Mục tiêu - Nội dung: Chủ điểm thế giới thực vật (Lớp Chồi)

1.Khám phá

 -Trẻ biết được đặc điểm, sự phát triển của cây, ích lợi của cây;

-Trẻ biết tên, đặc điểm một số loại hoa, rau, củ, quả;

-Trẻ biết mối liên hệ đơn giản giữa cây và môi trường sống; cách chăm sóc và bảo vệ cây xanh, các loại rau củ qủa;

-Trẻ biết được một số đặc điểm đặc trưng của Tết Nguyên Đán;

 

doc5 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1075 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mục tiêu - Nội dung: Chủ điểm thế giới thực vật (Lớp Chồi), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐIỂM THẾ GIỚI THỰC VẬT
Lĩnh vực
 Mục tiêu 
 Nội dung 
 Hoạt động 
Bỗ sung
I.Phát triển thể chất
1.Dinh dưỡng sức khỏe và an toàn
-Trẻ nhận biết được nhóm thực phẩm giàu vitamin; một số món ăn đơn giản chế biến từ thực vật; ích lợi của thực phẩm giàu vitamin đối với sức khỏe;
-Trẻ biết một số món ăn truyền thống ngày Tết Nguyên Đán;
-Trẻ biết cách bảo vệ sức khỏe vào những ngày Tết.
2.Phát triển vận động
-Biết thực hiện các vân động cơ bản: Chạy, bò; tung bắt bóng, ném trúng đích;
 -Trẻ hứng thú tham gia vào các trò chơi vận động, trò chơi dân gian;
-Trẻ biết thực hiện các vận động tinh.
1.Dinh dưỡng sức khỏe và an toàn
-Nhóm thực phẩm giàu vitamin: Một số loại rau, củ, quả;
-Một số thức ăn quen thuộc có nguồn gốc từ thực vật: rau luộc, đậu xào, canh rau củ.
-Ích lợi của việc ăn nhiều món ăn có nguồn gốc thực vật đối với cơ thể;
-Một số món ăn có trong những ngày Tết: bánh mứt, thịt trứng, hạt dưa
-Lợi ích của việc ăn uống đúng cách trong ngày Tết
-Vui chơi Tết an toàn;
2.Phát triển vận động
-Vận động cơ bản:
+Chạy đổi hướng theo vật chuẩn; Bò chui qua cổng; Tung bắt bóng với người đối diện; Ném trúng đích thẳng đứng;
 -Các trò chơi: Lộn cầu vồng, rồng rắn, kéo co, chồng nụ chồng hoa, trốn tìm, tìm lá cho cây, bánh xe quay;
- Vận động tinh: xếp hình, tô đồ theo nét, vẽ, cầm bút.
1.Dinh dưỡng sức khỏe và an toàn
-Trò chuyện về: các món ăn chế biến từ thực vật, nhóm thực phẩm giàu vitamin, ích lợi của việc ăn nhiều rau quả;
-Chơi: Thi xem ai chọn nhanh; Gọi đủ 2 thứ cùng loại;
-Chơi mô phỏng cách chế biến các món ăn: rau luộc, đậu xào, canh bí đỏ.
-Thực hành mô phỏng rửa các loại rau củ quả;
-Trò chuyện: Cách ăn uống đảm bảo vệ sinh trong ngày Tết, cách giữ an toàn khi đi chơi Tết
-Trò chuyện về: tác hại của thức ăn ôi thiu; tác hại của việc ăn nhiều bánh kẹo và nước ngọt; sự nguy hiểm khi chơi pháo, trèo cây;
2.Phát triển vận động
-Tập các vận động:
+Chạy đổi hướng theo vật chuẩn; 
+Bò chui qua cổng;
+Tung bắt bóng với người đối diện; 
+Ném trúng đích thẳng đứng;
-Chơi vận động: chuyền bóng, chuyền củ khoai, chạy tiếp sức;
-Chơi dân gian: Lộn cầu vồng, rồng rắn, kéo co, chồng nụ chồng hoa, trốn tìm, tìm lá cho cây;
 -Tô đồ theo nét, vẽ, xếp hình, gấp, miết vo giấy, cầm bút.
II.Phát triển nhận thức
1.Khám phá
 -Trẻ biết được đặc điểm, sự phát triển của cây, ích lợi của cây;
-Trẻ biết tên, đặc điểm một số loại hoa, rau, củ, quả;
-Trẻ biết mối liên hệ đơn giản giữa cây và môi trường sống; cách chăm sóc và bảo vệ cây xanh, các loại rau củ qủa;
-Trẻ biết được một số đặc điểm đặc trưng của Tết Nguyên Đán;
2.Làm quen với toán
- Trẻ nhận ra qui tắc sắp xếp chiều dài và chiều rộng, sắp xếp theo qui tắc;
1.Khám phá
- Đặc điểm của cây: cây thân mềm, cây cho trái, cho hoa, cây lấy gỗ;
- Sự phát triển của cây: Hạt, ra lá mầm, 2 lá mầm, rễ, cây, hoa, quả;
- Ích lợi của cây: Cây cho gỗ, cho bóng mát, cho lá, hoa, quả;
-Tên gọi, đặc điểm, màu sắc, mùi thơm; ích lợi của các loại hoa, rau củ quả; cách chăm sóc, bảo vệ hoa; cách bảo quản rau, củ quả;
 -Điều kiện để cây phát triển: Nước, ánh sáng, đất, không khí, sự chăm sóc của con người; 
-Đặc điểm và các hoạt động của ngày Tết Nguyên Đán: Chuẩn bị đón Tết; Các phong tục ngày Tết: Chúc Tết, thăm ông bà, tảo mộ, lì xì; Các hoạt động diễn ra trong ngày Tết: Cúng ông bà, thăm họ hàng, chúc tết, đi chơi;
2.Làm quen với toán
- Dạy trẻ sắp xếp chiều dài 3 đối tượng ; 
-Dạy trẻ sắp xếp chiều rộng 3 đối tượng
1.Khám phá
- Cây xanh
-Hoa cánh dài và hoa cánh tròn
-Quả một hạt và nhiều hạt
-Bé với Tết Nguyên Đán
*Trò chuyện về:
-Tên gọi, đặc điểm nổi bật các loại cây cảnh, quả, rau củ lương thực; ích lợi của chúng với con người;
-Điều kiện sống của cây, rau củ quả;
-Cách chăm sóc, bảo vệ cây, các loại rau củ quả và cách bảo quản rau củ quả;
-Ý nghĩa ngày Tết Nguyên Đán, các hoạt động chuẩn bị Tết, các hoạt động vui chơi trong ngày Tết
*Quan sát:
-Các loại cây cảnh, cây ăn quả, rau có trồng trong trường;
-Cấp dưỡng sơ chế thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật: lặt rau, gọt củ, thái cắt rau
-Gieo hạt và quan sát sự lớn lên của cây cải, cây rau mồng tơi;
-Tranh ảnh trang trí Tết của trường, sự nhộn nhịp của đường phố những ngày gần Tết, quan sát trang trí cây hoa mai hoa đào của trường
2.Làm quen với toán
-Sắp xếp chiều dài 3 đối tượng ; 
-Sắp xếp chiều rộng 3 đối tượng ;
-Chơi: Ghép hình theo mẫu, Chọn số lượng đúng theo yêu cầu, Tìm số và khoanh tròn
III.Phát triển ngôn ngữ
- Trẻ nghe, hiểu một số bài thơ, câu chuyện và biết kể chuyện theo tranh;
- Trẻ nghe, thuộc một số bài ca dao, đồng dao;
 -Trẻ nghe, hiểu và giải được một số câu đố;
- Trẻ biết đóng kịch cùng cô, cùng bạn;
- Biết phân biệt phần mở đầu, kết thúc của sách;
- Nhận dạng một số chữ cái (o,ô, ơ, a, ă, â) trong các từ hoa, rau củ quả.
-Thơ: Vè trái cây; Hoa phượng; Cây thược dược; Hoa sen; Cây đào;
-Truyện: Cây táo và chim gõ kiến, Sự tích cây khoai lang, Hạt đỗ sót;
- Một số bài ca dao, đồng dao: Lúa ngô là cô đậu nành, Gieo hạt, vòng quay luân chuyển;
 - Một số câu đố về các loại hoa củ quả.
-Đóng kịch: Cây táo và chim gõ kiến;
- Lật mở sách, “đọc” truyện qua tranh. Nghe đọc các loại sách khác nhau;
-Một số chữ cái (o,ô, ơ, a, ă, â) trong từ: hoa hồng, hoa cúc, hoa mai, quả xoài, quả cam.
-Đọc thơ: Vè trái cây; Cây thược dược; Tết đang vào nhà
-Làm quen các bài thơ: cây đào, Hoa phượng, hoa sen
-Kể chuyện: Cây táo và chim gõ kiến;
-Kể chuyện theo tranh: Hạt đỗ sót;
-Đọc đồng dao: Gieo hạt, Vòng quay luân chuyển, Lúa ngô là cô đậu nành;
-Giải câu đố về các loại rau củ, quả: cây dừa, quả ớt, quả na, cà chua, cây lúa.
-Đóng kịch: Cây táo và chim gõ kiến;
-Xem sách, truyện;
-Đọc các từ dưới tranh cây-rau củ-quả ó chứa chữ cái (o,ô, ơ, a, ă, â): hoa hồng, hoa cúc, hoa mai, quả xoài, quả cam .
IV.Phát triển thẫm mỹ
1. Tạo hình
- Trẻ biết phối hợp các kỹ năng: Vẽ, tô, cắt dán, trang trí và biết sử dụng một số nguyên vật liệu tạo hình để tạo nên sản phẩm ;
2. Âm nhạc
-Trẻ nghe, thuộc, vận động nhịp nhàng theo một số bài hát ;
- Biết thể hiện cảm xúc khi nghe các bài hát hay, các âm thanh;
- Trẻ biết chơi các trò chơi âm nhạc.
1. Tạo hình
- Vẽ, tô màu, cắt dán : cây, quả, rau củ, hoa; 
2. Âm nhạc
-Các bài hát: Lý cây xanh, lý cây bông, lá xanh, em yêu cây xanh, Quả; Lúa ngô là cô đậu nành; Cây trúc xinh, Hoa thơm bướm lượn, Miền Nam của em;
- Các trò chơi âm nhạc: Hát theo hình vẽ, bé với những làn điệu dân ca, nghe tiếng hát tìm đồ vật.
1. Tạo hình
-Thực hiện các bài tạo hình
+Vẽ hàng cây xanh;
+Vẽ các loại quả;
+Cắt, dán hoa;
+Vẽ, tô màu rau củ quả;
-Làm album về các loại rau hoa củ quả; Vẽ các loại quả; Vẽ tô màu rau củ quả; Trang trí thiệp chúc Tết
2. Âm nhạc
-Dạy hát: Em yêu cây xanh ;lá xanh ; Chúc Tết
-Múa bài “Lý cây bông”
-Làm quen bài hát: Lý cây xanh, Quả ; Lúa ngô là cô đậu nành
-Nghe hát: Cây trúc xinh, Hoa thơm bướm lượn, Miền Nam của em; Vườn cây của ba;
-Trò chơi: Hát theo hình vẽ, bé với những làn điệu dân ca, nghe tiếng hát tìm đồ vật
V.Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội
- Trẻ biết thể hiện tình cảm đối với thiên nhiên;
- Trẻ biết thể hiện tình cảm đối với người trồng cây;
- Trẻ biết giữ gìn bảo vệ môi trường;
-Trẻ nhận biết các ký hiệu nơi công cộng;
-Trẻ biết thể hiện cảm xúc về ngày tết;
-Tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên: Yêu thích, trân trọng, bảo vệ;
-Nhớ ơn người trồng cây: Biết ơn, không hái hoa, bẻ cành;
-Trồng và bảo vệ cây xanh: Chăm sóc, tưới nước, nhặt lá héo, nhổ cỏ;
-Ký hiệu: không dẫm lên cỏ, không hái
-Cảm xúc của trẻ về ngày tết: Vui mừng vì được thêm 1 tuổi, được mặc quần áo đẹp, được nhận bao lì xì từ người lớn;
- Một số việc giúp mẹ, giúp cô chuẩn bị đón tết;
-Lời nói và cử chỉ lễ phép đối với người lớn khi chúc tết.
-Trò chuyện về sở thích chăm sóc cây xanh, về tình cảm cá nhân trẻ với cây hoa;
-Trò chuyện về cách bảo vệ và giữ cho môi trường xanh sạch đẹp;
-Thực hành chăm sóc cây hoa: tưới nước, vun đất, tỉa lá, bắt sâu;
-Xem các ký hiệu: không dẫm lên cỏ, không hái hoa.
-Trò chuyện về niềm vui của trẻ khi tết về;
-Chơi: Sắp xếp mâm quả, cắm hoa;Tập gói bánh chưng cùng cô; Trang trí lớp học chuẩn bị đón tết; Khách đến nhà chúc tết

File đính kèm:

  • docMTND_CHU_DIEM_THE_GIOI_THUC_VAT.doc