Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành kỹ năng giải bài tập Hóa học cho học sinh Lớp 9

- Bài toán chỉ đúng với giả thiết là kim loại sinh ra bám bám hoàn toàn vào kim loại đem thanh gia phản ứng.

- Nếu bài toán dùng câu văn như: “sau khi phản ứng kết thúc”, “phản ứng xảy ra hoàn toàn”, thì sau phản ứng có một chất hết và một chất dư (thường là muối hết).

- Nếu bài toán dùng câu văn như: “kim loại không tan thêm được nữa” thì chứng tỏ muối phản ứng hết, kim loại dư.

- Nếu bài toán dùng câu văn như: “sau một thời gian” thì cả kim loại và muối đều dư.

 

doc16 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4494 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành kỹ năng giải bài tập Hóa học cho học sinh Lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i đúng và có ý nghĩa thực tiễn.
Trò chơi ô chữ là hình thức người tổ chức đưa ra những ô vuông để trống, yêu cầu người chơi phải điền cho đúng những chữ mà người tổ chức đã gợi ý cho mỗi ô chữ bằng một “chìa khóa”. Căn cứ vào “chìa khóa” và năng lực của bản thân người chơi có thể hoàn thành ô chữ. 
 Nguyên tắc tổ chức trò chơi ô chữ
Khi tổ chức trò chơi ô chữ cho học sinh chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện, thời gian trong mỗi tiết học cụ thể để đưa ra các trò chơi phù hợp với kiến thức bài học và trình độ nhận thức của học sinh. Song, muốn tổ chức một trò chơi ô chữ có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các nguyên tắc sau:
Xác định đúng mục tiêu của bài học:
 + Chọn ô chữ phải phù hợp với kiến thức cần cung cấp cho học sinh
 + Tổ chức, biên soạn câu hỏi cho trò chơi ô chữ phải bám vào “Chuẩn kiến thức - kĩ năng” của bộ môn
 + Ô chữ phải được chuẩn bị chu đáo, sử dụng ngôn từ phải tuyệt đối chính xác
 + Tổ chức trò chơi phải xác định được thời gian
 + Ô chữ phải có sức hấp dẫn, thu hút được sự tham gia của học sinh, tạo không khí thoải mái, gây được hứng thú cho học sinh
 + Không quá lạm dụng trò chơi này trong dạy học
 + Khi tổ chức trò chơi giáo viên luôn phải động viên học sinh có thể bằng cách cho điểm hoặc ngợi khen các em trước lớp.
 Cấu trúc của trò chơi ô chữ
 Một trò chơi ô chữ thông thường có cấu trúc như sau:
 1. Chủ điểm ô chữ (từ khóa của ô chữ)
 2. Các câu hỏi tương ứng với từng ô chữ
 3. Mục tiêu: Mục tiêu của trò chơi ô chữ trau dồi kiến thức về vấn đề gì
 4. Cách chơi: Chỉ rõ quy tắc, quy định trong khi chơi
 Quy trình xây dựng trò chơi ô chữ trong hoạt động dạy học hóa học
 Bước 1: Chuẩn bị
 1. Xác định mục tiêu bài học;
 2. Phân tích các kiến thức cơ bản;
 3. Liệt kê các khái niệm, định nghĩa;
 4. Liệt kê các từ khóa cho mỗi khái niệm, định nghĩa để làm nguyên liệu cho việc xây dựng ô chữ.
Cần phải chú ý: Từ khóa được chọn phải là từ thể hiện nội dung bao quát của bài, các từ xung quanh phải có liên quan đến từ khóa, việc giải đáp các từ xung quanh là manh mối để tìm ra từ khóa.
 Bước 2: Sắp xếp các từ để tạo ô chữ
 Các từ khóa đã chọn và các từ xung quanh từ khóa (định nghĩa, khái niệm, sự vật, quá trình…) đã xác định được sắp xếp thành một ô chữ.
 Sau khi lựa chọn được từ khóa, viết từ khóa thành một hàng dọc. Mỗi chữ cái trong từ khóa sẽ được đối chiếu với các từ xung quanh có liên quan trong danh sách từ đã lập. Nếu một trong các từ xung quanh có chữ cái trùng với từ khóa thì sẽ được lựa chọn làm từ hàng ngang và viết vào ô chữ theo hàng ngang. Tiếp tục đối chiếu cho đến khi chọn được các từ hàng ngang đủ với số chữ cái trong từ khóa hàng dọc.
 Bước 3: Viết gợi ý cho mỗi từ trong ô chữ
 Căn cứ vào các từ ngữ đã được lựa chọn, nội dung bài học và trình độ của học sinh để viết gợi ý. Gợi ý phải ngắn gọn, xúc tích, từ ngữ rõ ràng, không đánh đố nhưng đòi hỏi người chơi phải tư duy để tìm ra đáp án.
 Bước 4: Xây dựng ô chữ
 Tùy thuộc vào điều kiện của từng trường, từng giáo viên mà ta có thể xây dựng ô chữ thủ công hay bằng các phần mềm hỗ trợ dạy học.
 Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người giảng dạy dễ dàng tiếp cận với các phần mềm hỗ trợ hoạt động dạy học như: Phần mềm MS power Point; phần mềm Violet; Phần mềm Crossword forge; hay là phần mềm Multimedia Buider. Chúng ta có thể sử dụng các phần mềm này để xây dựng trò chơi ô chữ nhằm tăng thêm sự sinh động trong bài giảng.
Các bước tổ chức trò chơi ô chữ
 Trò chơi ô chữ thường tổ chức theo các bước sau:
 Bước 1: Giới thiệu ô chữ
 - Nêu chủ điểm ô chữ
 - Hướng dẫn cách chơi, các quy tắc, quy định trong khi chơi
 Bước 2: Tổ chức cho học sinh chơi
 Bước 3: Tổng kết
Ví dụ 1 :
Hóa 9, Bài 42 - Luyện tập chương 4: Hiđrocacbon, Nhiên liệu
1
T
H
E
2
E
T
I
L
E
N
3
Đ
A
T
Đ
E
N
4
T
R
U
N
G
H
O
P
5
C
A
C
B
O
N
6
C
R
A
C
K
I
N
H
7
A
X
E
T
I
L
E
N
8
C
O
N
G
9
B
E
N
Z
E
N
10
B
R
O
M
11
M
E
T
A
N
Từ chìa khóa: (11 chữ cái): Metan, etilen, axetilen, benzen thuộc loại hợp chất hữu cơ nào?(Hiđrocacbon)
Hàng ngang số 1: (3 chữ cái) Phản ứng đặc trưng của metan cũng như những hợp chất chỉ có liên kết đơn trong phân tử là phản ứng gì?(Thế)
Hàng ngang số 2: (6 chữ cái) Tên gọi của 1 hiđrocacbon trong công thức cấu tạo có 2 nguyên tử C và 1 liên kết đôi trong phân tử là gì?(Etilen)
Hàng ngang số 3: (6 chữ cái) Tên gọi của hợp chất dùng điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm là gì?(Đất đèn)
Hàng ngang số 4: (8 chữ cái) Phản ứng cộng hợp nhiều phân tử etilen được gọi là phản ứng gì?(Trùng hợp)
Hàng ngang số 5::(6 chữ cái) Tên gọi của nguyên tố không thể thiếu được trong thành phần chất hữu cơ. (Cacbon)
Hàng ngang số 6:(8 chữ cái) Phản ứng được dùng trong phương pháp điều chế xăng từ dầu nặng là phản ứng gì? (Crackinh)
Hàng ngang số 7:(8 chữ cái) Tên gọi của một hiđrocacbon trong công thức cấu tạo có 2 nguyên tử C và 1 liên kết ba trong phân tử. (Axetilen)
Hàng ngang số 8:(4 chữ cái) Tên gọi của loại phản ứng hóa học xảy ra ở hợp chất có liên kết đôi và liên kết ba trong phân tử. (Cộng)
Hàng ngang số 9:(6 chữ cái) Tên gọi của một hiđrocacbon trong công thức cấu tạo có 6 nguyên tử C liên kết tạo thành vòng 6 cạnh có 3 liên kết đôi xen kẽ 3 liên kết đơn. (Benzen)
Hàng ngang số 10:(4 chữ cái) Tên gọi của một chất mà axetilen và etilen đều làm mất màu dung dịch chất đó. (Brom)
Hàng ngang số 11:(5 chữ cái) Tên gọi của một hiđrocacbon là thành phần chính của khí thiên nhiên. (Metan)
 b/ Giải pháp về đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực
 Để giúp học sinh giải tốt các dạng bài tập giáo viên phải:
 - Phải hệ thống hóa kiến thức trọng tâm cho học sinh một cách khoa học. 
 - Nắm vững các phương pháp giải bài tập và xây dựng hệ thống bài tập phải thật sự đa dạng, nhưng vẫn đảm bảo trọng tâm của chương trình phù hợp với đối tượng học sinh.
	 - Tận dụng mọi thời gian để có thể hướng dẫn giải được lượng bài tập là nhiều nhất, có hiệu quả nhất cho học và học sinh dễ hiểu nhất.
 - Luôn quan tâm và có biện pháp giúp đỡ các em học sinh có học lực trung bình, yếu. Không ngừng tạo tình huống có vấn đề đối với các em học sinh khá giỏi …
 	 Về lý thuyết: 
Để giải tốt các dạng bài tập, đòi hỏi học sinh phải nắm vững một số công thức tính toán cơ bản và định luật cơ bản:
Tìm số mol.
Dựa và khối lượng chất. 
Trong đó: · m: khối lượng chất (g)
 · M: khối lượng mol (g)
Dựa vào thể tích chất khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc)
Trong đó: · V: thể tích chất khí đo ở đktc (lít)
Dựa vào nồng độ mol dung dịch.
n = CM.V
Trong đó: · CM: nồng độ mol dung dịch (mol/lít)
 · V: thể tích dung dịch (lít)
Nồng độ phần trăm (C%).
mct: khối lượng chất tan (g)
mdd: khối lượng dung dịch (g)
mdd = mct + mdm 
Khi cho khối lượng riêng dung dịch D(g/ml)
mdd = D.V
Khi trộn nhiều chất lại với nhau
mdd = mtổng các chất phản ứng – mchất không tan – mchất khí
Tỉ khối của chất khí.
Trong đó: · MA: khối lượng mol của khí A.
 · MB: khối lượng mol của khí B.
*Chú ý: Nếu B là không khí thì MB = 29
Về các dạng bài tập hóa học và cách giải:
@ Dạng 1: Lập CTHH của oxit sắt
PHƯƠNG PHÁP
VẬN DỤNG
- Đặt công thức của oxit sắt là FexOy
- Dựa vào dữ kiện của đề bài ta đưa về tỉ số . Thí dụ : = Þ Fe2O3, …
- Khi giải toán ta cần phải chú ý sắt chỉ có 3 oxit sau: FeO, Fe2O3, Fe3O4
Thí dụ: Một oxit sắt có thành phần phần trăm về khối lượng sắt trong oxit là 70%. Tìm công thức của oxit sắt. 
Hướng dẫn giải
Đặt công thức của oxit sắt là FexOy
%Fe = = = 0,7 
 	Û 16,8x = 11,2y Þ = = Þ x = 2, y = 3
Công thức của oxit sắt là Fe2O3.
@ Dạng 2: Lập CTHH dựa vào phương trình hóa học (PTHH).
PHƯƠNG PHÁP
VẬN DỤNG
- Phân tích đề chính xác và khoa học.
- Quy đổi các dữ kiện ra số mol (nếu được)
- Viết phương trình hóa học
- Dựa vào lượng của các chất đã cho tính theo PTHH. Tìm M nguyên tố.
.Thí dụ: Cho 2,4 gam kim loại R hoá trị II tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thấy giải phóng 2,24lít H2 (đktc). Hãy xác định kim loại M.
Hướng dẫn giải
nH2 = 2,24 : 22,4 = 0,1mol
PTHH: R + H2SO4 ® RSO4 + H2
mol:	 0,1	¬	0,1
MR = = = 24 g. 
Vậy R là kim loại Magie (Mg).
 @ Dạng 3: Bài toán tính theo phương trình hóa học khi biết 2 chất phản ứng.
PHƯƠNG PHÁP
VẬN DỤNG
- Chuyển đổi các lượng chất đã cho ra số mol.
- Viết phương trình hóa học: 
A + B ® C + D
- Lập tỉ số: Số mol chất A (theo đề bài)/ Hệ số chất A (theo phương trình)
 Và: Số mol chất B (theo đề bài)/ Hệ số chất B (theo phương trình)
So sánh hai tỉ số này, số nào lớn hơn thì chất đó dư, chất kia phản ứng hết. Tính toán (theo yêu cầu của đề bài) theo chất phản ứng hết.
Thí dụ: Hoà tan 2,4 g CuO trong 200 gam dung dịch HNO3 15,75%. Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc.
Hướng dẫn giải
nCuO = 2,4 : 80 = 0,03 (mol)
mHNO3 = = 31,5 (g) 
Þ nHNO3 = 31,5 : 63 = 0,5 (mol)
PTHH: 
 CuO + 2HNO3 Cu(NO3)2 	+ H2O
mol ban đầu: 0,03	 0,5	
mol ban đầu: 0,03 ® 0,06 ® 0,03 
Lập tỉ số: Þ < Þ HNO3 dư, CuO hết ta tính theo CuO.
Các chất sau khi phản ứng kết thúc gồm: Cu(NO3)2 và HNO3 còn dư 
mCu(NO3)2= 0,03 . 188 = 5,64(g)
mHNO3dư = (0,5- 0,06).63 = 27,72(g)
mdd sau phản ứng = mCuO + mdd HNO3 = 2,4 + 200 = 202,4(g)
C% ddCu(NO3)2 = = 2,78%	
C% ddHNO3 dư = = 13,7%
@ Dạng 4. Bài toán kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối. 
PHƯƠNG PHÁP
VẬN DỤNG
- Nhớ dãy hoạt động hóa học của kim loại.
K Na Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb (H) Cu Ag Au
- Khi cho nhiều kim loại tác dụng với dung dịch muối, kim loại nào hoạt động hóa học mạnh ưu tiên tác dụng trước.
- Khi cho thanh kim loại vào dung dịch muối sau phản ứng thanh kim loại tăng lên thì: 	
mthanh kim loại tăng = mkim loại bám vào – mkim loại tan ra
- Khi cho thanh kim loại vào dung dịch muối sau phản ứng thanh kim loại giảm xuống: 	
m thanh kim loại giảm = mkim loại tan ra – mkim loại bám vào
- Khi cho thanh kim loại vào dung dịch muối sau phản ứng lấy thanh kim loại ra và khối lượng dung dịch muối tăng lên thì: 
mdung dịch muối tăng = mkim loại bám vào – mkim loại tan ra.
- Khi cho thanh kim loại vào dung dịch muối sau một thời gian phản ứng lấy thanh kim loại ra và khối lượng dung dịch muối giảm xuống thì: 
mdung dịch muối tăng = mkim loại bám vào – mkim loại tan ra
*Chú ý: 
- Bài toán chỉ đúng với giả thiết là kim loại sinh ra bám bám hoàn toàn vào kim loại đem thanh gia phản ứng.
- Nếu bài toán dùng câu văn như: “sau khi phản ứng kết thúc”, “phản ứng xảy ra hoàn toàn”, … thì sau phản ứng có một chất hết và một chất dư (thường là muối hết).
- Nếu bài toán dùng câu văn như: “kim loại không tan thêm được nữa” thì chứng tỏ muối phản ứng hết, kim loại dư.
- Nếu bài toán dùng câu văn như: “sau một thời gian” thì cả kim loại và muối đều dư.
Thí dụ 1: Nhúng một lá Zn vào dung dịch FeSO4. Sau một thời gian lấy lá Zn ra khỏi dung dịch thì thấy khối lượng dung dịch tăng lên 1,8 gam. Tính khối lượng Zn phản ứng.
	Hướng dẫn giải
Gọi x là số mol Zn tham gia phản ứng
PTHH: Zn + FeSO4 ® ZnSO4 + Fe
mol:	x 	®	 x
mdd giảm = 65.x – 56.x = 1,8 Þ x = 0,2
mZn phản ứng = 0,2.65 = 13 (g)
Thí dụ 2: Cho một đinh sắt có khối lượng là m (g) vào 100 ml dung dịch CuSO4 0,2M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lấy đinh sắt ra rửa nhẹ, sấy khô và đem cân thì thấy khối lượng đinh sắt tăng lên 5%. Tính m.
Hướng dẫn giải
nCuSO4 = 0,1.0,2 = 0,02 (mol)
PTHH: Fe + CuSO4 ® FeSO4 + Cu
mol:	0,02 ¬ 0,02 	®	 0,02
mtăng = 64.0,02 – 56.0,02 = 
 Þ m = 3,2 (g)
@ Dạng 5. Bài toán xác định thành phần hỗn hợp.
PHƯƠNG PHÁP
VẬN DỤNG
 - Qui đổi các dữ kiện về số mol.
 - Phân tích đề bài một cách khoa học xem trong hỗn hợp chất nào phản ứng, chất nào không phản ứng hay cả hỗn hợp đều tham gia phản ứng.
 - Đặt ẩn số cho các chất phản ứng (thường là số mol) và viết các PTHH.
 - Dựa vào PTHH và dữ kiện đề bài để lập hệ phương trình (nếu cần thiết).
 - Tính thành phần của hỗn hợp theo công thức: 
%Atrong hỗn hợp = .100%
Cho 10,5g hỗn hợp 2 kim loại Cu, Zn vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc). Tính thành phần % về lượng các chất trong hỗn hợp kim loại.
Hướng dẫn giải
nH2 = 2,24 : 22,4 = 0,1 (mol)
Cu không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng
PTHH: Zn + H2SO4 ® ZnSO4 + H2­
mol: 0,1 ¬ 0,1
mZn = 0,1.65 = 6,5 (g) 	mCu = 10,5 – 6,5 = 4 (g)
%Zn = % = 61,9%	%Cu = 100% - 61,9% = 38,1%
@ Dạng 6 . Bài toán về CO2 tác dụng với kiềm (dung dịch NaOH (hoặc KOH))
PHƯƠNG PHÁP
VẬN DỤNG
Các phương trình hóa học:
NaOH + CO2 ® NaHCO3	(1)
2NaOH + CO2 ® Na2CO3 + H2O	(2)
- Dựa vào dữ kiện đề bài tìm số mol của CO2 và số mol của NaOH.
- Lập tỉ số: 
- Từ tỉ số trên ta có một số trường hợp sau:
+ Nếu T £ 1 thì chỉ tạo NaHCO3, khí CO2 còn dư và ta tính toán dựa vào số mol NaOH chỉ theo phương trình (1), dấu “=” xảy ra khi phản ứng vừa đủ.
+ Nếu T ³ 2 thì chỉ tạo Na2CO3, NaOH còn dư và ta tính toán dựa vào số mol CO2 chỉ theo phương trình (2), dấu “=” xảy ra khi phản ứng vừa đủ.
+ Nếu 1 < T < 2 thì tạo NaHCO3 và Na2CO3 phản ứng xảy ra theo hai phương trình (1), (2). Với x, y lần lượt là số mol của 2 muối NaHCO3 và Na2CO3. Ta lập hệ Þ x, y.
Cho 2,24 lít khí SO2 (đktc) tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1,5 M. Tính khối lượng các chất sau phản ứng.
Hướng dẫn giải
nSO2 = 2,24 : 22,4 = 0,1 (mol)	nNaOH = 0,15.1,5 = 0,225 (mol)
T = = 2,25 > 2. 
Vậy sản phẩm chỉ tạo muối Na2CO3 và NaOH còn dư.
PTTH: 2NaOH + CO2 ® Na2CO3 + H2O
mol b/đầu:0,225 0,1
mol p/ứng: 0,2 ¬ 0,1 ® 0,1 
 mNa2CO3 = 0,1.106 = 10,6 (g)	;
mNaOH dư = (0,225 – 0,2).40 = 1 (g) 
c. Giải pháp về cá thể hóa trong dạy học 
 * Bước chuẩn bị:
 Dạy học cá thể là dạy cho từng HS học, đưa kiến thức đến từng em một. Dù trong lớp học có nhiều HS nhưng phải quan tâm từng em và có biện pháp phù hợp tác động tới từng cá thể trong quá trình dạy học. Để thực hiện tốt phương pháp dạy học cá thể, GV cần phải chuẩn bị tốt các điều kiện cơ bản sau: 
 - Chia nhóm HS trong lớp mỗi nhóm từ 4 đến 6 em để các thành viên trong nhóm đều có cơ hội tham gia xây dựng bài học, em nào cũng có điều kiện thể hiện ý kiến cá nhân trong một tập thể. 
 - Thay đổi các phần trong từng bài cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng tiết dạy nếu thấy cần thiết. Chuẩn bị tốt các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học như dụng cụ thí nghiệm, hóa chất, phiếu học tập, giáo án điện tử, bảng hệ thống hóa kiến thức chuẩn…(Trong đó, đổi mới hoạt động của người GV là khâu quan trọng nhất vì đó là hoạt động trực tiếp quyết định kết quả học tập của quá trình dạy học).
 - GV phải đánh giá được từng HS về sở trường, sở đoản để có biện pháp GD thích hợp. 
 - GV phải hướng dẫn HS phương pháp tự học, có tư duy độc lập biết cách diễn đạt suy nghĩ của mình, chống lối học vẹt, học từ chương, khuyến khích việc sinh hoạt nhóm, hợp tác hoạt động…
* Sơ đồ nhận thức:
Phát biểu vấn đề
Đặt vấn đề
Lập kế hoạch giải theo giả thuyết
Đề xuất giả thuyết
Đáng giá về việc thực hiện kế hoạch
Thực hiện kế hoạch giải
Kết luận về lời giải
Xác nhận giả thuyết
Phủ nhận giả thuyết
Kiểm tra và kết thúc
Đề xuất vấn đề mới
Gd1
Gd4
Gd2
Gd3
* Rèn luyện tư duy và kỹ năng:
 - Trước khi hướng dẫn HS nghiên cứu các thí nghiệm trong bài, GV phát phiếu học tập cho các em về chuẩn bị trước theo yêu cầu. Qua sự hướng dẫn của thầy cô, các em có thể tự thao tác và rút ra các kết quả từ thí nghiệm. 
 - Khi chia nhóm, GV phải giao từng nhiệm vụ cụ thể, quan sát các hoạt động của nhóm. Sau đó yêu cầu từng nhóm tổng hợp và trình bày trước tập thể lớp các ý kiến. Trong khi thảo luận nhóm, các thành viên phải có ý kiến tham gia cho dù ý kiến đó chưa hay hoặc chưa đúng lắm nhưng bước đầu tạo điều kiện cho các em ham thích học tập bộ môn, đặc biệt giúp HS yếu kém có động lực vươn lên, còn HS khá giỏi năng động sáng tạo hơn. Ngoài ra phải rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm. Vì hóa học là môn khoa học thực nghiệm nên thao tác thí nghiệm, kỹ năng quan sát, nhận xét và giải thích hiện tượng rất cần thiết.
 Điều đổi mới ở đây là không nhất thiết GV phải hướng dẫn tất cả các em làm thí nghiệm mà có thể chọn một vài HS có kỹ năng thực hành thí nghiệm tốt và có kỹ năng diễn đạt bằng lời nói để rèn luyện cho các em kỹ năng sư phạm, từ đó các em hướng dẫn lại bạn làm được thí nghiệm thực hành. Lớp học tập cá thể hóa cho phép HS tự đánh giá, tự rèn luyện cho tới khi đạt được các kỹ năng cần thiết. Cuối cùng GV là người đưa ra kết luận về kiến thức đạt được của HS.
Ví dụ1. Bài 17 “Dãy hoạt động hoá học của kim loại” (lớp9): Ở bài này giáo viên có thể áp dụng phương án nêu hệ thống câu hỏi riêng rẽ 
 - Yêu cầu học sinh làm các thí nghiệm hoá học rồi đặt ra câu hỏi.
 - Qua thí nghiệm 1 ta thấy độ hoạt động của Fe so với Cu như thế nào? 
 - Qua thí nghiệm 2 ta thấy độ hoạt động của Al so với Fe như thế nào?
 - Qua thí nghiệm 3 ta thấy khả năng đẩy hiđro ra khỏi axít của Fe so với Cu như thế nào?
 - Qua các thí nghiệm (1), (2), (3), (4) ta sắp xếp độ mạnh của kim loại đã xét theo thứ tự giảm dần như thế nào?
 Ví dụ 2: Khi tiến hành phản ứng thế trong phần điều chế hiđro. ta dùng thí nghiệm Zn tác dụng với axit HCl làm nguồn kiến thức. 
Giáo viên nêu vấn đề: Ta xem xét phản ứng của Zn với axít HCl xải ra như thế nào? có giống phản ứng hoá hợp ta đã nghiên cứu ? Trên cơ sở 2 chất tác dụng với nhau các em hãy dự đoán phản ứng xảy ra như thế nào?
Giả thuyết 1: Zn + HCl à ZnCl2 + H2
Zn đẩy H2 ra khỏi phân tử axít
Giả thuyết 2: Zn + HCl à Cl2
Zn đẩy H2 ra khỏi phân tử axít
Giả thuyết 3 Zn kết hợp với phân tử axít tạo chất mới theo phản ứng hoá hợp.
 - Hướng dẫn học sinh kiểm nghiệm từng giả thuyết nói trên bằng lí thuyết. nếu xảy ra theo giả thuyết 1 thì thu được chất khí không mầu, không mùi, nhẹ.
 - Nếu xảy ra theo giả thuyết 2 ta sẽ thu được chất khí mầu vàng lục, mùi hắc, nặng hơn không khí.
 - Nếu xảy ra theo giả thuyết 3 ta sẽ thu được một chất, không tạo ra chất khí.
 - Sau khi hướng dẫn học sinh kiểm nghiệm bằng lí thuyết, giáo viên yêu cầu học sinh tiến hành làm thí nghiệm kiểm chứng và yêu cầu học sinh quan sát sản phẩm và xác nhận giả thuyết đúng.
 - Ta cho học sinh tiến hành tiếp các thí nghiệm kiểm nghiệm giả thuyết này: Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng hoặc Al tác dụng với dung dịch HCl ….
 2. Đối với học sinh 	
Về kiến thức
Là phương tiện để ôn tập củng cố, hệ thống hoá kiến thức một cách tốt nhất.
Rèn khả năng vận dụng kiến thức đã học, kiến thức tiếp thu được qua bài giảng thành kiến thức của mình, kiến thức được nhớ lâu khi được vận dụng thường xuyên. 
Đào sâu, mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú, hấp dẫn.
Về kĩ năng
Phải tích cực rèn kỹ năng hệ thống hóa kiến thức sau mỗi bài, mỗi chương. Phân loại bài tập hóa học và lập hướng giải cho từng dạng toán.
Bài tập hoá học là một trong những cách hình thành kiến thức kỹ năng mới cho học sinh.
Rèn kỹ năng hoá học cho học sinh khả năng tính toán một cách khoa học.
Phát triển năng lực nhận thức rèn trí thông minh cho học sinh.
Về thái độ
Làm cho các em yêu thích, đam mê học môn hóa học khi đã hiểu rỏ vấn đề.
Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa học.
III. Kết quả đạt được:
Tôi đã áp dụng một số phương pháp giải bài toán hóa học 9 này vào trong giảng dạy học sinh lớp 9 năm học 2013 – 2014, tôi thấy đa số học sinh đã nắm được các phương pháp cơ bản để giải bài toán hóa học 9. Phần lớn học sinh trở nên tự tin hơn, tích cực hơn và sáng tạo hơn trong việc giải bài toán hóa học 9, việc giải quyết những bài tập trong sách giáo khoa và bài tập trong các sách tham khảo đã không còn là sự khó khăn như lúc trước nữa. Từ đó chất lượng của bộ môn hóa ngày càng có chuyển biến tốt và đã đạt được thành tích tốt trong các năm học qua:
Chất lượng giảng dạy:
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Số lượng
Tỉ lệ
%
Số lượng
Tỉ lệ
%
Số lượng
Tỉ lệ
%
Số lượng
Tỉ lệ
%
25
6
24
13
52
6
24
/
/
IV. Khả năng nhân rộng: 
- Đề tài được thử nghiệm và vận dụng có kết quả ở lớp 9/3 trong một học kì. Tôi đã áp dụng vào hai lớp 9 còn lại ở học kì II. Kết quả như sau: 
Lớp
TSHS
Trun

File đính kèm:

  • docSKKN HOA 9 NH 1314.doc