Nội dung ôn tập kiểm tra một tiết – Sinh học 9 kì II

Câu 8. Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật ?

a) Quan hệ cùng loài:

- Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau hình thành nên nhóm cá thể.

- Trong 1 nhóm có những mối quan hệ:

+ Hỗ trợ: sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn.

+ Cạnh tranh: ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt thức ăn  1 số tách khỏi nhóm.

b) Quan hệ khác loài: Các sinh vật khác loài có quan hệ hỗ trợ hoặc đối địch:

• Hỗ trợ:

- Cộng sinh: Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật.VD: sự cộng sinh giữa tảo và nấm trong địa y,

- Hội sinh: Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại. VD: Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa,

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1560 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung ôn tập kiểm tra một tiết – Sinh học 9 kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NOÄI DUNG OÂN TAÄP KIEÅM TRA MOÄT TIEÁT – Sinh học 9
------***------
Câu 1. 
a. Nêu hiện tượng thoái hóa giống do tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phối và do giao phối gần ở động vật.
1. Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn: các cá thể của thế hệ kế tiếp có sức sống dần biểu hiện các dấu hiệu như phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết, bộc lộ đặc điểm có hại.
2. Hiện tượng thoái hoá do giao phối gần ở động vật:
- Giao phối gần (giao phối cận huyết) là sự giao phối giữa các con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái của chúng.
- Giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá ở thế hệ con cháu: sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai,dị tật bẩm sinh, chết non.
b. Giải thích nguyên nhân thoái hóa: Tự thụ phấn hoặc giao phối gàn ở động vật gây ra hiện tượng thoái hoá vì tạo ra cặp gen lặn đồng hợp gây hại.
c. Vai trò của tự thụ phấn và giao phối gần: Dùng phương pháp này để củng cố và duy trì 1 số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần, thuận lợi cho sự kiểm tra đánh giá kiểu gen của từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể, chuẩn bị lai khác dòng để tạo ưu thế lai.
Câu 2. 
- Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹ: có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, năng suất cao hơn.
- Cơ sở di truyển: Về phương diện di truyền, các tính trạng số lượng do nhiều gen trội quy định. Khi lai giữa hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau, đặc biệt có các gen lặn biểu hiện một số đặc điểm xấu, ở con lai F1 chỉ có các gen trội có lợi mới được biểu hiện, gen trội át gen lặn, đặc tính xấu ko được biểu hiện. Vì vậy con lai F1 có nhiều đặc điểm tốt như mong muốn.
- Không dùng con lai F1 để nhân giống vì: Trong các thế hệ sau, tỉ lệ gen dị hợp giảm, gen đồng hợp tăng. Trong đó, có gen đồng hợp lặn là gen tật bệnh. Nếu cứ tiếp tục lai như vậy sức sống con lai cứ giảm dần qua các thế hệ nên ưu thế lai cũng giảm theo.
- Phương pháp duy trì ưu thế lai :
1. Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng:
- Lai khác dòng: tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho giao phấn với nhau. VD: ở ngô lai (F1) có năng suất cao hơn từ 25 – 30 % so giống ngô tốt.
- Lai khác thứ: lai giữa 2 thứ hoặc tổng hợp nhiều thứ của 1 loài. VD: Lúa DT17 tạo ra từ tổ hợp lai giữa giống lúa DT10 với OM80 năng suất cao (DT10 và chất lượng cao (OM80).
2. Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi: Lai kinh tế: cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm.
VD: Lợn ỉ Móng Cái x Lợn Đại Bạch " Lợn con mới đẻ nặng 0,7 – 0,8 kg tăng trọng nhanh, tỉ lệ nạc cao.
Câu 3. Môi trường sống của sinh vật là gì ? Có mấy loại môi trường ? Cho ví dụ.
- Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật.
- Có 4 loại môi trường chủ yếu:
 + Môi trường nước: Cá, rong, tôm, 
 + Môi trường trên mặt đất – không khí: Chó, mèo, lợn,
 + Môi trường trong đất: Chuột, giun đất,
 + Môi trường sinh vật: Cây ,chó,
Câu 4. Nhân tố sinh thái là gì ? Các nhóm nhân tố sinh thái ? Giới hạn sinh thái là gì ?
- Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.
- Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm:
+ Nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, đất, nước, địa hình...
+ Nhân tố hữu sinh: 
.Nhân tố sinh vật: VSV, nấm, động vật, thực vật,
.Nhân tố con người: tác động tích cực: cải tạo, nuôi dưỡng, lai ghép.... tác động tiêu cực: săn bắn, đốt phá làm cháy rừng...
- Các nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật thay theo từng môi trường và thời gian.
- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định.
* Bài tập 4 (SGK/121) :
Câu 5. Phân biệt thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng ?
Đặc điểm
Thực vật ưa sáng
Thực vật ưa bóng
- Cấu tạo thân 
- Lá cây
- HĐ sinh lí 
- Thân thấp, nhiều cành, tán rộng
- Phiến nhỏ, dày tầng cutin dày, mô giậu phát triển, lá màu nhạt 
- Cường độ quang hợp cao dưới điều kiện ánh sáng mạnh, hô hấp cao 
- Thân TB, ít cành, tán vừa phải
- Phiến rộng và mỏng, mô giậu kém phát triển, lá màu xanh thẫm
- Cường độ quang hợp yếu, hô hấp thấp 
Câu 6. Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến đời sống động vật ?
- Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật:
+ Tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian.
+ Giúp động vật điều hoà thân nhiệt.
+ Ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh sản và sinh trưởng của động vật.
- Động vật thích nghi điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta chia thành 2 nhóm động vật:
+ Nhóm động vật ưa sáng: gồm động vật hoạt động ban ngày.
+ Nhóm động vật ưa tối: gồm động vật hoạt động ban đêm, sống trong hang, đất hay đáy biển.
Câu 7. Nhiệt độ, độ ẩm ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sinh vật ?
1. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật :
- Nhiệt độ môi trường đã ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí, tập tính của sinh vật.
- Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ 0- 50oC. Tuy nhiên cũng có 1 số sinh vật nhờ khả năng thích nghi cao nên có thể sống ở nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao.
- Sinh vật được chia 2 nhóm:
+ Sinh vật biến nhiệt : thực vật nhiệt độ cơ thể không ổn định, phụ thuộc vào môi trường. VD : lưỡng cư, bò sát, ĐVKXS, cây, nấm, địa y,
+ Sinh vật hằng nhiệt : thực vật nhiệt độ cơ thể ổn định, không phụ thuộc vào môi trường. VD : Thú _ Người, Lớp chim.
2. Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống của sinh vật :
- Động vật và thực vật đều mang nhiều đặc điểm sinh thía thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau.
Câu 8. Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật ?
a) Quan hệ cùng loài:
- Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau hình thành nên nhóm cá thể.
- Trong 1 nhóm có những mối quan hệ:
+ Hỗ trợ: sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn.
+ Cạnh tranh: ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt thức ăn " 1 số tách khỏi nhóm.
b) Quan hệ khác loài: Các sinh vật khác loài có quan hệ hỗ trợ hoặc đối địch:
 Hỗ trợ: 
- Cộng sinh: Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật.VD: sự cộng sinh giữa tảo và nấm trong địa y,
- Hội sinh: Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại. VD: Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa,
 Đối địch: 
- Cạnh tranh: Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau. VD: Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng,
- Kí sinh, nửa kí sinh: Sinh vật sống nhờ trên cơ thề sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu từ sinh vật đó. VD: Giun đũa sống trong ruột người,
- Sinh vật ăn sinh vật khác: Gồm các trường hợp: Động vật ăn thực vật( vd: chuột ăn lúa), động vật ăn thịt con mồi (vd: Cáo ăn thỏ), thực vật bắt sâu bọ (vd: Cây nắp ấm bắt côn trùng).
Câu 9: Quần thể sinh vật là gì? Những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật.
Khái niệm quần thể sinh vật: Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong khoảng không gian nhất định, ở 1 thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
Những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật:
a. Tỉ lệ giới tính
- Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực với cá thể cái.
- Tỉ lệ giới tính thay đổi theo lứa tuổi, phụ thuộc vào sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái.
- Tỉ lệ giới tính cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể.
b. Thành phần nhóm tuổi
Các nhóm tuổi
Ý nghĩa sinh thái
Trước sinh sản
Các cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.
Sinh sản
Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể.
Sau sinh sản
Các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể.
- Dùng biểu đồ tháp để biểu diễn thành phần nhóm tuổi. Có 3 dạng:
c. Mật độ quần thể
- Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích.
- Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật.
VD: + Mật độ cây bạch đàn: 625 cây / ha đồi.
 + Mật độ chim sẻ: 10 con / ha đồi.
* Bài tập 2: (SGK/142)
Câu 10: Phân biệt tháp dân số trẻ và tháp dân số già.
Tháp dân số trẻ (nước đang phát triển)
Tháp dân số già (nước phát triển)
- Tháp dân số có đáy rộng: tỉ lệ sinh sản cao.
- Cạnh tháp xiên nhiều và đỉnh tháp nhọn biểu hiện tỉ lệ người tử vong cao, tuổi thọ thấp.
- Tháp có đáy hẹp: tỉ lệ sinh thấp.
- Cạnh tháp gần như thẳng đứng và đỉnh tháp tù biểu hiện tỉ lệ người tử vong thấp, tuổi thọ cao.
- Tháp dân số (tháp tuổi) thể hiện đặc trưng dân số của mỗi nước => chất lượng cuộc sống nước đó.
Câu 11: 
1) Quần xã sinh vật là gì? Những dấu hiệu điển hình của quần xã sinh vật.
- Quần xã sinh vật là tập hợp những quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.
- Những dấu hiệu điển hình của quần xã sinh vật:
Đặc điểm
Các chỉ số
Thể hiện
Số lượng 
các loài 
trong 
quần xã
Độ đa dạng
Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã
Độ nhiều
Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã
Độ thường gặp
Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát
Thành phần
loài trong 
quần xã
Loài ưu thế
Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã
Loài đặc trưng
Loài chỉ có ở một quần xã hoặccó nhiều hơn hẳn các loài khác
	2) Cân bằng sinh học là gì? Ví dụ.
- Cân bằng sinh học là trạng thái mà số lượng cá thể mỗi quần thể trong quần xã dao động quanh vị trí cân bằng nhờ hiện tượng khống chế sinh học.
- VD: Thực vật phát triển ® Sâu ăn lá phát triển ® Chim ăn sâu phát triển ® Số lượng chim tăng cao, chim ăn nhiều sâu ® Số lượng sâu giảm ® Thực vật phát triển.
3) Phân biệt quần thể sinh vật và quần xã sinh vật.
Quần xã sinh vật
Quần thể sinh vật
- Gồm nhiều cá thể cùng loài.
- Độ đa dạng thấp
- Mối quan hệ giữa các cá thể là quan hệ cùng loài chủ yếu là quan hệ sinh sản và di truyền.
- Gồm nhiều quần thể.
- Độ đa dạng cao.
- Mối quan hệ giữa các quần thể là quan hệ khác loài chủ yếu là quan hệ dinh dưỡng.
Câu 12: 
	1) Chuỗi thức ăn là gì? Vẽ một chuỗi thức ăn.
- Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là một mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước vừa là sinh vật bị mắt xích đứng sau tiêu thụ. VD: cỏ ® sâu ® bọ ngựa ® rắn ® đại bàng.
	2) Lưới thức ăn là gì? Vẽ một lưới thức ăn.
- Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành lưới thức ăn.
VD: Thỏ® báo
 Cỏ ® gà ® chó sói ® vi sinh vật.
 Chuột ® rắn

File đính kèm:

  • docNoi_dung_on_tap_Kiem_tra_mot_tiet_SH9_HKII_s_Thanh_Nguyen_1415_20150726_110150.doc