Mốt số bài văn mẫu lớp 8 hay

Đề 2: Gần đây một số bạn đang đua đòi theo lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh và hoàn cảnh gia đình. Hãy nêu suy nghĩ của em về vấn đề đó?

Ngày nay với làn sóng thời trang như vũ bão đã thật sự cuốn hút tuổi teen (chiếm một tỉ lệ không nhỏ so với tổng số dân hiện nay) tạo thành những mốt và từ đó đã len lỏi dần vào nhà trường làm cho những sắc màu đồng phục áo trắng, quần xanh (màu trắng tượng trưng cho sự thánh thiện, trong sạch, tinh khiết, màu của sự hoàn hảo khởi đầu của thành công , của hy vọng ; quần xanh gắn liền với sự hiều biết, năng lượng,tính chính trực, nghiêm trang) đang bị pha tạp và hòa dần bởi những gam màu khác .

 

docx5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3536 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mốt số bài văn mẫu lớp 8 hay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cái đẹp giản đơn, mộc mạc. Còn tôi, tôi yêu cái đẹp bình dị nhưng khiến người ta phải ngẫm suy. Phải chăng vì hoa sen cũng thế nên tôi mới cảm nhận được cái đẹp trong loài hoa này? Giữa chốn đầm lầy lạnh lẽo, mầm hoa kiên trì chắt lọc những tinh hoa từ đất mẹ. Thế rồi một sớm mai nắng đẹp, hoa sen vươn lên, xòe cánh đón nắng mai. Từng cánh hoa tinh khôi, thoảng nhẹ chút hương theo gió. Miền đất mênh mông nước nổi, ngai ngái mùi bùn, ấy mà sen vẫn rạng ngời vươn cao. “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” – ấn tượng hoa sen đọng lại trong lòng người là như thế. Bình dị mà thanh cao! Bất giác, ta nhớ đến những con người sống giữa những cơn lốc của cuộc đời, giữa cái nghèo đói vây quanh. Những tưởng họ sẽ buông tay, phó mặc cho con vụ định mệnh cứ xoay vần, nhưng không, họ vẫn là chính họ! Dẫu biết hoàn cảnh có thể thay đổi con người, bể khổ có thể rửa trôi sự chân chất, hiền hòa, họ vẫn giữ nguyên con tim hồng những niềm tin, những tia sáng vị tha, độ lượng. Và rồi, họ mơ một ngày mai tươi sáng, họ sẽ là đóa sen thơm tỏa ngát giữa cảnh đời chông gai. Phẩm chất thanh cao của loài sen đã khắc họa vào cả tim người Hẳn ta sẽ không quên được Mạc Đĩnh Chi – một tấm gương sáng trong lòng người. Câu chuyện về cuộc đời ông là chuỗi ngày khó nhọc với những chú đom đóm trên hành trình đi tìm con chữ. Khi đứng trước vua, ông đã thể hiện rõ phẩm chất của mình qua bài phú “Ngọc tỉnh liên” (Hoa sen trong giếng ngọc). Vì hoa sen vốn có tiết tháo thanh cao, không hoa nào sánh được, tuy gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn; vả lại sen này lại trồng trong giếng ngọc nữa thì sen càng cao quý biết bao. Ông như sen, dù có phải ở vào hoàn cảnh ô trọc thế nào thì cũng vẫn giữ khí tiết thanh cao, huống chi ở phải vào một thời tốt đẹp, vua minh chánh thì người ông càng cao quý biết mấy. Sen quý nhưng phải có người sành mới biết thưởng thức. Đóa sen thầm lặng, hiền hòa nhưng cao quý biết chừng nào. Chẳng cầu kỳ, tỏa sáng cũng chẳng quá tầm thường, lấm lem, sen đơn thuần là một đóa hoa làm đẹp cho đời. Tôi yêu cái giản dị ấy! Tôi càng yêu những con người mộc mạc, chân chất muốn góp tay vẽ nên màu sắc đẹp tươi cho bức tranh cuộc đời. Họ cũng như hoa sen, dẫu không xuất thân từ nơi khá giả, không đón nhận nhiều sự ưu ái, yêu thương như bao người khác, họ vẫn cố sống tốt, sống đẹp. Vẻ đẹp mộc mạc ấy mới cao quý chừng nào
Giản dị, tao nhã và thuần khiết, sen là hiện thân cho tính cách, lối sống và tâm hồn người Việt. Sen còn là món quà vô giá từ thiên nhiên, bởi từ sen có thể chế biến những thực phẩm bổ dưỡng, những bài thuốc đặc trị. Gương sen hình phễu, nhẹ, xốp, màu đỏ tía, không có mùi, có tác dụng cầm máu rất hiệu quả lên được chế biến thành nhiều loại thuốc để chữa bệnh băng huyết, cao huyết áp, Hạt sen nhỏ, có màu vàng, vừa là món ăn dân dã quen thuộc, lại là một loại thuốc rất tốt dành để chữa bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh. Tâm sen màu xanh, nằm giữa hạt sen, có thể dùng để ướp trà, tạo lên hương vị thơm dịu. Lá sen khô nghiền vụn và lá sen tươi, tất cả đều thái nhỏ, hoà với nước uống mỗi ngày còn giúp thanh nhiệt. Ngó sen vừa là một loại thuốc chữa các bệnh về gan, lại vừa là món ăn quen thuộc của người Việt, trong bữa cơm mà có một bát nộm ngó sen, vừa ngon lại giúp dễ tiêu hóa, khó ai có thể từ chối được. Ngày xuân, nhà ai cũng đều có một hộp mứt sen đậm đà bản sắc dân tộc, kết hợp với trầu cau, nước trà mang lại một không khí ấm áp mà thân thương, vui vẻ mà lịch sự. Nhớ hồi bé, ngày hè, mẹ thường nấu cho bát chè sen với đường, vừa thơm, ngọt lại mát, đi chơi cả ngày nhưng vẫn yên tâm không sợ bị ốm. Hoa sen đúng là loại hoa mà thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước chúng ta, một loại hoa mạng đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong Phật giáo, phật tổ Thích Ca được sinh ra từ đóa sen vàng và, giống như bông sen, tượng trưng cho sự thánh thiện, tinh khiết, Phật tổ đã cứu nhân độ thế, phổ độ chúng sinh, giúp bao người lầm đường lạc lỗi quay về với sự thánh thiện, hiền lương và được người đời tôn lên làm Phật. Nếu để ý kĩ ta có thể thấy chỗ nước ngay dưới cuống sen tuy là nước bùn nhưng lại rất trong, bùn xung quanh cuống thì đều lắng xuống tận đáy, phải chăng đó chính là khả năng thanh tẩy đến mức hoàn hảo của bông sen mà các loài hoa khác không có được. Tại đất nước Ai Cập, bông sen cũng được tôn thờ vì sự thanh khiết và thánh thiện, và đặc biệt đây là loài hoa duy nhất nở được trên dòng sông Nin huyền thoại bởi dòng chảy ở đây rất mạng, các loài hoa khác đều bị vủi dập bởi sóng nước nhưng riêng hoa sen thì khác, hoa sen có thể đâm chồi, nảy lộc và đem lại vẻ đẹp không gì sánh bằng cho con sông huyền thoại này.
Hãng hàng không Vietnam-airline đã chọn hình ảnh bông sen sáu cánh làm biểu tượng của mình sau bao thời gian chắt lọ, suy nghĩ. Phải chăng đó cũng là biểu tượng mà người Việt Nam muốn cho bạn bè quốc tế trên khắp năm châu được biết đến. Đóa sen hồng giờ đã được nâng lên không trung, bay đến với khắp mọi nơi trên thế giới, mang niềm vui đoàn tụ, hạnh phúc, hòa bình và đã giúp khoảng cách giữa người và người, giữa các cộng đồng trên thế giới được xích lại gần nhau. Trong mắt của bạn bè thế giới, hình ảnh của bông sen sẽ in đậm và động lại trong tư tưởng của mọi người về một đất nước anh hùng, bất khuất dù phải trải qua bao cuộc bể dâu, bao trận chiến tang thương, khốc liệt nhưng giờ đây vẫn vững bước đi lên hội nhập với thế giới. Và rồi đây, tôi lại thầm cảm ơn, cảm ơn đóa sen mang tên “Việt Nam” đã tỏa hương thơm ngát.
Dù thời gian đang hằn những bước chân vào tạo hóa nhưng tôi tin bông hoa sen dù có trải qua bao cuộc đổi thay vẫn sẽ giữ được vẻ đẹp thanh khiết, mùi hương dịu dàng giống như con người Việt Nam vẫn luôn vươn lên để tỏa sáng như đóa sen vươn mình đón nắng mai nơi bùn đất. Và rồi một ngày, sắc sen rạng rỡ giữa cuộc sống mến thương.
Đề 2: Gần đây một số bạn đang đua đòi theo lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh và hoàn cảnh gia đình. Hãy nêu suy nghĩ của em về vấn đề đó?
Ngày nay với làn sóng thời trang như vũ bão đã thật sự cuốn hút tuổi teen (chiếm một tỉ lệ không nhỏ so với tổng số dân hiện nay) tạo thành những mốt và từ đó đã len lỏi dần vào nhà trường làm cho những sắc màu đồng phục áo trắng, quần xanh (màu trắng tượng trưng cho sự thánh thiện, trong sạch, tinh khiết, màu của sự hoàn hảo khởi đầu của thành công , của hy vọng ; quần xanh gắn liền với sự hiều biết, năng lượng,tính chính trực, nghiêm trang) đang bị pha tạp và hòa dần bởi những gam màu khác . 
Muốn đánh giá tính cách một con người nhiều khi chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng,cách nói năng,giao tiếp..Trong đó cách ăn mặc gây ấn tượng ban đầu có ý nghĩa không nhỏ đối với việc đánh giá tính cách của con người của chúng ta . Ông cha ta đã nói: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Ta sẽ đẹp hơn rất nhiều khi ta biết chọn cho mình một trang phục đẹp. Nhưng, thế nào là một trang phục đẹp? Trang phục đẹp là trang phục hợp với lứa tuổi, hợp với vóc dáng, hợp với làn da, hợp với môi trường, hợp với thời đại (trong chừng mực). Xu thế ăn mặc thời trang của các bạn nữ hiện nay là tiết kiệm vải gần như tối đa. Áo thì hở ngực, hở bụng, hở lưng, ngắn cũn cỡn, chất vải thì càng mỏng càng tốt; còn quần thì đáy thật ngắn, lưng thật xệ, xệ đến mức lòi cả nội y bên trong. Nếu hớ hênh lúc ngồi, lúc với tay cao để làm việc gì thì...thật xấu hổ . “Y phục xứng kỳ đức” – “Nhìn trang phục, biết tư cách”, pháp luật không can thiệp vào cách ăn mặc của mỗi người nhưng bản thân của mỗi người sẽ tự hạ thấp chính mình khi ăn mặc đến mức thô thiển, phản cảm, không còn đâu là tính thẩm mỹ. Cách ăn mặc quá lố như vậy sẽ làm cho người khác giới dẫu đứng đắn, dẫu trong sáng vẫn có thể có những suy nghĩ không lành mạnh. Hãy thử đặt hai chiếc gương lớn, một chiếc trước mặt mình và một chiếc sau lưng mình. Hãy ngồi xuống rồi đứng dậy, đưa tay lên cao các bạn sẽ thấy chẳng đẹp đẽ gì. Và chẳng còn gì là hình ảnh của một học sinh cấp III hồn nhiên, trong sáng . Để có thể thực sự tự tin khi hoạt động đi đứng, chạy nhảy, ghi bảngthì tuyệt đối các em học sinh – nhất là các em học sinh cấp II, III đang ở độ tuổi dậy thì không nên mặc loại trang phục đó!
Đồng phục trong nhà trường hiện nay rất đa dạng: Các nam sinh luôn là áo trắng quần tây xanh, còn các bạn nữ thì đủ các kiểu từ áo trắng quần tây xanh (hiện là phổ biến nhất), đến áo váy đủ kiểu nhưng thiết nghĩ chiếc áo dài vẫn là đẹp nhất. Không phải ngẫu nhiên mà nhạc sĩ Thanh Tùng có những ca từ đẹp: “Dù ở đâu, Pa ri, Luân Đôn hay ở miền xa, thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó, em ơi”...Trong những trang phục truyền thống của phụ nữ thế giới, có lẽ trang phục áo dài của phụ nữ Việt Nam là một trang phục đẹp nhất vì nó vừa kín đáo, vừa duyên dáng, vừa tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ nhưng lại không thiếu vẻ gợi cảm cần có của một cô gái. Phụ nữ thế giới khi sang Việt Nam đều thích trang phục này, có những “ ông Tây” đã ngẩn ngơ đến sững sờ không cất nổi bước chân trước vẻ đẹp quyến rũ của phụ nữ Việt Nam trong trang phục áo dài. Điều này cho thấy học sinh nữ mặc chiếc áo dài trắng đến trường là sẽ thấy mình kín đáo , hồn nhiên và đẹp hẳn lên. Thế nhưng ngày nay với xu thế mới nên thể theo yêu cầu của các em học sinh cũng như của phụ huynh thì đồng phục áo dài hầu như chỉ được mặc vào ngày thứ hai đầu tuần nữa mà thôi nhưng điều này hình như cũng còn là “quá sức” đối với các bạn học sinh nữ khi không thiếu những trường hợp viện đủ lí do để không phải mặc áo dài vào những ngày này. Điều này thật đáng tiếc, còn đâu hình ảnh đẹp giờ tan trường áo dài trắng bay phấp phới như những cánh bướm dưới nắng tuyệt đẹp đã đi vào thơ ca. cá nhà thơ đã ca ngợi chiếc áo dài Việt Nam:
Chiếc áo dài Việt Nam
Chiếc áo quê hương dáng thướt tha
Non sông gấm vóc mở đôi tà
Tà bên Đông Hải lung linh sóng
Tà phía Trường Sơn rực rỡ hoa
Vạt rộng Nam phần chao cánh gió
Vòng eo Trung bộ thắt lưng ngà
Chúng ta đã và đang bước vào thập niên thứ hai của thế kỉ 21, thời điểm mà cả thế giới đang phát triển như một cơn lốc, cách ăn mặc vì thế cũng thoáng hơn, khoẻ khoắn hơn, hiện đại hơn, gọn gàng hơn. Do vậy, nhà trường không buộc các em học sinh phải mặc trang phục đã quá lỗi thời của những năm về trước, hay mặc chiếc áo quê kệch như một nông dân. Nhưng các em học sinh vẫn phải nhớ, luôn xác định rằng mình đang là học sinh thì phải mặc trang phục học đường lịch sự, đứng đắn, phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Ăn mặc thế nào mà khi hoạt động đứng, ngồi, chạy, nhảy ta vẫn thấy tự tin. Làm sao để trong mắt mọi người, ta vẫn luôn đẹp – cái đẹp giản dị, trong sáng của tuổi học trò.
Đối với các học sinh nam, tuổi của các em là tuổi ăn, tuổi học, các em chưa đến tuổi để có thể se sua mốt này, mốt nọ. Người ta vẫn thường gọi phụ nữ là phái yếu, người đẹp; còn đàn ông con trai là phái mạnh, người hùng. Nếu các bạn nam quá trau chuốt về hình thức thì vô tình đánh mất vẻ đẹp mạnh mẽ của giới tính mình. Tuy vậy, không phải vì thế mà các bạn nam phải ăn mặc cẩu thả, xốc xếch. Nếu áo quần phẳng phiu, bỏ áo vào trong thì các bạn nam sẽ gọn gàng hơn, lịch sự hơn, đẹp hơn. Các bạn nam cần chú ý ăn mặc lịch sự không nên bắt chước các ca sĩ mở bớt một vài cúc áo để khoe bộ ngực lép kẹp không giống ai của mình vì các bạn đang mặc trang phục học đường. Và hãy luôn nhớ rằng đừng chạy theo bắt chước người khác trong ăn mặc, hãy tiếp thu cái mới nhưng có chọn lọc. Hãy hòa nhập chớ không nên hòa tan, biết chọn lọc cái nào đẹp và phù hợp với lứa tuổi, môi trường, hoàn cảnh của mìnhNhưng thiết nghĩ các bạn đang trong lứa tuổi học sinh thì chỉ nên ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ đúng nội quy của nhà trường là đủ, không nên cách điệu đồng phục để trở nên “ khác người”.
Lại nói về các học sinh nữ. Đi ngoài đường, trời nắng nóng, các bạn có thể mặc áo khoác nhưng vào lớp không nên mặc vì nó tạo một cảm giác nóng nực cho không gian chung quanh, cho lớp, cho thầy cô. Mọi người như phát sốt khi thấy các bạn nữ khoác mấy lớp áo, hơn nữa lại không đẹp tí nào bởi vì nó lộn xộn, đủ kiểu áo, đủ màu. Những chiếc áo đó đã che mất bộ đồng phục chiếc áo dài trắng xinh xắn, hồn nhiên, thanh khiết của tuổi học trò, chỉ trừ những ngày se lạnh hoặc sức khỏe có vấn đề thì các bạn mới nên mặc áo khoác trong lớp để bảo vệ sức khỏe. Chắc chắn rằng các bạn nữ sẽ đẹp hơn, thánh thiện hơn và môi trường chúng ta đang học lúc ấy cũng trở nên có quy củ hơn. Đặc biệt các bạn học sinh nữ ngày nay rất chuộng những chiếc áo trắng đồng phục được cách điệu quá mức, có thể nói là “ càng độc càng tốt”. Còn quần thì ôi thôi đủ kiểu: Hết ống loe lại đến ống bó, ống đứng hết lưng cao lại đến lưng xệ, đáy ngắnkể cả các bạn có ngoại hình không lấy gì làm đẹp – hay nói thẳng ra là quá xấu – vẫn chạy theo những mốt này vô hình chung làm mình đã xấu lại càng xấu hơn.
Những bộ đồng phục giản dị vẫn có thể tôn lên những nét đẹp riêng của nữ sinh.Có nhiều học sinh (kể cả nam và nữ) khi đến trường cố tình mặc quần sai màu với đồng phục để phải trốn chui trốn nhủi quản sinh làm mất đi sư tự nhiên, vui vẻ không đáng có.
 Tóm lại, bất kỳ thời đại nào, giới tính nào, lứa tuổi nào cũng phải làm đẹp cho mình bằng cách ăn mặc hợp thời trang nhưng lịch thiệp. Có như vậy cuộc sống mới thực sự văn minh, có văn hóa và có tính thẩm mĩ cao. Đặc biệt trong nhà trường chúng ta hiện nay việc quy định mặc đồng phục như các học sinh đang mặc là rất đẹp, có văn hóa, nhất là phù hợp với thời đại hiện nay.
Đề 3: Em hãy giải thích ý nghĩa câu ca dao trên.
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Người Việt Nam ta có một truyền thống rất quý báu, đó là tinh thần tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách”, tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau “thương người như thể thương thân”. Truyền thống ấy đã trở thành đạo lí của dân tộc, được thể hiện trong tục ngữ, ca dao. Câu ca dao giàu hình ảnh dưới đây bắt đầu từ nguồn mạch ấy: 
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Nói đến lòng yêu thương lẫn nhau, đoàn kết với nhau, câu ca dao trên đã đưa ra hai hình ảnh so sánh giàu sức biểu cảm: “bầu” và “bí”. Bầu và bí tuy là giọng khác nhau nhưng được trồng chung trên một mảnh đất, bắc chung một giàn tre. Chúng thường có chung môi trường, điều kiện sống. Chính vì vậy chúng càng gần gũi, thân thiết với nhau. Bầu thân mềm, bí cũng thân mềm. Bầu phải tựa vào giàn mới phát triển được. Bí cũng như thế. Chung một giàn còn có nghĩa là bầu và bí tựa vào nhau, tựa vào giàn. Giàn đổ thì bầu gặp tai vạ, bí cũng gặp tai vạ. Bầu và bí cùng chung một số phận. Vì thế bầu chớ chê bí xấu, bí cũng không nên chê bầu hoa trắng không được duyên rồi ghét bỏ, xa cách nhau. Vì sao bầu bí khác giống nhau mà vẫn phải thương yêu nhau? Nhân dân đưa ra lý do “chung một giàn”. Chung một giàn là chung nhau địa điểm, chung nhau không gian. Bầu và bí cũng chịu mưa, chịu nắng, cùng sống chung bằng những tấc đất bạc màu hay trù phú, cùng được tưới những dòng nước mát hay cùng chịu những ngày hạn hán. Như vậy cảnh ngộ của chúng không khác gì nhau. Lẽ nào một mình bầu tươi xanh khi bí thì khô héo? Bầu thương bí cũng chính là thương mình, bí có sống thì bầu mới sống. Nếu bí cỗi cằn thì bầu cũng chẳng tươi xanh.
Câu ca dao nói về bầu và bí nhưng dân gian không chỉ nói chuyện cỏ cây. Hình ảnh bầu bí là hình ảnh ẩn dụ để khuyên nhủ người đời. Con người cũng như cây bầu, cây bí, tuy khác giống (không phai là anh em “cùng, chung bác mẹ ruột nhà càng thân”) nhưng lại sống chung một làng, một xã.
Hình ảnh cái giàn của bầu và bí chung nhau gợi cho người ta liên tưởng đến một đất nước, một tỉnh, một huyện, một vùng quê, một xã, một làng. Cùng có thể đó là một trường, một lớp học hay một xưởng máy, một cửa hàng. Bầu hãy thương lấy bí hay là những người gần gũi trong một đơn vị tổ, nhóm hãy đoàn kết gắn bó và yêu thương nhau.
Không ai có thể sống đơn lẻ một mình, không có mối liên hệ nào với những người khác. Ai cũng có quê hương nghĩa là có những người đồng hương chung làng, chung xóm. Ai cũng phải làm việc nên cũng có những người đồng nghiệp. Khi còn bé đi học, bạn bè cùng lứa tuổi cùng chung trường lớp, thầy cô. Chính những nét chung nhất ấy của họ đã giúp họ gắn bó với nhau hơn. Nhờ đó họ càng hiểu nhau, cảm thông cho nhau và giúp đỡ nhau, nhường nhịn nhau. Nhất định cuộc sống sẽ đẹp hơn nếu mọi người đều quan tâm, yêu quý nhau. Vì vậy lòng yêu thương, tinh thần đoàn kết, chia sẻ, nhường nhịn nhau là đức tính, phẩm chất quí báu cần có ở mỗi người.
Lời khuyên nhủ, kêu gọi yêu thương đoàn kết không chỉ được nhắc một lần qua câu ca dao trên. Chúng ta còn bắt gặp trong những câu ca dao khác:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
“Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”
 Thực tế đã chứng minh sự đoàn kết gắn bó của nhân dân ta mồi khi có giặc ngoại xâm. Trong những trận chiến đấu ấy, tình thương yêu, đoàn kết đã làm cho dân tộc ta có sức mạnh chiến thắng. Từ miền ngược tới miền xuôi, từ Bắc chí Nam, từ cụ già đến trẻ em ai ai cũng đồng lòng giết giặc cứu nước. Bởi vì họ đều là dân của đất nước Việt Nam cùng chịu chung nỗi khổ mất nước, chịu chung ách nô lệ. Chính vì vậy mà nhân dân ta đã đoàn kết, yêu thương nhau, cùng nhau chiến thắng kẻ thù.
Hiện nay đất nước ta đã thống nhất nhưng không phải mọi miền đều giàu có như nhau. Cuộc sống của mọi người cung khác biệt. Có những người quanh năm làm lụng vất vả nhưng không sao đủ cái ăn, cái mặc. Lại có những người rất giàu sang, đầy đủ. Theo truyền thống yêu thương của dân tộc, cần phải giúp đỡ người nghèo xóa đói giảm nghèo. Những người giàu có giúp người nghèo vay vốn làm ăn, góp tiền ủng hộ quỹ từ thiện chính là thể hiện tinh thần “lá lành đùm lá rách”, truyền thống nhân ái “nhường cơm sẻ áo” của cha ông. Nếu không giúp đỡ, nương tựa vào nhau như vậy làm sao con người có thể đồng đều vươn lên trong cuộc sống?
Đọc lại câu ca dao kêu gọi lòng yêu thương đùm bọc, ta càng thấy ý nghĩa to lớn của tình thương và sự sáng suốt của người xưa. Tình thương làm cho người ta sống nhân hậu, thân ái với mọi người. Tình thương làm cho con người vượt qua được khó khăn, hoạn nạn. Yêu thương, quan tâm giúp đỡ những người xung quanh, những người hàng xóm, bạn bè là một phẩm chất cần có của mỗi người chúng ta. Người Việt Nam sẽ truyền cho thế hệ mai sau đạo lý tốt đẹp đó để làm cho đời này thêm đẹp, thêm ý nghĩa hơn.
Đề 4: Hãy nói không với các tệ nạn xã hội.
Chúng ta đang sống trong một đất nước không ngừng phát triển trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. Để làm được điều đó,chúng ta phải vượt qua các trở ngại,khó khăn. Một trong số đó là các tệ nạn xã hội như: ma túy, cờ bạc, văn hóa phẩm đồi trụy. Nhưng đáng sợ nhất chính là ma tuý. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tác hại to lớn của ma túy để phòng tránh cho bản thân, gia đình và xã hội.
Để phòng chống một tệ nạn thì chúng ta cần biết rõ về tệ nạn đó. Ma túy là một loại chất kích thích, gây nghiện có nguồn gốc từ cây túc anh hoặc nhựa cây thuốc phiện được trồng ở 12 tỉnh miền núi phía Bắc Việt nam hay từ lá, hoa, quả cây cần sa được trồng ở các tỉnh giáp ranh biên giới Việt Nam – Campuchia. Đặc biệt là ma túy có một ma lực dẫn dụ ghê gớm, khiến người bị dính vào không thể cưỡng lại được, chẵng khác gì “ma đưa lối, quỷ đưa đường”. Ma túy tồn tại ở nhiều dạng như tép, nước, bột, hồng phiến, bạch phiến, thuốcvà được sử dụng bằng nhiều hình thức hút, chích, hítNó được coi là tệ nạn đáng sợ nhất vì sức dẫn dụ con người không kể tuổi tác và khả năng gây nghiện nhanh chóng. Hơn thế nữa, ma túy còn là ngọn nguồn của những tệ nạn xã hội khác.
Trước tiên, nó gây hại trực tiếp đến người nghiện. Về sức khỏe, ma túy gây ra các bệnh khôn lường cho cơ thể. Người nghiện sẽ bị hư hại niêm mạc mũi nếu dùng ma túy theo dạng hít, có khả năng ngưng thở đột ngột, gây nguy hiểm tính mạng. Chúng ta thường nghe nói ma túy rất có hại nhưng mấy ai hiểu được tác hại thật sự của nó! Dạng hút thì cơ quan chịu ảnh hưởng là phổi. Phổi sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, gây ung thư phổi, viêm đường hô hấp, nhiễm trùng phổiVà nguy hiểm nhất là dùng ma túy dạng chích, đây là con đường ngắn nhất dẫn đến AIDS. Người tiêm đâu có biết rằng trên mũi

File đính kèm:

  • docxVan_mau_lop_8_hay_20150725_031339.docx