Nâng cao năng lực hiểu biết về môi trường giáo dục và xây dựng môi trường học tập - Modun THCS 35+36: Giáo dục kỹ năng sống/ giá trị sống cho học sinh THCS

1. Phương pháp dạy học nhóm

* Bản chất

 Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.

* Quy trình thực hiện

a. Làm việc toàn lớp :

- Giới thiệu chủ đề

- Xác định nhiệm vụ các nhóm

- Thành lập nhóm

b. Làm việc nhóm

- Chuẩn bị chỗ làm việc

- Lập kế hoạch làm việc

- Thoả thuận quy tắc làm việc

- Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ

- Chuẩn bị báo cáo kết quả.

c. Làm việc toàn lớp:

- Các nhóm trình bày kết quả

- Đánh giá kết quả.

2. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình

* Bản chất

Nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp sử dụng một câu chuyện có thật hoặc chuyện được viết dựa trên những trường hợp thường xảy ra trong cuộc sống thực tiễn để minh chứng cho một vấn đề hay một số vấn đề. Đôi khi nghiên cứu trường hợp điển hình có thể được thực hiện trên video hay một băng catset mà không phải trên văn bản viết.

* Quy trình thực hiện

Các bước nghiên cứu trường hợp điển hình có thể là:

- HS đọc (hoặc xem, hoặc nghe) về trường hợp điển hình

- Suy nghĩ về nó (có thể viết một vài suy nghĩ trước khi thảo luận điều đó với người khác).

- Thảo luận về trường hợp điển hình theo các câu hỏi hướng dẫn của GV.

3. Phương pháp giải quyết vấn đề

* Bản chất

Giải quyết vấn đề là xem xét, phân tích những vấn đề/tình huống cụ thể thường gặp phải trong đời sống hàng ngày và xác định cách giải quyết, xử lí vấn đề/tình huống đó một cách có hiệu quả.

* Quy trình thực hiện

- Xác định, nhận dạng vấn đề/tình huống;

- Thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề/tình huống đặt ra;

- Liệt kê các cách giải quyết có thể có ;

- Phân tích, đánh giá kết quả mỗi cách giải quyết ( tích cực, hạn chế, cảm xúc, giá trị) ;

- So sánh kết quả các cách giải quyết ;

- Lựa chọn cách giải quyết tối ưu nhất;

- Thực hiện theo cách giải quyết đã lựa chọn;

- Rút kinh nghiệm cho việc giải quyết những vấn đề, tình huống khác

4. Phương pháp đóng vai

* Bản chất

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “ làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. `Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.

* Quy trình thực hiện

Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau :

- Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm.

- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.

- Các nhóm lên đóng vai.

- Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai diễn; về ý nghĩa của các cách ứng xử.

- GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã cho.

 

docx24 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Nâng cao năng lực hiểu biết về môi trường giáo dục và xây dựng môi trường học tập - Modun THCS 35+36: Giáo dục kỹ năng sống/ giá trị sống cho học sinh THCS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng 
-. Cung cấp cơ hội cho người học tóm tắt/ tổng kết việc học của mình, GV không tóm tắt thay họ 
- Người học vận dụng kĩ năng và kiến thức mới vào các tình huống thực của cuộc sống
- Tổ chức các hoạt động học tập dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau giữa người dạy và người học 
 c. Giáo dục kỹ năng sống dựa vào trải nghiệm :
 Bên cạnh cách tiếp cận cùng tham gia , giáo dục dựa vào trải nghiệm là cách tiếp cận quan trọng trong giáo dục KNS. 
- Giáo dục dựa vào sự trải nghiệm hay học tập qua kinh nghiệm dựa trên các hoạt động có hướng dẫn. Đây là hình thức học tập gắn liền với các hoạt động có sự chuẩn bị ban đầu và có phản hồi, trong đó đề cao kinh nghiệm chủ quan của người học. 
 Như vậy, trong hình thức học tập này, GV chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn thúc đẩy việc trực tiếp trải nghiệm của HS, đảm bảo quá trình học tập và lĩnh hội kiến thức của HS có ý nghĩa và lâu dài.
 Giáo dục dựa vào sự trải nghiệm cũng luôn được hình dung như "mô hình học tập" trong đó nó được khởi động bằng kinh nghiệm đã có ban đầu, sau đó được tiếp tục bằng các quá trình phản hồi, thảo luận, phân tích và đánh giá kinh nghiệm.
Để phát triển kĩ năng sống và những phẩm chất cần thiết của người học cần phải học bằng hành động.
IV. PHÝÕNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NÃNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS QUA CÁC MÔN HỌC VÀ HOẠT ÐỘNG GIÁO DỤC:
* Hai c¸ch tiÕp cËn trong gi¸o dôc kü n¨ng sèng
- B»ng ho¹t ®éng víi chñ ®Ò kü n¨ng cô thÓ, gióp ng­êi häc hiÓu kü n¨ng ®ã lµ g×, c¸ch h×nh thµnh vµ vËn dông nã ®Ó gi¶i quyÕt t×nh huèng gi¶ ®Þnh.
- Th«ng qua mét vÊn ®Ò hay n¶y sinh trong cuéc sèng, cÇn vËn dông nh÷ng kü n¨ng kh¸c nhau ®Ó gi¶i quyÕt. Qua ®ã h×nh thµnh vµ rÌn luyÖn c¸c kü n¨ng.
* Mét sè ph­¬ng ph¸p trong gi¸o dôc kü n¨ng sèng
Ph­¬ng ph¸p gi¸o dôc kü n¨ng sèng lµ tÊt c¶ c¸c ph­¬ng ph¸p ®ang sö dông trong nhµ tr­êng. NhÊn m¹nh h¬n ®èi víi c¸c ph­¬ng ph¸p, nh­ : ph­¬ng ph¸p ®éng n·o, ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu t×nh huèng, ph­¬ng ph¸p trß ch¬i, ph­¬ng ph¸p ho¹t ®éng nhãm, ph­¬ng ph¸p ®ãng vai . . .
1. Phương pháp dạy học nhóm
* Bản chất
 Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.
* Quy trình thực hiện 
a. Làm việc toàn lớp : 
- Giới thiệu chủ đề
- Xác định nhiệm vụ các nhóm
- Thành lập nhóm
b. Làm việc nhóm
- Chuẩn bị chỗ làm việc
- Lập kế hoạch làm việc
- Thoả thuận quy tắc làm việc
- Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ
- Chuẩn bị báo cáo kết quả.
c. Làm việc toàn lớp: 
- Các nhóm trình bày kết quả
- Đánh giá kết quả.
2. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
* Bản chất
Nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp sử dụng một câu chuyện có thật hoặc chuyện được viết dựa trên những trường hợp thường xảy ra trong cuộc sống thực tiễn để minh chứng cho một vấn đề hay một số vấn đề. Đôi khi nghiên cứu trường hợp điển hình có thể được thực hiện trên video hay một băng catset mà không phải trên văn bản viết. 
* Quy trình thực hiện
Các bước nghiên cứu trường hợp điển hình có thể là:
- HS đọc (hoặc xem, hoặc nghe) về trường hợp điển hình
- Suy nghĩ về nó (có thể viết một vài suy nghĩ trước khi thảo luận điều đó với người khác).
- Thảo luận về trường hợp điển hình theo các câu hỏi hướng dẫn của GV. 
3. Phương pháp giải quyết vấn đề 
* Bản chất
Giải quyết vấn đề là xem xét, phân tích những vấn đề/tình huống cụ thể thường gặp phải trong đời sống hàng ngày và xác định cách giải quyết, xử lí vấn đề/tình huống đó một cách có hiệu quả.
* Quy trình thực hiện
- Xác định, nhận dạng vấn đề/tình huống;
- Thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề/tình huống đặt ra;
- Liệt kê các cách giải quyết có thể có ;
- Phân tích, đánh giá kết quả mỗi cách giải quyết ( tích cực, hạn chế, cảm xúc, giá trị) ;
- So sánh kết quả các cách giải quyết ;
- Lựa chọn cách giải quyết tối ưu nhất;
- Thực hiện theo cách giải quyết đã lựa chọn;
- Rút kinh nghiệm cho việc giải quyết những vấn đề, tình huống khác
4. Phương pháp đóng vai
* Bản chất
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “ làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. `Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.
* Quy trình thực hiện
Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau :
- Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm.
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai diễn; về ý nghĩa của các cách ứng xử.
- GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã cho.
5. Phương pháp trò chơi
* Bản chất
Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi nào đó.
*Quy trình thực hiện
	- GV phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho HS
	- Chơi thử ( nếu cần thiết)
	- HS tiến hành chơi
	- Đánh giá sau trò chơi
	- Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi
6. Dạy học theo dự án (Phương pháp dự án)
* Bản chất
 HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao, từ việc lập kế hoạch đến việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm. Kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được.
* Quy trình thực hiện 	
 - Bước 1: Lập kế hoạch
 + Lựa chọn chủ đề
 + Xây dựng tiểu chủ đề
 + Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập
 - Bước 2: Thực hiện dự án
 + Thu thập thông tin
 + Thực hiện điều tra
 + Thảo luận với các thành viên khác
 + Tham vấn giáo viên hướng dẫn
- Bước 3: Tổng hợp kết quả
 + Tổng hợp các kết quả
 + Xây dựng sản phẩm
 + Trình bày kết quả
 + Phản ánh lại quá trình học tập
Modun thcs 36:
Gi¸o dôc gi¸ trÞ sèng cho häc sinh thcs
A. MỤC TIÊU:
Sau module này học viên sẽ :
Trình bày được quan niệm và phân loại giá trị sồng
Nêu được các vai trò, mục tiêu, nội dung, nguyên tắc giáo dục giá trị sồng cho HS
Trình bày được cách thiết kế chủ đề giáo dục giá trị sống để tổ chức hoạt động thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm đáp ứng nhu cầu của HS và trang bị cho các em những KNS phù hợp với vùng, miền, lứa tuổi
Tổ chức được một số chủ đề giáo dục giá trị sống cốt lõi cho HS.
Điều chỉnh được nội dung, phương pháp và thời lượng ... cho phù hợp với điều kiện tập huấn cụ thể ở địa phương.
B. NỘI DUNG:
I. QUAN NIỆM VỀ GIÁ TRỊ SỐNG VÀ PHÂN LOẠI GIÁ TRỊ SỐNG:
1. Thế nào là giá trị sống:
1.1. Giá trị là các khách thể vật chất hay tinh thần có khả năng thoả mãn những nhu cầu nào đó của con người, giai cấp, xã hội và đáp ứng những mục đích và lợi ích của họ.
1.2. Hệ giá trị (hay còn gọi là hệ thống giá trị) là một tổ hợp giá trị khác nhau được sắp xếp, hệ thống lại theo những nguyên tắc nhất định, thành một tập hợp mang tính toàn vẹn, hệ thống, thực hiện các chức năng đặc thù trong việc đánh giá của con người theo những phương thức vận hành nhất định của giá trị. 
Thí dụ: 5 điều Bác Hồ dạy
1.3. Giá trị sống ( Hay giá trị cuộc sống) là một hình thái ý thức xã hội, là hệ thống các quan niệm về cái thiện, cái ác trong các mối quan hệ của con người với con người. Giá trị sống về bản chất là những quy tắc, những chuẩn mực trong quan hệ xã hội, được hình thành và phát triển trong cuộc sống, được cả xã hội thừa nhận. 
 Giá trị sống là quy tắc sống, nó có vị trí to lớn trong đời sống, và định hướng cho cuộc sống của mỗi cá nhân, điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực của xã hội. 
2. Phân loại giá trị sống:
2.1: Hoà bình:
Hòa bình: là thế giới không có chiến tranh, xây dựng một thế giới hòa bình
Hòa bình bắt đầu từ mỗi người chúng ta. Thông qua sự tĩnh lặng và sự suy nghĩ đúng đắn về ý nghĩa của nó, chúng ta có thể tìm được nhiều cách mới mẻ và sáng tạo để tạo thuận lợi cho sự hiểu biết về các mối quan hệ và sự hợp tác với tất cả mọi người.
2.2: Tôn trọng:
Tôn trọng trước hết là tự trọng – là biết giá trị của mình
Tôn trọng là lắng nghe người khác - biết người khác cũng có giá trị như tôi
Tôn trọng chính bản thân nó là nguyên nhân làm tăng thêm sự tin cậy lẫn nhau.
Khi chúng ta tôn trọng chính mình, thì dễ dàng tôn trọng người khác. Những ai biết tôn trọng sẽ nhận được sự tôn trọng. Hãy biết rằng mỗi người đều có giá trị và khi thừa nhận giá trị của người khác thì thế nào cũng chiếm được sự tôn trọng từ người khác.
2.3: Hợp tác:
Hợp tác là khi mọi người biết làm việc chung với nhau và cùng hướng về một mục tiêu chung. 
Hợp tác phải được chỉ đạo bởi nguyên tắc về sự tôn trọng lẫn nhau.
Một người biết hợp tác sẽ nhận được sự hợp tác. Khi có yêu thương thì có sự hợp tác. Khi nhận thức được những giá trị của cuộc sống, tôi có khả năng tạo ra sự hợp tác.
Sự can đảm, sự quan tâm, sự chăm sóc, và sự đóng góp là sự chuẩn bị đầy đủ cho việc tạo ra sự hợp tác.
2.4: Trách nhiệm:
Trách nhiệm là việc bạn góp phần của mình vào công việc chung.
Trách nhiệm là đang thực hiện nhiệm vụ với lòng trung thực.
Như là một người có trách nhiệm, bạn làm nhiều hơn những điều/việc xứng đáng để góp phần cùng với người khác. Một người có trách nhiệm thì biết thế nào là phải, là đẹp, là đúng, nhận ra được điều gì tốt để góp phần. Quyền lợi gắn liền với trách nhiệm. Trách nhiệm là đang sử dụng tiềm lực, tài nguyên của chúng ta để tạo ra những thay đổi tích cực.
2.5: Trung thực:
Trung thực là nói sự thật
Trung thực thể hiện trong tư tưởng, lời nói và hành động thì đem lại sự hòa thuận.
Trung thực là sử dụng tốt những gì được ủy thác cho bạn. Trung thực là cách xử sự tốt nhất. Đó là một mối quan hệ sâu xa giữa sự lương thiện và tình bạn.
Khi sống trung thực: tâm hồn trong sáng và nhẹ nhàng, được tin cậy, thỏa mãn bản thân.
2.6. Khiêm tốn
Khiêm tốn là ăn ở, nói năng, làm việc một cách nhẹ nhàng và đơn giản và có hiệu quả.
Khiêm tốn gắn liền với tự trọng, nhận biết khả năng, uy thế của mình, nhưng không khoác lác khoe khoang
Một người khiêm tốn tìm được niềm vui khi lắng nghe người khác, nhận ra sức mạnh bản thân và người khác
Khiêm tốn làm cho một người trở nên vĩ đại trong trái tim của nhiều người. Khiêm tốn tạo nên một trí óc cởi mở.
2.7: Giản dị:
Giản dị là sống một cách tự nhiên, không giả tạo. 
Giản dị là chấp nhận hiện tại và không làm mọi điều trở nên phức tạp. 
Người giản dị thì thích suy nghĩ và lập luận rõ ràng, biết tiết kiệm – biết thế nào là sử dụng tài nguyên, tiềm năng một cách khôn ngoan; biết hoạch định đường hướng cho tương lai. 
Giản dị giúp bạn kiên nhẫn, làm nảy sinh tình bạn và khả năng nâng đỡ, hiểu rõ giá trị của những vật chất dù nhỏ bé nhất trong cuộc sống.
2.8: Khoan dung:
Khoan dung là tôn trọng qua sự hiểu biết lẫn
Khoan dung là nhìn nhận cá tính và sự đa dạng trong khi vẫn biết dàn xếp mầm mống gây chia rẽ, bất hòa.
Hạt giống khoan dung và yêu thương cần được tưới chăm bởi lòng trắc ẩn và sự ân cần quan tâm đến nhau. 
Người khoan dung thì biết rút ra những điều tốt nơi người khác cũng như trong các tình thế, biết kiên nhẫn, cởi mở và chấp nhận sự khác biệt với những vẻ đẹp của nó.
2.9: Ðoàn kết
Đoàn kết là sự hòa thuận ở trong và ở giữa các cá nhân trong một nhóm, một tập thể.
Đoàn kết được tồn tại bởi đánh giá đúng mỗi con người
Đoàn kết được xây dựng qua việc chia sẻ các mục tiêu, niềm hy vọng và viễn tưởng tương lai
Đoàn kết tạo nên kinh nghiệm về sự hợp tác, làm gia tăng sự hăng hái trong nhiệm vụ và tạo ra một bầu khí thân thiện. Đoàn kết tạo ra cảm giác hạnh phúc êm ái và gia tăng sức mạnh cho mọi người.
2.10: Yêu thýõng:
Yêu người khác nghĩa là bạn muốn điều tốt cho họ. Yêu là biết lắng nghe; yêu là chia sẻ. 
Bạn thật đáng yêu (đang được yêu) và có khả năng yêu – và tôi cũng thế.
Khi tôi yêu thương trọn vẹn, giân dữ sẽ tránh xa. Tình yêu là giá trị làm cho mối quan hệ giữa chúng ta trở nên tốt hơn. Lep Tonstoy viết: “Luật của cuộc sống ở trong sự tử tế của tâm hồn chúng ta. Nếu con tim của chúng ta trống rỗng thì không có luật nào hay tổ chức nào có thể lấp đầy.”
2.11: Tự do:
Tất cả mọi người đều có quyền tự do. Trong sự tự do ấy, mỗi người có bổn phận tôn trọng quyền lợi của những người khác. 
Tự do tinh thần là một kinh nghiệm khi tôi có những suy nghĩ tích cực về tất cả, kể cả về chính tôi.Tự do thuộc lãnh vực của lý trí và tâm hồn.
Tự do là một món quà quý giá. Chỉ có thể tự do thật sự khi các quyền lợi quân bình với những trách nhiệm. Có tự do thực sự khi mọi người có được quyền bình đẳng
2.12: Hạnh phúc:
Hạnh phúc là trạng thái bình an của tâm hồn khiến con người không có những thay đổi đột ngột hay bạo lực.
Nói những lời tốt đẹp về mọi người đem lại hạnh phúc nội tâm. Hạnh phúc lâu bền là trạng thái của sự hài lòng bên trong.
Khi hài lòng với chính mình, bạn sẽ cảm nhận được hạnh phúc. Khi những lời nói của tôi là “những bông hoa thay vì những hòn đá”, tôi đem lại hạnh phúc cho thế giới.
II. VAI TRÒ VÀ MỤC TIÊU GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH TRONG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG:
1.Thu hút người học , làm cho người học cảm thấy thú vị và có cảm xúc với hoạt động này
2. Làm cho người học nhận biết các giá trị phổ quát như một giá trị của chính mình
3.Người học được trải nghiệmvới một số giá trị và biết cách giảm căng thẳng
4.Nâng cao nhận thức , hứng thú và sự quan tâm của người học đến các giá trị sống
5. Nâng cao hiểu biết về hành động hòa bình, hành vi yêu thương trung thực, hợp tác trên cơ sở các giá trị sống
6. Nâng cao lòng tự trọng và củng cố niềm tin rằng “ Tôi tạo nên sự khác biệt ”
7. Biết lựa chọn tích cực hành vi và thái độ thông qua việc loại bỏ những hành vi và cảm xúc tiêu cực
8. Người học hiểu về các quyền cá nhân, biết tôn trọng các giá trị của mình và tư duy về thông điệp của riêng mình
9. Nâng cao việc nói chuyện tích cực với bản thân, các hành vi đạt mục đích và trách nhiệm với bản thân
10. Biết thể hiện suy nghĩ và tình cảm của mình dưới hình thức nghệ thuật
11. Xây dựng các hành vi xã hội tích cực ở người học
12. Phát triển các kỹ năng xã hội tích cực giữa con người với con người trên cơ sở của các giá trị
13. Xây dựng các phương pháp tích cực, hòa bình để giải quyết các bất hòa, xung đột
14. Nâng cao lòng khoan dung, phát triển sự cảm nhận về các nền văn hóa khác.
15. Thiết lập được các mối liên hệ thực tiễn của các giá trị với cộng đồng và thế giới
16. Xây dựng ý thức hậu quả của tham nhũng đối với xã hội và phát triển tinh thần trách nhiệm của người học
17. Phát triển ý thức môi trường và trách nhiệm sinh thái
III. ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ SỐNG
1. Định hướng giá trị là xu hướng nhân cách hướng tới giá trị nào đó, là cơ sở điều chỉnh hành vi con người và là thành phần trong cấu trúc nhân cách.
2. Định hướng giá trị là nhân tố trung tâm chi phối mọi suy nghĩ, điều chỉnh hành vi, hoạt động của con người, từ đó hướng hoạt động tới mục đích cơ bản của cuộc đời. 
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH:
1. Phương pháp mô hình mẫu
2. Phương pháp thuyết trình kết hợp với các PP khác
3. Phương pháp động não
4. Phương pháp nghiên cứu tình huống
5. Phương pháp trò chơi
6. Phương pháp hoạt động nhóm
7. Phương pháp đóng vai
8. Phương pháp tưởng tượng/nội suy
9. Phương pháp bản đồ tư duy, sơ đồ hóa, mô hình hóa
10. Phương pháp trải nghiệm/thực hành
1. Phương pháp mô hình mẫu
- Trong giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh, tấm gương về nhân cách người thầy giữ vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy, chính người thầy phải được giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống đầy đủ để có thể giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh.
- Người thầy là tấm gương để trò soi vào, để trò học làm người. Chính vì vậy, không phương pháp nào bằng phương pháp “dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”. Những người dạy nội dung Giá trị và kỹ năng sống càng cần là tấm gương mẫu mực về hành vi, lời ăn tiếng nói, cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề đây là những yêu cầu rất cao và đòi hỏi mỗi người thầy cũng luôn phải tự rèn luyện mình để công tác giáo dục học trò hiệu quả hơn. Tuy nhiên nói vậy không có nghĩa người thầy là những vị thánh, là những siêu nhân. Người thầy cũng có thể phạm sai lầm. 
*/ Phẩm chất và những kỹ năng của nhà giáo dục giá trị và kỹ năng sống 
Những điều Không nên: 
- Diễn thuyết, nói dài, đọc cho học sinh chép.
- Không luôn đưa ra lời đáp có sẵn mà để học sinh tự tìm tòi. 
- Không trả lời tay đôi với một học sinh mà đưa câu hỏi cho tập thể tự tìm lời đáp. 
- Không vội vàng phê phán đúng/sai như một quan tòa nhưng kiên trì giúp học sinh tranh luận và tự kết luận. 
- Không mớm ý cho học sinh phát biểu ý kiến mà người lớn trông đợi. 
- Không nên bắt học sinh hoạt động không ngừng và không còn thời gian và khoảng trống để suy nghĩ cho dù giáo viên có khả năng tổ chức sinh hoạt tập thể, và là một giáo viên giỏi. 
Dĩ nhiên thỉnh thoảng bạn có thể tổng kết, kết luận nhưng với thái độ thư giãn, thoải mái, gợi mở. Điều này sẽ giúp cho học sinh dám tự tìm tòi, suy nghĩ.
Nhưng thay đổi cái nếp cũ rất khó. Dưới đây là phẩm chất của một người thầy có kinh nghiệm giáo dục học sinh tốt. 
Những điều Nên: 
- Tin tưởng vào học sinh và năng lực của các em. 
- Kiên nhẫn và có kỹ năng lắng nghe tốt. 
- Ý thức về bản thân và sẵn sàng học những kỹ năng mới. 
- Tự tin nhưng không kiêu căng. 
- Có kinh nghiệm sống và biết suy xét. 
- Tôn trọng ý kiến của người khác, không áp đặt ý kiến của mình. 
- Thực hành tư duy sáng tạo và khai phá. 
- Có khả năng tạo bầu không khí tin tưởng lẫn nhau. 
- Linh động trong việc sử dụng các kỹ thuật điều động nhóm, không bám sát vào một quy trình định sẵn. 
- Có kiến thức về tâm lý phát triển nhóm bao gồm khả năng nắm bắt bầu không khí nhóm để kịp thời thay đổi phương pháp. 
- Biết sắp xếp phòng ốc, thiết bị để tạo bầu không khí hấp dẫn.
- Biết sử dụng các phương pháp giáo dục chủ động. 
Đặc biệt người dạy phải nắm vững “tính năng động của nhóm” (group dynamics) và có những kỹ năng tác động vào nhóm để: 
- Tạo bầu không khí dân chủ, thoải mái để nhóm học sinh đưa ra những kinh nghiệm, những nhận thức mới hay những quyết định hành động.
- Tác động kịp thời khi nhóm bế tắc, để thay đổi quy trình nhóm cho phù hợp. 
- Biết tạo bầu không khí khi tranh luận sôi nổi để cọ xát các giá trị, các lập trường khác nhau để giúp học viên chấp nhận hay không chấp nhận những ý kiến khác biệt.
- Biết nắm phản hồi của nhóm khi sinh hoạt kết thúc. 
- Uyển chuyển nhưng bám sát quy trình phát triển của nhóm. 
2. Phương pháp thuyết trình kết hợp các phương pháp khác 
Để học sinh hiểu và cảm nhận sâu sắc, giáo viên cần giải thích cho học sinh về các giá trị và kỹ năng sống, những thể hiện đa dạng của giá trị và kỹ năng sống trong từng hành vi của con người trong thực tiễn xã hội. Thí dụ, vì sao học sinh lại thích nghe bài hát này? (Giáo viên cần làm rõ giá trị của bài hát là gì và vì sao nó lại làm mình yêu mến bài hát đó?). Giờ học giá trị và kỹ năng sống thường bắt đầu từ giới thiệu mục tiêu, và nó có thể triển khai dưới các hình thức khác nhau. 
Phần giới thiệu mục tiêu thường được thực hiện bằng phương pháp thuyết trình, trao đổi giữa giáo viên và học sinh, dưới dạng lấy phiếu nhu cầu, dưới dạng trò chơi, câu đố Các phương pháp lựa chọn cần tạo ra sự thu hút và nảy sinh động cơ nhu cầu muốn tìm hiểu ở học sinh. 
3. Phương pháp động não 
Với mục đích làm cho học sinh tích cực và chủ động sáng tạo tham gia vào qua trình giáo dục, phương pháp kích não (động não, bão não, khởi động) rất nên sử dụng. Học sinh phải đưa ra ý kiến của mình về vấn đề đã có chút kinh nghiệm, hiểu biết, hoặc về một vấn đề mới trên cơ sở được cung cấp một số thông tin cơ bản, cần thiết. Động não là phương pháp giúp cho học sinh 

File đính kèm:

  • docxBoi_duong_thuong_xuyen_modun_3536_THCS_file_word_chi_can_in.docx
Giáo án liên quan