Nội dung ôn tập học kỳ II khối 9 Môn: Giáo dục công dân

Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.

1. Kinh doanh là gì?

 Kinh doanh là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận.

2. Em hiểu thế nào về quyền tự do kinh doanh?

 Là quyền của công dân được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và qui mô kinh doanh.

3. Người kinh doanh phải tuân theo quy định của pháp luật và sự quản lí của Nhà nước như thế nào?

 Người kinh doanh phải tuân theo qui định của pháp luật và sự quản lí của Nhà nước như phải kê khai đúng số vốn, kinh doanh đúng ngành, mặt hàng ghi trong giấy phép, không kinh doanh những mặt hàng mà Nhà nước cấm như thuốc nổ, vũ khí, ma túy, mại dâm

 

doc7 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung ôn tập học kỳ II khối 9 Môn: Giáo dục công dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dục toàn diện.
Nhiệm vụ của thanh niên học sinh là gì?
E - Nhiệm vụ của thanh niên, học sinh là ra sức học tập, rèn luyện toàn diện để chuẩn bị hành trang vào đời.
 - Phải xác định lí tưởng sống đúng đắn.
 - Tự vạch ra một kế hoạch học tập, rèn luyện, lao động để thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh, phấn đấu trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
⌘ Lưu ý: Có thể tham khảo, không cần học kĩ.
Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.
Hôn nhân là gì?
E Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được Nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hòa thuận, hạnh phúc.
Vì sao nói, tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhânnvà gia đình hạnh phúc?
E Nếu kết hôn không dựa trên cơ sở tình yêu chân chính thì không thể bền vững được, gia đình không thể hạnh phúc sẽ dẫn đến gia đình bất hạnh. Tình yêu chân chính xuất phát từ đồng cảm sâu sắc giữa hai người, là sự chân thành tin cậy và tôn trọng nhau đó chính là cơ sở của hôn nhân và gia đình hạnh phúc bởi vì, có tình yêu chân chính, con người sẽ có sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Hôn nhân đúng pháp luật là như thế nào?
E - Hôn nhân đúng pháp luật là hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính, không bị ép buột;
 - Kết hôn đúng tuổi qui định của pháp luật;
 - Không vi phạp Luật hôn nhân & Gia đình.
Ý nghĩa của tình yêu chân chính đối với hôn nhân?
E - Tình yêu chân chính là cơ sở của hôn nhân;
 - Có tình yêu chân chính thì sẽ chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hòa hợp – hạnh phúc.
Pháp luật qui định những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay là gì?
E - Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; một vợ, một chồng; vợ chồng bình đẳng.
 - Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo; giữa người theo tôn giáo và người không theo tôn giáo;giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
 - Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Để được kết hôn, cần phải có những điều kiện nào?
E - Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn;
 - Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định;
 - Phải được đăng kí kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
 - Nam nữ không rơi vào một trong những trường hợp cấm kết hôn.
Những hành vi như thế nào là vi pháp luật về hôn nhân?
E - Vi phạm pháp luật về điều kiện kết hôn (tuổi kết hôn, kết hôn do ép buộc, kết hôn vì tiền,)
 - Vi phạm những điều cấm kết hôn.
Trách nhiệm của công dân – học sinh như thế nào trong vấn đề hôn nhân?
E - Công dân – học sinh phải có thái độ tôn trọng, nghiêm túc trong tình yêu và hôn nhân;
 - Không vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân;
 - Công dân – học sinh biết đánh giá đúng bản thân, phải nắm vững những qui định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của công dân. Để cùng gia đình có trách nhiệm trong việc thực hiện đúng những qui định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, từ đó phải biết tự bảo vệ mình. 
*Bài tập tình huống: 
1. Học hết trung học phổ thông, Lan đang ở nhà chờ xin việc làm thì gặp và yêu Tuấn, cũng đang không có việc làm. Khi hai người xin cha mẹ cho kết hôn thì hai bên gia đình đều khuyên Lan và Tuấn hãy thư thả, bao giờ có việc làm thì hãy xây dựng gia đình, nhưng Lan và Tuấn không đồng ý, cứ thúc ép cha mẹ. Cuối cùng, hai gia đình đành chấp thuận cho Lan và Tuấn kết hôn. Theo em, ý kiền của gia đình Lan và Tuấn đúng hay sai? Vì sao?
E Ý kiến của gia đình Lan và Tuấn là đúng. Vì tuy hai người đã đủ tuổi được phép kết hôn nhưng một trong hai vẫn chưa có công ăn việc làm ổn định nên không thể đảm bảo được hạnh phúc gia đình cho mai sau và có thể trở thành gia đình bất hạnh.
2. Anh Đức và chị Hoa là con bác, con chú ruột nhưng họ yêu nhau. Gia đình họ hàng hai bên khuyên can, ngăn cản, nhưng họ vẫn kiên quyết lấy nhau vì họ cho rằng, họ có quyền tự do lựa chọn, không ai có quyền ngăn cản. Theo em, lí do “tự do lựa chọn” của anh Đức và chị Hoa có đúng không? Vì sao? Nếu anh Đức và chị Hoa cứ cố tình lấy nhau thì cuộc hôn nhân của họ có hợp pháp không? Vì sao?
E Lí do “tự do lựa chọn” của hai anh chị là hoàn toàn không đúng trong trường hợp này. Vì anh chị đã vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình – cấm kết hôn những nguòi có trong phạm vi ba đời: Anh chị em con chú con bác”. Còn việc anh Đức và chị Hoa cứ cố tình lấy nhau thì cuộc hôn nhân của hai người họ là không hợp pháp. Vì họ đã vi phạm những điều khoản cấm kết hôn mà Nhà nước qui định. 
Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.
Kinh doanh là gì?
E Kinh doanh là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Em hiểu thế nào về quyền tự do kinh doanh?
E Là quyền của công dân được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và qui mô kinh doanh.
Người kinh doanh phải tuân theo quy định của pháp luật và sự quản lí của Nhà nước như thế nào?
E Người kinh doanh phải tuân theo qui định của pháp luật và sự quản lí của Nhà nước như phải kê khai đúng số vốn, kinh doanh đúng ngành, mặt hàng ghi trong giấy phép, không kinh doanh những mặt hàng mà Nhà nước cấm như thuốc nổ, vũ khí, ma túy, mại dâm
Quyền tự do kinh doanh của công dân được cụ thể hóa như thế nào?
E - Quyền lựa chọn ngành nghề và qui mô kinh doanh;
 - Lựa chọn hình thức và huy động vốn;
 - Lựa chọn khách hàng, tuyển dụng và thuê mướn nhân công;
 - Sử dụng phần thu nhập hợp pháp từ kinh doanh.
Nghĩa vụ kinh doanh của công dân được qui định như thế nào?
E - Phải khai báo đúng số vốn đầu tư kinh doanh;
 - Kinh doanh theo đúng ngành nghề ghi trong giấy phép;
 - Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật;
 - Bảo đảm chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn đã đăng kí;
 - Tuân thủ các qui định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích và trật tự, an toàn xã hội;
 - Ghi chép sổ sách kế toán, quyết toán theo qui định của pháp luật;
 - Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ khác.
Em hiểu thuế là gì? Nêu một số ví dụ về thuế mà em biết?
E Thuế là một trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách Nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung (như an ninh, quốc phòng, chi trả lương công chức, xây dựng trường học, bệnh viện, làm đường sá, cầu cống,). VD một số loại thuế như: Thuế kinh doanh, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên,
Thuế có tác dụng gì?
E Thuế có tác dụng ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo đúng định hướng của Nhà nước.
Trách nhiệm của công dân đối với tự do kinh doanh và thuế?
E - Công dân sử dụng đúng đắn quyền tự do kinh doanh tuyên truyền, vận động gia đình, xã hội thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế, làm cho dân giàu nước mạnh;
 - Đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh và thuế.
*Bài tập tình huống: 
1. Trong giấy phép kinh doanh của bà H có 8 loại hàng, nhưng Ban quản lí thị trường kiểm tra thấy trong cửa hàng bà có bán tới 12 loại hàng. Theo em, bà H có vi phạm quy định về kinh doanh không? Nếu có đó là vi phạm gì?
E Bà H có vi phạm qui định về kinh doanh, bà H đã kinh doanh không đúng số lượng mặt hàng ghi trong giấy phép, bà đã vi phạm pháp luật về kinh doanh. Bởi vì, trong giấy kinh doanh bà H kê khai có 8 mặt hàng buôn bán nhưng thực tế khi Ban quản lí thị trường kiểm tra đã phát hiện có 12 mặt hàng trong cửa tiệm của bà H.
Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Lao động là gì? Ý nghĩa của lao động?
E - Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội ;
 - Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của đất nước và nhân loại.
Thế nào là quyền tự do sử dụng sức lao động ?
E Là quyền được thể hiện :
 - Quyền tự do chọn nghề nghiệp, tìm kiếm công việc và nơi làm việc phù hợp với nhu cầu ;
 - Tự do chọn nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp mà không bị phân biệt đối xử về thành phần xã hội, tín ngưỡng, dân tộc,
Vì sao nói lao động là quyền tự của công dân ?
E Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.
Tại sao nói lao động là nghĩa vụ của công dân ?
E - Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình.
 - Mọi người đều phải tham gia lao động góp phần tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước.
 - Lao động là nghĩa vụ đối với bản thân, với gia đình đồng thời cũng là nghĩa vụ đối với xã hội, với đất nước của ỗi công dân.
Nội dung hợp đồng lao động gồm những vấn đề gì ?
E - Công việc phải làm, thời gian, đĩa điểm làm việc ; 
 - Tiền lương, chế độ bảo hiểm đối với người lao động ; 
 - Điều kiện về an toàn và vệ sinh lao động ; 
 - Quyền và nghĩa vụ của các bên kí kết hợp đồng ; 
 - Thời hạn hợp đồng.
Luật lao động qui định tuổi của người lao động là bao nhiêu tuổi ?
E Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động.
Trách nhiệm của bản thân công dân ?
E - Tuyên truyền vận động gia đình, xã hội thực hiện quyền và nghãi vụ lao động của người công dân.
 - Góp phần đấu tranh chống những biểu hiện sai trái, trái pháp luật trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người công dân.
*Bài tập tình huống: (không có)
Bài 15 : Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân.
Vi phạm pháp luật là gì ?
E Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Các hành vi như thế nào là trái với qui định của pháp luật ?
E - Không thực những điều pháp luật qui định; 
 - Thực hiện không đúng những điều pháp luật yêu cầu; 
 - Làm những điều mà pháp luật cấm.
Có các loại vi phạm pháp luật nào ?
E - Vi phạm pháp luật hình sự ; 
 - Vi phạm pháp luật hành chính ; 
 - Vi phạm pháp luật dân sự ; 
 - Vi phạm kỉ luật.
Trách nhiệm pháp lí là gì ?
E Là nghiã vụ mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước qui định.
Có các loại trách nhiệm pháp lí nào ?
E - Trách nhiệm hình sự; 
 - Trách nhiệm hành chính ; 
 -Trách nhiệm dân sự ; 
 - Trách nhiệm kỉ luật.
Em hiểu thế nào là năng lực trách nhiệm pháp lí ?
E Là khả năng nhận thức, điều khiển được việc làm của mình, được lựa chọn tự do cách xử sự và chịu trách nhiệm về hành vi đó.
Ý nghĩa của việc áp dụng chế độ trách nhiệm pháp lí ?
E - Trừng phạt, ngăn ngừa, cải tạo người vi phạm pháp luật, giáo dục cho họ ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. 
 - Răn đe mọi người không được vi phạm pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật. 
 - Hình thành, bồi dưỡng lòng tin vào pháp luật và công lí trong nhân dân. 
 - Ngăn chặn, hạn chế, từng bước xóa bỏ hiện tượng vi phạm pháp luật trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Những qui định áp dụng trách nhiệm pháp lí nhằm mục đích gì ?
E - Răn đe mọi người không vi phạm pháp luật ;
 - Trừng phạt, ngăn ngừa, cải tạo, giáo dục người vi phạm pháp luật ;
 - Ngăn chặn, hạn chế, xóa bỏ vi phạm pháp luật trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ;
 - Hình thành, bồi dưỡng lòng tin và chấp nghiêm chỉnh pháp luật.
Vì sao Nhà nước qui định người nào vi phạm pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí tùy theo hành vi vi phạm mà xử phạt theo luật định ?
E Để bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp luật
*Bài tập tình huống: 
1. Tú (14 tuổi – học sinh lớp 9) ngủ dậy muộn nên mượn xe máy của bố đi học. Qua ngã tư gặp đèn đỏ, Tú không dừng lại mà phóng vụt qua và chẳng may va vào ông Ba – người đang đi đúng phần đường của mình, làm cả hai cùng ngã và ông Ba bị thương nặng. Hãy nhận xét hành vi của Tú. Nêu các vi phạm pháp luật mà Tú đã mắc phải và trách nhiệm của Tú trong sự việc này.
E Hành vi của Tú là trái với pháp luật. Tú đã đi xe máy khi chưa đủ tuổi quy định, vượt đèn đỏ và gây ra hậu quả nặng nề, ông Ba bị thương nặng. Tú và gia đình Tú phải xin lỗi ông Ba và có trách nhiệm bồi dưỡng chăm sóc ông Ba. Đồng thời bị xử phạt hành chính theo qui định của pháp luật.
Bài 16 : Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội là gì ?
E - Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội (bầu cử đại biểu tham gia vào các cơ quan quyền lực Nhà nước )
 - Tham gia bàn bạc các công việc của đất nước, củ địa phương, đơn vị, tổ chức, phát biểu ý kiến và biểu quyết khi Nhà nước trưng cần dân ý.
 - Tham gia thực hiện và giám sát các công việc chung.
Công dân thực hiện quyền tham gia QLNN, QLXH bằng cách nào ?
E - Trực tiếp tham gai vào các công việc của Nhà nước ; bàn bạc, đóng góp ý kiến và giám sát hoạt động của các cơ quan và cán bộ, công chức Nhà nước.
 - Gián tiếp tham gia thông qua đại biểu của nhân dân (ví dụ : đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp) để họ kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Ý nghĩa của quyền tham QLXH, QLNN của công dân ?
E - Quyền tham gia QLXH, QLNN là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân, là cơ sở pháp lí để bảo đảm Nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân.
 - Đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm công dân đối với Nhà nước và xã hội.
 - Chỉ trên cơ sở quyền này người dân mới có thể trực tiếp bầu ra cơ quan quyền lực, thay mặt mình quản lí đất nước, tham gia xây dựng Hiến pháp và pháp luật, ttham gia thực hiện, giám sát mọi công việc của đất nước.
Trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo cho nhân dân thực hiện quyền tham gia QLNN, QLXH ?
E - Nhà nước ban hành các qui định pháp luật, tạo cơ sở pháp lí khẳng định công dân có quyền tham gai quản lí Nhà nước, quản lí xã hội.
 - Buộc các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội tạo cơ chế thuận lợi cho người dân thực hiện quyền, tổ chức thanh tra, giám sát, bảo đảm các điều kiện cho công dân thực hiện quyền của mình.
Trách nhiện của công dân ?
E - Công dân có quyền và có trách nhiệm tham gia vào các công việc của Nhà nước, của xã hội để đem lại lợi ích cho xã hội và cho bản thân ;
 - Hiểu rõ nội qui, ý nghĩa và cách thực hiện.
Vì sao Nhà nước qui định công dân có quyền tham gia QLNN, QLXH ?
E Nhằm tạo ra điều kiện và đảm bảo cho công dân thực sự làm chủ Nhà nước, làm chủ xã hội, phát huy cao độ quyền làm chủ của công dân, tạo sức mạnh tổng hợp tập trung xây dựng và quản lí đất nước.
Để thực hiện tốt quyền tham gia QLNN, QLXH công dân cần có điều kiện gì ?
E Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân ; công dân phải hiểu rõ nội dung quyền tham gia QLNN, QLXH, phải không ngừng học tập, nâng cao nhận thức và năng lực để sử dụng có hiệu quả quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội, đem lại lợi ích cho đất nước và cho bản thân.
Học sinh thực hiện quyền này như thế nào ở nhà trường và ở địa phương nơi cư trú ?
E Phải học tập tốt, lao động tốt và rèn luyện ý thức kỉ luật. Tham gia, góp ý, xây dựng lớp, chi đoàn. Tham gia các hoạt động ở địa phương (bài trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông)
*Bài tập tình huống: 
1. Trong dịp tổng kết các hoạt động về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Ban dân số, gia đình và trẻ em phường, bạn Vân – một học sinh lớp 9, rất muốn tham gia ý kiến về quyền trẻ em nhưng lại băn khoăn không hiểu mình có được tham gia đóng ý kiến? Theo em, Vân có được quyền tham gia đóng góp ý kiến không? Vì sao? Vân có thể tham gia ý kiến bằng cách nào? Việc tham gia đóng góp ý kiến của Vân thể hiện quyền gì của công dân?
E Bạn Vân có quyền tham gia đóng góp ý kiến,vì Vân đang thực hiện quyền của công dân tham gia đóng góp ý kiến cho các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Ban dân số, gia đình và trẻ em phường. Vân có thể tham gia đóng góp ý kiến ngay trong buổi tổng kết ( trực tiếp). Việc tham gia đóng góp ý kiến thể hiện quyền tham gia QLNN, QLXH, đánh giá các hoạt động của tổ chức xã hội và cụ thể là Ban dân số, gia đình và trẻ em phường.
Bài 17 : Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Bảo vệ Tổ quốc là gì ?
E Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 
Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc ?
E - Non sông đất nước Việt Nam là do cha ông chúng ta hàng nghìn năm xây đắp, gìn giữ.
 - Ngày nay, Tổ quốc chúng ta vẫn luôn luôn bị các thế lực thù địch âm mưu xâm chiếm, phá hoại.
 - Vì vậy, chúng ta phải sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.
Bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của ai ?
E Bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân ; là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc là những việc mà công dân phải thực hiện nhằm góp phần vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Bảo vệ Tổ quốc bao gồm những nội dung gì ?
E Bao gồm thực hiện nghĩa vụ quân sự, tham gia xây dựng lực lương quốc phòng toàn dân, thực hiện nghĩa vụ quân sự ; thực hiện chính sách hậu phương quân đội, bảo vệ trật tự, an ninh xã hội.
Để thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trách nhiệm của học sinh là gì ?
E - Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự.
 - Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh trong trường học và nơi cư trú.
 - Sẵn sáng làm nghĩa vụ quân sự, đồng thời tích cực vận động người thân trong gia đình thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
 - Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương.
Những điều khoản nào trong Luật Nghĩa vụ quân sự có liên quan đến nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân ?
E Luật nghĩa vụ quân sự năm 2005, quy định : Công dân nam giới đủ từ 18 tuổi được gọi nhập ngũ ; lứa tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
*Bài tập tình huống: 
1. Tình huống : Nhà Hòa có hai anh em. Anh trai Hòa vừa có giấy gọi nhập ngũ đợt này. Hay tin, mẹ Hòa không muốn xa con nên buồn bã, khóc lóc và muốn tìm mọi cách để xin cho anh ở lại.Nếu em là bạn Hòa em sẽ làm sao, em sẽ làm gì ? Vì sao ?
E Nếu em là bạn của Hòa, em sẽ khuyên nhủ Hòa hãy an ủi và động viên mẹ để mẹ tự hào vì con trai mẹ lên đường nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc, đó vừa là trách nhiệm vừa là sự vinh sự của gia đình Hòa.
Bài 18 : Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
Thế nào là sống có đạo đức ?
E Sống có đạo đức là suy nghĩ, hành động, theo những chuẩn mực đạo đức xã hội ; biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung ; biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì để thực hiện mục tiêu đó.
Sống tuân theo pháp luật là gì ?
E Tuân theo pháp luật là luôn sống và hành động theo những qui định của pháp luật.
Quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật ?
E - Đạo đức là những phẩm chất bền vững của mỗi cá nhân, nó là động lực điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi của mỗi người, trong đó có hành vi pháp luật.
 - Người có đạo đức thì biết tự nguyện thực hiện những qui định của pháp luật.
Người sống có đạo đức là người thể hiện được giá trị trong các quan hệ cơ bản đó là những quan hệ gì ?
E Với bản thân, với mọi người, với công việc, với môi trường sống, với lí tưởng sống của dân tộc.
Người sống có đạo đức là người thể hiện được giá trị với bản thân và với mọi người như thế nào ?
E - Với bản thân: biết tự trọng, tự tin, tự lập,
 - Với mọi người : biết chăm lo đến mọi người,sống không ích kỉ, sống có tình có nghĩa, thương yêu, giúp đỡ mọi người vì sự tiến bộ chung, lấy lợi ích của xã hội, của mọi người làm mục tiêu phấn đấu, học tập, lao động, và hoạt động. 
Sống có đạo đức là người thể hiện được giá trị trong công việc với môi trường sống như thế nào ?
E - Với công việc: Phải là người có trách nhiệm cao, năng động sáng tạo trong hoạt động, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
 - Với môi trường sống : biết giữ gìn bảo vệ hạnh phúc và tự giác góp phần xây dựng gia đình, bảo vệ môi trường tự nhiên, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc
Sống có đạo đức và tu

File đính kèm:

  • docDe_cuong_GDCD_lop_9_20150727_020246.doc
Giáo án liên quan