học. Nếu chuẩn bị cẩn thận thì có thể hạn chế được những tình huống bất ngờ gây ra sự lúng túng của giáo viên hoặc có thể giải quyết một cách thận trọng, tránh những sai lầm đáng tiếc. Như vậy, có thể nói chuẩn bị kỹ một kế hoạch dạy học là một điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự thành công của việc dạy học. Cần lưu ý rằng: theo cách dạy học bằng hoạt động, giáo viên sẽ nói ít mà chú ý lắng nghe ý kiến của học sinh để có sự hướng dẫn và điều chỉnh kịp thời. Bởi vậy trong giáo án nên ghi những dự kiến tình huống, dự kiến về suy nghĩ, hành động của học sinh.
Để tổ chức cho học sinh làm việc trên lớp một cách chủ động, tích cực, đúng hướng, giáo viên cần xây dựng một hệ thống câu hỏi, hướng dẫn học sinh quan sát hiện tượng, phân tích kết quả thí nghiệm, vận dụng các kiến thức có liên quan.để đi đến tri thức mới. Vai trò tổ chức của giáo viên thể hiện chủ yếu qua hệ thống câu hỏi này. Các câu hỏi được sắp xếp thành hệ thống khái quát đến cụ thể, từ khó đến dễ. Cách làm như vậy nhằm phát huy năng lực của mọi đối tượng học sinh: Học sinh khá, giỏi trả lời các câu hỏi chung, khái quát; học sinh trung bình, yếu trả lời các câu hỏi cụ thể, chi tiết. Các câu hỏi phải được chuẩn bị trước, kể cả hệ thống câu hỏi gợi ý chi tiết. Câu hỏi phải được diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn. 
Sử dụng các câu hỏi phù hợp với trình độ học sinh. Một trong những biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh là đặt câu hỏi mở (nhiều phương án trả lời). Câu hỏi mở phù hợp với trình độ học sinh thường làm không khí lớp học sôi động và gây nhiều tình huống bất ngờ đối với giáo viên. Xử lí các tình huống dạy học trên lớp thể hiện trình độ và nghệ thuật của giáo viên. Thực tế sử dụng câu hỏi mở cho thấy các phương án học sinh đưa ra có thể ngoài dự kiến của giáo viên. Do đó, khi thiết kế bài dạy, giáo viên nên dự kiến trước các phương án trả lời của học sinh và cách xử lí các tình huống đó để hướng học sinh đến điều đã dự kiến, trên cơ sở đó chỉnh lại câu hỏi cho phù hợp với trình độ thực tế của học sinh lớp mình dạy. Nếu học sinh không nghĩ ra được câu trả lời thì cần chuẩn bị những câu hỏi phụ dễ hơn dẫn dắt học sinh đi đến câu trả lời cần thiết. Những câu trả lời ngoài dự kiến, giáo viên nên ghi lại để làm tư liệu giảng dạy cho lần sau.
Trong quá trình xử lí thông tin, giáo viên cần tạo điều kiện để nhiều học sinh được trình bày những điều mình làm, mình quan sát..., thường x

File đính kèm:

  • docDE TAI LY 9 2009.doc