Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học môn khoa học lớp 4 theo phương pháp “ bàn tay nặn bột”

Bài 1: KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?

 I. MỤC TIÊU

 - Học sinh nắm được tính chất của không khí: không màu, không mùi, không vị và không có hình dạng nhất định.

 - Biết thực hành thí nghiệm để tìm ra tính chất của không khí như trên

 - Giáo dục học sinh say mê nghiên cứu, khám phá, tìm tòi.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

 - Giáo viên: thẻ in hình các loại quả, 1 chai nước cam, 1 chai rỗng, 1 lọ nước hoa, bóng bay, máy trợ giảng; Học sinh: Vở ghí chép thí nghiệm

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

 HOẠT ĐỘNG 1: Đưa ra tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề

 

doc26 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 4338 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học môn khoa học lớp 4 theo phương pháp “ bàn tay nặn bột”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huyết
 HS đề xuất giả thuyết liên quan đến nội dung bài học dựa trên biểu tượng ban đầu của nhóm
Gợi ý học sinh đề xuất giả thuyết trên cơ sở của các biểu tượng ban đầu của từng nhóm mà giáo viên đã chọn
-GV chọn vị trí thích hợp để học sinh trình bày biểu tượng ban đầu, dễ nhìn không ảnh hưởng đến phần ghi chép khác.
-GV không chỉnh sửa những giả thuyết mà học sinh đã đưa ra.
-Giữ nguyên biểu tượng ban đầu của HS để đối chiếu và so sánh sau khi hình hành kiến thức cho HS ở bước 5
b. Đề xuất phương án thực nghiệm
-Đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm chứng giả thuyết (HS có thể hình dung những phương pháp kiểm chứng như: Quan sát mẫu vật, mô hình, nghiên cứu tài liệu)
-Ghi phương án kiểm chứng giả thuyết vào vở thí nghiệm
- GV đặt câu hỏi nghi vấn, đề nghị HS đề xuất phương án thực nghiệm để chứng minh từng giả thuyết của các nhóm
- GV ghi lại các cách đề xuất của học sinh (nhóm) trên bảng (không lặp lại)
- GV nhận xét chung và hướng HS tới PP thí nghiệm đã chuẩn bị sẵn 
-Các phương án thực nghiệm mà học sinh đề xuất không thực hiện được hoặc những ý kiến gây cười cho cả lớp thì giáo viên không nên nhận xét tiêu cực, cần điềm tĩnh giải thích cho cả lớp để tránh cho học sinh ngại phát biểu.
-Nếu ý kiến học sinh nêu lên có ý đúng nhưng ngôn từ chưa chuẩn xác hoặc diễn đạt chưa rõ thì giáo viên nên gợi ý và từng bước hoàn thiện diễn đạt→ rèn luyện ngôn ngữ cho HS
Bước 4: Tiến hành thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu
- HS kiểm chứng các giả thuyết của mình bằng một hoặc các phương pháp (thí nghiệm, quan sát, điều tra, nghiên cứu tài liệu).
- HS sinh ghi chép lại vật liệu thí nghiệm, cách bố trí và thực hiện thí nghiệm 
-Thu nhận các kết quả và ghi chép lại để trình bày
- GV nêu rõ yêu cầu, mục đích thí nghiệm
-GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm 
- GV bao quát và nhắc nhở các nhóm chưa thực hiện, hoặc thực hiện sai
- Đối với phương pháp quan sát: GV cho học sinh kiểm chứng trên mẫu vật trước rồi sau đó mới quan sát trên tranh vẽ hay mô hình để nhận biết được những đặc điểm không thấy được trên mẫu vật
- Sau khi xác định mục đích và yêu cầu thí nghiệm GV mới phát dụng cụ và vật liệu thí nghiệm để tránh trường hợp HS đùa nghịch, tự ý làm thí nghiệm trước hoặc HS dựa vào đó để dự đoán các thí cần phải làm
-GV phải yêu cầu các cá nhân của từng nhóm phải thực hiện độc lập các thí nghiệm
-Trong quá trình HS làm thí nghiệm GV không chỉnh sửa
Bước 5: Kết luận và hợp thức hoá kiến thức
-HS đưa ra kết luận sau khi tiến hành thí nghiệm
-HS đối chiếu lại với biểu tượng ban đầu và từ đó phát hiện ra những sai lệch và tự sửa chữa
- GV yêu cầu HS đưa ra kết luận sau khi thực hiện thí nghiệm
-GV cho HS nhìn lại, đối chiếu lại với các ý kiến ban đầu (biểu tượng ban đầu) trước khi học kiến thức
- GV tổng kết kiến thức
GV hướng dẫn HS so sánh với biểu tượng ban đầu của mình, để tìm ra chổ sai chứ không áp đặt học sinh
 d. Quy trình sử dụng phương pháp “ bàn tay nặn bột” vào dạy môn Khoa học lớp 4.
 GIÁO VIÊN QUY TRÌNH HỌC SINH
I. 
Chuẩn bị
Xác định mục tiêu bài học
Chuẩn bị đồ dùng dạy học
Bước 3
Đề xuất giả thuyết và phương án kiểm chứng giả thuyết 
Bước 2
Hình thành biểu tượng ban đầu
Chuẩn bị đồ dùng học tập theo yêu cầu của giáo viên
Nêu ra tình huống có vấn đề
Dụng cụ thí nghiệm
Mẫu vật
Theo dõi giúp đỡ HS làm thí nghiệm
Yêu cầu từng nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm 
Yêu cầu HS từ kết thí nghiệm đối chiếu với BTBĐ
Hệ thống lại kiến thức
II.
Tổ chức dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột
III. 
Nhận xét đánh giá
IV.
Viết bài thu hoạch
Nhận xét chung
Đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở
Từng nhóm báo cáo kết quả
Từ kết quả đối chiểu lại BTBĐ 
Từng nhóm ghi GT trên giấy A3 dựa vào BTBĐ
Tiếp nhận tình huống
TLN trình bày biểu tượng ban đầu bằng hình vẽ
TLN thống nhất phương án kiểm tra giả thuyết
Nhận dụng cụ, mẫu vật
Ghi chép, đối chiếu với BTBĐ để rút ra kết luận
Ghi phương án của nhóm vào vở TN
Tiến hành thực hiện TN
Tự đánh giá
Ghi chép, hoàn thành bài thu hoạch theo yêu cầu GV
Nêu rõ yêu cầu và mục đích
 thí nghiệm
Bước 1: 
Đưa ra tình huống xuất phát
Tổ chức HS thảo luận nhóm đưa ra BTBĐ
Hướng dẫn các nhóm đề xuất giả thuyết dựa trên BTBĐ
Yêu cầu các nhóm đề xuất phương án để kiểm chứng GT
Bước 4
Tiến hành thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu
Bước 5: 
Kết luận, hợp thức hóa kiến thức
Chỉnh sửa lỗi sai vào vở TN, rút ra kiến thức
Đại diện nhóm đề xuất phương án KTGT
Phát dụng cụ, mẫu vật
Lựa chọn phương án theo ý đồ dạy học
Tiếp nhận vấn đề
5. Một số ví dụ:
* Ví dụ 1: Bài “ Nước có những tính chất gì?” ( Trang 42) Lớp 4.
+ Kiến thức cần đạt: ( Học sinh đưa ra được các kết luận).
1, Nước là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định .
+ Phương tiện : Một viên phấn trắng, một viên bi, một cốc thuỷ tinh, nước trắng, thìa, muối, cát một cái chai.
+ Giao nhiệm vụ :
 *Lệnh : Hãy dùng một cốc nước để dấu đi một viên bi ?
 ( Học sinh tìm nhiều cách nhưng sẽ không có cách nào dấu được viên bi )
 * Kết luận : Nước trong suốt.
 *Lệnh : Hãy dùng một cốc nước để làm đổi màu viên phấn?
 ( Viên phấn không đổi màu )
Kết luận : Nước không màu.
 *Lệnh : Hãy chuyển cốc nước sang chai mà vẫn giữ nguyên hình dạng ?
 (Hs phát hiện : Hình dạng của nước là bình chứa nó)
Kết luận : Nước không có hình dạng nhất định.
2 - Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật, hoà tan một số chất.
Phương tiện : - 1 tấm kính ( vẽ một vòng tròn)
 - 1 ít nước trong cốc. 
 - Bông, muối, đường, cát.
 * Lệnh : Dùng ít nước trong cốc , hãy giữ nguyên lượng nước trong phạm vi vòng tròn tấm kính ?
 ( Học sinh sẽ không thể tìm được cách nào thoả mãn được yêu cầu trên)
 * Kết luận : Nước lan ra khắp mọi phía.
 * Lệnh : Làm thế nào để giữ nguyên được vị trí của giọt nước khi ta nghiêng tấm kính ? (Đó là điều vô lí không thể xảy ra).
 * Kết luận : Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi nơi.
* Lệnh : Hãy làm giảm nước trong cốc bằng bông ? ( Nước thấm qua bông ) .
 * Kết luận : Nước thấm qua 1 số vật.
 * Lệnh : Đổ 1 thìa muối (đường) nhỏ vào cốc , lấy thìa khuấy đều .
 - Hãy tìm những hạt muối (đường) có trong cốc ?( Không tìm thấy).
Hoặc: Điều gì sẽ xảy ra với những hạt đường khi ta bỏ chúng vào một côc nước? v.v.
Kết luận : Muối (đường) tan trong nước.
- Cho 1 ít cát vào cốc nước .
 * Lệnh : Hãy giấu những hạt cát vào cốc nước ?( Không dấu được. Cát không tan trong nước).
 * Kết luận : Nước hoà tan 1 số chất , không hoà tan một số chất.
 * Ví dụ 2: Bài 35 : Không khí cần cho sự cháy( Trang 70). Yêu cầu học sinh không được mở sách giáo khoa.
 * Lệnh : Có một ngọn nến đang cháy và một cốc thuỷ tinh . Hãy làm tắt ngọn nến bằng cốc thuỷ tinh mà không được chạm cốc vào ngọn lửa ?
( Học sinh thử các phương án, phát hiện ra cách làm đúng là: Úp cốc vào ngọn nến trong thời gian nhất định ).
Học sinh ghi lại quá trình thí nghiệm như cách làm và thời gian cần thiết .
Học sinh giải thích: Thành phần của không khí gồm có ôxi và nitơ. Khí ôxi duy trì sự cháy.
 * Ví dụ 3: Bài 27: Một số cách lọc nước.
 * Giáo viên đưa chai nước và nói: Đây là chai nước đã bị nhiễm bẩn. Vậy theo em trong chai nước này có những gì?( HS: Có cát bụi, đất, vi trùng, các chất độc hại) 
 * GV: Chúng ta có thể làm sạch chai nước này được không? Bằng cách nào?...
 - HS: Làm thí nghiệm.
 - Đề xuất phương án thí nghiệm, tiên đoán kết quả, tiến hành thí nghiệm và báo cáo kết quả.
 * Thảo luận đưa ra kết luận chung:
.
 Tình huống có vấn đề ở chỗ: sau khi lọc xong, kết quả nước ở cốc vẫn còn những hạt cát nhỏ. Các em đã phát hiện ra được nguyên nhân là giữa giấy thấm và cái phễu có chỗ hở. Cũng có nhóm học sinh đã đã lọc nước bằng cách đổ nước bẩn (chưa lọc) vào chai thạch bích, sau đó dùng giấy thấm cuộn bông ở phía trong rồi nhét vào cổ chai và đục một lỗ trên đáy chai rồi chúc cốc xuống để lọc. Nhưng nước chỉ chảy được một lức rồi dừng hẳn. Trong lúc cả nhóm đang loay hoay không biết làm thế nào thì một em đã biết đục thêm một lỗ khác trên đáy chai. Kết quả là nước lại chảy bình thường. Sau tiết học, tôi hỏi thì em trả lời “ Khi bố em đục hộp sữa ông Thọ, bố em đục hai lỗ. Bố em bảo làm như thế để không khí tràn vào làm sữa chảy ra nhanh hơn”.
 Điều đó chứng tỏ các em đã rất linh hoạt, đã biết xử lý khi thí nghiệm không thành công và đã biết vận dụng những gì quan sát được trong đời sống hàng ngày vào giải quyết những vấn đề trong học tập.
 * Ví dụ4: Bài 30: Làm thế nào để biết có không khí?
- Giáo viên đưa ra một túi ni lông màu đen trong đó đựng đầy không khí (miệng của túi ni lông đã cột chặt) cho học sinh sờ nắn và bảo các em đoán xem trong túi này có gì?
 * Học sinh sờ nắn và đưa ra các phương án: 
 - Không có gì.
 - Có bông.
 - Có không khí.
..
 * Giáo viên mở túi ni lông ra để cho học sinh xác định rằng trong đó có không khí. Sau đó đặt vấn đề : Theo các em, không khí có ở những nơi nào?
 - Học sinh:
 - Có ở khắp nơi.
 - Có trong cái chai rỗng.
 - Trong cục đất khô..
 * GV : Để biết được không khí có ở trong chai rỗng, trong miếng đất khô và có ở khắp nơi hay không, chúng ta cần phải làm gì?
- HS: Làm thí nghiệm.
- Đề xuất phương án thí nghiệm, tiên đoán kết quả, tiến hành thí nghiệm và báo cáo kết quả.
 * Thảo luận đưa ra kết luận chung: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ, bên trong vật đều có không khí.
Tự điều chỉnh kiến thức khoa học tìm được của mình vào vở thí nghiệm.
	 -Trong khi học bài này, có em học sinh lúc đầu lựa chọn dùng viên gạch để bỏ xuống chậu nước. Nhưng sau đó em đã gạch bỏ sự lựa chọn này thay vào đó là mẩu đất khô. Sau giờ học, tôi hỏi vì sao lại có sự thay đổi dó, em nói “miếng đất khô có nhiều chỗ rỗng hơn nên khi bỏ vào nước thì bong bóng khí bay lên nhiều hơn”... Có nhóm HS khác đã nghĩ ra một phương án thí nghiệm rất thuyết phục là” Nhấn chìm vỏ chai xuống một chậu nước, nước sẽ tràn vào trong chai đẩy không khí ra ngoài tạo ra những bong bóng. Có nhóm lại đưa ra phương án “ Vặn nắp chai thật chặt, sau đó đục một lỗ trên vỏ chai. Nếu chúng ta đưa lên và hướng lỗ thủng vào mặt và bóp thân chai thì sẽ cảm thấy được không khí từ trong đó bay ra”...... 
 Như vậy, qua kết quả trên ta thấy, điều đáng lưu ý và ấn tượng ở chỗ HS không chỉ đơn thuần thực hiện thành thạo với các dụng cụ thí nghiệm mà còn thể hiện sự thông minh, sáng tạo vận dụng linh hoạt trong việc đưa ra nhiều phương án để kiểm tra cùng một giả thuyết. 
6. Một số giáo án minh hoạ:
Bài 1: KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?
 I. MỤC TIÊU
 - Học sinh nắm được tính chất của không khí: không màu, không mùi, không vị và không có hình dạng nhất định. 
 - Biết thực hành thí nghiệm để tìm ra tính chất của không khí như trên
 - Giáo dục học sinh say mê nghiên cứu, khám phá, tìm tòi.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: 
 - Giáo viên: thẻ in hình các loại quả, 1 chai nước cam, 1 chai rỗng, 1 lọ nước hoa, bóng bay, máy trợ giảng; Học sinh: Vở ghí chép thí nghiệm
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
 HOẠT ĐỘNG 1: Đưa ra tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
 1. Đi tìm đồng đội:
Giáo viên phát thẻ in hình các loại quả cho học sinh, yêu cầu những học sinh nào có cùng thẻ quả về cùng một nhóm -> đặt tên các nhóm (dưa hấu, măng cụt, mãng cầu)
 2. Thử tài đoán vật (tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề)
 - Giáo viên đưa 2 chai (1 chai nước cam và 1 chai không) đưa cho 3 nhóm quan sát và nhận biết trong chai chứa gì?
 - Giáo viên yêu cầu học sinh báo cáo kết quả:
 + Tình huống 1: Trong chai có nước cam, vì nước có màu cam, vị chua chua và mùi thơm của cam.
 + Tình huống 2: Trong chai không có gì cả.
 + Tình huống 3: Trong chai có không khí.
 - GV: Có em thì thấy trong chai có nước cam. Điều đó rất dễ nhận biết. Qua quan sát bạn thấy nước có màu cam, nếm có vị chua chua và còn ngửi thấy mùi thơm của cam nữa. Còn ở chai thứ 2, do không khí có những tính chất đặc biệt khiến bạn không dễ nhận ra. Vậy không khí có những tính chất gì, chúng ta cùng bước vào bài học ngày hôm nay. Bài Không khí có những tính chất gì?
 HOẠT ĐỘNG 2: Bộc lộ quan điểm ban đầu
 - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm và ghi các tính chất của không khí vào bảng nhóm.
 - Giáo viên theo dõi, giúp đỡ.
 - Giáo viên gắn bảng kết quả thảo luận của học sinh-> học sinh đọc kết quả gắn trên bảng nhóm.
+ Nhóm 1: Không khí không có màu gì, không có mùi gì và vị gì
+ Nhóm 2: Không khí 
+ Nhóm 3: Không khí 
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét: 
+ Nêu những điểm giống nhau của 3 nhóm.
+ Nêu những điểm khác nhau của 3 nhóm? -> giáo viên đánh dấu các điểm khác nhau trên bảng nhóm.
- Giáo viên: Vậy để biết chính xác không khí có những tính chất gì, các em có thể nêu những thắc mắc về tính chất của không khí.
- Học sinh thảo luận để đưa ra câu hỏi -> học sinh nêu câu hỏi, giáo viên ghi:
+ Nếu không có không khí con người sẽ ra sao?
+ Không khí có màu, có mùi và có vị gì?
+ Không khí có hình dạng như thế nào?
+ Không khí ở yên một chỗ hay bay khắp nơi?
+ Không khí có ích gì với cuộc sống con người?
+ Không khí có thể nén lại được không?
+ Không khí có thể giãn ra được không?
 - Giáo viên giải thích những vấn đề không liên quan đến bài học và xoá những vấn đề đó, chỉ để trên bảng những câu hỏi liên quan đến bài học. 
 HOẠT ĐỘNG 3: Thực nghiệm, rút ra kiến thức
1. Không khí không màu, không mùi, không vị
1.1. Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm
Giáo viên: Để nhận biết không khí có màu, có mùi và vị gì ta làm thế nào? 
Học sinh nêu: Ta dùng các giác quan như dùng mắt nhìn, mũi ngửi và dùng lưỡi để nếm.
1.2. Tiến hành thực nghiệm
Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành nhận biết tính chất của không khí bằng cách mình đã chọn và ghi kết quả vào vở thực hành thí nghiệm.
1.3. Kết luận và hợp lí hoá kiến thức
- Học sinh trình bày kết quả: Sau khi quan sát, dùng mũi ngửi và đưa lưỡi ra nếm, em thấy không khí không có màu gì, không có mùi gì và không có vị gì cả ạ.
- Giáo viên: Có nhóm nào có ý kiến khác nữa không?
-> GV ghi bảng: Không khí không màu, không mùi, không vị.
? Đã bao giờ các em đi qua vùng có mùi khó chịu chưa? Liệu đó có phải là mùi của không khí không nhỉ?-> Đó là mùi rác thải, chất thải ở gần đó bốc lên chứ không phải mùi của không khí.
- GV: Cô có 1 bí mật, cả lớp hãy cùng nhắm mắt lại nhé!
- GV xịt nước hoa vào không khí.
? Em thấy có điều gì lạ trong căn phòng của chúng ta?-> Em thấy có mùi thơm. 
? Mùi thơm đó là do đâu nhỉ? Đó có phải là mùi không khí không?
-> Đó là mùi thơm của nước hoa chứ không phải mùi của không khí.
- GV chốt: Đúng đấy các em ạ. Đôi khi chúng ta ngửi thấy mùi lạ nhưng đó là mùi của một số chất phát tán trong không khí chứ không phải mùi của không khí. -> Không khí không màu, không mùi, không vị.
2. Không khí không có hình dạng nhất định.
-Vấn đề thứ nhất chúng ta đã rõ. Bây giờ chúng ta cùng khám phá về hình dạng của không khí nhé.
2.1. Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm
- Giáo viên: Làm thế nào để chúng ta biết không khí có hình dạng gì nhỉ?
- Học sinh nêu phương án thí nghiệm: Thổi bóng bay, ...
2.2. Tiến hành thực nghiệm
- Giáo viên phát dụng cụ thí nghiệm (bóng bay hình cầu và hình quả) yêu cầu HS thực hành làm theo cách của mình và ghi kết quả vào vở thí nghiệm. Giáo viên lưu ý HS cách thổi bóng bay dễ và không bị vỡ.
- HS thực hành thổi bóng bay. 
2.3. Kết luận và hợp lí hoá kiến thức
- Học sinh báo cáo kết quả thực hành
+ Tình huống 1: Học sinh thấy không khí có hình dạng của quả bóng bay. không khí có hình dạng hình cầu và hình quả.
+ Tình huống 2: Không khí không có hình dạng nhất định (vì thổi không khí vào một quả bóng bay thì thấy không khí có hình dạng của quả bóng bay, dùng tay vặn quả bóng bay thì thấy hình dạng quả bóng bay thay đổi)
+ Tình huống 3: ....
-> Giáo viên ghi bảng: Không khí không có hình dạng nhất định 
- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy ví dụ khác về hình dạng của không khí trong thực tế.
Ví dụ: Không khí trong lòng cái mũ có hình dạng của lòng cái mũ, không khí trong lòng cái nón có hình dạng của lòng cái nón, 
3. Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
-Vấn đề tiếp theo chúng ta cần giải quyết là gi? (Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra)
2.1. Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm
- GV: Muốn biết không khí có thể nén lại được không hay có giãn ra được không, các em 
có thể làm thế nào để biết?
- HS: đề xuất các phương án khác nhau, GV có thể định hướng để học sinh sử dụng cách đẩy xi lanh ..
2.2. Tiến hành thực nghiệm
- HS tiến hành thí nghiệm, GV quan sát, giúp đỡ
- Ghi kết quả ra vở thí nghiệm
2.3. Kết luận và hợp lí hoá kiến thức
- Học sinh báo cáo kết quả thực hành
+ Khi ấn xi lanh xuống thì xi lanh di chuyển xuống một chút rồi không dẩy xuống được nửa. Khi thả tay ra thì xi lanh lại đẩy ngược lại về vị trí cũ -> Vậy Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra
-> Giáo viên ghi bảng: Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra
- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy ví dụ khác Không khí có thể bị nén lại hoặc 
giãn ra trong thực tế.
Ví dụ: Bơm xe, bơm bóng
- Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh kiến thức vừa tìm hiểu so với cảm nhận của các em lúc ban đầu. Các em thấy mình có biết thêm kiến thức gì về tính chất của không khí không?
- Học sinh nhắc lại kiến thức đã tìm hiểu: 
+ Không khí không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.
+ Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra
HOẠT ĐỘNG 4: Kiểm tra, đánh giá
- Giáo viên phát cho 3 nhóm 3 chai nhựa rỗng, yêu cấu: Làm thế nào lấy được khống khí trong lành bên ngoài lớp học mang vào tróng lớp học?
- Học sinh thảo luận và cử đại diện thực hành
- Các nhóm báo cáo kết quả:
+ Tình huống 1: Học sinh lấy nước trong phòng học đổ đầy nước vào chai mang ra ngoài đổ nước đi, đậy nắp lại -> mang không khí bên ngoài vào trong lớp học.
+ Tình huống 2: Học sinh bóp dẹt chai nhựa, đậy nắp lại mang ra ngoài, mở nắp chai ra, nắn cho chai phình như cũ, đậy nắp lại -> mang không khí bên ngoài vào trong lớp học.
+ Tình huống 3: Học sinh có thể mang chai ra ngoài, chao qua chao lại, đậy nắp lại -> mang không khí bên ngoài vào trong lớp học.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét những trường hợp nào đúng (Tình huống 1,2 là đúng, tình huống 1 là tối ưu), cho học sinh giải thích dựa trên tính chất của không khí (không màu, không có hình dạng nhất định
HOẠT ĐỘNG 5: Củng cố - dặn dò
- Giáo dục học sinh bảo vệ bầu không khí
- Giáo viên cho học sinh nêu lại kết luận về tính chất của không khí
 Bài 2:MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO? MƯA TỪ ĐÂU RA?
I. Mục tiêu: 
Học sinh biết được sự hình thành của mây ,mưa 
Học sinh biết được mây được hình thành như thế nào ? nước mưa có từ đâu ?
Nêu được quá trình hình thành mây và mưa 
II. Đồ dùng: tranh sách giáo khoa phóng to; tranh sưu tầm; tài liệu sưu tầm nói về sự hình thành mây, mưa. 
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
 + Em hãy cho biết nước tồn tại ở những thể nào? 
 + Em hãy vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước ?
 + Em hãy trình bày sự chuyển thể của nước ?
B. Bài mới:
1.Tình huống xuất phát và nêu vấn đề:
Gv cho học sinh cùng nghe bải hát “ mưa bong bóng” 
GV hỏi : theo các em mây được hình thành như thế nào? mưa từ đâu ra ? 
 2. Biểu tượng ban đầu của HS:
Cho học sinh ghi lại những suy nghĩ của mình : vào vỡ ghi chép khoa học, sau đó thảo luận nhóm 3 để ghi lại trên bảng nhóm ( có thể ghi lại bằng hình vẽ , sơ đồ)
Ví dụ : về 1 vài cảm nhận của học sinh.
*mây do khói bay lên tạo nên/ Mây do hơi nước bay lên tạo nên. / Mây do khói và hơi nước tạo thành./ Khói ít tạo nên mây trắng, khói nhiều tạo nên mây đen./ Hơi nước ít tạo nên mây trắng , hơi nước nhiều tạo nên mây đen. / Mây tạo nên mưa.... 
3. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi 
- yêu cầu học sinh tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau trong biểu tượng ban đầu về sự hình thành mây và mưa cuả các nhóm . GV tổ chức cho học sinh đề xuất các câu hỏi để tìm hiểu :
Khi HS đề xuất câu hỏi GV tập hợp các câu hỏi sát với nội dung bài ghi lên bảng 
*mây có phải do khói tạo thành không ?
*mây có phải do hơi nước tạo thành không 
* vì sao lại có mây đen , lại có mây trắng ?
*mưa do đâu mà có 
* khi nào thì có mưa ?
-trên cơ sở các câu hỏi do học s

File đính kèm:

  • docSKKN.doc