Nâng cao chất lượng học tập lịch sử Việt Nam giai đoạn 1946-1954 của học sinh Lớp 9 - Trường Trung học cơ sở Lê Thiện thông qua việc sử dụng một số bản đồ giáo khoa điện từ (Chương trình chuẩn)

* Hoàn cảnh:

 - Cuộc kháng chiến của nhân dân bước sang 1 thời kì mới.

- Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải hoàn chỉnh và bổ sung đường lối cách mạng, đường lối kháng chiến cho phù hợp với thực tiễn.

* Thời gian - địa điểm:

- Thời gian: từ ngày 11 đến ngày 19 - 2 1951

- Địa điểm: xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang

* Nội dung:

+ Đại hội thông qua "Báo cáo chính trị" của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Báo cáo "Bàn về cách mạng Việt Nam" của Tổng Bí thư Trường Chinh.

 

doc64 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2094 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Nâng cao chất lượng học tập lịch sử Việt Nam giai đoạn 1946-1954 của học sinh Lớp 9 - Trường Trung học cơ sở Lê Thiện thông qua việc sử dụng một số bản đồ giáo khoa điện từ (Chương trình chuẩn), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiếu câu hỏi và phát phiếu học tập cho HS.
? Nêu những biểu hiện về thắng lợi giành được của quân dân ta trên các mặt: quân sự, chính trị – ngoại giao, kinh tế, văn hoá - giáo dục.
Lĩnh vực
Nội dung
Quân sự
Chính trị – ngoại giao
Kinh tế
Văn hoá - giáo dục
GV thu – chiếu bài tập 
- Cho HS khác nhận xét, bổ sung
- GV chiếu bảng hoàn thiện để HS đối chiếu – ghi chép
GV trình chiếu hình ảnh minh hoạ
GV giảng: Với việc các nước chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ ta, cách mạng nước ta đã ra khỏi thế bị bao vây, cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhận được sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các nước, trước hết là của Trung Quốc, Liên Xô.
- quan sát bản đồ giáo khoa điện tử về chiến dịch Việt Bắc thu –đông 1947. 
- nhận biết các tỉnh Việt Bắc
 - quan sát ảnh Cao uỷ Pháp ở Đông Dương Emile Bollaert và rèn kĩ năng sưu tầm nhân vật lịch sử 
- nhận biết về âm mưu của Emile Bollaert khi đến Đông Dương.
- quan sát bản đồ giáo khoa điện tử về chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 kết hợp xem đoạn phim tư liệu ngắn về “Cuộc tiến công của Pháp lên Việt Bắc”.
- nhận xét về kế hoạch và hành động của địch
- xem đoạn phim tư liệu về “Chủ trương của ta”.
- nhận biết chủ trương của Đảng
rèn kĩ năng làm việc hợp tác nhóm.
- nhận biết âm mưu mới của thực dân Pháp ở Đông Dương sau thất bại ở Việt Bắc thu- đông 1947.
- rèn kĩ năng nhận xét sự kiện lịch sử. 
- nhận biết được chủ trương của Đảng ta.
- nhận xét chung về chủ trương kháng chiến của Đảng ta.
- HĐ cá nhân
- quan sát
IV. Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947
1. Thực dân Pháp tiến công căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc
 a, Âm mưu mới của địch:
- “Đánh nhanh, thắng nhanh” để phá tan đầu não kháng chiến và tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực của ta; lập ra chính phủ bù nhìn.
- Khoá chặt biên giới Việt- Trung để ngăn chặn liên lạc giữa nước ta với quốc tế.
b, Cuộc tấn công của Pháp lên Việt Bắc.
- Pháp dùng 12.000 quân tinh nhuệ và phần lớn máy bay ở Đông Dương để tấn công Việt Bắc. 
- Ngày 7-10-1947, 1 binh đoàn dù nhảy xuống Bắc Cạn, chợ Đồn, chợ Mới.
- Cũng sáng 07-10-1947, một binh đoàn lính bộ từ Lạng Sơn tiến lên Cao Bằng rồi vòng xuống Bắc Cạn.
- 09-10-1947, một binh đoàn hỗn hợp từ sông Hồng lên sông Lô ® sông Gâm ® Thị xã Tuyên Quang ® Chiêm Hoá ® Đài Thị.
à Các cánh quân tạo thành hai gọng kìm bao vây căn cứ Việt Bắc.
2. Quân dân ta chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc.
* Chủ trương: phá tan cuộc tấn công mùa đông của Pháp, trên các hướng; các mặt trận: tiêu diệt nhiều sinh lực địch trên, bẻ gẫy từng gọng kìm của chúng.
* Diễn biến
- Ta chủ động bao vây và tiến công địch ở Bắc Cạn, Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã… buộc Pháp phải rút khỏi Chợ Đồn, Chợ Rã vào cuối tháng 11 – 1947. 
- Mặt trận hướng Đông: ta phục kích chặn đánh địch trên đường số 4, tiêu biểu ở đèo Bông Lau (30-10-1947). 
- Ở hướng Tây: ta phục kích chặn đánh địch trên sông Lô, nổi bật là trận Đoan Hùng, Khe Lau, đánh chìm nhiều tàu ca nô, tiêu diệt hàng trăm của địch.
* Kết quả: hai gọng kìm của Pháp bị bẻ gãy. Ngày 19/12/1947, quân Pháp phải rút khỏi Việt Bắc. Cơ quan đầu não kháng chiến được an toàn; bộ đội chủ lực của ta đã trưởng thành.
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Tinh thần đoàn kết và chiến đấu anh dũng của toàn dân.
- Đường lối chiến lược chiến thuật đúng đắn, kịp thời.
- Sự chỉ huy tài tình của Bộ chỉ huy.
* Ý nghĩa: Chiến thắng của ta buộc Pháp phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang đánh lâu dài.
V. ĐẨY MẠNH KHÁNG CHIẾN TOÀN DÂN, TOÀN DIỆN.
1, Âm mưu của địch: 
 - Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh à nhằm chống lại cuộc kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện của ta.
2. Chủ trương của ta: 
* Phương châm chiến lược: "Đánh lâu dài", phá âm mưu mới của địch.
+ Tăng cường sức mạnh và hiệu lực của chính quyền dân chủ nhân dân từ TW đến cơ sở, tăng cường lực lượng vũ trang nhân dân, đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện.
* Thắng lợi giành được:
Lĩnh vực
Nội dung
Quân sự
thực hiện vũ trang toàn dân, phát động chiến tranh du kích.
Chính trị – ngoại giao
Năm 1948, tại Nam Bộ ta đã bầu cử Hội đồng Nhân dân từ cấp xã đến cấp tỉnh. Củng cố ủy ban kháng chiến hành chính các cấp. Đầu năm 1950, Trung Quốc, Liên Xô và các nước Dân chủ Nhân dân đa đặt quan hệ ngoại giao với ta.
Kinh tế
phá hoại kinh tế địch, xây dựng kinh tế tự cấp tự túc.
Văn hoá - giáo dục
tháng 7-1950, Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông.
* Sơ kết bài học
 Do thực dân Pháp bội ước có những hành động khiêu khích chống phá ta nên nhân dân ta đã cầm súng bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Trong những năm đầu toàn quốc kháng chiến tuy còn nhiều khó khăn nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân ta đã giành được nhiều thắng lợi trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự…tạo ra bước phát triển mới trong giai đoạn cách mạng về sau.
IV. CỦNG CỐ
 Bài tập 1.
- GV chiếu lược đồ và yêu cầu HS:
+ Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947 trên lược đồ.
Bài tập 2: ? Em có suy nghĩ gì về tinh thần chiến đấu của quân dân ta trong giai đoạn của cuộc kháng chiến chống Pháp.
 V. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ VÀ CHUẨN BỊ BÀI TIẾP 
 * Bài vừa học:
 Câu 1. Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947 trên lược đồ.
Câu 2. Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của ta được đẩy mạnh như thế nào sau chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947?
- Làm bài tập (từ bài 5 à bài 7) trong vở bài tập lịch sử.
* Bài tiếp theo: Đọc – soạn 26.
- Trả lời câu hỏi trong bài; tìm hiểu nội dung bức tranh 46, 48 trong SGK tr110+113.
- Tập trình bày diễn biến Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
Ngày soạn : 03 – 01 – 2012
Ngày dạy
TIẾT
Lớp
Tiến độ
Ghi chú
0 – 01 – 2012
1, 4
 B, C
33
TIẾT 33. BÀI 26. BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1, Kiến thức: Học sinh nắm được;
- Âm mưu của địch đối với biên giới Việt-Trung 
- Chủ trương của Đảng ta, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Biên Giới thu đông 1950.
- Âm mưu của Pháp sau chiến dịch Biên Giới.
- Nội dung, ý nghĩa của đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai.
 2, Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử
- Kĩ năng sử dụng bản đồ trình bày diễn biến các cuộc kháng chiến 
3, Tư tưởng, thái độ
Giáo dục học sinh lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tình đoàn kết dân tộc, đoàn kết Đông Dương, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng. 
- Giáo dục bảo vệ môi trường.
- Truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh
II. CHUẨN BỊ
* Giáo viên: Sách hướng dẫn sử dụng kênh hình lịch sử (H: 46, 47, 48, 49)
- Hình ảnh: Thường vụ Ban chấp hành Trung ương Đảng họp bàn mở chiến dịch Biên Giới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng. 
- Bản đồ giáo khoa điện tử về chiến dịch Biên Giới, Tây Bắc được xây dựng trên PowerPoint, đoạn phim tư liệu, âm thanh có liên quan.
- Máy vi tính kết nối máy chiếu đa năng (Multimedia Projector) để thực hiện dạy học bằng giáo án điện tử.
- Chương trình giáo dục, hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng
- Sách giáo khoa, Sách giáo viên, ... 
- Trực quan tài liệu và trực quan bản đồ.
- Hoạt động độc lập, thảo luận nhóm, so sánh, tổng hợp, đánh giá
* Học sinh: Học bài cũ – soạn bài mới; soạn theo sự hướng dẫn từ tiết trước của GV.
III TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC 
Kiểm tra bài cũ.
Câu 1. Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ 19 - 12 - 1946.
Câu 2. Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947 trên lược đồ.
* Giới thiệu bài mới.
- Từ cuối 1950 trở đi, cuộc kháng chiến của chúng ta đã bước sang 1 giai đoạn mới, chúng ta đã có đủ sức mớ các chiến dịch có quy mô lớn trên kahứp các địa bàn chiến lược quan trọng: Biên giới, Trung du, Đường số 18, Hà - Nam - Ninh, Hoà Bình, Tây Bắc, Thượng Lào. Chúng ta dần dần giành được quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, thực dân Pháp - Mĩ tìm mọi cách để lấy lại quyền chủ động trên chiến trường. Mặc khác, cuộc kháng chiến của ta đã đạt được những thắng lợi toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hoá - giáo dục.
- Hôm nay chúng ta học bài: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp xâm lược (1950 - 1953).
2. Dạy và học bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 NỘI DUNG 
CẦN ĐẠT 
Hoạt động 1. HS tìm hiểu về hoàn cảnh lịch sử mới; Quân ta tiến công địch ở Biên giới phía Bắc.
* Cách thức thực hiện
GV dẫn dắt: Sau chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947, tình hình Đông Dương và thế giới thay đổi...
? Theo em, sau chiến dịch Việt Bắc thu – đông ta có những thuận lợi và khó khăn gì.
Trả lời: * Thuận lợi
- Thế giới....
- Đông Dương ....
* Khó khăn
giáo viên lưu ý học sinh: Về khó khăn: đối với kế hoạch Rerve, giáo viên phân tích và nhấn mạnh nội dung kế hoạch Rơ ve nhằm thực hiện âm mưu gì của địch, ta gặp khó khăn gì khi chúng triển khai kế hoạch này.
- Sử dụng bản đồ giáo khoa điện tử về chiến dịch biên giới thu-động 1950 để trình bày kế hoạch Rerve. 
? Nêu nhận xét của em về âm mưu của Pháp - Mĩ
 trả lời
- Âm mưu nham hiểm
- Giáo viên chốt ý: kế hoạch Rerve đã đẩy cách mạng nước ta vào thế bị bao vây cô lập từ bên trong rất bất lợi. 
- Bên cạnh bản đồ giáo khoa điện tử về chiến dịch biên giới thu-động 1950, giáo viên đưa hình ảnh về Ban Thường vụ trung ương Đảng họp quyết định mở chiến dịch Biên giới tháng 6/1950.
? Trước âm mưu trên của Pháp Đảng ta có chủ trương gì ? Vì sao ta chủ động mở chiến dịch Biên giới ?
? Em có nhận xét gì về chủ trương mở chiến dịch của ta.
Trả lời: đúng đắn, linh hoạt...
Giáo viên giúp học sinh tìm ra đâu là chủ trương cơ bản nhất.
- Giáo viên sử dụng bản đồ giáo khoa điện tử và kết hợp cho học sinh xem đoạn phim tư liệu ngắn “Ta quyết định đánh Đông Khê”.
? Vì sao ta đánh Đông Khê để mở màn chiến dịch ? 
Trả lời: chủ động đánh vào cứ điểm Đông Khê để mở màn chiến dịch vì đây là cứ điểm kiên cố và mạnh của địch...
- Cho học sinh xem đoạn phim tư liệu “Quân ta đánh Đông Khê”.
Giáo viên giới thiệu cho học sinh trong trận này đã xuất hiện nhiều tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm tuyệt vời: Đại đội trưởng Trần Cừ lấy thân mình lấp lỗ châu mai mở đường cho đơn vị xông lên diệt đồn địch; La Văn Cầu bị thương vào cánh tay đã không chút do dự nhờ đồng đội chặt đứt cho khỏi vướng để tiếp tục lao lên đánh bộc phá, hoàn thành nhiệm vụ.
- Giáo viên nhấn mạnh: Trong đoạn phim có hình ảnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đích thân Chủ tịch nước ra mặt trận, hình ảnh Bác Hồ quan sát mặt trận Đông Khê – hình ảnh hiếm thấy nguyên thủ quốc nào như vậy, không sợ nguy hiểm, gian khổ trực tiếp ra mặt trận, đây là nguồn động viên lớn nhất cho quân và dân ta chiến đấu.
- Sau khi xem đoạn phim tư liệu và trên cơ sở học sinh đã chuẩn bị trước ở nhà GV yêu cầu học sinh lên bảng trình bày ngắn gọn diễn biến của chiến dịch Biên giới thu đông 1950 bằng bản đồ.
- Gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung. 
? Kết quả quan trọng nhất của chiến dịch là gì ? Kết quả trên có đạt được so với mục tiêu đề ra không ?
Trả lời: giải phóng được tuyến biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân, ta đạt được so với mục tiêu đặt ra.
 ? Em hãy nêu ý nghĩa của dịch Biên giới thu-đông 1950 ? Vì sao nói chiến thắng của chiến dịch Biên giới đã mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của quân ta ? 
- GV kết luận và nhấn mạnh: Là chiến dịch lớn ta chủ động mở; thể hiện khả năng chỉ huy và chiến đấu của quân ta. Ta chủ động đánh vào cứ điểm kiên cố và mạnh của địch (Đông Khê).
Hoạt động 2. HS tìm hiểu về âm mưu đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp.
* Cách thức thực hiện
? Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950, thực dân Pháp và can thiệp Mĩ có âm mưu gì ở Đông Dương.
trả lời:
- Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới, thực dân Pháp thực hiện âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất. Mĩ tăng cường viện trợ cho Pháp để đẩy mạnh chiến tranh ở Đông Dương, từng bước thay chân Pháp.
- Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đò Tát-xi-nhi (12 - 1950), gấp rút xây dựng lực lượng bình định vùng tạm chiếm...
 ? Em có nhận xét gì âm mưu mới của Pháp - Mĩ.
 ? Nêu đánh giá của em về tình hình của ta lúc này.
 Hoạt động 2. HS tìm hiểu về :Hoàn cảnh, thời gian - địa điểm; nội dung; ý nghĩa lịch sử của Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng
* Cách thức thực hiện
? Cho biết hoàn cảnh dẫn tới Đại hội.
 trả lời: - Cuộc kháng chiến của nhân dân bước sang 1 thời kì mới.
- Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta...
? Em hãy cho biết thời gian địa điểm diễn ra Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng.
 trả lời: - Thời gian: từ ngày 11 đến ngày 19 - 2 1951
- Địa điểm: xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang.
? Em hãy nêu nội dung cơ bản của Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng.
Trả lời: * Nội dung:...
 GV chiếu H48- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng
 GV sử dụng sách HDSDKHLS tr 166+167 để giảng bổ sung cho HS hiểu
? Tầm quan trọng và ý nghĩa lịch sử của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II.
 GV chốt: Đó là mốc đánh dấu sự trưởng thành của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng. Đại hội đánh dấu bước trưởng thành của Đảng, thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi.
- Nhận biết hoàn cảnh lịch sử mới năm 1950
 ( thuận lợi, khó khăn)
- quan sát 
- Kĩ năng nhận xét sự kiện LS. 
- quan sát 
- khai thác kênh hình lịch sử.
- Nhận biết chủ trương của Đảng trước âm mưu của thực dân Pháp.
- nhận xét về chủ trương mở chiến dịch của ta.
- xem phim tư liệu ngắn “Ta quyết định đánh Đông Khê”.
- hiểu được quyết định của TW Đảng khi Đông Khê để mở màn chiến dịch.
- xem đoạn phim tư liệu “Quân ta đánh Đông Khê”.
- rèn kĩ năng 
sử dụng bản đồ trình bày ngắn gọn diễn biến của chiến dịch Biên giới thu đông 1950.
- nhận xét 
- nhận biết kết quả của chiến dịch thu đông và kết quả quan trọng nhất và đánh giá kế hoạch ...
- Nhận biết âm mưu của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ sau thất bại ở chiến dịch Biên Giới.
- nhận xét gì âm mưu mới của Pháp - Mĩ.
- đánh giá sự kiện lịch sử.
Nhận biết: 
+ hoàn cảnh
 + thời gian và địa điểm của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II.
- Nhận biết nội dung của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II.
- quan sát
- Nhận biết tầm quan trọng và ý nghĩa lịch sử của đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai.
I. CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU - ĐÔNG 1950
1. Hoàn cảnh lịch sử mới.
a. Thuận lợi
* Thế giới
- Cách mạng Trung Quốc thắng lợi (1 - 10 - 1949), tình hình thế giới và Đông Dương có lợi cho cuộc chiến tranh ở Đông Dương.
* Đông Dương : 
- Pháp liên tiếp bị thất bại trên chiến trường và lệ thuộc vào Mĩ. Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương.
b. Khó khăn
- Âm mưu của Pháp: thực hiện "kế hoạch Rơ-ve" nhằm khoá chặt biên giới Việt - Trung, thiết lập "Hành lang Đông - Tây", chuẩn bị tấn công quy mô lớn lên Việt Bắc lần thứ hai. 
==> Âm mưu nham hiểm
2. Quân ta tiến công địch ở Biên giới phía Bắc.
* Chủ trương của ta:
*Chủ trương ta: Tháng 6/1950 Đảng và chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm: Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch; Khai thông biên giới Việt -Trung; Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. 
==> Quyết định mở chiến dịch Biên giới chứng tỏ thế và lực của ta lúc này đã phát triển có lợi cho ta.
* Diễn biến:
+ Quân ta tiêu diệt Đông Khê (18 - 9 - 1950), uy hiếp Thất Khê; Cao Bằng bị cô lập; hệ thống phòng ngự của địch trên Đường số 4 bị lung lay.
+ Quân Pháp rút khỏi cao Bằng theo đường số 4, đồng thời lực lượng chúng ở Thất Khê được lệnh đánh lên Đông Khê để đón cánh quân từ Cao Bằng xuống.
+ Quân ta: mai phục, chặn đánh địch trên đường số 4 làm cho hai cánh quân của chúng không gặp được nhau. Đến ngày 22 - 10 - 1950, quân Pháp rút khỏi đường số 4.
* Kết quả: chiến dịch Biên giới
kết thúc thắng lợi, ta giải phóng được tuyến biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân, thế bao vây cả trong và ngoài căn cứ Việt Bắc của địch bị phá vỡ. Kế hoạch Rơ-ve bị phá sản.
* Ý nghĩa: chiến dịch Biên giới 1950 kết thúc thắng lợi đã đưa cuộc kháng chiến của ta chuyển sang giai đoạn mới.
II. ÂM MƯU ĐẨY MẠNH CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC ĐÔNG DƯƠNG CỦA THỰC DÂN PHÁP
 + Pháp muốn giành lại quyền chủ động trên chiến trường .
+ Mĩ tăng cường viện trợ cho Pháp để đẩy mạnh chiến tranh.
+ Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi (12 - 1950), gấp rút xây dựng lực lượng bình định vùng tạm chiếm...
III. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ II CỦA ĐẢNG (2 - 1951)
* Hoàn cảnh:
 - Cuộc kháng chiến của nhân dân bước sang 1 thời kì mới.
- Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải hoàn chỉnh và bổ sung đường lối cách mạng, đường lối kháng chiến cho phù hợp với thực tiễn.
* Thời gian - địa điểm:
- Thời gian: từ ngày 11 đến ngày 19 - 2 1951
- Địa điểm: xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang
* Nội dung:
+ Đại hội thông qua "Báo cáo chính trị" của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Báo cáo "Bàn về cách mạng Việt Nam" của Tổng Bí thư Trường Chinh.
+ Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam, bầu Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và Trường Chinh làm Tổng Bí thư.
* Ý nghĩa lịch sử: Đại hội đánh dấu bước trưởng thành của Đảng, thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi.
* Sơ kết bài học
 GV nhắc lại nội dung chính của bài học.
IV. CỦNG CỐ
Câu 1. Trình bày chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 bằng lược đồ.
Câu 2. Âm mưu của thực dân Pháp - Mĩ trong cuộc chiến tranh Đông Dương (từ sau chiến dịch Biên giới).
Câu 3. Trình bày nội dung chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng.
Bài tập: Nối thời gian cột A với sự kiện lịch sử cột B 
Cột A
Nối
Cột B
1) 6/1950
1 - C
A) Pháp - Mĩ thực hiện kế hoạch Đờ Lát đờ tát xi nhi
2) 18/9/1950
2 – D
B) Đại hội Đảng toàn quốc lần II họp
3) 12/1950
3 - A
C) Trung ương Đảng họp quyết định mở chiến dịch Biên Giới
4) 2/1951
4 - B	
D) Ta phá tan cứ điểm Đông Khê
E) Ta giải phóng biên giới Việt Trung
V. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ VÀ CHUẨN BỊ BÀI TIẾP THEO
* Bài vừa học: Học theo 3 câu hỏi trên và làm bài tập trong vở bài tập.
* Bài tiếp theo: Đọc – soạn tiếp phần IV, V của bài 26; sưu tầm tư liệu tranh ảnh lịch sử về thời kì này.
- Sưu tầm tranh ảnh về đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc (1 - 5 - 1951)
- Lập bảng thống kê các chiến dịch của ta sau chiến dịch Biên Giới
Ngày soạn : 10 – 3 – 2012 
Ngày dạy
TIẾT
Lớp
Tiến độ
Ghi chú
– – 2013
1, 4
B, C
35
TIẾT 35. BÀI 27. CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953 - 1954).
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1, Kiến thức
- Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Những nét chính về quá trình đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 và tác động của chiến thắng Điện Biên Phủ; giới thiệu ngắn gọn nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương.
2, Kĩ năng
- Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận định các sự kiện lịch sử, tổng hợp và biết tìm hiểu những nguyên nhân, ý nghĩa của sự kiện lịch sử.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh, lịch sử, phim tư liệu, các tài liệu tham khảo,…để nhận thức, đánh giá sự kiện lịch sử.
3. Thái độ, tư tưởng
-Tự hào những thắng lợi huy hoàng của dân tộc ta trong kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mĩ.
- Củng cố lòng tin ở thế hệ trẻ vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
- Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: ý thức trách nhiệm với đất nước, tinh thần đấu tranh, lòng yêu nước. Hình ảnh Hồ Chí Minh cùng Bộ Chính trị bàn kế hoạch đánh Điện Biên Phủ góp phân giáo dục tấm gương tận tuỵ với cách mạng của Người.
- Giáo dục bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ
* Giáo viên: Sách hướng dẫn sử dụng kênh hình lịch sử (H: 52, 53, 54)
- Bản đồ giáo khoa điện tử về chiến dịch Điện (1954) được xây dựng trên PowerPoint kèm theo một vài hình ảnh, đoạn phim tư liệu, âm thanh có liên quan.
- Máy vi tính kết nối máy chiếu đa năng (Multimedia Projector) để thực hiện dạy học bằng giáo án điện tử.
- Chương trình giáo dục, hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng
- Sách

File đính kèm:

  • docDe tai KHUDSP Su.Hang.doc
Giáo án liên quan