Một số bài văn thuyết minh vè một thứ đồ dùng

3.Thuyết minh về kính mắt

1)Mở bài: Giới thiệu về chiếc kính đeo mắt: vật dụng cần thiết để bảo vệ mắt của con người.

2) Thân bài:

 Không ai biết tên của người làm ra cặp kính đầu tiên. Chỉ biết rằng vào năm 1266 ông Rodger Becon đã dùng chiếc kính lúp để có thể nhìn rõ hơn các chữ cái trên trang sách. Còn vào năm 1352 trên một bức chân dung người ta nhìn thấy hồng y giáo chủ Jugon có đeo một đôi kính có hai mắt kính được buộc vào một cái gọng. Như vậy chúng ta chỉ có thể biết được rằng đôi kính được làm ra đâu đó giữa năm 1266 và 1352.

Khi những cuốn sánh in ra đời thì những đôi kính cũng trở nên rất cần thiết. Vào thế kỷ XV những căp kính chủ yếu được sản xuất tại miền bắc nước ý và miền nam nước Đức, là những nơi tập trung nhiều người thợ giỏi.

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1067 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số bài văn thuyết minh vè một thứ đồ dùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i vậy, ruột bút là phần bên trong cơ thể, đầu bi chính là trái tim và mực chứa trong bút được ví như máu, giúp nuôi sống cơ thể. Còn vỏ bút giống như đầu, mình, tứ chi vậy chúng phải cứng cáp thì bút mới bền, hoạt động tốt cũng như tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái. Màu sắc và hình dáng bên ngoài giống như quần áo, làm tăng thêm vẽ đẹp cho bút. Các chi tiết của bút dù quan trọng hay thứ yếu đều góp phần tạo nên một cây bút. 
 Bước vào năm học mới, các nhà sản xuất bút bi như Bến Nghé, Đông Á, Thiên Long, Hán Sơn đã lần lượt cho ra đời hàng loạt mẫu mã từ đơn giản cho đến cầu kỳ như bút bấm, bút xoay, bút hai màu, ba màu đủ chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng như cầu người sử dụng. Nhìn chung bút bi phục vụ đắc lực cho những người cần ghi chép nhiều , cho văn phòng các cơ quan và đặc biệt là những chiếc bút bi theo chân trò nhỏ đến trường, giúp các cô, cậu lưu giữ những thông tin, kiến thức vô giá được thầy cô truyền đạt lại với cả tấm lòng! 
 Cùng với sách, vở bút bi là dụng cụ học tập quan trọng của người học sinh, vì vậy chúng ta cần phải bảo quản bút cho tốt. dùng xong phải đậy nắp ngay để tránh bút rơi làm hư đầu bi, bộ phận quan trọng nhất của bút. Đặc biệt là luôn để bút ở tư thế nằm ngang giúp mực luôn lưu thông đều, không bị tắc. Một số loại bút bi có thể thay ruột khi hết mực và mình xin mách các bạn một mẹo nhỏ là nếu để bút bi lâu ngày không xài bị khô mực thì đừng vội vứt bỏ mà chỉ cần lấy ruột bút ngâm trong nước nóng độ 15 phút cây bút của bạn có thể được phục hồi đấy!
 Có thể nói rằng bút bi là một trong những phát minh quan trọng của con người. Ngày nay cứ 1 giây lại có 57 cây bút bi được bán ra trên thế giới, chứng tỏ tầm ảnh hưởng quan trọng của nó. Khoa học tiến bộ, nhiều công cụ ghi chép tinh vi hơn, chính xác hơn lần lượt xuất hiện nhưng bút bi vẫn được nhiều người sử dụng bởi nó rẽ và tiện lợi. Cầm cây bút bi trên tay, nắn nót từng chữ viết cho người thân yêu, chúng ta mới gửi gắm được trong đó bao nhỉ!
2. Thuyết minh về chiếc nón lá
 Việt Nam là một vùng nhiệt đới, nắng lắm mưa nhiều. Vì vậy chiếu nón đội đầu là vật không thể thiếu được để che nắng che mưa.
 Nón Việt Nam có lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng ào Thịnh vào 2.500-3.000 năm về trước. Từ xa xưa, nón đã hiện diện trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam, trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua nhiều chuyện kể và tiểu thuyết.
 Hình dáng: Theo sự phát triển của lịch sử qua các thời đại, nón cũng có nhiều biến đổi về kiểu dáng và chất liệu. Kiểu dáng của nón rất đa dạng hơi xiên , hơi vát hoặc hơi đứng nhưng kiểu thông dụng nhất hiện nay là hình chóp có đỉnh nhọn, đế rộng. màu sắc tiêu biểu là màu của chất liệu làm nón đó là màu trắng hơi vàng, màu bóng của sơn dầu quét ở ngoài
 Các loại nón: Theo lời các cụ, trước kia người ta phân thành 3 loại: nón cổ có tên gọi nón mười (hay nón ba tầm), nón nhỡ và nón đầu. Nhìn chung nón cổ vành rộng, tròn, phẳng như cái mâm. Ở vành ngoài cùng có đường viền quanh làm cho nón có hình dáng giống như cái chiêng. Giữa lòng có đính một vòng nhỏ đan bằng giang vừa đủ ôm khít đầu người đội. Nón ba tầm có vành rộng nhất. Phụ nữ thời xưa thường đội nón này đi chơi hội hay lên chùa. Nón đấu là loại nhỏ nhất và đường viền thành vòng quanh cũng thấp nhất. Trước kia người ta còn phân loại nón theo đẳng cấp của người chủ sở hữu nón. Các loại nón dành cho ông già, có loại cho nhà giàu và hàng nhà quan, nón cho trẻ em, nón cho lính tráng, nón nhà sư... 
 Nhưng địa phương làm nón nổi tiếng: Ở Việt Nam, cả hai miền Bắc, Trung, Nam đều có những vùng làm nón nổi tiếng và mỗi loại nón ở từng địa phương đều mang sắc thái riêng. Nón Lai Châu của đồng bào Thái; nón Cao Bằng của đồng bào Tày sơn đỏ; nón Thanh Hoá có 16-20 vành; nón Ba ồn (Quảng Bình) mỏng nhẹ và giáng thanh thoát; nón Gò Găng (Bình ịnh); nón Huế nhẹ nhàng, thanh mỏng nhờ lót bằng lá mỏng; nón làng Chuông (Thanh Oai, Hà Tây) là loại nón bền đẹp vào loại nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
 Cách làm: Nguyên liệu làm nón không phức tạp. Ở nơi nào cũng vậy, muốn làm được một chiếc nón phải dùng lá của một loại cọ nhỏ mọc hoang, dùng sợi nón - một loại sợi rất dai lấy từ bẹ cây móc (ngày nay người ta thường dùng sợi chỉ nilon) và tre. Tàu lá nón khi đem về vẫn còn xanh răn reo, được đem là bằng cách dùng một miếng sắt được đốt nóng, đặt lá lên dùng nắm dẻ vuốt cho phẳng. Lửa phải vừa độ, nếu nóng quá thì bị ròn, vàng cháy, nguội quá lá chỉ phẳng lúc đầu, sau lại răn như cũ. Người ta đốt diêm sinh hơ cho lá trắng ra, đồng thời tránh cho lá khỏi mốc. Tre chọn ống dài vuốt nhọn, gác lên dàn bếp hong khói chống mối mọt, dùng làm vòng nón. Nón Chuông có 16 lớp vòng. Con số 16 là kết quả của sự nghiên cứu, lựa chọn qua nhiều năm, cho đến nay đã trở thành một nguyên tắc không thay đổi. Chúng đã tạo cho những chiếc nón Chuông có được dáng thanh tú, không quá cũn cỡn, không xùm xụp. Nhưng vẻ đẹp của chiếc nón chủ yếu nhờ vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ tạo nên. Người thợ khâu nón được ví như người thợ thêu. Vòng tre được đặt lên khuôn sẵn, lá xếp lên khuôn xong là đến công việc của người khâu. Những mũi kim khâu được ước lượng mà đều như đo. Những sợi móc dùng để khâu thường có độ dài, ngắn khác nhau. Muốn khâu cho liên tục thì gần hết sợi nọ phải nối tiếp sợi kia. Và cái tài của người thợ làng Chuông là các múi nối sợi móc được dấu kín, khiến khi nhìn vào chiếc nón chỉ thấy tăm tắp những mũi khâu mịn màng. Sợi móc len theo từng mũi kim qua 16 lớp vòng thì chiếc nón duyên dáng đã thành hình.Trong lúc khâu nón, các cô gái làng Chuông thường không quên tìm cách trang trí thêm cho chiếc nón hấp dẫn. ơn giản nhất là họ dán vào lòng nón những hình hoa lá bằng giấy nhiều màu sắc thường được in sẵn và bán ở các phiên chợ Chuông. Tinh tế hơn, các cô còn dùng chỉ màu khâu giăng mắc ở hai điểm đối diện trong lòng nón để từ đó có thể buộc quai nón bằng những giải lụa mềm mại, đủ màu sắc, làm tôn thêm vẻ đẹp khuôn mặt các cô gái dưới vành nón. Các cô gái Việt Nam chăm chút chiếc nón như một vật trang sức, đôi khi là vật để trao đổi tâm tư tình cảm của riêng mình. Người ta gắn lên đỉnh của lòng nón một mảnh gương tròn nho nhỏ để các cô gái làm duyên kín đáo. Công phu nhất là vừa vẽ chìm dưới lớp lá nón những hoa văn vui mắt, hay những hình ảnh bụi tre, đồng lúa, những câu thơ trữ tình, phải soi lên nắng mới thấy được gọi là nón bài thơ.
 Tác dụng: Chiếc nón Việt Nam được làm ra để che mưa, che nắng. Nó là người bạn thuỷ chung của những con người lao động một nắng hai sương. Nhưng công dụng của nó không dừng lại ở đấy, nó đã trở thành một phần cuộc sống của người Việt Nam. Trên đường xa nắng gắt hay những phút nghỉ ngơi khi làm đồng, ngồi bên rặng tre cô gái có thể dùng nón quạt cho ráo mồ hôi. Bên giếng nước trong, giữa cơn khát cháy cổ, nón có thể trở thành chiếc cốc vại khổng lồ bất đắc dĩ, hay có thể thay chiếc chậu vục nước mà áp mặt vào đó cho giải bớt nhiệt. Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cô gái người Kinh với chiếc áo dài duyên dáng thể hiện tính dịu dàng, mềm mại và kín đáo của phụ nữ Việt Nam. Với khúc hát quan họ Bắc Ninh, chàng trai và cô gái hát đối giao duyên, cô gái bao giờ cũng cầm trên tay chiếc nón ba tầm, nó giúp cô giấu khuôn mặt ửng hồng của mình khi chàng trai hát những lời bóng gió xa xôi về mối tình của chàng, thảng hoặc khi cô muốn kín đáo ngắm khuôn mặt bạn tình của mình mà không muốn để cho chàng biết.
 Cách bảo quản: Chiếc nón là vật dụng quen thuộc và gần gũi, tiện lợi nhưng cũng rất dễ hư hỏng do vậy khi dùng nón cần tránh kê để ngồi, đựng các vật nặng. Cũng không dùng nón để quạt tránh biến dạng méo mó. Cần nhẹ nhàng vì nón dễ rách hoặc gãy vành.
 Nón chính là biểu tượng của Việt Nam, là đồ vật truyền thống và phổ biến trên khắp mọi miền đất nước. Nếu ở một nơi xa xôi nào đó không phải trên đất Việt Nam, bạn bỗng thấy chiếc nón trắng, đó chính là tín hiệu Việt Nam.
3.Thuyết minh về kính mắt 
1)Mở bài: Giới thiệu về chiếc kính đeo mắt: vật dụng cần thiết để bảo vệ mắt của con người.
2) Thân bài:
 Không ai biết tên của người làm ra cặp kính đầu tiên. Chỉ biết rằng vào năm 1266 ông Rodger Becon đã dùng chiếc kính lúp để có thể nhìn rõ hơn các chữ cái trên trang sách. Còn vào năm 1352 trên một bức chân dung người ta nhìn thấy hồng y giáo chủ Jugon có đeo một đôi kính có hai mắt kính được buộc vào một cái gọng. Như vậy chúng ta chỉ có thể biết được rằng đôi kính được làm ra đâu đó giữa năm 1266 và 1352.
Khi những cuốn sánh in ra đời thì những đôi kính cũng trở nên rất cần thiết. Vào thế kỷ XV những căp kính chủ yếu được sản xuất tại miền bắc nước ý và miền nam nước Đức, là những nơi tập trung nhiều người thợ giỏi.
Năm 1629 vua Charles I của nước Anh đã ký sắc lệnh thành lập hiệp hội của các thợ làm kính mắt. Còn vào năm 1784 Bedzamin Franklin đã sáng tạo ra những đôi kính có hai tiêu điểm
Cấu tạo của kính nói chung không xa lạ gì với chúng ta. Một chiếc kính đeo mắt gồm có 2 bộ phận: Tròng kính và gọng kính. Chiếc gọng kính chiếm 80% vẻ đẹp của kính. Gọng kính là bộ phận nâng đỡ tròng kính và là khung cho mỗi chiếc kính. Giữa phần gọng trước và sau có một khớp nối bằng sắt nhỏ. Chúng được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ. Thế nhưng, đây chỉ đơn thuần về mặt hình thức bên ngòai, có thể thay đổi tùy theo ý thích cá nhân. Bộ phận còn lại của kính – tròng kính – không thể thay đổi cấu tạo gốc và có hẳn 1 tiêu chuẩn quốc tế riêng. Tròng kính ban đầu có hình tròn, vuông, sau khi chọn được lọai gọng phù hợp sẽ được mài, cắt cho vừa khít với gọng đó. Tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng đều cần tuân theo quy tắc chồng tia UV (một lọai tia gây hại cho mắt) và tia cực tím. Những lọai kính chống tia UV được tráng một lớp chất đặc biệt có màu ánh xanh, khả năng chống tia UV hơn hẳn lọai kính chỉ có plastic hay thủy tinh. Ngoài ra, 1 chiếc kính đeo mắt còn có 1 số bộ phận phụ như ốc, vít... Chúng có kích thước khá nhỏ nhưng lại khá quan trọng, dùng để neo giữ các bộ phận của chiếc kính.
Từ khi ra đời cho đến nay, chiếc kính đeo mắt đã có hành trăm loại khác nhau, phù hợp với nhu cầu và chức năng của chúng đối với người dùng. Những người bị cận, viễn sẽ có những chiếc kính có thấu kình lối lõm thích hợp để nhìn rõ hơn. Nếu không muốn chiếc gọng kính gây vướng víu, ta có thể lực chọn chiếc kính áp tròng, vừa tiện lợi vừa mang tính thẫm mĩ. Hay các loại kính râm bảo vệ mắt khi đi đường, có thể thay đổi màu khi tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời. Ngoài ra, có 1 số lạo kính đặc biệt chỉ dùng trong 1 số trường hớp như kính bơi, kính của những người trượt tuyết, kính của những nhà thám hiểm vùng cực...
Để lực chọn 1 chiếc kính phù hợp với đôi mắt, cần phải theo tư vấn cua bác sĩ. Nếu khéo chọn, 1 chiếc kính có thể che lấp khuyết điễm mà vẫn làm nối bật những đường nét riêng. Không nên đeo loại kính có độ làm sẵn vì loại kính này được lắp hàng loạt theo những số đo nhất định nên chưa chắc đã phù hợp với từng người. Mỗi loại kính cũng cần có cách bảo quản riêng để tăng tuổi thọ cho kính. Khi lấy và đeo kính cần dùnhh cả 2 tay, sau khi dùng xong cần lau chùi cẩn thận và bỏ vào hộp đậy kín. Kính dùng lâu cần lau chùi bằng dung dịch chuyên dụng. Đối với loại kính tiếp xúc trực tiếp với mắt như kính áp tròng, cần phải nhỏ mắt từ 6-8 lần trong vòng từ 10-12 tiếng để bảo vệ mắt.
3)Kết bài: Suy nghĩ về KĐM và lợi ích của nó.
Kính là một vật không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Nếu biết cách sử dụng và bảo quản tốt, kính sẽ phát huy tối đa công dụng của mình. Hãy cùng biến “lăng kính”của “cửa sổ tâm hồn” mỗi người cùng trở nên phong phú và hòan thiện hơn
4. Thuyết minh về phích nước
 Phích nước là một đồ vật thông dụng dùng để đựng nước nóng. Phích có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau . Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít , loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Phích có thể giữ nước ở nhiệt độ từ 80o đến 90o trong khoảng một ngày
 Nguồn gốc:Phích nước (hay bình thuỷ) được phat minh bởi nhà bác hoc Duwur. Ông đã cải tiến chiếc máy dùng để đo nhiệt lượng của một vật nên được gọi là nhiệt lượng kế, vì chiếc máy của Newton cồng kềnh, nhiều bộ phận nên bảo quản và làm vệ sinh khó khăn trong điều kiện phòng thí nghiệm. Để thực nghiệm chính xác, yêu cầu của nhiệt lượng kế là cách ly tối đa giứa nhiệt độ bên trong bính và môi trường bên ngoài. Từ đó, ngừoi ta chế tạo thành loại bình có khả năng cách ly nhiệt, dùng cho giử nước nóng hay nước đá (kem).
 Cấu tạo ngoài gồm : Vỏ , quai xách , nắp , thân và đáy .Vỏ phích thương được làm bằng nhôm , nhựa hoặc sắt tráng men in hoa hay hình chim, hình thú rất đẹp. Lớp vỏ còn tiện ích như đáy bằng giúp đặt vững vàng, có quai bằng nhôm hay nhựa giúp cầm và xách khi di chuyển.Nắp phích bằng nhôm, nhựa, nút đậy ruột phích bằng gổ xốp để chống mất nhiệt do đối lưu.
 Cấu tạo trong gồm : Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là khoảng chân không. Ngoài ra, bên thành trong của 2 lóp nầy còn được tráng bạc để phản chiếu bức xạ nhiệt, giúp ngăn sự truyền nhiệt ra bên ngoài (tráng ở thành trong để không bị trầy lúc co xát cũng như không làm ảnh hưởng nước đựng bên trong).Vì là thủy tinh nên rất mỏng và dễ bể, chính vì vậy mà ta cần tới lớp vỏ để bảo vệ.Ruột phích là phần quan trọng nhất nên khi mua phích cần lựa chọn thật kĩ. Mang ra chỗ sáng, mở nắp phích ra, nhìn từ trên miệng xuống đáy thấy có điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí. Điểm đó càng nhỏ thì van hút khí càng tốt, sẽ giữ được nhiệt độ lâu hơn. Aùp miệng phích vào tai nghe có tiếng O O là tốt. Tháo đáy phích xem núm thuỷ ngân có còn nguyên vẹn hay không.Tuy nhiên, ruột phích truyền nhiệt kém, sự thay đổi nhiệt đột ngột như đổ nhanh nứoc nóng vào khi bình đang nguội lạnh, hay đổ nước lạnh vào khi bình đang nóng, đều có thể làm cho bình bị nổ. 
 Từ đó ta nên bảo quản bằng cách : 
- Bình mới mua về, sau khi rửa sạch, để ráo nước mới châm nước nóng vào, khi châm lần đầu hay với một bình đã lâu không sử dụng phải châm từ từ, tốt nhất là chỉ châm một ít, đậy nắp lại, vài phút sau mới châm tiếp.
- Sáng sáng, đổ hết nước cũ ra, tráng qua cho sạch hết cặn còn đọng lại trong lòng phích tồi mới rót nước sôi vào, đậy nắp thật chặt. Hay ta có thể đổ vào trong phích một ít giấmnóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch thì chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết. 
- Nên để phích xa tầm tay trẻ nhỏ để tránh gây nguy hiểm.
- Muốn phích giữ được nước sôi lâu hơn, ta không nên rót đầy, chừa một khoảng trống giữa nước sôi và nút phích để cách nhiệt vì hệ số truyện nhiệt của nước lớn hơn không khí gần 4lần. Cho nên nếu rót đầy nước sôi, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nước nhờ môi giới của nước. Nếu có một khoảng trống không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn.
- Sau thời gian sử dụng, vỏ kim loại bị mục, giảm khả nang bảo vệ bình thì cần thay vỏ mới để an toàn người sử dụng.
Phích nước là vật dụng quen thuộc, có ích và rất cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày của mọi nhà.
5 Thuyết minh đôi dép lốp trong kháng chiến
DÐp lèp lµ vËt dông quen thuéc cña c¸c anh bé ®éi trong cuéc kh¸ng chiÕn chèng ph¸p vµ chèng mÜ ë n­íc ta
 Nguån gèc: Dép lốp xuất hiện từ những năm 50,là dép của quân giải phóng trong thời kỳ chiến tranh việt nam , do miền bắc việt lúc này kinh tế khó khăn ko đủ nguyên liệu để sản xuất giày dép cho quân đội nên đã sử dụng lốp xe tải xe hơi các loại cắt ra làm thành dép cho binh sĩ mang hành quân nên gọi là dép lốp vừa rẻ vừa hợp với cách chiến đấu của quân đội du kích gọn nhẹ là chính.
CÊu t¹o: gåm hai bé phËn: ®Õ vµ quai dÐp. ®Õ dép cong làm từ vỏ lốp ô tô, ®en x× vµ dµy b»ng nöa ®èt tay cÇm lªn thÊy nÆng nh­ng ®i rÊt ªm.
còn quai là những dây cao su được c¾t ra tõ x¨m xe chiÒu ngang chØ b»ng chiÒu ngang ngãn tay cßn chiÒu dµi th× tuú theo kÝch cì bµn ch©n to nhá nªn dµi hay ng¾n. Quai dÐp xỏ qua các khe hẹp trên đế dép. Bốn cái quai cao su, hai cái chéo bên trên, hai cái song song bên dưới. Cã thÓ dung nh­ dÐp quai hËu.
C¸ch lµm: §Õ dÐp vµ quai dÐp ®­îc c¾t tõ lèp vµ s¨m xe ®· háng. Kh«ng dïng kim chØ ®Ó may mµ chØ dïng mét dÝp s¾t kÑp lÊy ®Çu quai vµo mét lç ®ôc s½n thÕ lµ ®­îc mét ®«i dÐp mµ ai còng cãthÓ lµm ®­îc
C«ng dông: DÐp b»ng cao su nªn cã ®é ®µn håi tèt, ch¾c ch¾n vµ ®Æc biÖt ®i rÊt ªm , bÒn, kh«ng g©y ®au ch©n nªn rÊt phï hîp víi c¸c anh bé ®éi khi ph¶i hµnh qu©n xa, ®­êng gËp ghÒnh
Cách bảo quản: Tránh để dép nơi có nhiệt độ cao, phơi nắng dép nhanh hỏng, đi dép lâu ngày quai bị dãn cần thay quai mới
Ý nghĩa: Dép lốp không chỉ là vật đi ở chân, nó đã trở thành biểu tượng của những năm tháng dài cuộc sống vất vả mà tươi đẹp bởi đầy tình thương mến giữa con người với con người cùng nhau vượt qua khó khăn để sống để làm việc. Chúng tôi đã trải qua những năm tháng bom đạn ở hậu phương rồi chiến trường. Những kỷ niệm hãi hùng của chiến tranh...với đôi dép lốp ở chiến trường.
Giờ đây chiến tranh đã qua đi, chúng tôi và con cháu chúng tôi không còn phải đi những đôi dép lốp. Mong sao những ngày tháng gian khổ qua đi vĩnh viễn và chiến tranh không bao giờ trở lại trên đất nước này, để những đôi dép lốp chỉ còn là những kỷ niệm về quá khứ, cho ta thêm yêu quý cuộc sống hôm nay.
6. Thuyết minh bàn là điện
bàn là điện là một vật dụng cần cho sinh hoạt trong gia đình.
cấu tạo
gồm các bộ phận:
- nguồn sinh điện:trong bàn là có một sợi dây điện trở làm bằng hợp kim crôm-niken.tùy theo từng hãng sản xuất mà sợi dây này có dạng khác nhau.có trừong hợp dùng sợi dây tiết diện tròn quấn dưới dạng lò xo , được đặt cách điện với vỏ.có trường hợp sợi dây dẹt,quấn quanh tấm mi-ca và cách điện với vỏ.
- vỏ:làm bằng hợp kim của nhôm hoặc sắt mạ kiền.mặt dưới bàn là phẳng và nhẵn bóng.
- bộ phận phun hơi nước:một số bàn là có bộ phận phun hơi ưước vào vật được là.bộ phận chứa nước nằm trong thân bàn là.khi cắm điện vào,bàn là nóng làm nước sôi lên và hơi nước phun ra ở hai lỗ nằm tại mặt dưới bàn là.
- bộ phận điều chỉnh nhiệt độ: bộ phận này gồm một rơ-le dạng băng kép. khi bàn là nóng đến nhiệt độ nào đấy thì băng kép cong lên và tiếp điểm bị tách ra,mạch điện bị cắt. khi bàn là nguội đến nhiệt độ quy định, băng kép lại trở về vị trí cũ và lại đóng mạch điện.bộ phận điều chỉnh thường được bố trí bằng một núm vặn trên thân. khi xoay núm này ta làm cho tiếp điểm chóng hoặc chậm được ngắt.
- đèn báo hiệu: ở trong tay cầm bàn là thường có một đèn báo ,khi có điện vào bàn là thì đèn sáng.
sử dụng và bảo quản:
trước khi sử dụng, cần kiểm tra để bào đảm an toàn:
- kiểm tra dây dẫn điện xem có bị hở không
- kt xem có rò điện ra vỏ bàn là không
- đặt núm điều chỉnh nhiệt độ ở vị trí thích hợp với loại vải cần là
- đổ nước vào lỗ quy định của bộ phận chứa nước để phun vào vật cần là(nếu có)
- cắm điện vào bàn là,chờ vài phút cho nóng thì dùng
- trước khi dùng phải lau mặt bàn là để không dây bẩn ra vật định là
- một số loại vải bằng sợi tổng hợp và lụa nếu để khô mà là sẽ bị nhiễm điện (tĩng điện) rất mạnh và dính theo bàn là.đối với loại vải này phải phun nước cho ẩm trước khi là
- khi ngừng là hoặc là xong, phải để bàn là lên một vật kê chịu được nhiệt độ cao và nhẵn để không làm xước mặt bàn là
khi dùng xong phải rút bàn là ra khỏi mạch điện để tránh xảy ra tai nạn hoặc hư hỏng bàn là.
7. Thuyết minh áo dài
I/Mở bài
-Nêu lên đối tượng:Chiếc áo dài VN
VD: Trên thê giới, mỗi Quốc gia đều có một trang phục của riêng mình.Từ xưa đến nay, chiếc áo dài đã trở thành trang fục truyền thống của phụ nữ VN...
II/Thân Bài
1.Nguồn gốc, xuất xứ
+Ko ai biết chính xác áo dài có từ bao giờ
+Bắt nguồn từ áo tứ thân TQuốc
+Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội hoa, sân khấu dân gian.....chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử
- Tiền thân của áo dài VN là chiếc áo giao lãnh , hơi giống áo từ thân , sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chính sửa để phù hợp vs đặc thù lao động -> áo tứ thân & ngũ thân .
- Người có công khai sáng là định hình chiếc áo dài VN là chúa Nguyễn Phúc Khoát . Chiếc áo dài đầu tiên được thiết kế tại thời điểm này là sự kết hợp giữa váy của người Chăm và chiếc váy sườn xám của ng

File đính kèm:

  • docMOT SO BAI VAN THUYET MINH VE DO DUNG.doc