Ngân hàng câu hỏi bộ môn: Địa lí lớp 7 nội dung kiến thức: từ bài 13 - 22

Câu 2 Nêu những nét đặc trưng của đô thị ở đới ôn hòa?

 - Hơn 75% dân cư đới ôn hoà sống trong các đô thị.

- Sự phát triển đô thị được tiến hành theo qui hoạch.

- Nhiều đô thị mở rộng kết nối với nhau thành chuỗi đô thị hoặc chùm đô thị. Lối sống đô thị đã trở thành phổ biến đối với dân cư đới ôn hoà.

 

doc14 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngân hàng câu hỏi bộ môn: Địa lí lớp 7 nội dung kiến thức: từ bài 13 - 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG CÂU HỎI ĐỊA LÍ 7 BÀI 13- 22
TT
MỨC ĐỘ
TÊN CHỦ ĐỀ 
Bài 13: Môi trường đới ôn hòa
ĐÁP ÁN 
TG
1
Nhận biết
Câu 1: Trong khu vực đới ôn hòa, loại gió thường xuyên ảnh hưởng đến thời tiết và khí là A.Gió Tín phong đông bắc
B.Gió mùa tây nam
C. Gió Tây ôn đới
 C. Gió Tây ôn đới
1’
Câu 2: Kể tên các kiểu khí hậu ở đới ôn hòa? 
 - Môi trường ôn đới hải dương
 - Môi trường ôn đới lục địa
 - Môi trường địa trung hải
 - Môi trường hoang mạc
 - Môi trường cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới ẩm.
4
Câu 3: Trình bày sự phân hóa của môi trường đới ôn hòa?
Thiên nhiên đới ôn hoà thay đổi theo thời gian . Một năm có 4 mùa : xuân, hạ, thu, đông.
- Môi trường đới ôn hoà thay đổi theo không gian : Từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông .
- Sự biến đổi của thiên nhiên theo không gian : từ rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng hỗn giao, cây bụi gai . 
7 
2
Thông hiểu
 Tại sao đới ôn hoà thời tiết thất thường ? 
 Do: 
 -Vị trí trung gian giữa lục địa và đại dương 
 - Vị trí trung gian giữa đới nóng và lạnh.
5’
3
Vận dụng
Từ ảnh hưởng của sự biến động thời tiết đối với đời sống và sản xuất ở đới ôn hoà con người đã có những cách nào phòng tránh và thích nghi?
Dự báo thời tiết
Trồng cây trong nhà kính
5’
TT
MỨC ĐỘ
TÊN CHỦ ĐỀ 
Bài 14: Hoạt động nông nghiệp ở đới ôn hòa
ĐÁP ÁN 
TG
2
Nhận biết
Câu 1: So với đới nóng, đới ôn hòa có nền nông nghiệp tiên tiến hơn nhờ: A.Khí hậu ôn hòa dễ chịu
B.Áp dụng rộng rãi những tiến bộ khoa học kĩ thuật
C. lao động đông, nhiều kinh nghiệm
B.Áp dụng rộng rãi những tiến bộ khoa học kĩ thuật
1’
Câu 2: Để sản xuất ra khối lượng nông sản lớn, có giá trị cao, nền nông nghiệp tiên tiến đới ôn hòa đã áp dụng những biện pháp gì? 
+ Hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh, tưới tiêu hợp lý à cung cấp đủ nước cho đồng ruộng.
+ Trồng cây trong nhà kính à cây trồng phát triển trong mùa đông.
+ Trồng cây ven bờ ruộng à chắn gió mạnh và giữ nước cho cây trồng.
+ Che phủ tấm nhựa lên các luống rau à để chống sương giá và mưa đá. 
+ Tạo giống mới à để cây trồng có năng suất cao và thích nghi với thời tiết khí hậu
7
Câu 3: Trình bày sự phân bố các loại cây trồng vật nuôi chủ yếu ở đới ôn hoà ?
- Ở vùng cận nhiệt đới gió mùa trồng: lúa nước, đậu tương, cam, quýt, mận 
- Ở vùng khí hậu Địa Trung Hải: có nho ,cam, chanh, ôliu .. 
- Ở ôn đới hải dương có lúa mì, củ cải đường, chăn nuôi bò thịt và bò sữa .
 - Vùng ôn đới lục địa : trồng lúa mì , ngô, khoai tây; chăn nuôi bò , ngựa, lợn .
7 
2
Thông hiểu
 Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp: hộ gia đình và trang trại có gì giống nhau và khác nhau ? 
 - Khác nhau : là về quy mô 
 - Giống nhau là : trình độ sản xuất tiên tiến và sử dụng nhiều dịch vụ nông nghiệp.
5’
3
Vận dụng
Cách khắc phục những bất lợi do khí hậu có mùa đông lạnh là gì ? 
- xây dựng hệ thống kênh mương, hệ thống tưới tự động.
 - các luống rau được che phủ bằng tấm nhựa trong 
 - bằng các hàng rào cây xanh trồng trên đông ruộng
 - hệ thống tưới phun sương tự động có thể phun cả hơi nước nóng khi cần thiết để chống lạnh
- trồng cây trong nhà kính.
5’
TT
MỨC ĐỘ
TÊN CHỦ ĐỀ 
Bài 15: Hoạt động công nghiệp ở đới ôn hòa
ĐÁP ÁN 
TG
3
Nhận biết
Câu 1: Đặc điểm nền công nghiệp ở đới ôn hòa?
A.Công nghiệp hiện đại
B.Cơ cấu các nghành công nghiệp hiện đại, đa dạng
 C. Công nghiệp kém phát triển.
Đáp án : B
1’
Câu 2 Trình bày các ngành công nghiệp chủ yếu ở đới ôn hoà ?
- Đới ôn hoà là nơi có nền công nghiệp phát triển sớm nhất trên thế giới, cách đây khoảng 250 năm.
-Công nghiệp có 2 ngành quan trọng : khai thác và chế biến ; hai ngành này có mối quan hệ mật thiết với nhau .
- Công nghiệp chế biến là thế mạnh nổi bật của nhiều nước ở đới ôn hoà.: luyện kim , cơ khí, điện tử, viễn thông, hàng không vũ trụ 
- ¾ sản phẩm công nghiệp của thế giơi sử dụng là do các nước đới ôn hoà cung cấp. 
- Các nước có nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới là : Hoa Kì, Nhật Bản, Đức, Liên Bang Nga,Anh, Pháp, Canada 
7
Câu 3: Cảnh quan công nghiệp ở đới ôn hoà biểu hiện như thế nào ? 
Nhiều nhà máy tập trung lại thành một khu công nghiệp; nhiều khu công nghiệp tập trung lại thành một trung tâm công nghiệp , thường là thành phố công nghiệp. Nhiều trung tâm công nghiệp tập trung trên 1 vùng lãnh thổ , thành các vùng công nghiệp như : Đông Bắc Hoa Kì, trung tâm của Anh, vùng Rua của Đức . 
7 
2
Thông hiểu
 Theo em việc khai thác sử dụng quá mức tài nguyên và nguồn năng lượng như vậy có tác động như thế nào đến môi trường sống?
- Cạn kiệt tài nguyên
- 
5’
3
Vận dụng
Hiện nay không khí Trái Đất ngày càng nóng lên cũng là một trong những nguyên nhân do chất thải, khói bụi từ các nhà máy, xi nghiệp ở đới ôn hòa Qua bài học này em có suy nghĩ như thế nào về vấn việc phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường?
- Xây dựng " Khu công nghiệp xanh " để giảm bơt gây ô nhiễm môi trường 
- Cắt giảm chất thải ở các nhà máy bằng nhiều biện pháp xử lí
- Tuyên truyền cho mọi người cùng hiểu .....
5’
TT
MỨC ĐỘ
TÊN CHỦ ĐỀ 
Bài 16: Đô thị hóa ở đới ôn hòa
ĐÁP ÁN 
TG
4
Nhận biết
Câu 1: Nguyên nhân nào gây ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa?
A.Do khí thải của nhà máy
B. Các chất thải công nghiệp
C.Do khí thải của xe cộ 
D.Do khí thải của nhà máy, xe cộ, chất thải công nghiệp
Đáp án : D
1’
Câu 2 Nêu những nét đặc trưng của đô thị ở đới ôn hòa?
- Hơn 75% dân cư đới ôn hoà sống trong các đô thị..
- Sự phát triển đô thị được tiến hành theo qui hoạch.
- Nhiều đô thị mở rộng kết nối với nhau thành chuỗi đô thị hoặc chùm đô thị. Lối sống đô thị đã trở thành phổ biến đối với dân cư đới ôn hoà.
5
Câu 3: Nêu các vấn đề xã hội nảy sinh khi các đô thị phát triển quá nhanh ? 
sự phát triển nhanh của các đô thị đã phát sinh nhiều vấn đề nan giải:
+ Ô nhiễm môi trường.
+ Ùn tắc giao thông trong giớ cao điểm. 
+ Thiếu việc làm, thiếu chỗ ở.
+ Thiếu các công trình công cộng.
+ Thiếu các lao động có trình độ.
5 
2
Thông hiểu
 Sự phát triển đô thị ở đới Ôn hòa khác với đới nóng như thế nào? Biểu hiện ra sao?
- Đo thị ở đới ôn hòa phát triển mạnh mẽ hơn ở đới nóng
- Biểu hiện: Những tòa nhà chọc trời, hệ thống GT ngầm, kho tàng, nhà xe dưới mặt đất không ngừng mở rộng ra xung quanh, còn vươn cả theo chiều sâu và chiều cao.
7’
3
Vận dụng
Để giải quyết vấn đề về môi trường và xã hội ở các đô thị, nhiều nước ở đới ôn hòa đã có biện pháp gì?
Các biên pháp tiến hành:
Quy hoạch lại đô thị theo hướng “Phi tập trung”, xây dựng nhiều Thành phố vệ tinh, chuyển dịch công nghiệp và dịch vụ đến cắc vùng mới và đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn.
5’
TT
MỨC ĐỘ
TÊN CHỦ ĐỀ 
Bài 17: Ô nhiểm môi trường ở đới ôn hòa
ĐÁP ÁN 
TG
5
Nhận biết
Câu 1: Nguyên nhân nào gây ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa?
A.Do khí thải của nhà máy
B. Các chất thải công nghiệp
C.Do khí thải của xe cộ 
D.Do khí thải của nhà máy, xe cộ, chất thải công nghiệp
Đáp án : D
1’
Câu 2 Nêu những hậu quả của o nhiễm môi trường nước ở đới ôn hòa?
- Hậu quả:
+ Gây ra hiện tượng thuỷ triều đỏ, thuỷ triều đen gây hại ven bờ và bề mặt các đại dương
+ Ảnh hưởng xấu đến ngành nuôi trồng thuỷ hải sản, huỷ hoại cân bằng sinh thái.
+ Gây bệnh ngoài da và bệnh đường ruột cho con người.
+ Thiếu nước sạch cho đời sống và sản xuất.
5
Câu 3: Trình bày hiện trạng ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa?
Hiện trạng: Bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề
Nguyên nhân: khói bụi từ các nhà máy và phương tiện giao thong thải vào khí quyển.
Hậu quả: Tạo lên những trận mưa axit, tăng hiệu ứng nhà kính, khiến cho trái đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng ở 2 cực tan chảy, mực nước đại dương dâng cao,khí thải còn làm thủng tầng ozon.
7 
2
Thông hiểu
Theo em chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm?
Không thải nước có sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học xuống các dòng sông, không vứt rác bừa bãi, nước trước khi thải xuống sông phải được xử lí .
5’
3
Vận dụng
 Hiện nay ở địa phương em không khí bị ô nhiễm như thế nào? Nguyên nhân?
 - Học sinh tự bộc lộ tùy theo đại phương sinh sống
5’
 BÀI 18: Thực hành: Nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hòa 
TT
MỨC ĐỘ
TÊN CHỦ ĐỀ 
Bài 19: Môi trường hoang mạc
ĐÁP ÁN 
TG
7
Nhận biết
Câu 11. Trên thế giới khu vực có khí hậu hoang mạc phân bố ở:
a. Ven biển nóng	
b. Nằm sâu trong lục địa
c. Dọc theo hai đường chí tuyến Bắc và Nam
d. Câu b và c đúng
Đáp án : d
1’
Câu 2 : Thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt khô hạn như thế nào?
Động thực vật thích nghi với môi trường bằng cách tự hạn chế sự thoát nước, tăng cường dự trữ nước, dự trữ chất dinh dưỡng trong cơ thể
5
Câu 3: Nêu những đặc điểm của khí hậu hoang mạc ?
- Khí hậu ở đây hết sức khô hạn, khắc nghiệt. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày, đêm và giữa các mùa rất lớn. 
+ Hoang mạc nóng: Biên độ nhiệt trong năm cao, mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng.
+ Hoang mạc lạnh (ôn đới): Biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa đông rất lạnh, mùa hạ không nóng.
- Lượng mưa : rất ít, lượng bốc hơi rất lớn.
7 
2
Thông hiểu
 Nêu sự khác nhau về khí hậu giữa hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở ôn hoa?
 + Hoang mạc đới nóng : biên độ nhiệt năm cao nhưng có mùa đông ấm áp (trên 10oC); mùa hạ rất nóng trên 36oC.
 + Hoang mạc đới ôn hoà : biên độ nhiệt năm rất cao, nhưng có mùa hạ không quá nóng (20oC), mùa đông rất lạnh (-24oC) ; khí hậu ổn định hơn hoang mạc đới nóng
5’
3
Vận dụng
 Nêu một số ví dụ để cho thấy những tác động của con người làm tăng diện tích hoang mạc trên thế giới?
 Diện tích hoang mạc trên thế giới đang ngày càng mở rộng, một phần do cát lấn, do biến động của khí hậu toàn cầu nhưng chủ yếu là do tác động của con người: Khai thác đât mà không phục hồi, chăm sóc làm đất bị cạn kiệt, chặt cây xanh, lấy củi hoặc để gia súc ăn hết cây non.
7’
TT
MỨC ĐỘ
TÊN CHỦ ĐỀ 
Bài 20: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc
ĐÁP ÁN 
TG
8
Nhận biết
Câu 1.Trong hoang mạc, nơi dân cư tập trung dông để trồng trọt và chăn nuôi gia súc thường là:
a. Vùng đất ven rìa	
b. Trong các ốc đảo
c. Giữa hoang mạc
Đáp án : b
1’
Câu 2 : Nêu các hoạt động kinh tế cổ truyền và kinh tế hiện đại trong các hoang mạc ngày nay ?
 *Hoạt động kinh tế cổ truyền: 
Chăn nuôi du mục và trồng trọt ở các ốc đảo 
-> Hoạt động KT chủ yếu
Chuyên chở hàng hoá qua hoang mạc (1 số dân tộc) . 
 * Hoạt động kinh tế hiện đại:
 - Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học - kĩ thuật : khai thác nước ngầm, khai thác dầu mỏ, khoáng sản.
- Khai thác đặc điểm môi trường hoang mạc để PT du lịch. ( đặc biệt là dân cư du mục).
7
 Câu 3; Nguyên nhân làm cho diện tích hoang mạc tiếp tục mở rộng?
 Do tự nhiên, do cát lấn, do biến động thời tiết – thời kì khô hạn kéo dài, do con người khai thác cây xanh quá mức hoặc do gia súc ăn, phá cây con.
 Do tác động của con người là chủ yếu: khai thác đất bị cạn kiệt, không được chăm sóc đầu tư cải tạo.
5 
2
Thông hiểu
Tại sao dân sống ở trong các hoang mạc phải chăn nuôi du mục ?
 Do nguồn thức ăn và điều kiện khí hậu khắc nghiệt.
2’
3
Vận dụng
 Chỉ ra một số biện pháp đang được sử dụng để khai thác hoang mạc và hạn chế quá trình hoang mạc mở rộng trên thế giới ? 
 Các biện pháp hạn chế sự phát triển của hoang mạc:
- Khai thác nước ngầm bằng giếng khoan sâu hay bằng kênh đào.
- Trồng cây gây rừng để vừa chống cát bay và cải tạo khí hậu 
 - Cải tạo hoang mạc thành đất trồng trọt
5’
TT
MỨC ĐỘ
TÊN CHỦ ĐỀ 
Bài 21: Môi trường đới lạnh
ĐÁP ÁN 
TG
6
Nhận biết
Câu 1: Để thích nghi với môi trường đới lạnh, động vật cần có những đặc điểm gì?
Sự thích nghi: có lớp mỡ dày, lông dày, hoặc lông không thấm nước; một số động vật ngủ đông hay di cư để tránh mùa đông lạnh, sống thành đàn để bảo vệ và sưới ấm cho nhau.
5’
Câu 2: Tính chất khắc nghiệt của khí hậu đới lạnh thể hiện như thế nào?
- Khí hậu lạnh lẽo, mùa đông rất dài, mùa hạ từ 2 đến 3 tháng.
- Lượng mưa ít (dưới 500 mm) và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi, đất đóng băng quanh năm.
7
 Câu 3: Trình bày dặc điểm thực vật môi trường đới lạnh?
- Chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, trong những thung lũng kín gió, cây cối còi cọc, thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y.
5 
2
Thông hiểu
 Người ta thường nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất theo em có đúng hay sai? Hãy giải thích?
Đúng. Vì khí hậu lạnh khắc nghiệt, quanh năm băng tuyết dày đặc, thiếu ánh sáng mặt trời. Do đó thực vật khó phát triển-> động vật rất nghèo nàn -> con người cũng ít sinh sống ở đấy . Do nguồn thức ăn và điều kiện khí hậu khắc nghiệt.
5’
3
Vận dụng
Để thích nghi với môi trường đới lạnh, con người đã làm những gì? 
- Xây dựng nhà băng
- Mặc quần áo bằng lông thú ấm....
3’
TT
MỨC ĐỘ
TÊN CHỦ ĐỀ 
Bài 22: Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh 
ĐÁP ÁN 
TG
9
Nhận biết
- Hãy chọn và ghép đôi giữa nghề với môi trường sao cho phù hợp 
Nghề
Nối
 Môi trường
a.Thâm 
canh lúa nước.
a -
1. Ở môi trường đới lạnh.
b.Chuyên canh lúa mì, chăn nuôi bò.
b-
2. Ở môi trường đới nóng.
c.Chăn nuôi cừu, lạc đà.
c-
3. Ở môi trường đới ôn hoà.
d.Chăn nuôi tuần lộc, săn bắt cá.
d-
4. Ở môi trường đới hoang mạc.
Nghề
Nối
 Môi trường
a.Thâm 
canh lúa nước.
a -2
1. Ở môi trường đới lạnh.
b.Chuyên canh lúa mì, chăn nuôi bò.
b-3
2. Ở môi trường đới nóng.
c.Chăn nuôi cừu, lạc đà.
c-4
3. Ở môi trường đới ôn hoà.
d.Chăn nuôi tuần lộc, săn bắt cá.
d-1
4. Ở môi trường đới hoang mạc.
2’
Câu 2: Kể tên những hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở phương Bắc?
- Người Chúc, người I-a-kut, người Xa-mô-Yet ở Bắc Á ; người La Pông ở Bắc Âu ,sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi tuần lộc và săn thú có lông quý
 - Người I-nuc ở Bắc Mĩ và đảo Grơn- len tộc sống bằng nghề đánh bắt cá săn bắn tuần lộc, hải cẩu, gấu trắng. để lấy mỡ thịt, và da.
7
 Câu 3: Đới lạnh có những nguồn tài nguyên chính nào? 
- Khoáng sản, hải sản, thú có lông quý.
2 
2
Thông hiểu
 Tại sao cho đến nay nhiều tài nguyên của đới lạnh vẫn chưa được thăm dò và khai thác?
Do khí hậu quá lạnh, mặt đất đóng băng quanh năm, có mùa đông kéo dài, thiếu nhân công mà đưa nhân công từ nơi khác đến thì quá tốn kém, thiếu phương tiện vận chuyển và kĩ thuật hiện đại 
5’
3
Vận dụng
Vấn đề khai thác và bảo vệ môi trường ở đới lạnh hiện nay là gì? Em sẽ làm gì để bảo vệ các loại động vật quý hiếm hiện nay?
Là vấn đề bảo vệ động vật quý hiếm : cá voi, thú có lông quý, do săn bắt quá mức có nguy cơ tuyệt chủng và vấn đề thiếu nhân lực.
Việc bảo vệ các động vật quý và các biện pháp chống các tàu săn cá voi xanh của tổ chức hòa bình xanh.
Hs tự bộc lộ
7’
TT
MỨC ĐỘ
TÊN CHỦ ĐỀ 
Bài 23: Môi trường vùng núi
ĐÁP ÁN 
TG
10
Nhận biết
Câu 1: Trình bày đặc điểm của môi trường vùng núi?
- Khí hậu và thực vật ở vùng núi thay đổi theo độ cao. Sự phân tầng thực vật thành các đai cao ở vùng núi cũng gần giống như khi đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
- Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi . (sườn đón gió và sườn khuất gió)
- Trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất. độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi. 
8’
Câu 2: Nêu những đặc điểm chung của các dân tộc sống ở vùng núi ? 
- Các vùng núi thường ít dân và là nơi cư trú của các dân tộc ít người.
3
 Câu 3: Đặc điểm cư trú của người vùng núi phụ thuộc vào những điều kiện gì?
 Địa hình, khí hậu, nguồn nước, tài nguyên, đất đai canh tác . . 
3
2
Thông hiểu
Tại sao ở đới nóng lại có băng tuyết phủ trắng trên đỉnh núi?
Do nhiệt độ giảm theo độ cao100m giảm 0,60 mà các dãy núi lại rất cao . . . .
2’
3
Vận dụng
Dựa vào sự hiểu biết hãy nêu thói quen cư trú ở một số dân tộc miền núi nước ta có điểm khác nhau như thế nào?
- Người Mèo – ở trên núi cao.
- Người Tày – ở lưng chừng núi, núi thấp.
- Người Mường – ở núi thấp, chân núi. ..
3’

File đính kèm:

  • docbai 13-22.doc
Giáo án liên quan