Ngân hàng câu hỏi môn Lịch sử - Lớp 9

Câu 1: (Biết) 10’ Biết được những nét chính về chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp?

Đáp án - Về chính tri: Thực hiện chính sách “Chia để trị”, nắm mọi quyền hành, cấm đoán mọi tự do, dân chủ, vừa đàn áp vừa khủng bố, vừa dụ dỗ, mua chuộc.

- Về văn hoá, giáo dục: Khuyến khích các hoạt động mê tín, dị đoan, các tệ nạn xã hội, trường học mở hạn chế, xuất bản sách báo tuyên truyền cho chính sách khai hoá.

 

doc49 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2680 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ngân hàng câu hỏi môn Lịch sử - Lớp 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên Xô, Mỹ và Anh. 
- Hội nghị đã thông qua những quyết định quan trọng về phân chia khu vực, ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á giữa hai cường quốc Liên Xô và Mỹ.
- Những thoả thuận trên đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới, gọi là Trật tự thế giới hai cực I- an- ta.
Câu 4: 
(Hiểu)15’
Chiến tranh lạnh là gì? Nêu biểu hiện của chiến tranh lạnh?
3
Đáp án
* Sau CTTG thứ hai, đã diễn ra sự đối đầu giữa hai siêu cường Liên Xô- Mỹ và hai phe XHCN và TBCN, mà đỉnh điểm là tình trạng Chiến tranh lạnh: Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch của Mỹ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN.
* Những biểu hiện của Chiến tranh lạnh là: Mỹ và các nước đế quốc ráo riết chạy đau vũ trang, thành lập các khối và căn cứ quân sự, tiến hành các cuộc chiến tranh cục bộ. Chiến tranh lạnh đã gây ra sự căng thẳng của tình hình thế giới, những chi phí khổng lồ, cực kỳ tốn kém cho chạy đua vũ trang và chiến tranh, trong khi thế giới vẫn đang nghèo đói, dịch bệnh
Câu 5: 
(Vận dụng)15’
Xu hướng phát triển của thế giới ngày nay là gì? Tại sao xu thế hợp tác vừa là thời cơ, vừa là thác thức của các dân tộc? 
2
Đáp án
- Xu thÕ hoµ ho·n, hoµ dÞu trong quan hÖ quèc tÕ . 
- Mét trËt tù TG míi ®ang ®­îc h×nh thµnh: TrËt tù ®a cùc nhiÒu trung t©m 
- C¸c n­íc ®Òu ®iÒu chØnh chiÕn l­îc ph¸t triÓn (lÊy ph¸t triÓn kinh tÕ lµm träng t©m) 
- ë nhiÒu khu vùc, x¶y ra xung ®ét qu©n sù néi chiÕn gi÷a c¸c phe ph¸i g©y hËu qu¶ nghiªm träng.
=> Xu thÕ chung cña TG ngµy nay lµ “hoµ b×nh , æn ®Þnh , hîp t¸c , ph¸t triÓn” 
* Thời cơ: Có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của TG và khu vực, có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu KH-KT vào sản xuất
*Thách thức: Nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu, hội nhập sẽ hòa tan. 
 12. Tên chủ đề: Tiết 14- Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học kĩ thuật
Câu hỏi
Nội dung (Câu hỏi và đáp án)
Điểm
Câu 1: (Biết)10’
Biết được lịch sử loài người đã diễn ra những cuộc cách mạng kĩ thuật nào?
1
Đáp án
Đến nay trong lịch sử loài người đã diễn ra hai cuộc cách mạng KHKT đó là:
- Cách mạng KHKT lần thứ nhất (hay cách mạng công nghiệp) ở thế kỷ XVIII
- Cách mạng KHKT lần thứ hai (hay cách mạng KHKT thế kỷ XX) bắt đầu từ sau chiến tranh TG thứ hai đến nay với phạm vi ngày càng sâu rộng.
Câu 2: 
(Biết)10’
Nguồn gốc của cách mạng KHKT?
1
Đáp án
- Cuộc cách mạng KHKT lần thứ hai đang diễn ra từ nam 1940 trở lại đây, diễn ra là do những đòi hỏi của cuộc sống con người, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
- Do nhu cầu phụ vụ chiến tranh, cần có sự ứng dụng KHKT; do nhu cầu vật chất ngày càng cao của con người, nhất là trong tình hình bùng nổ dân số, tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt...
Câu 3: (Biết)15’
Em cho biết những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật sau năm 1945 ?
3
Đáp án
 - Sau chiến tranh thế giới lần hai (sau 1945) Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật diễn với nội dung phong phú toàn diện, tốc độ phát triển nhanh chóng đạt nhiều và những hệ quả về nhiều mặt không thể lương hết được. Những thành tựu:
* Về khoa học cơ bản: có những phát minh to lớn trong Toán học, vật lí, hoá học, sinh học (tạo cừu Đô-li bằng phương pháp sinh sản vô tính (3-1997), bản đồ gen nguời (6-2000)
* Về công cụ sản xuất mới: Phát minh và chế tạo được máy tự động,,máy tính điện tử, hệ thống tự động ....
* Tìm ra nguồn năng lượng mới: Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nguyên tử, năng lượng thuỷ triều 
*Sáng chế ra vật liệu mới: Pôlime (chất dẻo), những vật liệu siêu bền, siêu dẫn, siêu cứng, siêu nhẹ 
* Tiến hành cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp với các biện pháp cơ khí hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá, lai tạo giống tốt đưa năng suất cao .
*Những tiến bộ thần kì trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc: máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hoả tốc độ cao ... phát sóng qua vệ tinh nhân tạo, điện thoại...
*Những thành tưu kì diệu trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ 
1961 đưa con nguời bay vào vũ trụ ,con nguời đặt chân Mặt Trăng (1969)...
Câu 4: 
(Hiểu)15’
Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng KHKT?
3
Đáp án
- Cho phép thực hiện những bước nhảy vọt về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. 
- Đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động trong công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.
- Mang lại những hậu quả tiêu cực: Chế tạo các loại vũ khí hủy diệt, ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động, giao thông, các loại dịch bệnh
Câu 5: 
(Vận dụng)15’
Cuộc cách mạng khoa học –kĩ thuật lần thứ hai đã đặt ra cho nhân loại những cơ hội và thách thức to lớn như thế nào ?
2
Đáp án
*Cơ hội : Cách mạng khoa học – kĩ thuật đã tạo ra cho các quốc gia trên thế giới có điều kiện để trong vòng thời gian ngắn phát triển nhanh và thoả mãn được mọi yêu cầu của con người. Giúp các nước đang phát triển rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, đồng thời đáp ứng được mọi yêu cầu của sản xuất và cuộc sống con người. Đen lại cho con người cuộc sống đầy đủ tiện nghi hiện đại, giải phóng con người lao động chân tay vất vả .
*Thách thức: Ngày càng có nhiều vấn đề có tính chất toàn cầu được đặt ra cần phải giải quyết 
- Ô nhiễm môi trường, dịch bệnh mới, dân số bùng nổ, tài nguyên cạn kiệt .
-Thế giới ngày càng có nhiều người cao tuổi vì vậy nguồn lao động trên thế giới ngày càng yếu (thiếu )
- Cách mạng khoa học –kĩ thuật gây nhiều hậu quả tai hại: nguy cơ chiến tranh hạt nhân, tai nạn giao thông, lao động ...
- Gây thay đổi to lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực đặt ra những yêu cầu mới về giáo dục và đạo tạo nghề .
- Xuất phát từ yêu cầu của cách mạng khoa học –kĩ thuật nên con người hiện nay làm việc với cường độ tối đa, làm cho quan hệ gia đình, xã hội lỏng lẻo, dẫn đến suy thoái về đạo đức 
- Đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi tốn nhiều thời gian và tiền của mới giải quyết được 
 13. Tên chủ đề: Tiết 15- Bài 13:
Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay
Câu hỏi
Nội dung (Câu hỏi và đáp án)
Điểm
Câu 1: (Biết)10’
Nêu những nét nổi bật của hệ thống TBCN sau chiến tranh TG thứ hai?
1,5
Đáp án
 Sau chiến tranh, những nét nổi bật của hệ thống TBCN là:
Nền kinh tế phát triển tương đối nhanh, tuy không tránh khỏi có lúc suy thoái, khủng hoảng.
Mỹ vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống TBCN và theo đuổi mưu đồ thống trị thế giới.
Xu hướng liên kết khu vực về kinh tế ngày càng phổ biến, điển hình là Liên minh châu Âu (EU).
Câu 2: 
(Biết) 5’
1. Xu thÕ chung cña TG ngµy nay lµ:
A. M©u thuÉn t«n gi¸o, d©n téc vµ tranh chÊp l·nh thæ
B. C¸c n­íc tÝch cùc ch¹y ®ua vò trang ®e do¹ an ninh TG
C. Hoµ b×nh, æn ®Þnh, hîp t¸c, ph¸t triÓn
D. Tham gia c¸c tæ chøc Liªn minh khu vùc 
0,5
Đáp án
C. Hoµ b×nh, æn ®Þnh, hîp t¸c, ph¸t triÓn
Câu 3: (Biết)15’
Hãy nêu xu thế phát triển của thế giới hiện nay?
3
Đáp án
- Xu thế hoà hoãn và hoà diệu trong quan hệ quốc tế.
- Thế giới đang hình thành trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm.
- Các nước có điều chỉnh chiến lược, lấy việc phát triển kinh tế làm trung tâm.
- Nguy cơ biến thành xung đột, nội chiến đe doạ nghiêm trọng hoà bình thế giới.
=>Xu thế chung là hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.
Câu 4: 
(Hiểu)15’
Nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì ?
3
Đáp án
1. Chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã trở thành một hệ thống trên thế giới là lực lượng hùng mạnh có ảnh hưởng lớn tiến trình phát triển thế giới.
Do sai phạm nhiều sai lầm hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ 1989-1991.
2.Sau 1945 phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở các nước Á, Phi, Mĩ La Tinh Kết quả là hệ thống chủ nghĩa đế quốc sụp đổ, hơn 100 nước giành được độc lập, nhiều nước thu được thành tựu to lớn về phát triển kinh tế -xã hội.
3.Sau 1945 , những nét nổi bật của hệ thống tư bản chủ nghĩa là 
- Nền kinh tế các nước tư bản phát triển nhanh, tuy không tránh khỏi lúc suy thoái khủng hoảng .
- Mĩ vươn lên trở thành nước tu bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa mưu đồ thống trị thế giới .
- Xu hướng lên kết khu vực về kinh tế chính trị càng phổ biến , điển hình là Liên Minh Châu ÂU (EU)
4.Về quan hệ quốc tế, sau 1945 một trật tự thế giới " Hai cực I- an- ta " hình thành, sự đối đầu gay gắt 2 phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa nó chi phôi nền chính trị thế giới.
5.Những tiến bộ phi thường và những thành tựu kì diệu, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã và sẽ đưa lại nhữnghệ quả nhiều mặt không lườnghết được cho loài người.
Câu 5: 
(Vận dụng)20’
Tại sao nói “Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế” vừa là thời cơ vừa là thách thức cho các dân tộc?
2
Đáp án
-Từ sau chiến tranh lạnh, bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước, tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực. Bên cạnh đó, các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học kĩ thuật của thế giới và khai thác nguồn vốn đầu tư nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.
- Đây cũng là thách thức vì phần lớn các nước đang phát triển đều có điểm xuất phát thấp về kinh tê, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế; sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới; việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay bên ngoài; việc giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc và sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố truyền thống và hiền đại  Nếu nắm bắt được thời cơ thì kinh tế xã hội đất nước phát triển, nếu không nắm bắt được thời cơ thì sẽ bị tụt hậu so với các dân tộc khác. Nếu nắm bắt được thời cơ không có đường lối chính sách đúng đắn , phù hợp thì sẽ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc 
 14. Tên chủ đề: Tiết 16 - Bài 14: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất
Câu hỏi
Nội dung (Câu hỏi và đáp án)
Điểm
Câu 1: (Biết) 10’
Biết được những nét chính về chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp?
1
Đáp án
- Về chính tri: Thực hiện chính sách “Chia để trị”, nắm mọi quyền hành, cấm đoán mọi tự do, dân chủ, vừa đàn áp vừa khủng bố, vừa dụ dỗ, mua chuộc.
- Về văn hoá, giáo dục: Khuyến khích các hoạt động mê tín, dị đoan, các tệ nạn xã hội, trường học mở hạn chế, xuất bản sách báo tuyên truyền cho chính sách khai hoá.
Câu 2: 
(Biết) 5’
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã thi hành ở Việt Nam thủ đoạn chính trị nào ?
A - Hạn chế mở trường học 
B - “Chia để trị”
C - Không dạy chữ Quốc ngữ 
D - Thi hành chính sách văn hóa nô dịch 
0,5
Đáp án
B - “Chia để trị”
Câu 3: (Biết) 20’
Trình bày những nét chính, chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp có tác động như thế nào đối với nền kinh tế Việt Nam?
3,5
Đáp án
 + Nông nghiệp:Tăng cường đầu tư vốn, chủ yếu vào đồn điền cao su, diện tích trồng cao su tăng nhanh chóng .
+ Công nghiệp: Chú trọng khai mỏ, số vốn đầu tư tăng; nhiều công ti mới ra đời. Mở thêm một số cơ sơ công nghiệp chế biến 
+ Thương nghiệp: phát triển hơn trước, Pháp độc quyền đánh thuế nặng hàng hoá các nước nhập vào Việt Nam.
+ Giao thông vận tải: Đầu tư phát triển thêm, đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn .
+ Ngân hàng: Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế Đông Dương 
+Tăng cường vơ vét, bóc lột thuế má nặng nề 
*Tác động:
- Làm cho kinh tế Việt Nam có biến chuyển nhất định nằm ngoài ý muốn của Pháp 
- Chính sách khai thác thuộc địa ở Viêt Nam làm cho nền kinh tế Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu, què quặt ,phụ thuộc vào nền kinh tế Pháp .
Câu 4: 
(Hiểu) 15’
Trình bày được nguyên nhân và những chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
3
Đáp án
- Nguyên nhân: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Pháp là nước thắng trận nhưng bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế bị kiệt quệ. Pháp đảy mạnh khai thác thuộc địa để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra.
- Chính sách khai thác:
+ Nông nghiệp: Tăng cường đầu tư vốn, chủ yếu vào đồn điền cao su, diện tích trồng cao su tăng.
+ Công nghiệp: Chú trọng khai mỏ, số vốn tăng, nhiều công ti mới ra đời. Mở thêm một số cơ sở công nghiệp chế biến.
+ Thương nghiệp: Phát triển hơn trước, Pháp độc quyền đánh thuế hàng hoá các nước vào Việt Nam.
+ Giao thông vận tải: Đầu tư phát triển thêm.
+ Ngân hàng: Nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế ở Đông Dương.
- Đặc điểm: Diễn ra với tốc độ và qui mô lớn, bóc lột với hình thức “Đầu tư”, thay vì hình thức tước đoạt như cuộc khai thác lần thứ nhất (Cuối thế kỷ XIX đầu TK XX).
Câu 5: 
(Vận dụng)20’
Hãy cho biết sự phân hóa và thái độ chính trị của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất 
2
Đáp án
Xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc ,giai cấp cũ tiếp tục phân hóa, giai cấp mới xuất hiện :
*Giai cấp địa chủ phong kiến: Ngày càng cấu kết chặt chẽ và làm tay sai cho Pháp, áp bức bóc lột nhân dân, số lượng ngày càng nhiều. 
Thái độ chính trị: Có một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước, còn lại là đối tượng của cách mạng cần lật đổ .
*Giai cấp tư sản: Ra đời sau chiến tranh, trong quá trình phát triển bị phân hóa hai bộ phận: Tư sản mại bản và tư sản dân tộc 
Thái độ chính trị: +Tư sản mại bản làm tay sai cho Pháp cần đánh đổ 
+Tư sản dân tộc ít nhiều có tinh thần dân tộc ,dân chủ chống đế quốc –phong kiến 
*Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: Tăng nhanh về số lượng ,nhưng bị chèn ép ,bạc đãi ,đời sống bấp bênh .
 Thái độ chính trị: Bộ phận tri thức, học sinh, sinh viên có tinh thần hăng hái cách mạng, là một lực lượng cách mạng .
* Giai cấp nông dân: Chiếm 90 phần trăm dân số, bị thực dân và phong kiến áp bức bóc lột nặng nề. Họ bị bần cùng hóa .
Thái độ chính trị: Là lực lượng hăng hái và đông đảo cách mạng 
*Giai cấp công nhân: Ngày càng phát triển ,bị áp bức bóc lột ,có quan hệ gắn bó với nông dân .
Thái độ chính trị: Họ có truyền thống, yêu nước ...vươn lên thành giai cấp lãnh đạo.
 15. Tên chủ đề: Tiết 17- Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất
Câu hỏi
Nội dung (Câu hỏi và đáp án)
Điểm
Câu 1: (Biết) 5’
Cuộc bãi công của nhà máy xưởng Ba Son (tháng 8/1925) nhằm mục đích gì ?
A - Đòi tăng lương 
B - Đòi giảm giờ làm 
C - Ngăn cản tàu chiến Pháp trở lính sang tham gia đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dan và thuỷ thủ Trung Quốc .
D - Giành chính quyền ở sài Gòn .
0,5
Đáp án
C - Ngăn cản tàu chiến Pháp trở lính sang tham gia đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dan và thuỷ thủ Trung Quốc .
Câu 2: 
(Biết) 5’
Trình bày được những nét chính về các cuộc đấu tranh trong phong trào dân chủ công khai trng những năm 1919- 1925
2
Đáp án
- Tư sản dân tộc: Phát động phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá (1919), chống độc quyền cảng Sài Gòn và đấu tranh chống độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kỳ (1923).
- Các tầng lớp tiểu tư sản: Được tập hợp trong các tổ chức chính trị như: Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt với nhiều hình thức đấu tranh phong phú: Xuất bản báo chí tiến bộ, ám sát Toàn quyền Pháp (Tiếng bom Sa Diện), đòi thả Phan Bội Châu, đưa tang Phan Châu Trinh.
Câu 3: (Biết) 10’
Biết được những ảnh hưởng, tác động của tình hình TG sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến cách mạng Việt Nam?
2,5
Đáp án
- Sự thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, 
- Sự thành lập Quốc tế Cộng sản, sự ra đời của Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921), tác động ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam.
- Phong trào cách mạng thế giới và Việt Nam gắn bó với nhau, tạo điều kiện thuận lợi để chủ nghĩa Mác- Lênin truyền bá vào Việt Nam.
Câu 4: 
(Hiểu) 15’
Căn cứ vào đâu để khẳng định phong trào công nhân nước ta phát triển lên một bứơc cao hơn sau chiến tranh thế giới thứ nhất ?
3
Đáp án
Qua các cuộc đấu tranh cụ thể nổ ra từ Bắc chí Nam và mục đích đấu tranh, cho thấy ý thức giai cấp của phong trào công nhân đang phát triển nhanh chóng. Điều đó chứng tỏ bước phát triển cao hơn của phong trào công nhân sau Chiến tranh thế giới thứ nhất .
Câu 5: 
(Vận dụng) 20’
Tại sao nói rằng cuộc bãi công của công nhân xưởng Ba Son Sài Gòn (8/1925) là một mốc quan trọng trên con đường phát triển của phong trào công nhân nước ta sau chiến tranh thế giới thứ nhất ?
2
Đáp án
- Tháng 8/1945, công nhân xưởng ở sài Gòn đã bãi công ngăn cản tàu chiến Pháp trở lính sang tham gia đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thủy thủ Trung Quốc .
- Nếu như các cuộc đấu tranh của công nhân trước cuộc bãi công Ba Son chủ yếu vì mục đích kinh tế, thiếu tổ chức lãnh đạo, mang tính tự phát thì cuộc bãi công Ba Son (8/1925) là cuộc đấu tranh đầu tiên có tổ chức lãnh đạo thể hiện tinh thàn quốc tế vô sản, đấu tranh không chỉ vì mục đích kinh tế mà còn vì mục tiêu chính trị. Họ đã tỏ rõ sức mạnh giai cấp và tinh thần quốc tế vô sản 
- Từ cuộc bãi công Ba Son (8/1925), giai cấp công nhân Việt Nam bước vào đấu tranh tự giác.
 16. Tên chủ đề: Tiết 19- Bài 16: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925
Câu hỏi
Nội dung (Câu hỏi và đáp án)
Điểm
Câu 1: (Biết) 10’
1. Ở Quảng Châu (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức yêu nước nào vào tháng 6/1925?
A -Tâm tâm xã 
B - Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên .
C - Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa . 
D - Đảng Cộng sản Việt Nam . 
2. NguyÔn ¸i Quèc ra ®i t×m ®­êng cøu n­íc thêi gian nµo?
 A. 6 / 5 / 1911. B. 5 / 6 / 1911.
 C . 4 / 6 / 1911. D. 4 / 5 / 1911.
 3. NguyÔn ¸i Quèc ®äc s¬ th¶o luËn c­¬ng vÒ vÊn ®Ò d©n téc vµ vÊn ®Ò thuéc ®Þa cña Lª Nin thêi gian nµo? 
A. 6/ 1919. B. 7.1919. C. 6 / 1920. D. 7 / 1920.
1,5
Đáp án
1. B - Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên .
2. B - 5 / 6 / 1911.
3. D - 7 / 1920
Câu 2: 
(Biết)10’
Em hãy cho biết những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô
2,5
Đáp án
- Tháng 6/1923, sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân.
- Trong thời gian ở Liên Xô, làm nhiều việc: Nghiên cứu, học tập, viết bài cho báo Sự thật và Tạp chí Thư tín Quốc tế.
- Năm 1923, dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản và đọc tham luận, trình bày lập trường, quan điểm của mình về vị trí, chiến lược cách mạng ở các nước thuộc địa và mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa.
Câu 3: (Biết)10’
Sau khi đọc luận cương của Lê-nin, Nguyễn Ái Quốc đã chuyển biến tư tưởng như thế nào?
1
Đáp án
-Tại đại hội Tua (12/1920) Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc ra nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp
- Người chuyển từ chủ nghiã yêu nước đến với chủ nghĩa Mác- Lê-nin
Câu 4: 
(Hiểu) 15’
Những cống hiến của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong thời gian từ 1911- 1930?
3
Đáp án
- Đến với chủ nghĩa Mác- Lê-nin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn (kết hợp độc lập dân tộc ới chủ nghĩa xã hội, gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng TG)
- Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam ngày 3-2-1930.
- Xác định đường lối đúng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Câu 5: 
(Vận dụng) 20’
Tại sao Nguyễn Ái Quốc chọn con đường đi sang phương Tây?
2
Đáp án
- Người rất khâm phục các bậc tiềm bối đi trước, nhưng Người không tán thành con đường của các cụ đã đi.
- Chân lý cách mạng không phải ở phương Đông mà ở phương Tây, các nước phương Tây giàu lên, mạnh lên là nhờ con đường tư bản chủ nghĩa- con đường triển vọng (trước

File đính kèm:

  • docNHCH LỊCH SỬ 9 NH13-14.doc
Giáo án liên quan