Những bài văn tham khảo lớp 9

Phân tích: Chiếc lược ngà ( Nguyễn Quang Sáng )

 Chiếc lược ngà là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết về tình cha con và nỗi đau trong chiến tranh do quân giặc gieo rắc thời chống Mĩ . Ông sáu là một nhân vật thể hiện sâu sắc chủ đề ấy .

 Ông Sáu một nông dân Nam bộ giầu lòng yêu nước đã tham gia hai cuộc kháng chiến ( đánh Pháp và đánh Mĩ ) . Ra đi đánh giặc từ năm 1946 mãi đến năm 1954 , hòa bình lập lại , ông mới được về thăm quê vài ngày . Ngày ra đi bộ đội , đứa con gái bé bỏng thân yêu của ông mới lên một tuổi , ngày về thì con đã 8,9 tuổi . Cái khao khát của một người lính sau những năm dài vào sinh ra tử được trở lại quê hương , được gặp lại vợ con , được nghe con cất tiếng gọi ba một tiếng cũng không trọn vẹn! Đó là bi kịch thời chiến tranh . Khi gặp con với tiếng gọi thân tình nhưng đứa con đón nhận bằng sự ngơ ngác , lạ lùng . rồi vụt chạy và kêu thét lên . Có thể nói cách tả của tác giả thật cụ thể và hợp lí . Lí do cũng thật dễ hiểu: con bé quá ngạc nhiên , bất ngờ tiếp theo là sự sợ hãi . chính chi tiết này gây cho người đọc xúc động , cảm thương cho anh Sáu, xen lẫn sự tò mò của người đọc .

doc39 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1774 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Những bài văn tham khảo lớp 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h , chị Thao , Nho gần xa vẫn tỏa sáng hồn ta với bao ngưỡng mộ . 
Phân tích : Chiếc lược ngà ( Nguyễn Quang Sáng )
 Chiếc lược ngà là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết về tình cha con và nỗi đau trong chiến tranh do quân giặc gieo rắc thời chống Mĩ . Ông sáu là một nhân vật thể hiện sâu sắc chủ đề ấy .
 Ông Sáu một nông dân Nam bộ giầu lòng yêu nước đã tham gia hai cuộc kháng chiến ( đánh Pháp và đánh Mĩ ) . Ra đi đánh giặc từ năm 1946 mãi đến năm 1954 , hòa bình lập lại , ông mới được về thăm quê vài ngày . Ngày ra đi bộ đội , đứa con gái bé bỏng thân yêu của ông mới lên một tuổi , ngày về thì con đã 8,9 tuổi . Cái khao khát của một người lính sau những năm dài vào sinh ra tử được trở lại quê hương , được gặp lại vợ con , được nghe con cất tiếng gọi ba một tiếng cũng không trọn vẹn ! Đó là bi kịch thời chiến tranh . Khi gặp con với tiếng gọi thân tình nhưng đứa con đón nhận bằng sự ngơ ngác , lạ lùng ... rồi vụt chạy và kêu thét lên . Có thể nói cách tả của tác giả thật cụ thể và hợp lí  . Lí do cũng thật dễ hiểu : con bé quá ngạc nhiên , bất ngờ tiếp theo là sự sợ hãi . chính chi tiết này gây cho người đọc xúc động , cảm thương cho anh Sáu, xen lẫn sự tò mò của người đọc . Trong hai ngày đêm tiếp theo , mặc cho những lời nói , cử chỉ âu yếm , làm thân của anh , bé Thu vẫn một mực thờ ơ lạnh lùng đến mức bướng bỉnh ngang ngạnh . Thu không một lần gọi tiếng ba ; khi bị dọa đánh , khi bị buộc phải gọi thì chỉ nói trống không ,tỏ vẻ không có gì là lễ phép . Đó là phản ứng tâm lí hoàn toàn tự nhiên của một đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ . Trong sự cứng đầu cứng cổ ta thấy còn ẩn chứa cả sự kiêu hãnh trẻ thơ về một tình yêu dành cho người cha trong tấùm hình chụp chung với mẹ của em .Rõ ràng đó là một sự ương ngạnh không đáng trách . Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở lâu dài của chiến tranh , bé Thu còn quá nhỏ làm sao có thể thấu hiểu được những cảnh éo le của đời sống . Mãi cho đếùn lúc chia tay vợ con lần thứ hai để bước vào một cuộc chiến đấu mới , ông mới được một khoảnh khắc hạnh phúc khi đứa con gái ngây thơ nhận ra ba mình và kêu thốt lên : Ba ... ba ! . Ông ôm con rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con . Tác giả đặc tả tiếng kêu như xé sự im lặng và xé cả gan ruột mọi người , nghe thật xót xa . Đó là tiếng ba nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay , tiếng ba như vỡ tung tự đáy lòng nó ... Đoạn văn thật cảm động , cách tả thật ấn tượngvà cách giải thích lí do cũng thật khéo Thu không nhận ba chỉ vì vết thẹo của chiến tranh . Giây phút chia tay thật cảm động, ông Sáũ ra đi với nỗi nhớ thương vợ con không thể nào tả xiết . Ông õ ra đi mang theo hình ảnh vợ con , với lời hứa mang về cho đứa con gái chiếc lược cùng với nỗi ân hận day dứt sao mình lại đánh con cứ giày vò ông mãi . Nỗi đau , nỗi nhớ thương và mất mát ... do quân giặc mang đến cho ông Sáu , cho bao người lính , cho bao bà mẹ , em thơ trên khắp mọi miền đất nước ta có bao giờ nguôi ! Sự hi sinh của thế hệ đi trước để làm nên độc lập , thống nhất , đân chủ , hòa bình là vô giá .
 Sau năm 1954 , ông Sáu không tập kết ra Bắc , ông nhận nhiệm vụ mới ở lại miền Nam Nằm vùng hoạt động bí mật . trong những ngày ở rừng , ở cứ bị giặc ruồng bố triền miên . thiếu gạo phải ăn bắp . Gian khổ và nguy hiểm . cái chết bủa vây cuộc chiến đấu thầm lặng . Ông Sáu vẫn không nguôi nhớ vợ con . Ông đã biến vỏ đạn 20 li của giặc Mĩ thành chiếc cưa nhỏ , đã tỉ mỉ , kiên nhẫn và khéo léo như một người thợ bạc chế tác khúc ngà voi thành một chiếc lược ngà xinh xắn có khắc dòng chữ : Yêu nhớ tặng Thu con của ba .. Chiếc lược ngà với dòng chữ ấy mang theo bao tình cảm sâu nặng của người cha đối với đứa con béâ bỏng . Tình thương con của ông Sáu thật vô cùng tha thiết . điều đó cho thấy , ông sáu cũng như hàng vạn chiến sĩ , đồng bào ta hi sinh chiến đấu vì đất nước và đân tộc , vì hạnh phúc gia đình , vì tình vợ chồng , tình cha con .
Chiếc lược ngà như một vật kí thác thiêng liêng của người lính về tình phụ –tử sâu nặng mà bom đạn quân thù không thể nào tàn phá được . Chính vì thế , khi bị trúng đạn máy bay Mĩ bắn vào ngực , lúc hấp hối ông đưa tay vào túi , móc cây lược đưa cho bạn , nhìn bạn hồi lâu rồi tắt thở ... Ông sáu đã hi sinh trong những ngày đen tối và gian khổ . Ngôi mộ ông là ngôi mộ bằng ở giữa rừng sâu ! Nhưng chỉ có tình cha con là không thể chết được !
 Hình ảnh ông Sáu , hình ảnh người cha trong truyện chiếc lược ngà sâu nặng về tình cha – con . Chiếc lược ngà với dòng chữ mãi mãi là kỉ vật , là nhân chứng về nỗi đau , về bi kịch đầy máu và nước mắt đã để lại nhiều ám ảnh bi thương trong lòng ta . Ông Sáu là người lính của một thế hệ anh hùng đi trước mở đường đã nếm trải nhiều thử thách , gian khổ và hi sinh . Ông là người anh hùng liệt sĩ vô danh .
 Truyện chiếc lược ngà và hình ảnh ông Sáu đã khơi gợi trong lòng ta bao ý nghĩa về sự hi sinh và hạnh phúc ở đời do các thế hệ cha anh đổ xương máu làm nên . Và bài học uống nước nhớ nguồn càng thêm thấm thía .
PHÂN TÍCH : NÓI VỚI CON (Y Phương )
Lòng yêu thương con cái , ước mong thế hệ sau tiếp nối xứng đáng , phát huy truyền thống của tổ tiên , quê hương, vốn là một tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam ta suốt bao đời nay . Bài thơ Nói với con của Y Phương cũng nằm trong mạch cảm hứng lớn rộng , phổ biến ấy .
 Bài thơ có 28 câu thơ tự do , câu ngắn nhất chỉ có hai chữ , câu thơ dài nhất là mười chữ , phần nhiều là những câu thơ bốn chữ , năm chữ , lại có câu thơ cất lên như một khẩu ngữ , nhưng rất gợi rất đậm đà vì thấm đẫm tình cha , vì cách biểu cảm chân tình , mộc mạc . Bài thơ đi từ tình cảm riêng mở rộng thành tình cảm chung ; từ tình cảm với con , tình cảm gia đình mở rộng ra tình cảm quê hương ; từ kỉ niệm gần gũi nâng lên thành lẽ sống . 
 Tràn ngập những vần thơ là tình thương con , là niềm tự hào đối với quê hương xứ 
sở .các câu thơ : 
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Người đồng mình thô sơ da thịt
 Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
 Những câu thơ này đứng chốt ở các trọng điểm , như những luyến láy , những điệp khúc làm cho âm điệu , nhạc điệu thơ ngân vang , dào dạt .
 Chúng ta hãy khẽ ngâm lên những câu thơ của Y Phương :
Chân phải bước đến cha
chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
 Ta tưởng như đang được ngắm một bức tranh tứ bình có bốn hình ảnh : chân phải , chân trái , tiếng nói , tiếng cười của một em be ùđang chập chững tập đi đang bi bô tập nói . Lúc thì sà vào lòng mẹ , lúc thì níu lấy tay cha . Điệp ngữ bước tới và động từ chạm dùng rất khéo , làm nổûi bật cái hồn bức tranh về gia đình hạnh phúc : đôi vợ chồng trẻ với đứa con thơ đầu lòng .
 Người đồng mình yêu lắm con ơi ! Sao không yêu ? Phải yêu nhiều lắm chứ ! 
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài hoa nan
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng .
 Đứa con dần lớn khôn , trưởng thành trong cuộc sống lao động , trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình sâu nặng của người đồng mình – quê hương . Ba chữ Người đồng mình mang cách nói riêng mộc mạc , mang tính địa phương của người dân tộc Tày . Có thể nói cuộc sống lao động cần cù ,êm đềm và tươi vui của người đồng mình được gợi lên qua các hình ảnh đẹp : đan lờ cài hoa nan- Vách nhà ken câu hát . Đan lờ bắt cá , ken vách dựng nhà cùng với hoa rừng , trong câu hát then , hát lượn ... trong ngày hội lùng tùng ...Các động từ cài , ken , ngoài nghĩa miêu tả còn nói lên tình cảm gắn bó , quấn quýt trong lao động, làm ăn của đồøng bào quê hương. Rừng núi quê hương thơ mộng và trữ tình , nghĩa tình . thiên nhiên che chở , nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn , lối sống : rừng cho hoa , con đường cho những tấm lòng .
 Bên cạnh cuộc sống lao động , nhà thơ Y Phương nói về những đức tính của người đồng mình và mơ ước của người cha về con mình . 
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
 Người đồng mình sống vất vả , nghèo đói , cực nhọc , lam lũ nhưng mạnh mẽ , khoáng đạt với chí lớn , luôn yêu quí , tự hào và gắn bó với quê hương . Người cha muốn giáo dục con sống phải có nghĩa tình , chung thủy với quê hương , biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình . Không chê bai phản bội quê hương dù quê hương còn nghèo , còn buồn , còn vấùt vả gian nan .
 Người đồng mình mộc mạc , sống khoáng đạt , hồn nhiên mạnh mẽ như sông như suối , giàu chí khí , giàu niềm tin : lên thác xuống ghềnh , không lo cực nhọc : nhạt muối vơi cơm miệng vẫn cười . Họ có thể thô sơ về da thịt , ăn mặc giản dị áo chàm , khăn piêu  Nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn , ý chí , nghị lực và đặc biệt khát vọng xây dựng quê hương . Họ xây dựng quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình chống bão lụt , núi đổ , rừng động : tự đục đá kê cao quê hương . Họ sáng tạo và lưu truyền những phong tục tập quán tốt đẹp riêng của mình . từ đó người cha mong muốn con biết tự hào với truyền thống quê hương , dặn dò con cần tự tin , vững bước trên đường đời . 
 Cha nói với con cũng là khuyên con một bài học đạo lí làm người . Quê hương sau những năm dài chiến tranh , chưa giàu , chưa đẹp , nên con phải biết gắn bó với quê hương : không chê không chê  không lo  Trước thử thách khó khăn con không được sống tầm thường , sống hèn kém . Phải lao động sáng tạo để xây dựng , để kê cao quê hương . Ta thấy nhà thơ Y Phương sử dụng nghệ thuật ẩn dụ so sánh , những thành ngữ dân gian . Điệp ngữ sống ba lần vang lên như khẳng định một tâm thế , một bản lĩnh , một dáng đứng  Điều mà cha vẫn muốn cha mong con , hi vọng ở con . Lời thơ giản dị , chắc nịch mà lay động thấm thía .
 Lời cuối nói với con càng trở nên tha thiết . Cha nhắc con khi lên đường không bao giờ được sống tầm thường , sống nhỏ bé trước thiên hạ . Phải biết giữ lấy cốt cách giản dị , mộc mạc của người lao động . Hai tiếng nghe con là cả một tấm lòng cha bao la .
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con .
 Một cảnh tượng cảm động đang diễn ra trước mắt chúng ta . Cha hiền từ âu yếm nhìn con , xoa đầu con . Đứa con cuối đầu lắng nghe cha nói , cha dặn . Y Phương đã tạo nên một không khí gia đình ấm áp tình cha con . 
 Y Phương là một người cha rất thương con . Ông là một người tình nghĩa chung thủy với quê hương . Thơ ông rất hồn hậu , đậm đà .
 Tóm lại bài thơ Nói với con của Y Phương bằng những từ ngữ , hình ảnh giàu sức gợi cảm , nhà thơ đã thể hiện tìmh cảm ấm cúng , ca ngợi truyền thống cần cù ,sức sống mạnh mẽ của quê hương dân tộc mình , và gợi nhắc con tình cảm cũng như ý chí vươn lên trong cuộc sống . 
PHÂN TÍCH : KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
 ( Nguyễn Khoa Điềm )
 Viết về bà mẹ Việt Nam trong thời kì chống Mĩ , bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm là một bài thơ độc đáo và rất hay .Bài thơ được phổ nhạc thành ca khúc từng làm rung động hàng triệu trái tim .
 Bà mẹ được nói đến trong bài thơ là bà mẹ người Tà ôi có một tình thương mênh mông : thương con thương làng đói , thương bộ đội , thương đất nước . Bài thơ có ba khúc ca được sáng tạo theo âm điệu dân ca , điệu ru con của đồng bào Tà ôi trên miền núi Thừa Thiên . Mở đầu mỗi khúc ca là một điệp khúc ngọt ngào tha thiết :
Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi !
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ 
 Có lúc như vỗ về yêu thương . Tình mẹ hay tấm lòng nhà thơ ;
Ngủ ngoan a-kay ơi , ngủ ngoan a-kay hỡi 
 Khúc ca thứ nhất là tiếng ru khi mẹ điệuä con giã gạo :
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhip chày nghiêng , giấc ngủ em ngiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời .
Tiếng ru con nghiêng theo nhịp chày làm cho giấc ngủ em Cu Tai cũng nghiêng theo .Con như đang chia sẻ sự vất vả của mẹ . Má em cũng nóng hổi vì bao mồ hôi mẹ tuôn rơi . Hàng loạt hình ảnh hoán dụ ( mồ hôi , má , vai, lưng , tim ) được sử dụng rất đắt để thể hiện trái tim yêu thương mênh mông của người mẹ nghèo . Lưng mẹ là chiếc nôi để con lớn lên . Tim mẹ dạt dào tình mẫu tử , đã hát thành lời . Hạt gạo hậu phương là hạt vàng làng ta ; hạt gạo của mẹ nặng tình nặng nghĩa , rất đáng tự hào :
Mẹ thương a-kay , mẹ thương bộ đội
 Khúc ca thứ hai là tiếng ru khi mẹ tỉa bắp trên núi ka-lưi . Người mẹ cần cù và đảm đang vừa địu con vừa làm rẫy .Nhà thơ so sánh lưng núi với lưng mẹ nhằm khẳng định đức tình kiên nhẫn , chịu đựng gian khổ của người mẹ nghèo :
Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka – lưi
Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ .
 Mặt trời trong thơ Nguyễn Khoa Điềm là một hình ảnh ẩn dụ nói lên tình thương , niềm tự hào của mẹ đối với Cu –Tai , vì em là nguồn sống nguồn hạnh phúc của mẹ :
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
 Mẹ nhân hậu , lòng mẹ bao la mang nặng tình nhà nghĩa xóm :
Mẹ thương a-kay ,mẹ thương làng đói .
 Thời kháng chiến hạt gạo cắn đôi, hạt muối chia đều 	là thế 
 Khúc ca thứ ba , nhịp điệu vang lên dồn dập . Đó là lúc ; Thằng Mĩ đuổi ta phải rời con suối , dồn đồng bào Tà –Ôi vào chỗ chết , mẹ địu con khi đang chuyển lán và đạp rừng . Cả gia đình mẹ cùng ra trận , mang tầm vóc anh hùng:
Anh trai cầm súng ,chị gái cầm chông
Mẹ điêụ em đi để giành trận cuối
Từ trên lưng mẹ , em đến chiến trường
Từ trog đói khổ em vào Trường Sơn .
 Khúc ca thứ ba là khúc ca chiến đấu . Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh là truyền thống anh hùng của người phụ nữ Vệt Nam . Ở đây ,người mẹ điệu con ra trận , đi tiếp tế , đi tải đạn vì sự nghiệp giải phóng miền Nam , thống nhất đất nước :
Mẹ thương a- kay , mẹ thương đất nước .
Trong bài thơ này Nguyễn Khoa Điềm ba lần nói lên giấc mơ đẹp của bé thơ : .	 Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
Mai sau con lớn vung chày lún sân
Con mơ cho mẹ hạt bắp lên điều
Mai sau con lớn phát mười ka-lưi
Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ
Mai sau con lớn làm người tự do ...
 Đó là giấc mơ tình thương , giấc mơ về ấm no , hạnh phúc , giấc mơ chiến thắng .
 Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ xứng đáng là bài ca lòng mẹ Việt Nam . Mọi đứa con chỉ có thể lớn lên bằng dòng sữa , bằng lời ru , tình thương của mẹ . Bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm là tượng đài tráng lệ về bà mẹ Việt Nam Anh hùng , bất khuất , trung hậu , đảm đang . Nó nhắc nhở mỗi chúng ta ghi sâu trong lòng tình cảm kính yêu và biết ơn người mẹ hiền của mỗi chúng ta , tự hào về bà mẹ Việt Nam . 
Phân tích : MÂY VÀ SÓNG ( Ta – GoR )
 Tình mẫu tử có lẽ là một trong những tình cảm thiêng liêng và gần gũi , phổ biến nhất của con người , đồng thời cũng là nguồn thi cảm không bao giờ cũ , không bao giờ vơi cạn của nhà thơ . Nếu Chế Lan Viên phát triển tứ thơ từ hình ảnh Con cò trong ca dao ; Nguyễn Khoa Điềm làm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ thì đại thi hào Ấn Độ viết bài thơ Mây Và Sóng . Bài thơ mang sắc điệu trữ tình như một khúc đồng dao thể hiện niềm giao cảm thần tiên của tâm hồn tuổi thơ với mây và sóng , với thiên nhiên kì diệu . 
 Mở đầu bài thơ là hình ảnh em bé ngước mắt nhìn trời xanh , lắng nghe Mây trên chín tầng cao vẫy gọi . Mây ân cần rủ em bé cùng du ngoạn Giỡn với sớm vàng đùa cùng trăng bạc từ bình minh đến lúc trăng lên . Mây được nhân hóa ,có gương mặt , nụ cười và giọng nói thủ thỉ tâm tình :
Họ bảo : chúng ta vui chơi từ tinh mơ cho đến hết ngày ,
Chúng ta giỡn với sớm vàng đùa cùng trăng bạc .
 Cuộc đối thoại giữa mây với em bé không chỉ nói lên tâm hồn bay bổng hồn nhiên của tuổi thơ mà còn khẳng định ngợi ca tình yêu mẹ của tuổi thơ rất đẹp và mãnh liệt :
Mẹ đợi tôi ở nhà , tôi có lòng nào bỏ được mẹ tôi .
 Em bé yêu mẹ hiền , yêu mái nhà êm ấm ... là những tình cảm trong sáng , đằm thắm của em bé . Có gì hạnh phúc hơn khi được sống bên mẹ hiền :
Con làm mây nhé , mẹ làm mặt trăng
Hai tay con ôm mặt mẹ , còn mái nhà ta là trời xanh.
 Trí tưởng tượng kì diệu và tình yêu thiếu nhi nồng nàn của ta-gor đã sáng tạo nên vần thơ đẹp nói về hạnh phúc tuổûi thơ . Ở đây , tình mẫu tử được nâng lên ngang tầm với vũ trụ !
 Em bé hết ngắm mây bay lại tiếp tục nghe sóng reo , sóng hát . Sóng như sứ giả của đại dương xa vời đến với em bé . Sóng reo rì rầm . sóng vẫy gọi chào mời em bé . Tuổi thơ nào mà chẳng khao khát , ước mơ ? Sóng thủ thỉ cùng em về một cuộc viễn du : Chúng ta ca hát sớm chiều , chúng ta đi mãi mãi . Và rồi cứ đi đếùn bờ biển ... sóng sẽ cuốn con đi đến mọi bến bờ , mọi chân trời xa lạ ... Mơ ước muốn đi xa , nhưng em bé lại đắn đo , băn êkhoăn : Nhưng đến tối , mẹ tôi nhớ thì sao ? Sóng liếm vào bãi cát rồi lại rút ra xa , lại vỗ vào ... Em bé bâng khuâng nhìn theo con sóng xa vời trên trùng dương :
Tôi làm thế nào mà rời mẹ tôi được ?
Họ (sóng ) bèn mỉm cười , và nhảy nhót , họ dần đi xa ...
 Em bé mơ ước được đi xa , nhưng rồi em bé lại băn khoăn , lưỡng lự . em đã không thể đi du ngoạn cùng mây để bay cao , nên em cũng không thể đi chơi với sóng để đi xa . Với em chỉ có mẹ hiền yêu thương , nguồn vui ấm áp cao cả , thiêng liêng mà tạo hóa đã dành cho phần hơn : Tình mẫu tử . Em mơ ước đến với mọi chân trời góc biển , nhưng em không nỡ để mẹ nhớ , mẹ buồn . Trong hiện tại , em không thể nào rời mẹ trong khoảnh khắc . Niềm vui về người mẹ hiền cứ chói ngời mãi hồn em .
Con làm sóng nhé , mẹ làm mặt biển
Con lăn , lăn như làn sóng vỗ
Tiếng con cười giòn tan vào gối mẹ
Và không ai trên đời này biết được mẹ con ta đang ở đâu ...
 Câu thơ Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển là một câu thơ hàm nghĩa 

File đính kèm:

  • docNHUNG BAI VAN 9 Tham khao.doc