Ôn tập học kì II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2015-2016

1/ Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ.

- TPC: là thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn.( CN, VN).

- TPP: là thành phần không bắt buộc phải có mặt trong câu.( Trạng ngữ)

2/ Các thành phần chính của câu.

a. Chủ ngữ.

- Là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái được miêu tả ở VN. CN thường trả lời các câu hỏi Ai?, Con gì?, Cái gì?

VD: Tôi // đang học bài.( Ai?)

- CN thường là DT, CDT hoặc đại từ. Trong nhựng trường hợp nhất định, ĐT, CĐT, TT, CTT cũng có thể làm CN.

VD:Lan // rất xinh.

 DT

-Câu có thể có một hoặc nhiều CN.

VD:Tôi, Lan và Hà //cùng đi lao động.

 C1 C2 C3

b. Vị ngữ.

- Là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi Làm gì? , Làm sao?, Như thế nào? Hoặc Là gì?

Vd: Tôi // đang học bài. (Làm gì?)

- VN thường là TT, CTT, DT, CDT, ĐT, CĐT.

VD: Tôi // đang học bài.

 VN ( c đ t)

- Câu có thể có một hoặc nhiều VN.

VD: Mẹ //đi chơ, nấu ăn và đón em về.

 V1 V2 V3

 

doc14 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập học kì II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động.
Đêm nay Bác không ngủ
Minh Huệ
Thơ năm chữ
Tự sự Miêu tả 
Biểu cảm
Trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950.
Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với vị lãnh tụ.
Sử dụng thể thơ năm chữ, kết hợp nhiều PTBĐ , có nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động.
Lượm
Tố Hữu
Thơ 
bốn chữ
Tự sự Miêu tả 
Biểu cảm
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Bài thơ khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm.
- Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh còn sống mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mỗi người Việt Nam.
Thơ bốn chữ, nhiều từ láy có giá trị gợi hình.
Mưa 
Trần Đăng Khoa
Thơ tự do
Tự sự Miêu tả 
Biểu cảm
Cảnh thiên nhiên trước trong và sau cơn mưa rào ở làng quê và hình tượng con người mạnh mẽ phi thường
Thơ tự do, nhịp nhanh ngắn, phép nhân hóa. 
Tài quan sát hồn nhiên, tinh tế và độc đáo
Cô Tô
Nguyễn Tuân
Ký
Tự sự Miêu tả 
Nhân dịp nhà văn ra thăm đảo Cô Tô.
Vẻ đẹp tươi sáng, phong phú của cảnh sắc thiên nhiên vùng đảo Cô Tô và một nét sinh hoạt của người dân trên đảo.
Ngôn ngữ điêu luyện, sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc.
Cây tre VN
Thép Mới
Ký
Thuyết minh cho bộ phim tài liệu “ Cây tre VN”
Miêu tả 
Biểu cảm
Cây tre là người bạn gần gũi, thân thiết cuûa nhân dân VN trong cuộc sống hằng ngày, trong lao động và trong chiến đấu. Cây tre đã thành biểu tượng của đất nước và dân tộcVN.
Có nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, sử dụng phép nhân hóa, lời văn giàu cảm xúc.
Lòng yêu nước
I-li-a
Ê-ren-bua
Bút ký chính luận
Khi nước Nga đi vào cuộc chiến tranh chống phát- xít Đức
Nghị luận
Lòng yêu nước bắt đầu từ yêu những gì gần gũi, bình thường nhất như “yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông” Lòng yêu nước trở nên mãnh liệt trong thử thách của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đó là bài học thấm thía mà nhà văn truyền tới
Bút ký chính luận nóng bỏng tính thời sự, đậm chất trữ tình
Lao xao
Duy Khán
Hồi ký
(tự truyện)
Tự sự Miêu tả
Bài văn cung cấp những thông tin bổ ích và lí thú về đặc điểm của một số loài chim ở làng quê nước ta. Đồng thời cho ta thấy mối quan hệ của con người với loài vật trong thiên nhiên. Bài văn đã tác động đến người đọc tình cảm yêu quý các loài vật quanh ta, bồi đắp thêm tình yêu làng quê, đất nước
Nghệ thuật miêu tả tự nhiên, sinh động và hấp dẫn.
Sử dụng nhiều yếu tố dân gian như đồng dao, thành ngữ.
Lời văn giàu hình ảnh.
Sử dụng các phép tu từ giúp hình dung cụ thể hơn về đối tượng được miêu tả
* Giữa truyện và ký có gì giống và khác nhau
* Giống: - Chủ yếu dùng phương thức tự sự.
 - Có người kể chuyện hay người trần thuật , có thể xuất hiện trực tiếp dưới dạng một nhân vật hoặc gián tiếp ở ngôi kể thứ ba.
* Khác:
Truyện
Ký
- Phần lớn dựa vào sự tưởng tượng, sáng tạo của tác giả, trên cơ sở quan sát, tìm hiểu đời sống và con người theo sự cảm nhận, đánh giá của tác giả.
- Những gì được kể, tả trong truyện không phải hoàn toàn là đã từng xảy ra như trong cuộc sống.
- Thường có cốt truyện và nhân vật.
- Chỉ có trong ghi chép, tái hiện các hình ảnh, sự việc của đời sống, thiên nhiên và con người theo sự cảm nhận và đánh giá của tác giả.
- Kể và tả về những gì có thực và đã từng xảy ra trong thực tế.
- Thường không có cốt truyện, có khi không có cả nhân vật.
Phần II. TIẾNG VIỆT
Tên bài
Nội dung
Bài tập ứng dụng
Phó từ
1/ Khái niệm: Là những từ chuyên đi kèm và bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ.
VD: Quả khế này rất chua.
2/ Phân loại.
a. Phó từ đứng trước ĐT,TT: thường bổ sung một số ý nghĩa như:
- Quan hệ thời gian: đã, đang, sẽ, sắp, đương
- Mức độ: rất, hơi, khá,
- Sự tiếp diễn tương tự: cũng, vẫn, còn, cứ, đều
- Sự phủ định: không, chưa, chẳng
- Sự cầu khiến: hãy, đừng, chớ, nên
b. Phó từ đứng sau ĐT,TT: thường bổ sung ý nghĩa về:
- Mức độ: quá, lắm
- Khả năng:có thể, không thể
- Kết quả và hướng: được, mất, lên, xuống, ra
Tìm và xác định ý nghĩa của các phó từ trong đoạn văn sau:
“ Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. Đụng đến việc là em đã thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa. Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm thế nào”.
So sánh
1/ Khái niệm: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng.
VD: Cô giáo như mẹ hiền.
2/ Tác dụng:
- Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Miêu tả sự vật được cụ thể hơn.
- Biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc hơn.
3/ Cấu tạo: Vế A, PDSS, TSS, Vế B
VD: Lan cao như cây sào
 Vế A PDSS TSS Vế B
4/ Các kiểu so sánh:
- So sánh ngang bằng.
VD: Quê hương là chùm khế ngọt.
- So sánh không ngang bằng.
VD: Lan cao hơn An.
1/ Tìm phép so sánh trong câu sau và cho biết tác dụng của nó.
 “ Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” 
( HCM)
2/ Tìm và điền vào mô hình cấu tạo của phép so sánh.
Cô giáo như mẹ hiền.
Quê hương là chùm khế ngọt.
Câu
Vế A
PDSS
TSS
Vế B
a
b
Nhân hóa
1/ Khái niệm: Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vậtbằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả người. làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vậttrở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. 
Vd: Nhà em có nuôi một chú mèo
2/ Các kiểu nhân hóa: 3 kiểu:
-Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
-Dùng những từ vốn dùng để tả hoạt động, đặc điểm của người để tả hoạt động, đặc điểm của vật
-Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người
Tìm phép nhân hóa trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của nó.
“Tre xung phong vào xe tăng , đại bác.Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”.
Ẩn dụ
1/ Khái niệm: Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 
VD: Người Cha mái tóc bạc
2/ Các kiểu ẩn dụ :4 kiểu:
AD hình thức
AD phẩm chất
AD cách thức
AD chuyển đổi cảm giác
Tìm phép ẩn dụ trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của nó.
“ Người Cha mái tóc bạc
 Đốt lửa cho anh nằm”. ( Minh Huệ)
Hoán dụ
1/ Khái niệm: Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có nét gần gũi với nó làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Ngày Huế đổ máu.
2/ Các kiểu hoán dụ :4 kiểu:
- Lấy bộ phận để gọi toàn thể
- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Tìm phép hoán dụ trong câu sau và cho biết tác dụng của nó.
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Các thành phần chính của câu
1/ Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ.
- TPC: là thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn.( CN, VN).
- TPP: là thành phần không bắt buộc phải có mặt trong câu.( Trạng ngữ)
2/ Các thành phần chính của câu.
a. Chủ ngữ.
- Là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng tháiđược miêu tả ở VN. CN thường trả lời các câu hỏi Ai?, Con gì?, Cái gì?
VD: Tôi // đang học bài.( Ai?)
- CN thường là DT, CDT hoặc đại từ. Trong nhựng trường hợp nhất định, ĐT, CĐT, TT, CTT cũng có thể làm CN.
VD:Lan // rất xinh.
 DT
-Câu có thể có một hoặc nhiều CN.
VD:Tôi, Lan và Hà //cùng đi lao động.
 C1 C2 C3
b. Vị ngữ.
- Là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi Làm gì? , Làm sao?, Như thế nào? Hoặc Là gì?
Vd: Tôi // đang học bài. (Làm gì?)
- VN thường là TT, CTT, DT, CDT, ĐT, CĐT.
VD: Tôi // đang học bài.
 VN ( c đ t)
- Câu có thể có một hoặc nhiều VN.
VD: Mẹ //đi chơ, nấu ăn và đón em về.
 V1 V2 V3
1/ Xác định CN, VN của các câu sau. Cho biết mỗi thành phần có cấu tạo ntn? Trả lời cho những câu hỏi nào?
a.Tôi đang viết bài.
b. Cây tre là người bạn thân của nhân dân VN.
c. Lan bị đau chân.
d. Con mèo đang săn mồi.
2/ - Đặt câu có VN trả lời câu hỏi (Làm gì?) để kể về một việc tốt mà em đã làm.
 - Đặt câu có VN trả lời câu hỏi (Như thế nào) )để tả hình dáng của bạn em.
 - Đặt câu có VN trả lời câu hỏi (Là ai?} để giới thiệu một nhân vật mà em yêu thích.
Câu trần thuật đơn
1/ Khái niệm: Là loại câu do một cụm C-V tạo thành,dùng để giới thiệu, tả , kể về một sự vật, sự việc hay để nêu 1 ý kiến.
VD: Đây //là em trai tôi.( giới thiệu)
Tìm CN, VN trong các câu sau và cho biết các câu đó được dùng để lám gì? 
a. Đây là cô giáo lớp tôi
b. Đôi mắt bé Na to tròn, long lanh như hai hòn bi ve
c. Hôm qua, lớp 6a đi lao động
d. Hà là một lớp trưởng năng nổ, nhiệt tình
Câu trần thuật đơn có từ “ là”
1/ Đặc điểm.
- VN thường do từ là kết hợp với DT, CDT tạo thành. Ngoài ra, tổ hợp từ là với ĐT, CĐT, TT, CTT cũng có thể làm VN.
VD: Đây //là em trai tôi.
 C V ( cdt)
- Khi VN biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải.
VD: Đây //(không phải )là em trai tôi.
2/ Các kiểu câu TTĐ có từ là.
- Câu định nghĩa.
VD: Phó từ là những từ chuyên đi kèm và bổ sung ý nghĩa cho đt và tính từ.
- Câu giới thiệu.
VD: Đây //là em trai tôi.
- Câu miêu tả
VD: Mị Nương là người con gái xinh đẹp tuyệt trần.
- Câu đánh giá.
VD: Khóc là nhục.
1/ Xác định CN, VN trong các câu sau và cho biết nó VN do từ hay cụm từ nào tạo thành?
a. Mẹ em là công nhân.
b. Mục tiêu của em là giỏi môn Toán cấp Thị xã.
c. Mục tiêu của đội bóng lớp em là giành giải nhất.
d. Yêu nước là thi đua.
2/ Đặt các câu TTĐ có từ “là” dùng để:
a. Miêu tả:
b. Định nghĩa:
c. Giới thiệu:
d. Đánh giá:
Câu trần thuật đơn không có từ “là”
1/ Đặc điểm.
- VN thường do ĐT, CĐT, TT, CTT tạo thành.
VD: Tôi // học bài môn Ngữ văn.
 C V ( cđt)
- Khi VN biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ không , chưa .
VD: Tôi không học bài môn Ngữ văn.
2/ Các kiểu câu TTĐ không có từ “ là”.
- Câu miêu tả ( CN đứng trước VN)
VD: Trước trường, 
 TN 
 những hàng cây // xanh mát.
 CN VN
- Câu tồn tại ( VN đứng trước CN)
VD: Trước trường, 
TN 
xanh mát // những hàng cây.
 VN CN
1/ Xác định CN, VN trong các câu sau và cho biết VN do từ hay cụm từ nào tạo thành?
a. Tôi ăn cơm. 
b. Quả khế này chua. 
c . Tôi ngủ.
d . Cô ấy đẹp tuyệt trần.
2/ Chuyển các câu miêu tả sau sang câu tồn tại.
a. Trên bầu trời, một ngôi sao vụt tắt.
b. Dưới gốc tre, những mầm măng tua tủa.
c. Trước trường, những hàng cây xanh mát.
Chữa lỗi về CN và VN
1/ Câu thiếu CN.
VD: Qua truyện “ DM PLK” cho thấy DM biết phục thiện.
-- Nguyên nhân: Hiểu lầm trạng ngữ với CN.
- Cách sửa: 
+ Thêm CN.
+ Biến TN thành CN ( bỏ bớt từ)
+ Biến VN thành cụm C-V
> C1: Truyện “ DM PLK” cho thấy DM biết phục thiện.
-> C2: Qua truyện “ DM PLK” em thấy DM biết phục thiện.
2/ Câu thiếu VN
VD: Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quan thù.
- Nguyên nhân: hiểu lầm phần giải thích, phần phụ chú với VN.
- Cách sửa: thêm VN -> Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quan thù làm em rất mến phục.
3/ Câu thiếu cả CN lẫn VN.
VD: Mỗi khi tan trường.
- Nguyên nhân: Hiểu lầm trạng ngữ với CN và VN.
- Cách sửa: thêm CN, VN.
-> Mỗi khi tan trường, không khí thật ồn ào, náo nhiệt.
4/ Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu.
Các câu sau thiếu thành phần nào? Cho biết nguyên nhân. Hãy sửa lại.
a. Qua bài thơ “Lượm”, cho thấy chú bé Lượm là một chú bé hồn nhiên, vui vẻ, nhanh nhẹn và đáng yêu.
- Thiếu thành phần:
- Nguyên nhân:
- Cách sửa:
b. Trên bầu trời đêm ấy.
- Thiếu thành phần:
- Nguyên nhân:
- Cách sửa:
III. Tập làm văn.
I .Lí thuyết.
 1.Văn bản miêu tả
	-Khái niệm
	-Phân loại. Tà cảnh, tả người, tả người gắn với công việc
 2. Các yêu cầu về văn miêu tả
 II. Thực hành: Tham khảo các đề bài sau:
 - Đề 1: Hãy tả lại cảnh giờ ra chơi.
	MB: Buổi học? Tiếng trống báo hiệu.
	TB::Bắt đầu giờ chơi:Quang cảnh học sinh ra sân tập thể dục
 Tản mát khắp nơi
 Không khí náo nhiệt, vui nhộn
 Trong giờ chơi: Miêu tả các hoạt động cụ thể
 Kết thúc giờ chơi
 KB:Nêu cảm xúc, suy nghĩ
- Đề 2: Em hãy viết bài văn miêu tả người thân yêu gần gũi nhất với mình ( ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em)
a. Mở bài: 
Giới thiệu người thân, mối quan hệ, ấn tượng chung. 
b. Thân bài: 
Tả người thân về hình dáng, tính cách, công việc, sở thích, mối quan hệ với mọi người trong gia đình và xã hội 
c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em đối với người thân.
- Đề 3:Hãy tả lại cảnh sum họp gia đình vào buổi tối
MB: Cảnh sum họp diễn ra ở đâu? Lúc nào? Gồm những ai? 
Quang cảnh chung như thế nào?
 TB: Miêu tà hoạt động của từng thành viên trong gia đình.
	Gợi ý:
+ Ba và ông uống trà, xem ti vi. Chia sẽ bàn bạc, công việc gia đình, xã hội. ..Xem bài cho em
	+ Mẹ xếp quần áo, đan len.
	+ Em chơi gấu bông cùng em gái
	+ Em chuẩn bị bài cho ngày mai
	KB: Cảm nhận chung về khung cảnh sum họp gia đình
Đề 3: Hãy tả lại hình ảnh cây mai vàng vào dịp tết đến xuân về.
a. Mở bài: 
Giới thiệu cây mai trồng ở đâu? Vào thời gian nào? 
b. Thân bài: 
- Tả bao quát (xa ž gần)
 (Hình dáng, kích thước, màu sắc)
- Tả chi tiết từng bộ phận: (Theo trình tự: dưới ž trên)
 (Gốc, thân, vỏ, cành, lá, hoa,) 
- Lợi ích của cây mai:
 (Tạo không khí trong lành, tạo quang cảnh đẹp đẽ, xanh tươi, tạo niềm vui cho 
con người) 
- Sự chăm sóc của con người.
c. Kết bài: 
Nêu cảm nghĩ của em (tình cảm yêu quý và sự chăm sóc) 
Đề 4:Miêu tả cô giáo em đang giảng bài.
a.Mở bài
- Giới thiệu về cô giáo
- Trong hoàn cảnh: đang giảng bài
b.Thân bài: Tả chi tiết:
* Ngoại hình:
- Vóc dáng,mái tóc, gương mặt, nước da...
- Trang phục: Cô mặc áo dài, quần trắng...
*Tính nết:
- Giản dị, chân thành... 
- Dịu dàng, tận tuỵ, yêu thương học sinh.
- Gắn bó với nghề.
*Tài năng:
- Cô dạy rất hay.
- Tiếng nói trong trẻo dịu dàng, say sưa như sống với nhân vật
- Đôi mắt lấp lánh niềm vui.
- Chân bước khoan thai trên bục giảng, xuống dưới lớp.
- Cô như đang trò chuyện cùng chúng em.
- Giờ cô dạy rất vui vẻ, sinh động, học sinh hiểu bài
c.Kết bài: Kính mến cô. Mong cô sẽ tiếp tục dạy dỗ.
Đề 5: Cảnh đêm trăng
Mở bài: 
Giới thiệu đêm trăng đẹp. 
Thân bài: . 
- Cảnh trước khi trăng lên.
- Khi trăng vừa lên
- Trăng lên cao hẳn.
- Cảnh trăng về khuya. 
Kết bài:
Cảm nghĩ của em về đêm trăng.
Đề 6: Hãy tả lại một em bé chừng bốn năm tuổi
a. Mở bài: 
Giới thiệu em bé chừng bốn ž năm tuổi: gặp ở đâu? Lúc nào? 
b.Thân bài:
- Tả hình dáng (tuổi tác, tầm vóc, cách ăn mặc,) 
- Tả chi tiết: (đầu, mình, tay, chân, ) 
 - Tả tính nết: (sự ngây thơ, đáng yêu, thích bắt chước, tập nói,)
- Hoạt động: (ngây thơ, luôn tiếp xúc với mọi người trong gia đình lúc ăn, chơi, ngủ)
c.Kết bài: 
Nêu cảm nghĩ của em (tình cảm yêu quý em bé; em bé mang lại niềm vui cho gia đình)
Đề 7: Hãy tả lại người bạn thân của em
a. Mở bài: 
Giới thiệu người bạn thân mà em quý mến (Ở đâu? Làm gì?). 
 b. Thân bài: 
Miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói, )
c. Kết bài:
Cảm nghĩ của em về người bạn thân (Học tập và noi gương bạn được điều gì trong cuộc sống).
Đế số 8: Từ văn bản “Lao xao”, em hãy miêu tả lại khu vườn nhà em trong một buổi sáng đẹp trời.
a. Mở bài: Giới thiệu khu vườn nhà em. (ở đâu? Rộng bao nhiêu? Trồng những cây trái gì?) 
b. Thân bài:
 *Tả cảnh chung của khu vườn: Hàng rào? Cổng? Các loại cây trái trong vườn? Ai là người chăm sóc khu vườn hàng ngày? 
 * Tả cảnh cụ thể: Hình ảnh từng loài cây (Gốc cây? Thân cây? Lá? Cành? Hoa? Trái?) 
 *Những loài chim có trong khu vườn? ( Nhảy , múa, hót, chuyền cành) 
c. Kết bài: Lợi ích của khu vườn đối với gia đình em. Suy nghĩ của em về khu vườn của gia đình? 
* Đề 9: Tả về mẹ em. 
a.MB: Trong gia đình em có rất nhiều người thân, mỗi người đều để lại trong em một ấn tượng sâu sắc nhưng người mà em yêu quý nhất là mẹ.
b.TB: 
- Mẹ em tên là., năm nay mẹ em .tuổi, cao khoảng.. 
- Mỗi lần nhìn mẹ em thấy nổi bật nhất là khuôn mặt tròn trĩnh, phúc hậu cùng đôi mắt bồ câu sáng long lanh như những vì sao trên trời. Mỗi lần mẹ cười để lộ hàm răng trắng như hoa cau. Đặc biệt hơn là mái tóc đen mượt cùng làn da ửng hồng đã tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm của mẹ.
- Hằng ngày, sau những giờ làm việc vất vả mệt nhọc, mẹ thường xem ti vi để thư giãn căng thẳng.Công việc của mẹ là những công việc quen thuộc của bao người phụ nữ trong gia đình. Tuy năm nay mẹ mới ngoài.nhưng mỗi lần nhìn mẹ em lại thấy thương mẹ vô cùng. Bàn tay mềm mại ngày nào giờ đây đã chay sần, khô rát. Làn da ửng hồng ngày nào giờ đây cũng đã bắt đầu xuất hiện nếp nhăn. Mẹ ơi! Bao nhiêu công việc không tên không tuổi đã đè trên đôi vai nhỏ bé của mẹ.Tuy nó là công việc không tên không tuổi nhưng không lấy gì để so sánh với công lao ấy được. Dù những lúc công việc bận rộn, con cái chưa được ngoan nhưng chưa khi nào em phải nghe những lời quát, la mắng của mẹ và thay vào đó là những lời động viên, an ủi, vỗ về.Chính những lời động viện, an ủi ấy đã cho em biết bao niềm vui trong cuộc sống.
- Những bát cơm con ăn hằng ngày, những li nước con uống đều là từ bàn tay mẹ. Trong gia đình mẹ không chỉ dành sự quan tâm, chăm sóc cho em mà sự quan tâm chăm sóc ấy mẹ đều dành hết cho mọi người thân trong gia đình, vì thế không chỉ là người thân mà những người hàng xóm láng giềng khi nhắc đến mẹ ai cũng ngưỡng mộ, thán phục. Mẹ ơi !đối với con mẹ là người mẹ tuyệt vời, đối với bố mẹ là người vợ chung thủy đảng đang, đối với ông bà mẹ là người con dâu hiếu thảo.
- Trong tâm trí em hình ảnh mẹ luôn ngời sáng, những gì mẹ dành cho em là vô bờ bến. Những điểm 9, 10 hôm nay con đạt được là sự đền đáp công ơn của mẹ. Dù sau này khôn lớn có thể con phải xa mẹ nhưng hình ảnh của mẹ , tình thương của mẹ luôn dõi theo, chắp cánh cho con suốt cuộc đời. Ước gì thời gian ngừng trôi để mẹ trẻ đẹp mãi, để con lại được sống trong vòng tay âu yếm, nâng niu của mẹ.
c.KB: Cảm ơn mẹ đã cho con tất cả. Cánh cửa tương lai phía trước đang chờ đón con và chính mẹ là chìa khóa mở ra cách cửa tương lai ấy. Mẹ ơi! Con yêu mẹ vô cùng.
* Đề 10: Em đã từng gặp ông Tiên trong những truyện cổ dân gian, hãy miêu tả lại hình ảnh ông Tiên theo trí tưởng tượng của mình.
1. MB: Giới thiệu ông tiên trong hoàn cảnh nào ? tên truyện ?
2. TB: 
- Tả hình dáng : râu, tóc, trang phục, dáng đi; miêu tả theo thứ tự nhất định .
- Tính tình. 
- Sự tưởng tượng phong phú .
- Cuộc chuyện trò với ông tiên. 
3. KB: Nêu nhận xét và cảm nghĩ về ông tiên. 
Bài văn tham khảo
Trong truyện cổ tích dân gian Việt Nam thường hay có xuất hiện của những nhân vật được gọi là ông Tiên (Phật, Bụt). Đó là những nhân vật đại diện cho công bằng trong xã hội. Ông tiên thường là những vị thần đem lại hạnh phúc cho người nghèo khó, tốt bụng và trừng phạt những kẻ độc ác, xấu xa.
Theo trí tưởng tượng của em, Tiên ông là một ông lão quắc thước, râu tóc bạc phơ, trán cao, da đỏ hồng hào, mắt sáng, miệng tươi, dáng điệu khoan thai. Trang phục ông mặc thường mang màu trắng. Chiếc áo tay dài, đôi hài,tất cả đều trắng tinh một màu. Ông thường cầm trân tay một chiếc gậy đầu rồng hoặc đơn giản chỉ là thanh trúc vàng óng ả. Bao quanh người ông là một làn khói mỏng mờ ảo và những làn ánh sáng lấp lánh. Ông còn sở hữu một giọng nói trầm ấm khác thường, giọng nói đó đã an ủi biết bao con người khốn khổ trong bước đường cùng.
Mỗi khi ông Tiên hiện ra là một người tốt được giúp đỡ. Khi thì ông giúp cô Tấm có được quần áo đẹp để đi dự hội, Khi lại giúp anh Khoai kiếm được cây tre trăm đốt theo lời phú ôngTiên ông chính là nơi bám víu cuối cùng của những con người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội cũ . Đau đớn trước số phận của mình, họ thường viện vào thần tiên để thể hiện ước mơ và khát khao hạnh phúc.Tiên ông không chỉ là nhân vật cứu giúp người nghèo mà còn là nhân vật đại diện cho lẽ công bằng, cho quan niệm: “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” của nhân dâ ta. Trước những kẻ xấu xa, mưu mô và thủ đoạn ông thường thẳng tay trừng trị:
Tưởng rằng hóa đẹp như tiên
Ngờ đâu bỗng nổi ngứa điên, gãi hoài.
Khắp mình lông 

File đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_Ngu_Van_6.doc