Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

Trong chương trình ngữ văn mười, truyện cười là những tác phẩm dân gian nhằm phê phán những điều sai trái, bất công, những thói hư tật xấu của nhân dân trong xã hội đương thời và mang đến sự giải trí, khuây khỏa cho người đọc. Trong đó, truyện cười “Tam đại con gà” là một tác phầm tiêu biểu của thể loại truyện trào phúng.

 

Xưa có anh học trò dốt nát nhưng hay lên mặt dạy chữ, có người tưởng “thầy” này hay chữ thật nên mời về dạy trẻ. Một hôm, thầy dạy đến chữ kê, thấy chữ có nhiều nét phức tạp, khó đọc nên thầy nói liều với lũ trẻ: “Dủ dỉ là con dù dì”. Sợ người ta nghe thấy nên thầy bắt bọn trẻ đọc khe khẽ để khỏi mang tiếng, sau đó, thầy đến thổ công nhà này xin ba đài dương, thế là được cà ba. Hôm sau, thầy đắc chí bảo bọn trẻ gào thật lớn câu : “Dủ dỉ là con dù dì, dủ dỉ là con dù dì, ”. Người nhà ở bên ngoài nghe thấy liền chạy vào, thắc mắc với thầy rằng thầy dạy chữ “kê” sai. Thầy tìm mọi cách chối quanh co, rồi sau cùng bảo rằng : Tôi dạy như thế là để cho cháu biết tận tam đại con gà kia !

 

doc71 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2065 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Nghị luận về một tư tưởng đạo lí, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u hơn đến tình nghĩa vợ chồng - những người đã từng chung sống với nhau, từng cùng nhau trải qua những ngày tháng gừng cay - muối mặn. Bài ca dao được viết bằng thể thơ song thất lục bát nhưng câu bát phá cách (Có cách xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa) kéo dài tới mười ba tiếng như là một sự luyến láy vừa tạo ra tính nhạc cho câu, vừa khẳng định cái giá trị bền vững không phai của tình nghĩa vợ chồng.7. Những biện pháp nghệ thuật mà ca dao thường sử dụng là:- Sự lặp đi lặp lại của mô thức mở đầu: Thân em như...- Những hình ảnh (mô típ) đã trở thành biểu tượng: cái cầu, khăn, đèn, gừng cay - muối mặn...- Những hình ảnh so sánh, ẩn dụ: lụa đào, ủ ấu gai…- Các mô típ thời gian li biệt, không gian xa xôi cách trở.- Thể thơ: lục bát - lục bát biến thể, vãn bối (4 chữ), song thất lục bát (có cả biến thể).Những biện pháp nghệ thuật này có nét riêng so với nghệ thuật thơ của văn học viết: nó mang nhiều dấu ấn của cộng đồng. Những dấu hiệu nghệ thuật này đều quen thuộc, dễ nhận ra. Trong khi đó nghệ thuật thơ của văn học viết thường mang dấu ấn riêng của người nghệ sĩ - dấu ấn đặc trưng của từng tác giả.8. Có thể kể ra các bài ca dao mở đầu bằng "thân em như...":- Thân em như hạt mưa saHạt vào đài các, hạt ra ruộng cày- Thân em như hạt mưa ràoHạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa- Thân em như trái bần trôiGió dập sóng dồi biết tấp vào đâu- Thân em như miếng cau khôKẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày- Thân em như giếng giữa đàngNgười khôn rửa mặt, người phàn rửa chân.Gợi ý phân tích sắc thái ý nghĩa của các bài ca dao :- Hai bài đầu sử dụng cùng một hình ảnh so sánh : thân em - hạt mưa, để nói lên nỗi khổ của cô gái khi số phận của mình (buồn - vui, sướng - khổ) chỉ có thể trông nhờ vào sự may mắn mà thôi.- Bài thứ ba nói lên thân phận nhỏ bé tội nghiệp của người phụ nữ trước những phong ba, bão táp của cuộc đời.- Hai câu cuối là lời than của người phụ nữ khi giá trị và vẻ đẹp của họ không được người đời quan tâm và trân trọng.9. Một số bài ca dao về nỗi nhớ người yêu và về cái khăn:- Nhớ ai như nhớ thuốc làoĐã chôn điếu xuống lại đào điếu lên- Nhớ ai ra ngẩn vào ngơNhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai?- Đêm qua ra đứng bờ aoTrông cá cá lặn trông sao sao mờBuồn trông con nhện giăng tơNhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối aiBuồn trông chênh chếch sao maiSao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ.- Gửi khăn, gửi áo, gửi lờiGửi đôi chàng mạng cho người đàng xa- Nhớ khi khăn mở trầu traoMiệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình.Bài ca dao khăn thương nhớ ai tuy vẫn nằm trong hệ thống các bài ca dao thương nhớ trên đây nhưng nó vẫn có điểm riêng: Nỗi nhớ trong bài ca dao này vừa cụ thể, sinh động hơn lại vừa tổng hợp khái quát nhiều cung bậc hơn. Chính vì vậy nó cuốn hút và hấp dẫn hơn. Câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm "Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm" vừa lấy ý tứ từ sự thương nhớ của ca dao vừa lại khái quát lên một cấp độ cao hơn - câu thơ chính là một nét đẹp giản dị mà tinh tế sâu sắc của tâm hồn người Việt. 
Tìm hiểu về Ca dao than thân , yêu thương tình nghĩa
CA DAO THAN THÂN,YÊU THƯƠNG,TÌNH NGHĨA
I /TÌM HIỂU CHUNG VỀ CA DAO 1/. Nội dung: Ca dao là tiếng nói của tình cảm gia đình, quê hương đất nước, tình yêu lứa đôi và nhiều mối quan hệ khác-Ca dao cổ truyền còn là tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương, tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa cay đắng nhưng đằm thắm ân nghĩa bên gốc đa, giếng nước, sân đình. Bên cạnh còn là lời ca hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động.2/. Nghệ thuật: Ca dao thường ngắn gọn, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, biểu tượng truyền thống, hình thức lặp lại, đối đáp mang đậm sắc thái dân gian.II/ĐỌC-HIỂU :A. Tiếng hát than thân1-Bài 1 và 2: a) Nét chung : + Hai bài ca dao mở đầu bằng “Thân em như . . .” ( hình thức lặp lại) => khẳng định đây lời than thân ngậm ngùi, xót xa của người phụ nữ: thân phận bị phụ thuộc, nhỏ bé, không tự quyết định được số phận đời mình. + NT: Hình ảnh so sánh ẩn dụ và câu miêu tả bổ sung :“Tấm lụa đào phất phơ”, “Củ ấu gai . . . ” đã gợi lên nỗi khổ cực sâu sắc nhất của người phụ nữ.b) Nỗi đau khổ riêng của từng thân phận :Tuy nhiên, mỗi thân phận ấy lại có nỗi đau riêng của từng người và được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh ẩn dụ khác nhau.Bài 1: Người phụ nữ ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và giá trị của mình (như tấm lụa đào) nhưng số phận của họ thật chông chênh không nỗi đauÞcó gì đảm bảo, không biết sẽ vào tay ai (Phất phơ… vào tay ai) bị phụ thuộc hoàn toàn vào người mua, người sử dụng mình như một món hàng. Bài 2: Người phụ nữ tự ý thức được giá trị thực của mình : “Ruột trong thì trắng”( phẩm chất bên trong), “vỏ ngoài thì đen”(dáng vẻ bên ngoài đen đủi, thiếu thẩm mỹ). - Lời mời mọc da diết lại càng khẳng định giá trị thực của họ không ai biết đến : “Ai ơi,… ngọt bùi” => Nỗi ngậm ngùi chua xót cho thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.=> Hai bài ca dao không chỉ nói lên thân phận người phụ nữ bị phụ thuộc mà còn là tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất của họ.2- Bài 3: Tâm sự của người lỡ duyên- “Trèo lên cây khế nửa ngày . . .” -> lối nói đưa đẩy, gợi cảm hứng thể hiện nỗi chua xót vì lỡ duyên. Cách mở bài này thường gặp trong ca dao như:Trèo lên cây bưởi hái hoa . . .Trèo lên cây gạo cao cao . . .- “Ai” là đại từ phiếm chỉ : chàng trai , cô gái , cha mẹ ép duyên mà chia cắt mối tình của họ hay đối tượng nào đó, phải chăng là cái XHPK xưa tưìng ngăn cách, làm tan vỡ biết bao mối tình. Lời than gợi sự trách móc, oán giận, nghe chua xót(NT chơi chữ : khế (chua) cay đắng.- Mặc dầu lỡ duyên nhưng tình nghĩa con người vẫn bền vững thuỷ chung. - Hệ thống so sánh ẩn dụ ; “trời”, “trăng”, “sao” trong bài ca dao đã khẳng định điều đó.“Mặt trăng sánh với mặt trờiSao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng”=> “Sánh với láy lại 2 lần, lại thêm chằng chằng nhấn mạnh ở cuối câu khẳng định : Đôi ta dù cách xa nhau (như mặt trăng với mặt trời, sao Hôm với sao Mai) nhưng đôi ta vẫn xứng với nhau, vẫn đẹp đôi vừa lứa.- Tác giả dân gian lấy hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ là cái to lớn, vĩnh hằng không thể đổi khác để khẳng định lòng người bền vững, thuỷ chung.- “Mình ơi!”=> tiếng gọi gợi nhớ gợi thương “có nhớ” : Chàng trao gởi vào đó nỗi lòng: dù duyên kiếp dở dang vẫn chờ đợi, không thành đôi thì tình nghĩa vẫn không thay đổi. Đó là vẻ đẹp của tình người trước sau vẫn nhấp nháy sáng như ngôi sao Vượt chờ trăng giữa trời.B. Tiếng hát yêu thương tình nghĩa:“Nhớ ai em những khóc thầmHai hàng nước mắt đầm đầm như mưa”. . . . .. . . .Yêu đi liền với nỗi nhớ. Khao khát được yêu, hạnh phúc trong ước nguyện thuỷ chung, đó là nét đẹp trong tâm hồn người VN ta. Điều đó được nói nhiều ở những bài ca dao yêu thương tình nghĩa về tình yêu nam nữ, vợ chồng. . 3. Bài ca dao 4:3.1 Nỗi thương nhớ người yêu:Nỗi niềm thương nhớ của cô gái đối với người yêu đã được biểu hiện một cách cụ thể, sinh động bằng các biểu tượng khăn, đèn và mắt.Cái khăn thường là vật trao duyên:“Gửi khăn, gửi áo, gửi lờiGửi đôi chàng mạng cho người đàng xa”.“Nhớ khi khăn mở trầu traoMiệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình”Hình ảnh vận động của chiếc khăn diễn tả tâm trạng ngổn ngang trăm mối “nhớ ai bổi hổi…như ngồi đống than”. Và nỗi nhớ ấy đã dẫn đến cảnh khóc thầm “khăn chùi nước mắt” như biết bao cô gái trong cd thuở xưa“nhớ ai em những…đầm đầm như mưa”.a) Biểu tượng “Khăn”:Cái khăn thường là vật trao duyên:“Gửi khăn, gửi áo, gửi lờiGửi đôi chàng mạng cho người đàng xa”.“Nhớ khi khăn mở trầu traoMiệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình”Hình ảnh vận động của chiếc khăn diễn tả tâm trạng ngổn ngang trăm mối “nhớ ai bổi hổi…như ngồi đống than”. Và nỗi nhớ ấy đã dẫn đến cảnh khóc thầm “khăn chùi nước mắt” như biết bao cô gái trong cd thuở xưa“nhớ ai em những…đầm đầm như mưa”.+ Khăn thương nhớ ai: rơi xuống đấtvắt lên vaichùi nước mắt- Nghệ thuật điệp từ, điệp ngữ, nhân hoá thể hiện nỗi nhớ triền miên, da diết. - Cái khăn thường là vật trao duyên luôn quấn quýt bên người con gái. - Nỗi nhớ trải ra trên nhiều chiều không gian: khăn rơi xuống đất, khăn vắt lên vai, khăn chùi nước mắt => nỗi nhớ quay quắt, quanh quất mọi nơi, mọi hướng, tâm trạng ngổn ngang trăm mối.- Sáu câu 16 thanh Bằng (chủ yếu là thanh không)diễn tả nỗi nhớ bâng khuâng da diết mang màu sắc nữ tính ( không ồn ào, dễ dãi).b) Biểu tượng “Đèn”:Chừng nào ngọn lửa tình vẫn cháy sáng trong trái tim người con gái thì ngọn đèn kia làm sao tắt được. “Đèn không tắt” hay chính người con gái đang trằn trọc thâu đêm trong nỗi nhớ thương đằng đẵng với thời gian.- Đèn không tắt -> hình ảnh nhân hoá: ngọn lửa tình yêu mãi bùng cháy trong lòng cô gái , nỗi nhớ như thao thức cùng đêm khuya.Nỗi nhớ về đêm là nỗi nhớ sâu sắc trong tâm tưởng.Các tác giả VHTĐ như Nguyễn Du miêu tả nỗi đau ê chề của Kiều: “Khi tỉnh rượu lúc tàn canhGiật mình mình lại thương mình xót xaCòn Hồ Xuân Hương :“Đêm khuya văng vẳng trốn canh dồnTrơ cái hồng nhan với nước non”c). Biểu tượng “Đôi mắt”:- Mắt ngủ không yên -> hình ảnh hoán dụ, diễntả nỗi nhớ trằn trọc ưu tư nặng trĩu trong cả tiềm thức.=> Nỗi nhớ trải dài từ không gian đến thời gian và cuối cùng bộc lộ trực tiếp : nhớ cả trong tiềm thức.Cô gái hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi mắt chính là cô tự hỏi lòng mình. Nỗi nhớ được nói đến liên tiếp dồn dập trong 10 câu thơ 4chữ (thể vãn 4). Cô chỉ hỏi mà không có lời đáp. Nhưng chính câu trả lời đã được khẳng định từ trong điệp khúc “thương nhớ ai” vang lên, xoáy sâu vào lòng ta một niềm khắc khoải.Ngoài tâm trạng nhớ nhung ra, cô gái trong bài cd còn có một tâm sự khác: tâm trạng lo lắng xuất phát từ thân phận bấp bênh : 3.2 Nỗi lo phiền:- Lo phiền một nỗi, không yên một bề -> nhớ thương người yêu nhưng vẫn lo lắng cho số phận của mình, cho duyên phận đôi lứa với hạnh phúc bấp bênh .=> Bài ca dao là tiếng hát đầy yêu thương, của một tấm lòng đòi hỏi phải được yêu thương, nỗi nhớ không hề bi lụy mà vẫn chan chứa tình người như một nét đẹp tâm hồn của các cô gái VN(giàu giá trị nhân văn cao cả).4. Bài ca dao 5: Ước muốnTrong cd tình yêu, chiếc cầu là một chi tiết nghệ thuật quen thuộc và đặc sắc, xuất hiện với tần số khá lớn, trở thành một biểu tượng để chỉ nơi gặp gỡ, hò hẹn của những đôi lứa đang yêu, là phương tiện để họ có thể đến được với nhau. Chiếc cầu đó có khi là cành hồng, cành trầm, ngọn mùng tơi:- Hai ta cách một con sôngMuốn sang anh ngả cành hồng cho sang.- Cách nhau có một con đầmMuốn sang anh bẻ cành trầm ch sangCành trầm lá dọc lá ngangĐể người bên ấy bước sang cành trầm.- Gần đây mà chẳng sang chơiĐể em ngắt ngọn mùng tơi bắc cầuSợ rằng chàng chẳng đi cầuCho tốn công thợ, cho sầu lòng em.- Bài cd là ước muốn của cô gái, cũng là lời cô thầm nói với người yêu của mình : bắc cầu giải yếm để chàng sang chơi => Ý tưởng táo bạo với một hình ảnh độc đáo.= >Đó là những cái cầu không có thực, được dệt nên bằng ước mơ táo bạo của con người. Nhưng chính những cái cầu ảo đó lại đem đến một vẻ đẹp rất dân gian, rất đồng quê mà chỉ có cd mới có được.- Hình ảnh : sông chỉ rộng một gang, chiếc cầu dải yếm tưởng chừng như phi lí nhưng lại rất hợp lí . Bởi nó là cầu nối tình yêu, là máu thịt, là trái tim rạo rực yêu đương của người con gái.=> Ước muốn táo bạo, mãnh liệt mà đằm thắm,đầy nữ tính. 5. Bài ca dao 6: Tình nghĩa thủy chung Muối và gừng là những gia vị trong bữa ăn của nhân dân ta,là vị thuốc của những người lao động nghèo trong lúc đau ốm.Sự gắn bó tự nhiên của các hình ảnh đó tượng trưng cho tình nghĩa con người gắn bó thủy chung:- Tay bưng chén muối đĩa gừngGừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.- Muối càng mặn, gừng càng cayĐôi ta tình nghĩa nặng dày em ơi.-“Muối mặn” – “gừng cay” => hương vị, nghĩa tình con người => biểu trưng cho sự gắn bó thủy chung của con người. Tình người có trải qua mặn mà,cay đắng thì mới sâu đậm, nặng nghĩa nặng tình, mới thật thương nhau.- Đôi ta: nghĩa nặng tình dày -> ba vạn sáu ngàn ngày mới xa -> lối nói kết cấu theo thời gian: độ mặn của muối, độ cay của gừng còn có hạn nhưng tình nghĩa đôi ta là mãi mãi, đến trăm năm, một đời người mới xa.III. Tổng kết: 1/. Nghệ thuật: + Sự lặp lại mô thức mở đầu: thân em…+ Dùng hình ảnh biểu tượng: chiếc cầu, tấm khăn, ngọn đèn, gừng cay, muối mặn, …+ Dùng hình ảnh so sánh ẩn dụ: tấm lụa đào, củ ấu gai, mặt trời, mặt trăng, sao,…+ Thể lục bát, thể 4 chữ, song thất lục bát, biến thể,… 2/. Nội dung: chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa đã thể hiện rất sâu sắc nỗi niềm chua xót,đắng cay và tình cảm yêu thương, chung thủy của người bình dân trong xã hội cũ.
CA DAO HAI HUOC
I. Tìm hiểu chung1.Tìm hiểu thể loạiKhái niệm: - Ca dao hài hước là những tiếng cuời dí dỏm, thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động.Đồng thời nó cũng là tiếng nói phê phán những thói hư tật xấu , những tệ nạn của xã hội.- Tiếng cười thể hiện tinh thần lạc quan:"Cưới em chín quả cau vàngCưới em chín chục họ hàng ăn chơiVòng vàng kéo lấy mười đôiLụa là chín tấm tiền rời mười quanGọi là có hỏi có hanMười chum rượu nếp cheo làng cho xong".Tiếng cười phê phán, châm biếm:+ Phê phán những ông chồng cờ bạc:"Rượu chè cờ bạc lu bùHết tiền đã có mẹ cu bán hàng".+ Phê phán nạn tảo hôn đa thê:- "Chồng lên tám, vợ mười baNgồi rỗi nu nống nu na đỡ buồnMười tám vợ đã lớn khônNu na nu nống chồng còn mười baMẹ ơi! Con phải gỡ raChồng con nu nống nu na suốt ngày."+ Phê phán, châm biếm thầy bói:- "Phù thủy, thầy bói lái trâuNghe ba thầy ấy đầu lâu không còn."+ Phê phán, châm biếm quan lại , vua chúa:- "Con ơi nhớ lấy câu nàyCướp đêm là giặc, cướp ngày là quan."2. Đặc điểm nghệ thuật của ca dao hài hước- Sử dụng biện pháp phóng đại"Con rận bằng con ba baĐêm nằm nó gáy cả nhà thất kinh."- So sánh tương phản:"Đêm nằm nghĩ lại mà coiLấy chồng đánh bạc như voi phá nhà."- Chơi chữ nói ngược:"Hòn đất mà biết nói năng?"- Ngôn ngữ đời thường, gắn liền với lời ăn tiếng nói của nhân dân.II. Đọc- hiểu văn bản* Phân loại:Bài 1: Ca dao hài hước ? Tự trào, thể hiện tinh thần lạc quan.Bài 2,3,4: Ca dao hài hước - phê phán,châm biếm, đả kích .Đọc và phân loạiĐọc văn bản- Bài 1:Đọc với giọng vui tươi, dí dỏm, đùa cợt.- Bài 2,3,4: Giọng vui tươi có chút giễu cợt.* Chú ý: đối với bài ca dao số1 cần phải đọc theo kiểu đói đáp nam nữ trong dân ca.2. phân tích bài ca dao số 1- Tiếng cười của người lao động(chàng trai và cô gái)- Hoàn cảnh: nghèoa) Tiếng cười trong bài ca dao- Bài ca dao nói về chủ đề cưới xin, cụ thể là dẫn cưới.* Lời dẫn cưới của chàng trai:- Dẫn con chuột béo : Lễ dẫn cưới không có giá trị, chưa từng thấy trong các thủ tục dẫn cưới ?Thấy được sự hài hước, đồng thời là cái nghèo của chàng trai .Lễ dẫn cưới rất sang trọng song tất cả chỉ là dự định- Khi tất cả những lễ cưới sang trọng đều không có, chàng trai giải thích cho việc không có bằng những lí do:Dẫn voi - sợ quốc cấmDẫn trâu -sợ họ máu hànDẫn bò - sợ họ nhà nàng co gânDẫn con chuột béo -miễn là thú 4 chânNhững lí do đưa ra có vẻ rất hợp lí nhưng thực tế nó chỉ là sự ngụy biện cho cái nghèo của chàng trai.Qua đây cũng thấy được sự hài hước, dí dỏm của chàng trai? người lao động nghèo.- Lời dẫn cưới độc đáo của chàng trai gợi nhớ đến vần thơ tự trào trong bài "Cảm tết" của nhà thơ Tú Xương:"Anh em đừng tưởng tết tôi nghèo,Tiền bạc trong kho,chửa lĩnh tiêuRượu cúc nhắn đem, hàng biếng quẩyTrà sen mượn hỏi giá còn kiêuBánh chưng sắp gói, e nồm chảy,Gìò lụa toan làm, sợ nắng thiu.Thôi thế thì thôi đành tết khác,Anh em đừng tưởng tết tôi nghèo"*Thái độ của cô gái:Mặc dù lễ dẫn cưới chỉ là một con chuột nhưng cô gái vẫn tỏ thái độ vui vẻ, thậm chí còn tự hào ?em lấy làm sang?. Bởi vì cô yêu chàng trai ở con người chứ không phải vật chất.- Thách cưới: một nhà khoai lang- lễ vật hết sức là giản dị, sơ sài .Thấy được cô gái là người cũng xuất thân từ nông dân nghèo khó, với lối sống giản dị, chân thành.Cô hiểu được hoàn cảnh của người yêu.- Sự giản dị đó được bộc lộ rất rõ qua lời thách cưới của cô :- Cô gái rất hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh của người yêu.- Cô coi trọng tình cảm hơn vật chất, sẵn sàng vì tình yêu mà quên đi vật chất.-Cô giải thích* Lời thách cưới của cô gái:" Chàng dẫn thế em lấy làm sangNỡ nào em lại phá ngang như là? "- Lễ thách cưới rất đặc biệt, nó không phải là lợn , gà như các lễ thách cưới thông thường mà nó là khoai lang. Bởi khoai lang là sản phẩm rất gần gũi với người lao động nghèo. Nó đạm bạc nhưng là sản phẩm giúp con người có thể tồn tại. Mặt khác lễ cưới nó cũng thể hiện lối sống giản dị của cô gái.Cô hiểu nếu thách cưới những vật sang trọng thì người yêu cô không thể lấy được cô.->Một đám cưới nghèo mà vẫn vui, vẫn có thể đùa cợt. Trong cái nghèo, người lao động xưa vẫn cất lên tiếng cười hóm hỉnh(lạc quan, yêu đời, chính là cơ sở để người lao động vượt qua được khó khăn trong cuộc sống).b) Nghệ thuật:- Thủ pháp khoa trương, phóng đại: voi, trâu, bò.- Lối nói giảm dần:Vật : Voi><dímmời làng:họ hàng-trẻ con -con lợn-con gà.- Đối lập : voi/quốc cấm, trâu/máu hàn, bò/co gân,lợn gà/ khoai lang- Chi tiết hài hước:+Dẫn con chuột béo mời dân, mời làng?.+ Nhà em thách cưới một nhà khoai lang?.III. Củng cố 
Văn học trung đại Việt Nam (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX)
I_ Các giai đoạn phát triển:1.Chặng 1: (TK X - hết TK XIV)Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc: đất nước độc lập, chấm dứt hơn 1000 năm phong kiến Bắc thuộc, nhà nước phong kiến Việt Nam hình thành và phát triển. Từ đây bắt đầu một giai đoạn hào hùng với những chiến công vô cùng hiển hách của các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần.Văn học viết Việt Nam hình thành, TK X có sự xuất hiện của văn học viết chữ Hán và đến TK XIII đấnh dấu sự ra đời của văn học viết bằng chữ Nôm. Bên cạnh đó văn học dân gian vẫn tồn tại và phát triển song song với văn học viết. Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng yêu nước với âm hưởng hào hùng, đặc biệt là giai đoạn nhà Trần với hào khí Đông A sục sôi.Các tác phẩm tiêu biểu: Thiên đô chiếu (Lí Công Uẩn), Quốc tộ (Đỗ Pháp Thuận), Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải), Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão), Bạnh Đằng giang kí (Trương Hán Siêu)Thời kì này có sự xuất hiện của nhiều thể loại văn học như văn nghị luận (chiếu, hịch), văn xuôi lịch sử (Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu) và thơ. Do tư duy nguyên hợp nên văn học giai đoạn này có hiện tượng văn-sử-triết bất phân. Văn học viết bằng chữ Hán là chủ đạo, văn học viết bằng chữ Nôm chưa có thành tựu gì nổi bật.2.Chặng 2: (TK XV - hết TK XVII)Triều Trần suy vong, Hồ Quý Li tiếm ngôi nhà Trần mở ra triều đại nhà Hồ (1400-1407). Triều Minh lấy có phò Trần diệt Hồ sang xâm lược nước ta. Lê Lợi sau đó dấy binh khởi nghĩa và khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài suốt 10 năm (1418-1427). Lê Lợi lên ngôi mở ra triều đại Hậu Lê (1428-1789). Nhà Lê đi vào xây dựng đất nước và đạt tới cực thịnh vào TK XV. Tuy nhiên bên trong cung đình nhà Hậu Lê không tránh khỏi xung đột. Đặc biệt là sau cái chết của Lê Thánh Tông, quan lại nhiều lần chia bè phái đánh nhau. Mạc Đăng Dung do có công dẹp loạn mà có nhiều quyền bính trong tay, thậm chí lấn át cả vua. Đến năm 1527 thì Mạc Đăng Dung phế truất ngôi vua và lập ra nhà Mạc. Từ đây lịch sử Việt Nam bước vào thời kì đen tối nhất: thời kì nội chiến. Cuộc chiến Lê Mạc, Trịnh Nguyễn phần nào cũng cản trở quá trình phát triển của đất nước.TK XV văn học viết còn kế thừa được cảm hứng yêu nước và âm hưởng còn sót lại của hào khí Đông A. Dần dần văn học Việt Nam chuyển sang cảm hứng thế sự, đi vào chuyện đời, chuyện người, phê phán các tệ nạn xã hội, sự suy thoái về mặt đạo đức. Văn học viết bằng chữ Hán và văn học viết bằng chữ Nôm đều đạt được nhiều thành tựu. Các tác phẩm chính: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), thơ Lê Thánh Tông, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ).Thời kì này có nhiều thể loại được bổ sung. Hiện tượng văn-sử-triết bất phân nhạt dần bởi sự xuất hiện ngày càng nhiều c

File đính kèm:

  • docday them1.doc