Nâng cao kết quả học tập môn Hình học 6 thông qua việc phụ đạo về kĩ năng vẽ hình tại trường THCS Võ Thị Sáu thành phố Nha Trang

Thiết kế : Thiết kế kiểm tra sau tác động với các nhóm

Nhóm 1: Chọn 15 em lớp 6/1 là nhóm thực nghiệm

Nhóm 2: Chọn 15 em lớp 6/1 là nhóm đối chứng

Nội dung kiếm thức: Chương I môn hình học 6

c. Quy trình nghiên cứu

* Chuẩn bị bài của giáo viên: Sau khoảng từ 1 – 2 tiết dạy trên lớp đối với những bài có nhu cầu vẽ hình, tôi soạn bài cho một tiết dạy phụ đạo về kĩ năng vẽ hình cho nhóm thực nghiệm (chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ phục vụ cho vẽ hình, bảng phụ )

 

doc9 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao kết quả học tập môn Hình học 6 thông qua việc phụ đạo về kĩ năng vẽ hình tại trường THCS Võ Thị Sáu thành phố Nha Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ NHA TRANG
TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU
-----š›&š›-----
ĐỀ TÀI
NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN HÌNH HỌC 6
THÔNG QUA VIỆC PHỤ ĐẠO VỀ KĨ NĂNG VẼ HÌNH
TẠI TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU THÀNH PHỐ NHA TRANG
Người thực hiện:	Trần Thị Phương Hòa
 Tổ chuyên môn:	Toán – Lý – Công nghệ
Năm học: 2010 - 2011
PHỤ LỤC
-----š›&š›-----
Tóm tắt đề tài	Trang 2
Giới thiệu	3
Phương pháp	4
Khách thể nghiên cứu	4
Thiết kế nghiên cứu	4
Quy trình nghiên cứu	4
Đo lường và thu thập dữ liệu	5
Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả	6
Kết luận và khuyến nghị	7	
Tài liệu tham khảo	8
Phụ lục	8
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Qua nhiều năm dạy hình học 6 tôi thấy: Học sinh học yếu môn hình học làm ảnh hưởng kết quả học tập môn Toán.. Kĩ năng vẽ hình yếu làm ảnh hưởng kết quả học tập môn hình.Yếu tố quan trọng để học sinh học tốt môn hình là kĩ năng vẽ hình. Tuy nhiên, trong thực tế học sinh không vẽ hình được hoặc vẽ hình được nhưng không chính xác dẫn đến học sinh không làm được bài hoặc làm nhưng không đúng .Từ đó các em chán nản ,không còn hứng thú khi học phân môn hình học .Là một giáo viên nhiều năm đứng trên bục giảng ,tôi rất trăn trở về ”kĩ năng vẽ hình của học sinh ”.Đối với học sinh khá giỏi thì tạm ổn, còn đối với học sinh trung bình, yếu ,kém thì làm thế nào để rèn luyện kĩ năng vẽ hình cho các em để từ đó các em vẽ được hình ở tất cả các dạng bài tập ,trên cơ sở đó các em có hứng thú khi làm bài tập hình học và đần dần làm tốt hơn . Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này sử dụng giải pháp thay thế: “Nâng cao kết quả học tập môn hình học 6 thông qua việc phụ đạo về kĩ năng vẽ hình tại trường THCS Võ Thị Sáu – Thành phố Nha Trang”. Thông qua đó giúp tăng khả năng vẽ hình cho học sinh lớp 6, giúp học sinh học tốt môn hình học 6. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm học sinh lớp 6/1 có điểm khảo sát chất lượng đầu năm tương đương nhau. Thiết kế kiểm tra sau tác động với các nhóm (nội dung kiến thức chương I hình học 6): Sử dụng các biện pháp, thủ thuật, cách thức tác động đối với nhóm tác động ( Sử dụng kết hợp 4 phương pháp),dùng bài kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết sau đó dùng các phép kiểm chứng T – Test để kiểm chứng độ tin cậy và chính xác của các phép đo . Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy kết quả bài kiểm tra sau tác động có điểm trung bình cộng cao hơn nhóm đối chứng .
Qua việc phụ đạo vẽ hình cho các em ở học kỳ I tôi thấy các em có kết quả nhất định: như kĩ năng vẽ hình tiến bộ rõ rệt, học sinh hết lúng túng khi sử dụng dụng cụ vẽ hình, từ đó các em vẽ được hình ở tất cả các dạng bài tập trên cở sở đó các em có hứng thú khi làm bài tập hình học.
	Qua đề tài này tôi rất mong sự góp ý nhiệt tình của quý thầy cô giáo.
GIỚI THIỆU
Qua nhiều năm dạy môn hình học 6 tôi nhận thấy còn nhiều khó khăn như :
+ Việc nắm các khái niệm, tính chất hình học ban đầu đối với các em còn chậm 
+ Khâu vẽ hình , ghi các ký hiệu toán học còn tùy tiện ; nhiều em không biết vẽ hình , chưa biết sử dụng thước thẳng.
+ Số đông học sinh đọc các thuật ngữ toán học chưa được, chưa biết trình bày bài làm.
+ Hầu hết các tiết trong phân phối chương trình là tiết lý thuyết .Việc luyện tập vận dụng kiến thức được ghép trong một tiết với lý thuyết nên cần có biện pháp giúp học sinh hiểu được nội dung của bài và có thời gian luyện tập . 
Qua việc thăm lớp, dự giờ khảo sát trước tác động, tôi thấy :
 + HS học yếu môn hình học làm ảnh hưởng kết quả học tập môn toán .
 	+ Kĩ năng vẽ hình yếu làm ảnh hưởng kết quả học môn hình yếu .
	Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã sử dụng :
Giải pháp thay thế: nâng cao kết quả học tập môn hình học 6 thông qua việc phụ đạo về kĩ năng vẽ hình tại trường THCS Võ Thị Sáu - Thành Phố Nha Trang .
- Thông qua đó:
+ Giúp tăng khả năng vẽ hình cho HS lớp 6
+ Qua vẽ hình chính xác, đẹp, nhanh ... kích thích óc quan sát, trí tưởng tượng về hình học , giúp HS học tốt hơn môn hình học 6.
Vấn đề nghiên cứu: Việc phụ đạo về kĩ năng vẽ hình cho HS lớp 6 có nâng cao kết quả học tập môn Toán hay không ?
Giả thuyết nghiên cứu: Có. Việc phụ đạo về kĩ năng vẽ hình cho HS lớp 6 sẽ nâng cao kết quả học tập môn Toán.
PHƯƠNG PHÁP
a. Khách thể nghiên cứu
	Tôi lựa chọn hai nhóm học sinh lớp 6/1 vì có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu ứng dụng.
* Giáo viên: Trần Thị Phương Hòa 
* Học sinh: hai nhóm học sinh lớp 6/1
 Hai nhóm được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ giới tính, tương đương nhau về trình độ kiến thức . Cụ thể như sau:
Bảng 1: Giới tính, trình độ kiến thức và học lực bộ môn toán của học sinh lớp 6/1 trường THCS Võ Thị Sáu ( Từ kết quả của khảo sát chất lượng đầu năm )
Số HS các nhóm
Học lực môn toán …
Tổng số
Nam
Nữ
G
K
TB
Y
Kém
Nhóm 1
15
8
7
7
7
1
Nhóm 2
15
5
10
7
8
Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai nhóm này đều tích cực, chủ động.
Điểm khảo sát chất lượng đầu năm của các nhóm này tương đương nhau 
b. Thiết kế : Thiết kế kiểm tra sau tác động với các nhóm 
Nhóm 1: Chọn 15 em lớp 6/1 là nhóm thực nghiệm
Nhóm 2: Chọn 15 em lớp 6/1 là nhóm đối chứng
Nội dung kiếm thức: Chương I môn hình học 6
c. Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị bài của giáo viên: Sau khoảng từ 1 – 2 tiết dạy trên lớp đối với những bài có nhu cầu vẽ hình, tôi soạn bài cho một tiết dạy phụ đạo về kĩ năng vẽ hình cho nhóm thực nghiệm (chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ phục vụ cho vẽ hình, bảng phụ…)
* Tiến hành dạy thực nghiệm: 
Bảng 4. Thời gian thực nghiệm
Thứ ngày
Môn/Lớp
Tiết theo PPCT
Tên bài dạy
7/11/9/2010
Hình /6/1
Tiết 1,2
Phụ đạo vẽ hình :Điểm ,đường thẳng,ba điểm thẳng hàng 
7/9/10/2010
Hình /6/1
Tiết 5,7
Phụ đạo cách vẽ tia ,đoạn thẳng 
7/13/11/2010
Hình /6/1
Tiết 11,12
Phụ đạo vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài .Trung điểm của đoạn thẳng 
+ Các biện pháp, thủ thuật, cách thức tác động đối với nhóm tác động:
Biện pháp 1: Tổ chức cho học sinh tự hoạt động để nắm chắc kiến thức 
Biện pháp 2 :Dùng màu sắc giúp học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng 
Biên pháp 3 :Giao bài tập trắc nghiệm để củng cố được nhiều kiến thức 
Biện pháp 4 : Giao bài tập mở để nâng cao kiến thức cho học sinh .
d. Đo lường:
Thu thập dữ liệu: Tôi dùng bài kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết môn hình học 6 làm bài kiểm tra sau tác động. Sau đó, tôi dùng các phép kiểm chứng: T-Test để kiểm chứng độ tin cậy và sự chính xác của các phép đo
Nhóm
Tác động
Kiểm tra sau TĐ
N1
Phụ đạo về kĩ năng vẽ hình
O3 = 16.33
N2
Không phụ đạo
O4 = 13.33
|O3 – O4|= 3.0 > 0
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài
Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, tôi tiến hành bài kiểm tra 15 phút; bài 1 tiết là đề chung của toàn trường (nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục). 
 Sau đó tôi tiến hành chấm bài 15 phút theo đáp án đã xây dựng, bài kiểm tra 1 tiết giáo viên được nhóm toán 6 phân công chấm.
NHÓM THỰC NGHIỆM
NHÓM ĐỐI CHỨNG
Sau tác động
Sau tác động
TT
Học sinh
L1
L2
TC
Học sinh
L1
L2
TC
1
Đặng Thị Thanh Bình
8
9
17
Vũ Nguyên Hà
5
5
10
2
Đinh Thế Hiển
9
9.5
18.5
Trần Vũ Minh Hiếu
5
7
12
3
Trần Thị Thanh Huệ
5
8.5
13.5
Nông Hà Thanh Hoa
5
9.5
14.5
4
Nguyễn Hoàng Hà Khánh
9
8
17
Văn Thị Lan
5
6
11
5
Nguyễn Tuấn Kiệt
5
7.5
12.5
Mai Thị Trà Linh
5
8.3
13.3
6
Lê Minh Tuấn
5
8.5
13.5
Phạm T.Minh Phương
7
7.5
14.5
7
Đỗ Khánh Ly
7
9.5
16.5
Phạm Hoàng Thắng
7
8.3
15.3
8
Nguyễn Trường Nam
8
9.5
17.5
Nguyễn Huy Thắng
5
6
11
9
Hoàng Lê Thanh Nhàn
8
9
17
Lê Xuân Thể
7
6
13
10
Nguyễn Hùng Phúc
8
8.5
16.5
Nguyễn Đình Thi
5
7.5
12.5
11
Nguyễn Thành Thái
9
9
18
Ngô Nguyên Anh Thư
6
8.8
14.8
12
Trần Thị Ngọc Thảo
8
9.5
17.5
Cao Nguyễn Hoài Thư
8
7
15
13
Chu Thị Phương Thảo
8
10
18
Hoàng Thị Trang
5
8.5
13.5
14
Bùi Phan Thọ
9
9.5
18.5
Hoàng Thị Khánh Linh
6
9
15
15
Trần Ng.Tăng Cường
5
8.5
13.5
Võ Hồ Hoàng Việt
6
8.5
14.5
Mode
17
Mode
15
Median
17
Median
14
Trung bình cộng
16.33
Trung bình cộng
13.33
Độ lệch chuẩn
2.032474
Độ lệch chuẩn
1.70
Kiểm chứng t-test độc lập
0.000
Giá trị SMD
1.773
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
Bảng 5. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng
Thực nghiệm
Điểm TBC
13,33
16,33
Độ lệch chuẩn
1.70
2.032474
Giá trị P của T- test
0.000
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD)
1.773
BÀN LUẬN
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 16,33, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 13,33. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là |O3 – O4|= 3.0 > 0; Điều đó cho thấy điểm TBC của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt chứng tỏ tác động đã có ảnh hưởng, nhóm được tác động có điểm TBC cao hơn nhóm đối chứng.
- Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn là SMD = 1,773 > 1. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn.
- Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình cộng của bài kiểm tra sau tác động của hai nhóm là p = 0,000 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình cộng của hai nhóm không phải là ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về nhóm thực nghiệm.
* Hạn chế: 
Đề tài nghiên cứu này chỉ áp dụng được đối với những học sinh có đi học phụ đạo.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
* Kết luận: Qua thực hiện phụ đạo về kĩ năng vẽ hình cho các em ở học kỳ I năm học 2010 – 2011, nhận thấy có một số kết quả nhất định:
- Nhờ sự quan tâm tổ chức học phụ đạo về kĩ năng vẽ hình học sinh tự mình thao tác, học sinh được rèn luyện, được củng cố kiến thức nhiều sau khi học lý thuyết. Nhận thấy: học sinh từ chỗ còn bỡ ngỡ, khó khăn tiếp cận với các khái niệm mới, các em thích thú khi vừa vẽ các hình hình học, vừa làm quen với các khái niệm mới nhẹ nhàng, từ việc nắm các khái niệm mới một cách nhẹ nhàng các em không nản chí, thụ động, vận dụng các kiến thức vào giải bài tập.
- Kĩ năng vẽ hình tiến bộ rõ rệt, học sinh hết lúng túng khi sử dụng các dụng cụ vẽ hình, từ đó các em vẽ được hình ở tát cả các dạng bài tập trên cở sở đó các em có hứng thú khi làm bài tập hình học.
- Học sinh nắm vững kiến thức, bước đầu làm quen với trình bày bài giải. Học sinh giỏi nắm rất vững các kiến thức về hình học, đã giúp thầy chấm sửa các sai sót của bài giải ở bảng của các bạn rất nhiều.
* Khuyến nghị
Đối với các cấp lãnh đạo: Nên vào đầu năm học căn cứ vào kết quả cuối năm ở các khối lớp 7, 8, 9, căn cứ khảo sát chất lượng đầu năm ở khối 6 chọn học sinh yếu, kém mở lớp phụ đạo cho các em.
Đối với giáo viên: Nên luyện tập kĩ năng vẽ hình cho các em nhiều hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa môn Toán lớp 6
Sách giáo viên lớp 6
Sách bài tập môn Toán lớp 6
4. Khung phân phối chương trình
5. Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Toán THCS
6. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học
PHỤ LỤC:
+ Giáo án các tiết dạy có sự tác động
+ Đề và đáp án các bài kiểm tra để thu thập số liệu

File đính kèm:

  • docNCKHSPUD toan 6.doc
Giáo án liên quan