Nâng cao chất lượng giờ dạy tập làm văn “tập viết đoạn đối thoại cho học sinh lớp 5”

1. Cơ sở lý luận:

Tập làm văn là môn học mang tính tổng hợp. Do đó việc dạy Tập làm văn dựa trên kết quả nghiên cứu của nhiều môn khoa học. Trong các cơ sở đó, đối với việc dạy Tập làm văn ở tiểu học, quan trọng nhất là các hiểu biết về phương pháp dạy tiếng mẹ đẻ, lí thuyết hoạt động lời nói, ngôn ngữ học, lý luận văn học . Phần đại cương về phương pháp dạy tiếng mẹ để đã được trình bày. Trong mục này, chúng ta nghiên cứu lý thuyết hoạt động lời nói, trí thức về lý luận văn học (các tri thức về loại thể và tác phẩm văn học), ngôn ngữ học (các tri thức về đặc điểm các dạng lời nói, ngữ pháp văn bản) và sự vận dụng chúng vào việc dạy Tập làm văn.

1.1.Lí thuyết hoạt động lời nói và sự ứng dụng vào việc dạy Tập làm văn.

a. Các hiểu biết về hoạt động lời nói. Trường phái tâm lí học Xô viết giải thích quá trình tâm lí dựa trên tiền đề vật chất khác đã phát triển lý thuyết hoạt động trong tâm lý học và nhận thức của trẻ em được phát triển thông qua hoạt động thực tiễn. L.X Vư-gôt-xki, A.N. Lê-ôn-chép, P.Ia Gan-pê-rin.cùng nhiều nhà bác học và tạo ra bước ngoặt cho sự phát triển của tâm lý kiểu mới – tâm lí học khách quan khoa học.

 Theo A.N. Lê-ôn-chép. “Hoạt động là bản thể của tâm lý ý thức. Tâm lý ý thức được nảy sinh bởi hoạt động. Trong tâm lý họ, hoạt động được coi là sự vận động của chủ thể, của con người, hoạt động quy định nguồn gốc, nội dung và sự vận hành của tâm lý. Với ý nghĩa đó ta nói rằng: hoạt động là quy luật chung nhất của cuộc sống con người, của tâm lý con người, và do đó, hoạt động cũng là quy luật chung của tâm lý học”

 

doc28 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Nâng cao chất lượng giờ dạy tập làm văn “tập viết đoạn đối thoại cho học sinh lớp 5”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý thuyết hoạt động lời nói cho rằng: “các kích thích hành vi nói năng ở đây – tất nhiên là chúng ta xem xét lời nói trong trạng thái tự nhiên của nói – thường là một cái gì đó nằm ngoài phạm vi ngôn ngữ. Chúng ta nói không phải để mà nói mà để báo một cái gì đấy, bằng cách gì đó tác động đến một người nào đó, hướng sự chú ý đến một người nào đó. Nói cách khác, động cơ nói năng không phải là hoạt động lời nói mà của hoạt động thuộc bậc cao hơn – hoạt động giao tiếp và từ đó chúng ta có thể nói về hoạt động nói năng nếu như chúng ta xem xét lời nói trong khuôn khổ hoạt động giao tiếp.
	Về mối quan hệ giữa lời nói và mục đích cụ thể, lý thuyết hoạt động lời nói cho rằng: “Bất kì một hoạt động nào cũng bao gồm một hệ thống (hành động) hành vi. Giống như sự tương quan giữa khái niệm hoạt động và khái niệm động cơ, khái niệm (hành động) hành vi cũng tương quan với khái niệm mục đích, không phải là một hành vi (hành động) khép kín của hoạt động (không có động cơ tự thân), lời nói thường là “toàn bộ các hành vi nói năng có mục đích trung gian của mình mục đích đó phụ thuộc vào động cơ của hoạt động giao tiếp mà lời nói được xem xét”.
(A.N. Lê-ôn-chép – Trích “Những cơ sở lí thuyết hoạt động lời nói”. M.1057).
	Từ sự phân tích trên chúng ta thấy: để thực hiện hoạt động giao tiếp chúng ta có thể dùng lời nói hoặc viết thư ...tức thực hiện một hành vi nói năng. Đến lúc này hành vi nói năng nhằm vào một mục đích cụ thể, mục đích đó phụ thuộc vào động cơ giao tiếp. Để dễ hiểu ta nêu một ví dụ: chúng ta có một người thân gặp cảnh ngộ khó khăn. Ta muốn chia sẻ nỗi buồn với họ. Đó là động cơ hoạt động. Động cơ này sinh do tính chất của mối quan hệ giữa ta và người thân đòi hỏi, tức là động cơ thuộc lĩnh vực hoạt động giao tiếp. Ta có thể thực hiện động cơ bằng nhiều hoạt động: dùng lời nói, dùng hành động (gửi đồ dùng, vật dụng, tiền nong...). Như thế một động cơ giao tiếp có thể được thực hiện bằng nhiều loại hành động trong đó hành vi nói năng chỉ là một.
	Khi dùng hoạt động nói năng để an ủi, động viên hoặc góp ý cách giải quyết với người thân, ta có thể: viết thư thăm hỏi và góp ý kiến, gặp gỡ, trò chuyện, an ủi, động viên...Mỗi hành động nói năng đa dạng này nhằm thực hiện một mục đích cụ thể nhưng đều có chung một động cơ giao tiếp (chia sẻ khó khăn với người thân).
	Để thực hiện các hành động, con người phải sử dụng các thao tác “Những phương thức thực hiện hành vi chúng tôi gọi là thao tác” “Mỗi một hành động ngoài mục đích ra còn có thành phần thao tác của mình tức là nó (hoạt động) được tạo thành bởi các thao tác. Nếu hành vi phù hợp với mục đích thì thao tác phù hợp với những điều kiện hành vi. Điều kiện mà hành vi diễn ra thay đổi thì có những phương thức thực hiện hành vi (tức là các thao tác) cũng có thay đổi”
	 Trở lại ví dụ đầu. Nếu ta sử dụng hành động viết thư thăm hỏi thì ta phải thực hiện một loạt thao tác khác thao tác khi sử dụng lời nói trực tiếp với người thân trong lần gặp gỡ. Trong hai trường hợp ta phải huy động hai cơ sở sinh lý khác nhau (Cơ sở sinh lí của việc viết chữ và của việc nói), cách lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ cũng khác nhau (Một bên là lời nói có chuẩn bị trước, một bên là lời nói đối thoại có tính tự phát, một bên ngoài chữ viết không còn yếu tố gì phụ trợ, một bên còn có thể sử dụng thêm các phương tiện phi ngôn ngữ phụ trợ (nét mặt, cử chỉ, cái nhìn...). Từ đó ta dễ dàng nhận thấy phương thức thực hiện hành động hoặc thành phần thao tác của nó hoàn toàn khác nhau và phụ thuộc vào điều kiện phương tiện.
	Hành vi nói năng rất đa dạng nhưng lại có chung một cấu trúc. Cấu trúc này bao gồm 4 giai đoạn : định hướng, lập trình, hiện thực hóa và kiểm tra. Chúng được thực hiện kế tiếp nhau một cách liên tục. Mọi cấu trúc diễn ra phụ thuộc vào thời gian của quá trình gọi là cấu trúc động. Cấu trúc sản sinh hoạt động nói năng là một cấu trúc động. Giải thích cấu trúc động này, A.N.lê-ôn-chiep viết: “Để giao tiếp được trọn vẹn, về mặt nguyên tắc, con người cần nắm được hàng loạt những kĩ năng. Một là anh ta cần phải biết định hướng nhanh chóng và đúng đắn những điều kiện giao tiếp. Hai là anh ta cần biết lập đúng chương trình lời nói của mình , lựa chọn nội dung hoạt động giao tiếp một cách đúng đắn. Ba là anh ta cần phải tìm được những phương tiện hợp lí truyền đạt nội dung đó. Bốn là anh ta cần phải bảo đảm mối liên hệ qua lại. Nếu như một mắt xích nào đó của hoạt động giao tiếp bị phá hủy thì người ta không thể đạt được kết quả giao tiếp giao tiếp mong đợi. Kết quả đó sẽ không có hiệu quả”.
	Để hiểu rõ hơn, chúng ta cần phân biệt hành động nói với hoạt động nói “Hành động nói tuy có cấu trúc giống với hoạt động nhưng nó được phân biệt về căn bản với hoạt động. Nó không gắn với giao tiếp tự nhiên và như đã nói ở trên, nó có mục đích riêng, thông thường là mục đích tập dượt. Sự phân tích tình huống giao tiếp (động cơ, điều kiện giao tiếp: nói để làm gì? ở đâu? Với ai?) vắng mặt ở giai đoạn định hướng hành động nói: định hướng chỉ gắn liền với tình huống miêu tả (chủ đề tư tưởng cơ bản của phát ngôn: nói về cái gì? Và nói cái gì”
Phát ngôn không có mục đích giao tiếp là phát ngôn giả tạo ở mức độ nào đó.
b. Sự ứng dụng lí thuyết hoạt động lời nói vào việc dạy Tập làm văn:
	Giữa hệ thống kĩ năng làm văn với cấu trúc của hành vi nói năng có mối liên quan. Xem xét mối liên quan này giúp chúng ta giải quyết được nhiều vấn đề đang đặt ra cho việc dạy Tập làm văn. Sau đây là bảng hệ thống hóa mối liên quan trên (chú ý: đây là kĩ năng làm bài văn thường được nói tới hiện nay).
Cấu trúc hoạt động lời nói
Hệ thống kĩ năng làm văn
1.Định hướng
1.Kĩ năng xác định đề bài, yêu cầu và giới hạn đề bài bài viết (kĩ năng tìm hiểu đề).
2.Kĩ năng xác định tư tưởng ơ bản của bài viết.
2.Lập chương trình nội dung biểu đạt
3.Kĩ năng tìm ý (thu thập tài liệu cho bài viết).
4.Kĩ năng lập dàn ý (hệ thống hóa, lựa chọn tài liệu).
3.Hiện thực hóa chương trình
5.Kĩ năng diễn đạt (dùng từ đặt câu) thể hiện chính xác, đúng đắn, hợp với phong cách bài văn, tư tưởng bài văn.
6.Kĩ năng viết đoạn, viết bài theo các phong cách khác nhau (miêu tả, kể chuyện, viết thư...)
4.Kiểm tra
7.Kĩ năng hoàn thiện bài viết (phát hiện và sửa chữa lỗi)
	Bảng hệ thống hóa cho ta kết luận: Hệ thống kĩ năng làm bài tập làm văn hiện nay, cơ bản là phù hợp với các phát hiện của lí thuyết hoạt động lời nói. Song một số người cho rằng nếu đi sâu phân tích giai đoạn định hướng, hiện nay chúng ta thiếu các kĩ năng tương ứng với một khâu quan trọng trong giai đoạn này. Khâu liên kết hành động nói năng với hoạt động giao tiếp của người nói. Hành động nói năng không được đưa vào hoạt động giao tiếp là tự cô lập mình, là thủ tiêu ý nghĩa sinh động của mình và trở thành giả tạo. Lúc đó giờ học tách rời tình huống giao tiếp tự nhiên của ngôn ngữ. Biện pháp giải quyết là “phải tạo nhu cầu giao tiếp cho học sinh”. Muốn vậy phải tạo ra tình huống nói năng cho học sinh và dạy các em cách định hướng trong tình huống giao tiếp đó, tức là phân tích điều kiện nói năng và nhiệm vụ giao tiếp. Do đó một hệ thống đề bài tập làm văn trong đó có đề cập đến tình huống nói năng, làm nảy sinh nhu cầu nói năng của học sinh còn là niềm mong ước của những người dạy tập làm văn.
	Trên cơ sở những hiểu biết về lí thuyết hoạt động lời nói chúng ta cần đi sâu nghiên cứu hơn nữa các kĩ năng làm văn, xác định các thao tác, xây dựng các đề bài gắn với tình huống nói năng, tổ chức các tiết tập làm văn trong đó học sinh tự cảm thấy có nhu cầu nói năng, nhu cầu giao tiếp. Đây còn là khoảng đất trống cho những ai ham mê nghiên cứu phương pháp dạy tập làm văn.
1.2.Các dạng lời nói và sự ứng dụng vào dạy Tập làm văn ở tiểu học.
	Tuỳ theo nhiệm vụ, phương thức và tình huống sử dụng người ta chia lời nói thành nhiều dạng khác nhau.
	Lời nói trước tiên được chia thành lời nói bên trong và lời nói bên ngoài. Lời nói bên ngoài được biểu hiện bằng âm thanh hoặc các dấu hiệu đồ họa (các loại chữ viết), thường hướng tới một người khác nhưng cũng có khi chỉ là sự bộc lộ ý nghĩ của người nói: lời nói bên trong không được phát âm hoặc viết ra. Đó là lời nói ý nghĩ. Nó thường hướng tới chính bản thân người nói. Về mặt kết cấu ngữ pháp, cách diễn đạt, lời nói bên trong có nhiều điểm khác lời nói bên ngoài. Lời nói bên trong có ý nghĩa quan trọng trong đời sống, sinh hoạt, trong học tập, nghiên cứu... Nhà trường có trách nhiệm phát triển ở học sinh cả lời nói bên ngoài và lời nói bên trong.
	Người ta còn chia lời thành khẩu ngữ (lời nói miệng) và bút ngữ (bài viết) lời độc thoại và đối thoại.
a. Lời đối thoại và độc thoại:
a.1)Lời đối thoại:
Cuộc đối thợi là cuộc trò chuyện, trao đổi, thảo luận, tranh luận của hai hay nhiều người. Lời nói trong cuộc hội thoại là lời đối thoại.
	Các cuộc hội thoại có thể diễn ra trực tiếp, có thể diễn ra gián tiếp (qua điện thoại, qua cầu truyền hình...)
	Xét về mặt gia tiếp, lời đối thoại bao giờ cũng nằm trong một mạch của nhiều lời nói thuộc nhiều người nối tiếp nhau hoặc đối đáp nhau. Vì vậy nội dung lời đối thoại phải nhập vào mạch câu chuyện hoặc chủ đề hội thoại thì nó mới có ý nghĩa. Muốn vậy người tham gia hội thoại cần hăm chú lắng nghe để nắm được diễn biến nội dung. Ở các cuộc hội thoại theo đề tài, chủ đề việc này đã cần song ở các cuộc hội thoại có tính ngẫu hứng việc này càng quan trọng hơn. Chỉ sao lãng một chút, lời đối thoại trở nên lạc lõng, vô duyên.
-Xét về trình tự tiến hành cuộc hội thoại:
+ Những phát ngôn của người mở đầu hay người đề dẫn có ý nghĩa quan trọng vì: hoặc nó gây tác động kích thích tạo cho cuộc hội thoại một cái đà phát triển hoặc nó kìm hãm, tạo không khí tẻ ngắt, chán ngán khiến cuộc hội thoại trở nên buồn tẻ, thậm chí không thể tiến hành được.
+ Các lời đối thoại tiếp theo thường ngắn gọn giúp người đối thoại dễ theo dõi , có sức bật ra nhanh cần gắn với mạch nội dung hội thoại. Lời đối thoại thường biểu hiện bản lĩnh cá nhân, trình độ tri thức, khả năng giao tiếp, tính cách và cá tính...của người nói. Lời đối thoại cũng cần phù hợp với vị trí xã hội hoặc thích hợp với mối quan hệ xã hội giữa người nói với những người tham gia hội thoại: lời đối thoại còn bị không khí chung cuộc hội thoại chi phối, kích động.
-Xét về cấu trúc lời đối thoại:
+ Các lời đối thoại thường được phụ trợ các yếu tố phi ngôn ngữ như điệu bộ, cử chỉ...Do đó nó sinh động, hấp dẫn.
+ Các lời đối thoại thường sử dụng các kiểu câu nhắn, các loại câu hỏi, câu cảm thán, các từ ngữ chêm xen, bổ ngữ, các từ thông tục thậm chí cả biệt ngữ, tiếng lóng, các thành ngữ, tục ngữ...Người ta ít thấy các câu dài có cấu trúc phức tạp, các cách nói chau chuốt của văn viết...
	Nhà trường cần phát triển ở học sinh khả năng tham gia hội thoại, giúp các em luyện lời nói đối thoại. Nhược điểm của chương trình làm văn hiện nay là chưa có nội dung dạy học sinh tham gia hội thoại.
a.2)Lời độc thoại:
Lời độc thoại đòi hỏi sự tập trung ý chí và tư tưởng cao độ của người nói.
-Hoàn cảnh xuất hiện:
	Lời độc thoại là lời nói của một người cho những người khác nghe hoặc chỉ nói cho chính mình nghe.
	Ranh giới giữa lời độc thoại và lời đối thoại chỉ mang tính ước định. Nếu cô lập lời nói của một người trong cuộc hội thoại chúng ta được một đoạn độc thoại.
-Xét về mặt giao tiếp:
+ Lời độc thoại thường xuất hiện trong một số hoàn cảnh cụ thể: người báo cáo, đọc diễn văn trong các cuộc họp, hội thảo, thầy giáo giảng bài, một người mải suy nghĩ nói to ý nghĩ của mình...Như vậy, có lời độc thoại được chuẩn bị trước khá công phu (như các bài diễn văn, bài nói chuyện, các bản tin của đài phát thanh hay truyền hình...). Đồng thời có lời độc thoại phát sinh do ngẫu nhiên.
+ So với đối thoại, người độc thoại thường chủ động hơn : chủ động trong việc lựa chọn nội dung, trong việc định hướng nói, lựa chọn phương pháp nói...Người độc thoại có điều kiện thu thập tài liệu (tranh, ảnh, vật chất...), xây dựng đề cương, suy ngẫm kỹ về từng nội dung sẽ trình bày. Không bỏ công phu chuẩn bị, lời độc thoại có thể bị đứt đoạn vì không có nội dung liên tục, phải chấm dứt câu vì biết nội dung lan man xa đề tài, vì lạc hướng.
+ Lời độc thoại thường hướng tới nhiều người, hướng tới những đối tượng không xác định. Muốn cho lời độc thoại có tính hấp dẫn cần nắm được nghệ thuật nói: Biết chọn đúng đề tài nhiều người quan tâm, thể hiện trong bài nói. Sự tập trung ý chí và tư tưởng cao độ , sự hiểu biết đề tài một cách sâu sắc và có hệ thống, có lôgic, biết cách điều khiển giọng nói (ngữ điệu, âm sắc, cao độ, cường độ và trường độ...), biết nắm bắt phản ứng của người nghe để tự điều chỉnh nội dung cũng như nghệ thuật nói là các yếu tố bảo đảm sự thành công của lời độc thoại.
-Xét về mặt cấu trúc lời độc thoại:
+ Để lời độc thoại đạt các yêu cầu khi giao tiếp, nhất thiết người chuẩn bị phải chú ý trau dồi những mối liên kết bên trong (liên kết về nội dung, về cấu trúc và lôgic, về cú pháp), biết sắp xếp dàn ý cẩn thận, cặn kẽ để bất cứ người nghe nào cũng hiểu được đồng thời lôi cuốn họ. Vì vậy, trong khi triển khai nội dung lời độc thoại, cần tạo ra những tình huống thu hút sự chú ý của mọi người nghe, buộc họ phải suy nghĩ cùng người nói.
+ Ngôn ngữ của lời độc thoại cũng có những đặc điểm riêng. Cần có sự lựa chọn cách xưng hô, các đại từ chỉ ngôi thích hợp để tạo lập mối quan hệ giữa người nói với người nghe. Hệ thống từ vựng cũng cần chọn lọc cho thích hợp.
-Các bài tập làm văn miệng chính là những lời độc thoại theo đề tài. Tuy nhiên các tiết học này chưa gây hứng thú cho học sinh và hiệu quả chưa cao. Cần suy nghĩ để hiểu rõ hơn cơ chế hoạt động của dạng độc thoại và có sự ứng dụng sáng tạo vào bài làm văn miệng để khắc phục các nhược điểm hiện nay.
b. .Khẩu ngữ và bút ngữ:
Lời nói bên ngoài được chia thành khẩu ngữ và bút ngữ:
Khẩu ngữ xuất hiện sớm hơn bút ngữ như một hệ quả của nhu cầu giao tiếp tự nhiên. Bút ngữ hình thành nhờ kết quả của quá trình học tập. Vì vậy ở các lớp đầu cấp phổ thông, khẩu ngữ phát triển trội hơn còn bút ngữ mới bắt đầu được hình thành và nhiều khi chịu ảnh hưởng của khẩu ngữ (viết như nói). Càng lên các lớp trên, bút ngữ càng phát triển và được sử dụng thường xuyên, rộng rãi. Đến lúc đó bút ngữ ảnh hưởng ngược lại đối với khẩu ngữ.
b.1.Khẩu ngữ (lời nói miệng) là ngôn ngữ của âm thanh. Nó là một phương tiện trao đổi thông tin trong xã hội. Nhịp điệu lời nối nhanh hay chậm. độ cao hay thấp của giọng nói, sự ngắt đoạn, đều để lại ảnh hưởng đối với khẩu ngữ. Do đó khẩu ngữ có khả năng truyền cảm lớn.
	Nhược điểm của khẩu ngữ là không được chuẩn bị trước, người nói không có thời gian suy ngẫm về cấu trúc, dàn ý, về chọn từ. khẩu ngữ đòi hỏi sự ứng xử linh hoạt về lời nói, sử dụng cú pháp đơn giản hơn, câu ngắn hơn, thâm chí không trọn vẹn ý...
	Trong khẩu ngữ lại có hai dạng: lời đối thoại và lời độc thoại.
	Trong việc dạy tiếng mẹ đẻ, nhà trường có cần phát triển khẩu ngữ cho học sinh không? Hiện nay đây là vấn đề còn đang tranh luận. Có ý kiến ngược lại, cho rằng, dù là học tiếng mẹ đẻ, nhà trường vẫn phải phát triển ở học sinh lời nói miệng có văn hóa. Đây cũng là điểm phân biệt một đứa trẻ có giáo dục hay không có giáo dục về mặt ngôn ngữ.
b.2.Bút ngữ (bài viết).
	Như trên đã nêu, bút ngữ là sản phẩm của quá trình học tập. Bút ngữ là phương tiện giao tiếp và học tập có hiệu quả, chứng tỏ trình độ văn minh và văn hóa của người viết.
	Trong văn bản bút ngữ, các câu thường đầy đủ và phức tạp hơn khẩu ngữ, dùng nhiều từ ngữ sách vở hơn, bài có khối lượng lớn hơn so với một bài nói miệng cùng một đề tài. Trong bút ngữ , các yếu tố phi ngôn ngữ không còn vai trò phụ trợ. Người ta dùng các biện pháp khác để bổ trợ như dùng các dấu câu, dừng cách phân chia bài thành đoạn, dùng các kiểu chữ khác nhau...
	Ở các lớp đầu cấp tiểu học, học sinh mới được làm quen với bút ngữ nên cần có phương pháp dạy thích hợp và có hiệu quả. Đừng bắt các em phải đọc, phải ghi những bài văn quá dài, quá khó.
	Càng lên lớp trên bút ngữ càng phát triển. Có vai trò quan trọng nhất trong việc này là môn Tiếng Việt và văn học. Song cũng cần tận dụng cơ hội làm bài của tất cả các môn học còn lại để giúp học sinh trau dồi năng lực viết các bài văn, làm bài.
1.3.Sự ứng dụng các hiểu biết về các dạng lời nói vào dạy Tập làm văn ở tiểu học.
	Ở tiểu học, người ta chia bài tập làm văn làm hai loại: bài làm miệng và bài làm viết. Cơ sở của sự phân chia này là sự phân chia lời nói thành dạng khẩu ngữ và bút ngữ. Điều cần lưu ý là cả hai dạng bài làm văn (bài làm miệng và bài làm viết) chủ yếu thuộc dạng lời độc thoại. Đó là sự bày tỏ tình cảm, nhận xét, là sự trình bày các hiểu biết về cuộc sống, về văn hóa...của từng học sinh theo một đầu bài. Rõ ràng sự hiểu biết về đặc điểm và mối quan hệ giữa khẩu ngữ, bút ngữ, lời độc thoại giúp ích nhiều cho người giáo viên tiểu học khi dạy làm văn. Các hiểu biết này giúp chúng ta đính chính lại một vài quan niệm không đầy đủ và chính xác. Ví dụ quan niệm cho rằng bài làm văn miệng chỉ nhằm chuẩn bị cho bài làm văn viết. Do đó tiết làm văn miệng nhất thiết phải bố trí trước tiết làm văn viết. Quan niệm này quá nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa bài làm văn miệng và bài làm văn viết dự trên quan hệ giữa khẩu ngữ và bút ngữ. Song nó lại không chú ý đến đặc điểm, hoàn cảnh giao tiếp có thể dùng từng dạng lời nói trên. Vì thế không thấy đặc điểm, yêu cầu riêng mang tính chất độc lập tương đối của bài làm miệng đối với bài làm viết và ngược lại. Bài làm miệng không phải chỉ có nhiệm vụ chuẩn bị cho bài làm viết mà nó còn có nhiệm vụ rèn lời độc thoại cho học sinh theo yêu cầu cuẩ đầu bài.
	Cũng từ các hiểu biết về các dạng nói, chúng ta cần có sự suy nghĩ đến một số vấn đề đang đặt ra trong dạy Tập làm văn hiện nay như: rèn luyện lời độc thoại, làm sao có loại đề đưa học sinh vào các hoàn cảnh giao tiếp để rèn luyện lời đối thoại, có phải tất cả các kiểu bài tập làm văn đều cần có bài làm miệng và bài làm viết? (ví dụ, kiểu bài viết thư có nên có bài làm miệng không?).
1.4.Ngữ pháp văn bản và sự ứng dụng vào dạy học Tập làm văn.
	Ngữ pháp văn bản mới được giới thiệu rộng rãi ở nước ta trong vòng hơn một chục năm. Ở đây, ta không nhắc lại những hiểu biết cơ bản của ngữ pháp văn bản mà chú ý đến sự vận dụng các hiểu biết này vào Tập làm văn.
	Để tạo nên một văn bản cần tạo nên sự liên kết cả về hai mặt: liên kết nội dung và liên kết hình thức.
	Sự liên kết nội dung, dù là liên kết chủ đề hay liên kết lôgic, tạo sự nhất quá của văn bản về nội dung. Đây là một trong nhiều phẩm chất tạo nên giá trị của văn bản, tạo nên tác động mạnh mẽ của văn bản đối với người nghe hoặc người đọc. Dạy Tập làm văn không thể không luyện tập kĩ năng này cho học sinh nhằm bảo đảm bài viết hoặc nói của các em là một khối thống nhất, không đầu Ngô mình Sở. Điều cần chú ý là gần đây kĩ năng liên kết nội dung ít được các thầy cô giáo đầu tư thời gian. Để kuyện tập kĩ năng này, sự phân tích mối quan hệ giữa các đề mục trong dàn bài, giữa các đoạn văn trong bài văn có ý nghĩa quan trọng. Sự phân tích vừa nêu sẽ chỉ ra các đoạn văn trong bài, các mục trong dàn bài có sự liên kết với nhau như thế nào. Công việc này có thể tiến hành trong tiết làm dàn bài hay trong tiết trả lời . Hiện tại khi trả bài, việc chữ lỗi sai về từ, câu đôi khi lẫn lướt việc phân tích mối liên kết nội dung của bài băn. Điều đó cần được khác phục.
	Ngữ pháp văn bản còn chỉ ra cả một hệ thống các biện pháp liên kết hình thức trong văn bản. Sự phong phú của các liên kết hình thức giúp ích nhiều cho các nhà giáo. Có thể vận dụng các hiểu biết này trong tiết trả bài để chỉ ra những lỗi của học sinh khi viết câu và đoạn.
	Một ứng dụng khác của ngữ pháp văn bản là vận dụng lý luận về quá trình sản sinh văn bản vào việc xác lập hệ thống kĩ năng làm văn. Theo ngữ pháp văn bản, quy trình sản sinh một văn bản liên kết gồm 4 giai đoạn: định hướng, lập chương trình biểu đạt, hiện thức hóa chương trình biểu đạt và kiểm tra. Vận dụng vào nhà trường, mỗi giai đoạn được thực hiện nhờ một số kĩ năng. Giai đoạn định hướng gồm kĩ năng phân tích đề, giai đoạn lập chương trình biều đạt có các kĩ năng tìm ý, lập dàn ý, giai đoạn hiện thực hóa chương trình đòi hỏi vận dụng các kĩ năng dùng từ, đặt câu, 

File đính kèm:

  • docSKKN_tap_lam_van_lop_5.doc
Giáo án liên quan