Ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa học 12 - Chương 2: Cacbohiđrat

 A. 5 nhóm hiđroxyl. B. 3 nhóm hiđroxyl.

C. 4 nhóm hiđroxyl. D. 2 nhóm hiđroxyl.

2.2: Đồng phân của glucozơ là

 A. saccarozơ. B. mantozơ. C. xenlulozơ. D. fructozơ.

2.3: Khi thủy phân tinh bột ta thu được sản phẩm cuối cùng là

 A. saccarozơ. B. mantozơ. C. glucozơ. D. fructozơ.

2.4: Mô tả nào dưới đây không đúng với glucozơ?

 A. Chất rắn, màu trắng, tan trong nước và có vị ngọt.

 B. Có mặt trong hầu hết các bộ phận của cây, nhất là trong quả chín.

 C. Còn có tên gọi là đường nho.

 D. Có 0,1 % trong máu người.

 

doc7 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 9044 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa học 12 - Chương 2: Cacbohiđrat, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 2. CACBOHIĐRAT
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ TRỌNG TÂM
@ Kiến thức HS cần biết: CTCT dạng mạch hở của glucozơ và fructozơ ; TCHH cơ bản của Glu (pư của các nhóm chức & pư lên men); Đặc điểm CT phân tử của Sacc, Tinh bột và Xenlu; TCHH cơ bản của Sacc, Tinh bột và Xenlu .
@ Kỹ năng cần có: Viết được CTCT mạch hở của glucozơ và fructozơ ; Phân biệt dd glu với glixerol bằng pư tráng bạc hay nước Br2; Viết PTHH biểu diễn các TCHH, từ đó tính khối lượng Glu pư, khối lượng ancol tạo ra,… Viết PTHH của các pư thủy phân Sacc, Tinh bột và Xenlu; Pư este hóa của Xenlu với (CH3CO)2O đun nóng, HNO3/H2SO4 đặc; với CH3COOH/H2SO4 đặc, đun nóng; phân biệt các dd: Sacc, Glu, Gli, anđ axetic; Tính khối lượng Ag hoặc Glu thu được khi thủy phân Sacc, tinh bột & xenlu, rồi cho sản phẩm pư tham gia pư tráng bạc.
LÝ THUYẾT
Cacbohiđrat: là những hợp chất hữu cơ tạp chức (có nhiều nhóm -OH và nhóm C=O) và thường có công thức chung là Cn(H2O)m. Phân làm 3 loại:
- Monosacarit: glucozơ, fructozơ.
- Đisaccarit: saccarozơ, mantozơ.
- Polisaccarit: tinh bột, xenlulozơ.
TÓM TẮT LÝ THUYẾT PHẦN GLUCOZƠ
Định nghĩa
Monosaccarit
Cấu tạo
C6H12O6 (M=180) hay CH2OH-[CHOH]4- CHO
Tính chất
vật lí
Glucozơ là chất rắn, không màu, tan nhiều trong nước, có vị ngọt.
Tính chất hoá học
1/ Có tính chất giống glixerol (poliancol):
- Phản ứng với Cu(OH)2 ở t0 thường tạo dd màu xanh lam.
2C6H12O6 + Cu(OH)2 (C6H11O6)2Cu + 2H2O
- Tạo este có 5 gốc axit: C6H7O(OCOCH3)5
2/ Có tính chất giống anđehit:
a/ pư cộng H2 :
CH2OH-[CHOH]4-CHO + H2 CH2OH-[CHOH]4-CH2OH
 sobitol
b/ pư tráng gương: (với dd AgNO3 trong NH3)
CH2OH-[CHOH]4-CHO + 2[Ag(NH3)2]OH
 CH2OH-[CHOH]4-COONH4 + 2Ag + 3NH3 + 2H2O
 amoni gluconat
c/ Phản ứng với dung dịch brom:
CH2OH-[CHOH]4- CHO + Br2 +H2OCH2OH-[CHOH]4-COOH 
 + 2HBr
3/ pư lên men rượu C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
Điều chế
Thuỷ phân tinh bột hoặc xenlulozơ
(C6H10O5)n + n H2O nC6H12O6
Ứng dụng
Làm thuốc tăng lực (huyết thanh), thức ăn, tráng ruột phích…
TÓM TẮT LÝ THUYẾT PHẦN FRUCTOZƠ
Cấu tạo
- Fructozơ là đồng phân của glucozơ
Tính chất vật lí
- Là chất kết tinh, không màu, có vị ngọt hơn đường mía, trong mật ông có 40%.
Tính chất hoá học
Trong môi trường bazơ, fructozơ glucozơ nên fructozơ cũng có phản ứng tráng gương, không phản ứng với dd brom.
TÓM TẮT LÝ THUYẾT PHẦN SACCAROZƠ
Cấu tạo
C12H22O11 (M=342)
- Đisaccarit cấu tạo từ 1 gốc -glucozơ và 1 gốc -fructozơ bằng liên kết -1,4-glicozit, không có nhóm chức CH=O.
Tính chất vật lí
Là chất rắn không màu, không mùi, có vị ngọt. Có trong cây mía, cây thốt nốt.
Tính chất hoá học
-Phản ứng thuỷ phân :
C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6
 Glucozơ Fructozơ
-Phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dd xanh lam.
2C12H22O11 + Cu(OH)2 (C12H21O11)2Cu + 2H2O
Ứng dụng
Thức ăn (đường), công nghiệp thực phẩm: bánh, kẹo…
TÓM TẮT LÝ THUYẾT PHẦN TINH BỘT
Cấu tạo
- CTPT : (C6H10O5)n (M = 162n)
- Polisaccarit gồm nhiều mắt xích -glucozơ. Chất bột vô định hình, màu trắng, là hỗn hợp của amilozơ (mạch không phân nhánh) và amilopectin (mạch phân nhánh).
Tính chất vật lí
- Là chất rắn, dạng bột vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh.
- Trong nước nóng, hạt tinh bột sẽ ngậm nước và trương phồng lên tạo dd keo, gọi là hồ tinh bột.
Tính chất hoá học
- Phản ứng thuỷ phân: (C6H10O5)n + n H2O nC6H12O6
Trong cơ thể nhờ men:
(C6H10O5)n (C6H10O5)x C12H22O11 C6H12O6
 Tinh bột dextrin mantozơ glucozơ
- Phản ứng với I2 tạo màu xanh tím.
- Phản ứng tạo tinh bột trong cây xanh:
6nCO2 + 5n H2O (C6H10O5)n + 6n O2
TÓM TẮT LÝ THUYẾT PHẦN XENLULOZƠ
Cấu tạo
- CTPT : (C6H10O5)n (M = 162n)
- Polisaccarit gồm nhiều mắt xích -glucozơ, mạch không phân nhánh.
Tính chất vật lí
Là chất rắn, có dạng sợi, màu trắng, không mùi, không tan trong nước nhưng tan trong nước svayde [Cu(NH3)4](OH)2.
Tính chất hoá học
-Phản ứng với axit nitric:
[C6H7O2(OH)3]n+3nHNO3[C6H7O2(ONO2)3]n+3nH2O
 Xenlulozơ trinitrat 
 (chế thuốc súng không khói)
- Xenlulozơ + (CH3CO)2O tơ axetat.
Ứng dụng
Sản xuất tơ visco, tơ axetat…
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
CÁC CHỦ ĐỀ LÝ THUYẾT
2.1: Qua nghiên cứu phản ứng este hóa xenlulozơ người ta thấy mỗi gốc glucozơ (C6H10O5) của xenlulozơ có 
	A. 5 nhóm hiđroxyl.	B. 3 nhóm hiđroxyl.	
C. 4 nhóm hiđroxyl.	D. 2 nhóm hiđroxyl.
2.2: Đồng phân của glucozơ là
	A. saccarozơ.	B. mantozơ.	C. xenlulozơ.	D. fructozơ.
2.3: Khi thủy phân tinh bột ta thu được sản phẩm cuối cùng là
	A. saccarozơ.	B. mantozơ.	C. glucozơ.	D. fructozơ.
2.4: Mô tả nào dưới đây không đúng với glucozơ?
	A. Chất rắn, màu trắng, tan trong nước và có vị ngọt.
	B. Có mặt trong hầu hết các bộ phận của cây, nhất là trong quả chín.
	C. Còn có tên gọi là đường nho.
	D. Có 0,1 % trong máu người.
2.5: Chất nào sau đây tham gia phản ứng tráng bạc?
	A. Saccarozơ.	B. Tinh bột.	C. Glucozơ.	D. Xenlulozơ.
2.6: Sacarozơ có thể tác dụng với các chất
	A. H2/Ni, t0; Cu(OH)2.	B. Cu(OH)2; dung dịch AgNO3/NH3.
	C. Cu(OH)2; (CH3CO)2O/H2SO4 đặc t0.	D. H2/Ni; CH3COOH/H2SO4 đặc t0.
2.7: Dung dịch saccarozơ không phản ứng được với
	A.Cu(OH)2.	B. (CH3CO)2°/piridin,t0.	
C. H2O (xúc tác axit, t0).	D. dung dịch AgNO3/NH3, t0.
2.8: Một chất khi thủy phân trong môi trường axit, đung nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là
	A.saccarozơ.	B. protein.	C. xenlulozo.	D. tinh bột. 
2.9: Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng
	A. với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa Ag.	
B. với dung dịch NaCl. 
	C. với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, tạo dung dịch màu xanh lam.	
D. thủy phân trong môi trường axit.
2.10: Đồng phân của saccarozơ là
	A. xenlulozơ.	B. glucozơ.	C. fructozơ.	D. mantozơ.
2.11: Tinh bột thuộc loại
	A. monosaccarit.	B. polisaccarit.	C. đissaccarit.	D. lipit.
2.12: Dữ kiện thực nghiệm nào sau đây không dùng để chứng minh được cấu tạo của glucozơ ở dạnh mạch hở?
	A. Khử hoàn toàn glucozơ cho hexan.	
B. Glucozơ có phản ứng tráng bạc.
	C. Glucozơ tạo este chứa 5 gốc axit CH3COO-.	
D. Khi có xúc tác enzim, dung dịch glucozơ lên men tạo ra ancol etylic.
2.13: Cho các chất hữu cơ sau: glucozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ, xenlulozơ. Số chất không tham gia phản ứng tráng bạc là
	A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
2.14: Fructozơ không phản ứng với chất nào sau đây?
	A. H2/Ni, t0.	B. Cu(OH)2.	C. dd AgNO3/NH3.	D. dd brom.
2.15: Phản ứng nào sau đây chuyển glucozơ và fructozơ thành một sản phẩm duy nhất?
	A. Phản ứng với Cu(OH)2, t0.	B. Phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3.
	C. Phản ứng với H2/Ni, t0.	D. Phản ứng với Na.
2.16: Đặc điểm giống nhau giữa glucozơ và saccarozơ là
	A. đều có trong củ cải đường.	
B. đều tham gia phản ứng tráng bạc.
	C. đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.
	D. đều được sử dụng trong y học làm “huyết than ngọt“
2.17: Tinh bột và xenlulozơ khác nhau về
	A. công thức phân tử.	B. tính tan trong nước lạnh.	
	C. cấu trúc phân tử.	D. phản ứng thủy phân.
2.18: Glucozơ không có được tính chất nào dưới đây?
	A. Tính chất của nhóm chức anđehit.	B. Tính chất của poliancol.
	C. Tham gia phản ứng thủy phân.	D. Tác dụng với CH3OH trong HCl.
2.19: Glucozơ tác dụng được với tất cả các chất trong nhóm chất nào sau đây?
	A. H2/Ni, t0; dung dịch AgNO3/NH3; Cu(OH)2; H2O/H+, t0.
	B. H2/Ni, t0; dung dịch AgNO3/NH3; Cu(OH)2; CH3COOH/H2SO4 đặc, t0.
	C. H2/Ni, t0; dung dịch AgNO3/NH3; Cu(OH)2; NaOH.
	D. H2/Ni, t0; dung dịch AgNO3/NH3; Cu(OH)2; Na2CO3.
2.20: Thuốc thử có thể dùng để phân biệt được các chất riêng biệt: Glucozơ, glixerol và saccarozơ là
	A.Na kim loại.	B. nước brom.	
C. AgNO3/NH3 và HCl.	D.Cu(OH)2.
2.21: Khối lượng ancol etylic thu được khi lên men 360 gam glucozơ với hiệu suất là 100% là
	A.92 gam.	B. 184 gam.	C. 138 gam.	D. 276 gam.
2.22: Cho m gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng, thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là
	A.16,2 gam.	B. 9 gam.	C. 36 gam.	D. 18 gam.
2.23: Cho dung dịch chứa 3,6 gam glucozơ phản ứng hết với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng. Sau phản ứng, khối lượng Ag thu được là
	A.1,08 gam.	B. 4,32 gam.	C. 2,16 gam.	D. 0,54 gam.
2.24: Cho glucozơ được lên men thành ancol etylic, toàn bộ khí sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư tách ra 40 gam kết tủa, biết hiệu suất lên men đạt 75%. Khối lượng glucozơ cần dùng là
	A. 24 gam.	B. 40 gam.	C. 50 gam.	D. 48 gam.
2.25: Khử glucozơ bằng hiđro để tạo sobitol. Khối lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là
	A. 2,25 gam.	B. 1,44 gam.	C. 22,5 gam.	D. 14,4 gam.
2.26: Khối lượng bạc kết tủa tạo thành khi tiến hành tráng bạc hoàn toàn dung dịch chứa 18 gam glucozơ là
	A. 2,16 gam.	B. 5,4 gam.	C. 10,8 gam.	D. 21,6 gam.
2.27: Khối lượng đồng (II) hiđroxit phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 9 gam glucozơ là
	A.1,225 gam.	B. 4,9 gam.	C. 2,45 gam.	D. 24,5 gam.
2.28: Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất 75%, khối lượng glucozơ thu được là
	A.360 gam.	B. 270 gam.	C. 300 gam.	D. 250 gam.
2.29: Có bốn chất: Glucozơ, glixerol, etanol, anđehit axetic. Thuốc thử có thể dùng để nhận biết từng chất riêng biệt trong bốn chất trên là
	A. Na kim loại.	B. nước brom.	
C. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.	D. dung dịch AgNO3/NH3.
2.30: Trong phân tử của cacbohiđrat luôn có
A. nhóm chức axit. 	B. nhóm chức xeton. 	
C. nhóm chức ancol. 	D. nhóm chức anđehit.
2.31: Chất thuộc loại đisaccarit là
A. glucozơ. 	B. saccarozơ. 	C. xenlulozơ. 	D. fructozơ.
2.32: Hai chất đồng phân của nhau là
A. glucozơ và mantozơ. 	 B. fructozơ và glucozơ.
C. fructozơ và mantozơ. 	 D. saccarozơ và glucozơ.
2.33: Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và
A. C2H5OH. 	B. CH3COOH. 	C. HCOOH. 	D. CH3CHO.
2.34: Saccarozơ và glucozơ đều có
A. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.
B. phản ứng với dung dịch NaCl.
C. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam.
D. phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit.
2.35: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ ® X ® Y ® CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là
A. CH3CHO và CH3CH2OH.	B. CH3CH2OH và CH3CHO.
C. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.	D. CH3CH2OH và CH2=CH2.
2.36: Chất tham gia phản ứng tráng gương là
A. xenlulozơ. 	B. tinh bột. 	C. fructozơ. 	D. saccarozơ.
2.37: Chất không phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng tạo thành Ag là
A. CH3COOH. 	B. HCHO. 	C. HCOOH.	D. C6H12O6.
2.38: Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 là
A. glucozơ, glixerol, ancol etylic.	B. glucozơ, andehit fomic, natri axetat.
C. glucozơ, glixerol, axit axetic.	D. glucozơ, glixerol, natri axetat.
2.39: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với
A. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.	B. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.
C. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.	D. kim loại Na.
2.40: Đun nóng xenlulozơ trong dung dịch axit vô cơ, thu được sản phẩm là
A. saccarozơ. 	B. glucozơ. 	C. fructozơ. 	D. mantozơ.
2.41: Cho sơ đồ chuyển hoá sau: Tinh bột → X → Y → axit axetic. X và Y lần lượt là
A. ancol etylic, anđehit axetic. 	B. glucozơ, ancol etylic.
C. glucozơ, etyl axetat. 	D. glucozơ, anđehit axetic.
2.42: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng
A. hoà tan Cu(OH)2. 	B. trùng ngưng. 	C. tráng gương. 	D. thuỷ phân.
2.43: Một chất khi thuỷ phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là
A. protit. 	B. saccarozơ. 	C. tinh bột. 	D. xenlulozơ.
2.44: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3. 	B. 4. 	C. 2. 	D. 5.
2.45: Thuốc thử để phân biệt glucozơ và fructozơ là
	A. Cu(OH)2	 	B. dung dịch brom.	C. [Ag(NH3)2] NO3	D. Na
2.46: Trong các chất sau: axit axetic, glixerol, glucozơ, ancol etylic, xenlulozơ. Số chất hoà tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là
A. 3	B. 5	C. 1	D. 4
2.47: Cho các dung dịch sau: saccarozơ, glucozơ, anđehit axetic, glixerol, ancol etylic, axetilen, fructozơ. Số lượng dung dịch có thể tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 2.
2.48: Khi thuỷ phân saccarozơ thì thu được
A. ancol etylic.	B. glucozơ và fructozơ.
C. glucozơ.	 	D. fructozơ.
2.49: Công thức nào sau đây là của xenlulozơ?
A. [C6H7O2(OH)3]n.	B. [C6H8O2(OH)3]n.	 
C. [C6H7O3(OH)3]n.	D. [C6H5O2(OH)3]n.
2.50: Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit?
A. Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ.	B. Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ.
C. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ.	D. Tinh bột, saccarozơ, fructozơ
BÀI TẬP RÈN LUYỆN TẠI NHÀ
DẠNG 1. Phản ứng tráng gương của glucozơ F C6H12O6 2Ag 
 180 g 2.108 g
Vd1. Đun nóng 37,5 gam dung dịch glucozơ với lượng AgNO3/dung dịch NH3 dư, thu được 6,48 gam Ag. Nồng độ % của dung dịch glucozơ là
A. 11,4 %	B. 14,4 %	 	C. 13,4 %	 	D. 12,4 %
HD: % = = 14,4%.
DẠNG 2. Phản ứng lên men của glucozơ F C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
 Mol: 1 2 2
Lưu ý: Bài toán thường gắn với giả thiết cho CO2 hấp thụ hoàn toàn dd nước vôi trong Ca(OH)2 thu được khối lượng kết tủa CaCO3 hoặc số mol hỗn hợp muối...Từ đó tính được số mol CO2 dựa vào số mol muối.
Vd2. Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 75%. Toàn bộ CO2 thoát ra được dẫn vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 40 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 36.	B. 48. 	C. 27.	D. 54.
HD: m = 0,2.180.100/75 = 48 (gam).
DẠNG 3. Phản ứng thủy phân saccarozơ hoặc mantozơ (C12H22O11)
C12H22O11 (saccarozơ) C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ) 
C12H22O11 (mantozơ) 2C6H12O6 (glucozơ)
Vd3. Muốn có 162 gam glucozơ thì khối lượng saccarozơ cần đem thuỷ phân hoàn toàn là
A. 307,8 gam.	B. 412,2gam.	 	C. 421,4 gam.	 	D. 370,8 gam.
HD: 	C12H22O11 (Saccarozơ) C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)
 342 g 180 g
 m=? 	 162 g
mSacc = = 307,8(g).
DẠNG 4. Phản ứng thủy phân tinh bột hoặc xenlulozơ (C6H10O5)n
( C6H10O5)n n C6H12O6 (glucozơ) 2n C2H5OH + 2n CO2.
 162n 180n 	 92n	 88n
Vd4. Thủy phân m gam tinh bột, sản phẩm thu được đem lên men để sản xuất ancol etylic, toàn bộ khí CO2 sinh ra cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 750 gam kết tủa. Nếu hiệu suất quá trình sản xuất ancol là 80% thì m có giá trị là:
A. 486,0.	B. 949,2.	C. 759,4.	D. 607,5.
HD: = 7,5 mol Þ m = = 759,4 (g).
Cần nhớF A B ( H là hiệu suất phản ứng) 
Þ Tính mA = hay mB = 
A B C ( H1, H2 là hiệu suất phản ứng) 
Þ Tính mA = hay mC = 
DẠNG 5. Xenlulozơ + axit nitrit (HNO3) xenlulozơ trinitrat
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
 162.n 	189.n 297.n
Vd5. Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là	
A. 26,73.	B. 33,00.	C. 25,46.	D. 29,70.
HD: [C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 à [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
 162n 3n.63 297n
 16,2 m=? Þ m = = 26,73 tấn
DẠNG 6. Khử glucozơ bằng hyđro F C6H12O6 (glucozơ) + H2 C6H14O6 (sobitol)
 180 182
Vd6. Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là
A. 2,25 gam. 	B. 1,80 gam. 	C. 1,82 gam. 	D. 1,44 gam.
HD: m = = 2,25 (g).
DẠNG 7. Xác định số mắt xích (n)
Vd7. Trong 1 kg gạo chứa 81% tinh bột có số mắt xích – C6H10O5 – là:
	A. 3,011.1024.	B. 5,212.1024.	C. 3,011.1021.	D. 5,212.1021.
HD: Số mắt xích = n tinh bột.6,022.1023 = = 3,011.1024.
Vd8. Phân tử khối trung bình của xenlulozơ trong bông là 1620000 đvC. Số mắt xích trong sợi bông là: 	
	A. 1000. 	B. 10000. 	C. 162.	D. 2000.
HD: Số mắt xích = với là phân tử khối trung bình.
MỘT SỐ BÀI TẬP CƠ BẢN 
2.51: Khi lên men 360 gam glucozơ với hiệu suất 100%, khối lượng ancol etylic thu được là
A. 184 gam. 	B. 276 gam. 	C. 92 gam. 	D. 138 gam.
2.52: Cho m gam glucozơ lên men thành rượu etylic với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 14,4 	B. 45. 	C. 11,25 	D. 22,5
2.53: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với AgNO3 trong dung dịch NH3 (dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được là
A. 16,2 gam. 	B. 10,8 gam. 	C. 21,6 gam. 	D. 32,4 gam.
2.54: Cho 50ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu
được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của dung dịch glucozơ đã dùng là
	A. 0,20M	B. 0,01M	C. 0,02M	D. 0,10M
2.55: Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là
A. 2,25 gam. 	B. 1,80 gam. 	C. 1,82 gam. 	D. 1,44 gam.
2.56: Thuỷ phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là
A. 250 gam. 	B. 300 gam. 	C. 360 gam. 	D. 270 gam.
2.57: Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là
A. 26,73. 	B. 33,00. 	C. 25,46. 	D. 29,70.
2.58: Cho các chất: ancol etylic, glixerol, glucozơ, đimetyl ete và axit fomic. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 là
A. 3. 	B. 1. 	C. 4. 	D. 2.
2.59: Muốn có 2610 gam glucozơ thì khối lượng saccarozơ cần đem thuỷ phân hoàn toàn là
A. 4595 gam.	 	B. 4468 gam.	 	C. 4959 gam.	D. 4995 gam.
2.60: Đun nóng 37,5 gam dung dịch glucozơ với lượng AgNO3/dung dịch NH3 dư, thu được 6,48 gam bạc. Nồng độ % của dung dịch glucozơ là
A. 11,4 %	 	B. 14,4 %	C. 13,4 %	D. 12,4 %
2.61: Phân tử khối trung bình của xenlulozơ là 1620 000. Giá trị n trong công thức (C6H10O5)n là
A. 10000	 	B. 8000	C. 9000	D. 7000
2.62: Tráng bạc hoàn toàn m gam glucozơ thu được 86,4 gam Ag. Nếu lên men hoàn toàn m gam glucozơ rồi cho khí CO2 thu được hấp thụ vào nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là
	A. 60g.	B. 20g.	C. 40g.	D. 80g.
2.63: Lên men 41,4 gam glucozơ với hiệu suất 80%, lượng khí thu được cho hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là
A. 18,4	B. 28,75g	C. 36,8g	D. 23g.
2.64: Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic. Khí sinh ra cho vào nuớc vôi trong dư thu được 120 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 60%. Giá trị m là
A. 225 gam.	B. 112,5 gam.	C. 120 gam.	D. 180 gam.	
-------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docon thi TN THPT.doc
Giáo án liên quan