Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng kiến thức về biển, đảo cho học sinh thông qua môn toán

Bài 6( dạy tiết 21, đại số, lớp 7). Hưởng ứng Tết trồng cây, bộ đội trên các đảo Sơn Ca, Nam Yết, An Bang (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) trồng được số cây lần lượt tỉ lệ với 5;4;2. Tổng số cây được trồng trên 3 đảo là 330 cây. Tính số cây được trồng ở mỗi đảo?

Giải.

Gọi số cây được trồng trên các đảo Sơn Ca, Nam Yết, An Bang lần lượt là a, b, c(cây)

 

doc18 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng kiến thức về biển, đảo cho học sinh thông qua môn toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến: Trường THCS Tứ Cường-Thanh Miện
 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu:
Trường THCS Tứ Cường - Thanh Miện - Hải Dương
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.Giáo viên cần phải:
+ Nắm chắc mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy bộ môn Toán ở bậc THCS.
+ Nghiên cứu kĩ kiến thức trong sách giáo khoa, có sự hiểu biết về biển, đảo nước ta, trên cơ sở đó đầu tư thời gian, thiết kế bài soạn đảm bảo các yêu cầu đặt ra.
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu trong thực tế: Năm học 2014 - 2015
HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN)
Trương Trọng Quyền
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nẩy sinh sáng kiến
 Dạy học không có nghĩa chỉ là lên lớp, giảng bài. Mong muốn của nhà trường và gia đình là giáo dục để các em trở thành học sinh giỏi nhưng trước tiên phải là một con người trưởng thành cả về thể chất và tư duy. Để phát triển tư duy cho học sinh, giáo viên phải thực hiện nhiều nhiệm vụ trong đó có nhiệm vụ giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Nhiệm vụ này đối với giáo viên bộ môn toán, một bộ môn rất khô khan, tuy khó nhưng vẫn phải thực hiện.
 Trong những năm gần đây tình hình Biển Đông có những diễn biến hết sức phức tạp như sự kiện giàn khoan HD981 của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của nước ta và việc Trung Quốc thực hiện bồi đắp quy mô lớn, làm thay đổi căn bản cấu trúc của nhiều đảo đá, bãi ngầm trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Những việc làm này trái với quy định của Tuyên bố DOC , luật pháp quốc tế. Xuất phát từ thực tế đó và từ lòng căm thù giặc sâu sắc, dù gặp nhiều khó khăn tôi mạnh dạn thực hiện sáng kiến "Bồi dưỡng kiến thức về biển, đảo cho học sinh thông qua môn toán".
 2. Điều kiện, thời gian, đối tượng sáng dụng sáng kiến
- Điều kiện: giáo viên nắm vững nội dung, chương trình dạy học; ngoài ra phải tìm hiểu nhiều để có kiến thức về biển, đảo Việt Nam.
- Thời gian: Từ đầu năm học 2014-2015
- Đối tượng: học sinh đại trà các lớp 6,7,8,9.
	3. Nội dung sáng kiến
3.1. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:
- Sáng kiến đã cung cấp cho học sinh nhiều thông tin về biển đảo Việt Nam như cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa,Trường Sa của Việt Nam, tên các hòn đảo ở Trường Sa của Việt Nam,.....
- Sáng kiến đã thực hiện việc dạy học theo chủ đề tích hợp.
- Sáng kiến đã trình bày giải pháp rất dễ thực hiện nhưng mang tính sáng tạo là giáo viên tìm kiếm, nghiên cứu, chọn lọc thông tin về biển, đảo trên sách, báo internet sau đó tích hợp kiến thức đó vào các bài toán cơ bản trong sách giáo khoa để dạy cho học sinh trong các tiết học chính khóa trên lớp.
Như vậy, dù là tiết học toán nhưng nội dung đỡ khô khan, gây hứng thú cho học sinh. Đồng thời giáo dục kỹ năng sống, bồi dưỡng lòng yêu nước, hiểu và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.
3.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến rất dễ áp dụng, bất cứ trường THCS nào cũng áp dụng được, vì không khó về nội dung, không tốn kém kinh phí, không cầu kỳ trong việc chuẩn bị các trang thiết bị. Mỗi giáo viên chỉ cần có nội dung bản sáng kiến này là có thể thực hiện được.
4. Khẳng định giá trị, kết quả của sáng kiến
Sau khi thực hiện sáng kiến, học sinh được cung cấp nhiều kiến thức về biển đảo mà trước đó các em chưa biết và các em rất hào hứng với thông tin đó. Nhiều học sinh tỏ thái độ bức xúc, căm thù và muốn ngay lập tức đòi lại quần đảo Hoàng Sa và các đảo ở Trường Sa mà Trung Quốc và các nước khác đã cướp của Việt Nam. Tuy nhằm mục đích tuyên truyền nhưng khi áp dụng sáng kiến vẫn đảm bảo học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của tiết học theo nội dung, chương trình dạy học vì các bài toán đưa ra là cơ bản, dựa trên các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng
Mỗi giáo viên phải có ý thức trong việc tích hợp kiến thức về biển đảo Việt Nam vào môn học của mình.
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
 Nước ta có bờ biển dài 3260km và diện tích các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền trên 1 triệu km2. Vùng biển nước ta có vị trí quan trọng về an ninh-quốc phòng và nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. Chủ quyền biển đảo Việt Nam luôn là mối quan tâm hàng đầu của đông đảo người Việt Nam trong và ngoài nước, nó càng trở nên nóng bỏng trong thời gian gần đây. Sự kiện Trung Quốc liên tục tuyên bố chủ quyền của họ trên biển Đông, xâm phạm lên chủ quyền của nước ta. Đông đảo dư luận Việt Nam hết sức bất bình trước hành động trên, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ nhất trí cao với Chính phủ trong phản ứng mạnh mẽ, kiên quyết về chủ quyền của nước ta trên biển Đông. Qua tìm hiểu tôi thấy kiến thức về biển đảo của học sinh còn ít, mơ hồ. Qua nghiên cứu tài liệu, thực tế giảng dạy và học hỏi đồng nghiệp tôi viết nên bản kinh nghiệm: "Bồi dưỡng kiến thức về biển, đảo cho học sinh thông qua môn toán", nhằm góp phần vào việc giáo dục lòng yêu nước, cung cấp kiến thức về biển, đảo cho học sinh.
2. Cơ sở lý luận của vấn đề.
 1.1.Dạy tích hợp liên môn là một chủ trương của Bộ GD-ĐT trong đổi mới phương pháp dạy và học. Trong sáng kiến này tôi đã tích hợp kiến thức về biển, đảo vào môn toán.
 1.2.Quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là tại các văn bản Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” và Chỉ thị số 06 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông”
3. Thực trạng của vấn đề.
 3.1.Về phía giáo viên: 
 - Nhiều giáo viên toán chưa có ý thức trong việc dạy tích hợp liên môn theo chủ trương của Bộ GD-ĐT trong đổi mới phương pháp dạy và học. Đặc biệt không ít giáo viên toán cho rằng việc tích hợp đó ở môn toán không thực hiện được, chỉ môn văn, sử, địa, giáo dục công dân mới thực hiện được.
 - Một bộ phận giáo viên ngại tìm tòi, nghiên cứu, đầu tư, đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học, chưa tìm các giải pháp để gây hứng thú cho học sinh .
 - Nhiều giáo viên chưa có ý thức tìm hiểu kiến thức về biển đảo và tích hợp kiến thức đó vào bộ môn mình giảng dạy để tuyên truyền cho học sinh 3.2.Về phía học sinh.
 Trong đầu năm học 2014-2015, tôi yêu cầu học sinh lớp 8A trả lời 2 câu hỏi sau:
 1) Nước ta có khoảng bao nhiêu hòn đảo?
 2) Hãy kể tên một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa?	
 Kết quả: 
 Câu hỏi 1: Không có học sinh nào trả lời được.
 Câu hỏi 2: Học sinh rất ngỡ ngàng và không em nào kể tên được bất kỳ một đảo nào thuộc quần đảo Trường Sa. Sau khi được động viên, cho thêm thời gian suy nghĩ, một số học sinh kể ra một vài tên như: Lý Sơn, Phú Quốc, Mỏ Rồng ...nhưng đó đều không phải là đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
 Vấn đề đặt ra ở đây là phải cung cấp kiến thức cho các em về biển, đảo nhưng phải cung cấp nhẹ nhàng thông qua các bài toán, chứ không thể bắt các em học thuộc kiến thức một cách máy móc để sau một thời gian ngắn các em lại quên hết, thậm chí bị ức chế vì bị nhồi nhét kiến thức .
 4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
4.1. Các phương pháp nghiên cứu:
4.1.1 Đối với giáo viên:
+ Nghiên cứu tài liệu, lựa chọn và thiết kế các bài tập để cung cấp kiến thức biển đảo cho học sinh.
+ Động viên, hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức về biển đảo qua sách, báo , internet, ...
+ Sử dụng các phương pháp: 
	- Phương pháp điều tra.
	- Phương pháp thống kê.
	- Phương pháp so sánh đối chứng.
	- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
4.1.2. Đối với học sinh:
+ Làm các bài tập giáo viên giao, sau đó tìm kiếm thông tin qua sách, báo, thầy cô, có thể lên internet tìm hiểu kiến thức về biển đảo liên quan đến bài tập trên lớp.
+ Sau khi có được kiến thức thì có thể giới thiệu , trao đổi với các bạn nhằm có thêm kiến thức về biển, đảo .
+ Nắm chắc một số kiến thức cơ bản về biển đảo Việt Nam.
4.2. Nội dung của kinh nghiệm
4.2.1. Cơ sở lí thuyết:
+ Các kiến thức toán học bậc THCS
+ Các kiến thức về biển , đảo Việt Nam.
4.2.2 Các ví dụ minh hoạ:
Bài 1( dạy tiết 27,số học, lớp 6).Vùng biển ven bờ Việt Nam có khoảng bao nhiêu hòn đảo?
 Vùng biển ven bờ Việt Nam có khoảng hòn đảo ,trong đó:
 a là số nguyên tố chẵn
 b là số nguyên tố chia hết cho 7
 c là số nguyên tố lẻ nhỏ nhất.
Giải.
a là số nguyên tố chẵn a=2
 b là số nguyên tố chia hết cho 7 b=7
 c là số nguyên tố lẻ nhỏ nhất c=3
Vậy =2773
Vùng biển ven bờ Việt Nam có khoảng 2773 hòn đảo.
Giới thiệu thêm với học sinh (kết hợp với sử dụng Video, hình ảnh): Vùng biển ven bờ Việt Nam có khoảng 2773 hòn đảo lớn, nhỏ, chủ yếu nằm ở Vịnh Bắc Bộ, số còn lại phân bố ở khu vực Biển Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nam. Ngoài ra, có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở giữa Biển Đông
 (Trích trong ‘Giới thiệu về biển, đảo Việt Nam’, tác giả Hà Nguyễn)
Bài 2(dạy tiết 37, số học, lớp 6). Năm , Vua Gia Long chính thức chiếm hữu đảo Hoàng Sa, ra lệnh cắm cờ trên đảo và đo thuỷ trình.Trong đó: là BCNN(9;6;3), là ƯCLN(32;48). Năm Vua Gia Long chính thức chiếm hữu đảo Hoàng Sa là năm nào?
Giải.
9=32 ; 6=2.3 ; 3 
BCNN(9;6;3)=2.32=18 =18
32=25 ; 48=24.3 
ƯCLN(32;48)=24=16 =16
Vậy =1816
Năm Vua Gia Long chính thức chiếm hữu đảo Hoàng Sa là năm1816.
Giới thiệu thêm với học sinh( kết hợp sử dụng Video, hình ảnh ): Vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn, Vua Gia Long, đã củng cố thêm quyền lịch sử của Việt Nam bằng cách chính thức chiếm hữu hai quần đảo. Năm 1816, Vua đã ra lệnh cho Đội Hoàng Sa và hải quân của triều đình ra thăm dò, đo thuỷ lộ, và cắm cờ trên quần đảo Hoàng Sa để biểu tượng cho chủ quyền của Việt Nam. Sự chiếm hữu hai quần đảo theo lệnh của Vua Gia Long cũng được chứng nhận bởi các tài liệu của phương Tây.
Bài 3 ( dạy tiết 39, số học lớp 6). Năm , trên quần đảo Hoàng Sa, Vua Minh Mạng cho xây đền, đặt bia đá, đóng cọc, và trồng cây. Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải được trao nhiều nhiệm vụ hơn: khai thác, tuần tiễu, thu thuế dân trên đảo, và nhiệm vụ biên phòng bảo vệ hai quần đảo. Hai đội này tiếp tục hoạt động cho đến khi Pháp nhảy vào Đông Dương .
Biết là BCNN(6,9), là ƯCLN(175;70) .Tìm ?
Giải .
6=2.3 ; 9=32
BCNN(6,9)=2.32=18 =18
175=52.7
70=2.5.7
ƯCLN(175;70)=5.7=35 =35
Vậy =1835
Bài 4 ( dạy tiết 12, đại số lớp 7). Diện tích của các đảo Sinh Tồn, Nam Yết, Sơn Ca ( thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ) lần lượt tỉ lệ với 28;30;35.
Biết diện tích đảo Sơn Ca lớn hơn diện tích đảo Sinh Tồn 14000m2. Tính diện tích của ba đảo trên?
Giải.
Gọi diện tích của các đảo Sinh Tồn, Nam Yết, Sơn Ca lần lượt là a, b, c (m2)
 Theo bài ra ta có: và c - a=14000
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
 a = 28.2000=56000; b = 30.2000=60000; c = 35.2000 = 70000 
Vậy diện tích của các đảo Sinh Tồn, Nam Yết, Sơn Ca lần lượt là:	
 56000m2 ; 60000m2 ; 70000m2
Giới thiệu thêm với học sinh( kết hợp Video, hình ảnh minh họa): Đảo Sinh Tồn là một trong năm đảo của quần đảo Trường Sa mà Hải Quân Nhân Dân
 Việt Nam chiếm từ tay Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa. Đảo Sinh Tồn là đảo có ý nghĩa chiến lược đối với quần đảo Trường Sa. Trên đảo có một tấm biển ghi lời của Hồ Chí Minh: "Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời và có biển. Bờ biển của ta dài và đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó". Đảo Nam Yết là một đảo san hô thuộc cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa. Đảo Sơn Ca là một đảo cát nhỏ thuộc cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa. Đảo Sơn Ca không có nguồn nước ngọt tự nhiên. Đất đai trên đảo là cát san hô phủ một lớp mùn mỏng lẫn phân chim nên màu mỡ hơn các đảo khác. Chim chóc cũng thường ghé thăm đảo này.
Bài 5( dạy tiết 20, đại số, lớp 7). Đảo Sinh Tồn Đông ở Trường Sa có chiều dài và chiều rộng tỉ lệ với 8 và 3. Biết chiều dài lớn hơn chiều rộng 100m. Tính chiều dài, chiều rộng của đảo.
Giải.
Gọi chiều dài và chiều rộng của đảo lần lượt là x, y (m).
Theo bài ra ta có: và x-y=100
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có: 
Vậy đảo dài 160m, rộng 60m.
Giới thiệu về đảo ( kết hợp Video, hình ảnh): Đảo Sinh Tồn Đông là một cồn cát thuộc cụm Sinh Tồn  của quần đảo Trường Sa. Sinh Tồn Đông có chiều dài khoảng 160m, chiều rộng khoảng 60m, xung quanh và 2 đầu của đảo cũng đều có những doi cát. Nền đất trên đảo là cát san hô nên chỉ phù hợp với các loại cây nước lợ như mù u, phong ba, phi lao, rau muống biển, cây bàng quả vuông, cây bão táp. Đất ở đảo, qua quá trình cải tạo, cùng với việc mang đất từ đất liền ra có thể trồng được rau xanh. Giống như nhiều đảo cấp 3 khác trên quần đảo Trường Sa, Sinh Tồn Đông không có nước ngọt nên mọi thứ sinh hoạt liên quan đến nước đều nhờ vào công tác dự trữ, nhất là nước mưa.( trích từ báo điện tử 
Bài 6( dạy tiết 21, đại số, lớp 7). Hưởng ứng Tết trồng cây, bộ đội trên các đảo Sơn Ca, Nam Yết, An Bang (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) trồng được số cây lần lượt tỉ lệ với 5;4;2. Tổng số cây được trồng trên 3 đảo là 330 cây. Tính số cây được trồng ở mỗi đảo?
Giải.
Gọi số cây được trồng trên các đảo Sơn Ca, Nam Yết, An Bang lần lượt là a, b, c(cây)
Theo bài ra ta có: và a+b+c=330
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
Vậy số cây được trồng trên các đảo Sơn Ca, Nam Yết, An Bang lần lượt là 150; 120; 60 ( cây)
Giới thiệu về đảo (kết hợp Video, hình ảnh): An Bang còn có một tên gọi khác là đảo Đồng Hồ, vì dưới chân đảo thường nổi lên bãi cát nhỏ di chuyển theo mùa, chạy vòng quanh. Theo chu kỳ, bãi cát di chuyển hết một vòng là tròn một năm. An Bang là chốt tiền tiêu bảo vệ vùng biển đảo phía Nam Trường Sa. Khó khăn lớn nhất của đảo An Bang so các đảo khác là ở đây dòng chảy sâu, nước xiết gần như quanh năm, là hòn đảo khó cập bến nhất của quần đảo Trường Sa. Chỉ cần gió cấp 3, 4 thì những chuyến tàu cập đảo cũng gặp rất nhiều khó khăn. Đảo thường xuyên phải hứng chịu những trận cuồng phong, sóng dữ nên cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ nơi đây rất kiên cường về ý chí, vững vàng về tư tưởng và có sức khỏe dẻo dai.
Bài 7. (dạy tiết 50, đại số lớp 7) Hải chiến Trường Sa 1988 là tên gọi của cuộc chiến trên biển Đông năm 1988 khi Hải quân Trung Quốc đưa quân chiếm đóng bãi đá Cô Lin, bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Do ba bãi đá này không có quân đội đồn trú nên Hải quân Nhân dân Việt Nam phải đưa quân ra bảo vệ, đánh trả và cuộc chiến nổ ra vào ngày 14 tháng 3 năm 1988. Phía Việt Nam mất ba tàu vận tải của hải quân Việt Nam, 64 bộ đội Việt Nam đã hy sinh. Phía Trung Quốc bị hư hại tàu chiến, thương vong 24 lính. Kể từ đó Trung Quốc đã chiếm đóng bãi đá Gạc Ma của Việt Nam. Tuổi của 64 chiến sỹ lúc hy sinh được ghi trong bảng sau:
23 44 29 24 30 25 19 21 21 21 24 20 22 21 21 21
22 20 22 33 26 26 26 26 29 23 26 20 21 21 24 21 
32 20 22 22 22 20 21 20 20 20 21 20 19 21 21 20 26 33 20 22 21 21 21 25 22 22 28 22 26 25 31 22
( Trích trong  )
a) Dấu hiệu cần tìm hiểu ở đây là gì?
b) Lập bảng tần số và nhận xét.
c) Tính số trung bình cộng và tìm Mốt của dấu hiệu
Giải.
a)Dấu hiệu: Tuổi của các chiến sỹ lúc hy sinh . 
b)Bảng tần số	
Giá trị(x)
Tần số(n)
19
2
20
11
21
16
22
11
23
2
24
3
25
3
26
7
28
1
29
2
30
1
31
1
32
1
33
2
44
1
 N=64
Nhận xét :
- Có 64 giá trị nhưng chỉ có 15 giá trị khác nhau.
- Tuổi của chiến sỹ trẻ tuổi nhất là 19.
- Tuổi của chiến sỹ lớn tuổi nhất là 44 . 
- Tuổi của các chiến sỹ chủ yếu từ 19 đến 26 
c) 
Giá trị(x)
Tần số(n)
Các tích(x.n)
19
2
38
20
11
220
21
16
336
22
11
242
23
2
46
24
3
72
25
3
75
26
7
182
28
1
28
29
2
58
30
1
30
31
1
31
32
1
32
33
2
66
44
1
44
 N=64
Tổng:1500
=23,4375 
Mo =21 
còn 5 bài nữa không tung lên mạng
5.Kết quả đạt được:
 Sau khi triển khai chuyên đề: Bồi dưỡng kiến thức về biển, đảo cho học sinh thông qua môn toán, học sinh có thêm kiến thức về biển đảo của Tổ Quốc. Mặt khác, thông qua chuyên đề này học sinh được khơi gợi lòng yêu nước, tình yêu với biển đảo của đất nước, đồng thời rèn kĩ năng phân tích, suy luận hợp lí, phát triển tư duy sáng tạo trong môn toán.
 Kiểm tra các học sinh sau triển khai chuyên đề thì thấy các em đã nắm thêm kiến thức về biển đảo như biết tên các đảo ở Trường Sa, thấy được cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam; nhiều em đã tích cực tìm hiểu về biển đảo thông qua sách, báo, internet và ra lớp trao đổi với bạn bè.
6.Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
 Để thực hiện sáng kiến này, không có gì khó khăn, không tốn kém về kinh tế, chỉ cần mỗi giáo viên các nhà trường có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục.
 Chỉ cần thực hiện các bước như sau:
- Lên mạng internet, đọc sách, báo tìm hiểu thông tin, số liệu về biển đảo của Việt Nam 
- Dựa vào các bài toán cơ bản trong sách giáo khoa, sách bài tập để viết ra các bài tập có kiến thức tương đương với các bài tập đó nhưng đã được tích hợp kiến thức về biển đảo.
- Tìm hiểu nhiều, đọc nhiều từ các nguồn thông tin chính thống như trên các trang thông tin điện tử của Chính phủ, Đảng,....để có thể giải đáp kịp thời những thắc mắc của học sinh về vấn đề liên quan đến biển đảo của nước ta.
	KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
1.1. Khi thực hiện sáng kiến trên, tôi đã đánh giá được thực trạng việc một bộ phận không nhỏ giáo viên, học sinh còn nắm thông tin ít ỏi về tình hình biển đảo. Một bộ phận giáo viên chưa có ý thức thực hiện chủ trương dạy học tích hợp, liên môn của bộ giáo dục, chưa có ý thức giáo dục kiến thức về biển đảo cho học sinh. Từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
1.2. Từ thực trạng trên, tôi đã đưa ra các giải pháp để khắc phục, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần tuyên truyền kiến thức biển đảo cho học sinh. Cụ thể với những giải pháp sau:
- Giải pháp thứ nhất: soạn và dạy các bài có tích hợp kiến thức biển đảo .
- Giải pháp thứ hai: kiến nghị với tổ trưởng, ban giám hiệu cho các giáo viên trong trường cùng tham gia, thảo luận để tích hợp nội dung biển đảo vào các môn học .
1.3 Kết quả khi áp dụng SKKN:Học sinh hứng thú học tập bộ môn, có thêm nhiều kiến thức về biển đảo, góp phần không nhỏ hình thành tình yêu quê hương, tổ quốc cho học sinh THCS.
Đề tài này có thể sử dụng cho giáo viên dạy toán cấp THCS làm tài liệu tham khảo, hy vọng được chia sẻ phần nào những khó khăn của giáo viên dạy môn toán THCS theo hướng đổi mới phương pháp dạy học và góp phần nâng cao hiệu quả bài giảng của mình, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo. 
2.Khuyến nghị:
 * Đối với giáo viên :
 - Cần tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng kiến thức và năng lực chuyên môn bằng nhiều con đường khác nhau.
Tìm đọc các tài liệu tham khảo có liên quan đến môn dạy, bài dạy, chủ đề biển đảo.
Tìm hiểu các sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp và mạnh dạn áp dụng vào giảng dạy.
Đầu tư thời gian cho việc soạn giảng, cải tiến phương pháp giảng dạy.
* Đối với nhà trường và tổ chuyên môn:
-Cần tăng cường công tác chuyên đề, hội thảo về tích hợp kiến thức biển đảo vào môn toán nhằm tạo điều kiện cho giáo viên được giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
 -Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học phục vụ cho dạy và học. Bổ sung thêm các tranh, ảnh, sách báo về biển đảo Việt Nam.
* Đối các cấp lãnh đạo ngành giáo dục.
Cần tạo điều kiện cho giáo viên được tham khảo các mẫu giáo án, các giờ dạy thực nghiệm tích hợp kiến thức về biển đảo.
Cần tổ chức các chuyên đề liên quan đến biển đảo tạo điều kiện cho các nhà trường và giáo viên có cơ hội học hỏi, trao đổi kiến thức .
Trên đây là một số ý kiến của bản thân tôi về kinh nghiệm dạy chuyên đề: Bồi dưỡng kiến thức về biển, đảo cho học sinh thông qua môn toán. Với tôi mới chỉ là những bước đi đầu tiên trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Vì vậy rất mong nhận được sự góp ý, xây dựng của cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giới thiệu về biển, đảo Việt Nam
	(Tác giả: Hà Nguyễn)
 2. 100 câu hỏi-đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam	 (Tác giả: Ban tuyên giáo trung ương)
 3. Biển đông và hải đảo Việt Nam
	(Nhà xuất bản tri thức)
 4. Internet
MỤC LỤC
BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Trang
Phần 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1
 TÓM TẮT SÁNG KIẾN
2-3
Phần 2: MÔ TẢ SÁNG KIẾN
4
1.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_dat_giai_C_cap_huyen.doc
Giáo án liên quan